Ông Nhị Nguyễn biết là mình đã sống được đến ngày thứ ba trên cái giường thép chết tiệt này. Ý nguyện lúc còn khoẻ còn tỉnh táo là “đi đột ngột” cơ mà, kéo dài đời sống thực vật thế này là khổ vợ, khổ con! Dù sao ông có ý chờ cậu cả từ Mỹ về.
- Ba ơi, có bác Đỗ Trường đến thăm ba
Tiếng gọi của cô con gái đã phụt cắt thước phim đang tái hiện trong tâm thức ông Nhị Nguyễn sáu mươi năm về trước. Giờ trước mắt ông là con người bằng xương bằng thịt mà sáu mươi năm về trước ông đã gặp và sau đó đời ông ngẫu nhiên gắn với anh bạn khó chơi này một thời gian khá dài của hai cuộc kháng chiến. Giờ bộ dạng hắn da bọc xương lòng khòng mặt sát da, hõm mắt sau hoắm, đôi mày sâu róm luôn dựng ngược thiểu não, đâu còn là cái anh “Trạm trưởng không biết đùa”, to con, hét ra lửa ngày xưa. Tiến sát, hăn cúi xuống, chụm cái mồm móm, tưởng như muốn hôn vào bên má người ốm để biểu thị tình thân mến, song lại ghé sát vành tai ông, phều phào, thập thõm của chất giọng đã trống hết răng cửa.
- Nhị Nguyễn ơi. Còn nhận được “phình” không? Đỗ “Phường” “phạn” cùng sư “đòm” đây!
Ông không thể gật cùng không thể lắc, chỉ có mi mắt cụp xuống thay cho câu trả lời: “biết!” Hắn kém ông ba tuổi, tức năm nay tám hai. Hắn bị cơn đột quỵ trước ông một năm chỉ bị nằm liệt giường có nửa chừng rồi vịn cầu thang lần lần tự tập thế mà giờ có thể hồi phục đi lại được thế này là quá tốt rồi. Ông trời cùng cô ý trêu ngươi suốt bao năm luôn đặt hắn bên cạnh ông dường như để tiện cho việc so sánh thiệt hơn được mất đến tuổi sáu mươi. Đỗ Trường từ cơ quan Bộ về nghỉ với quân hàm đại tâ, được quân đội cấp mảnh đất gần sân bay Bạch Mai, lại tranh thủ lấn ra xung quanh một ít, tổng cộng chừng hơn một trăm mét vuông, hắn liền cắt phăng một nửa bán, có tiền xây căn nhà ba tầng to đừng. Trong khi ông Nhị Nguyễn về hưu trước mấy năm, lúc đó không có chế độ được chia đất, ông vẫn chui ra chui vào căn họ tập thể ba chục mét vuông của cơ quan vợ dạo nào.
Nhưng khi cuộc chen đua vào vòng chức quyền lợi lộc đã chấm hết, thì Đỗ Trường lại gặp những chuyện chẳng mấy vui vẻ trong nhà và đã đôi lần hắn chủ động đến gặp ông để tâm sự, thực ra bên cạnh sự nhờ vả, cũng là dịp để xả bớt nỗi buồn phiền, cô quạnh lúc mãn chiều xế bóng. Hôm ấy, Đỗ Trường ra tận sân cầu lông kiên trì chờ cho đến khi ông chơi xong mới rủ ông vào quán bia bên đường tìm một cái bàn ở góc khuất mà thổ lộ nỗi lòng:
- Vợ tôi nó viết đơn li dị bác ạ. Đỗ Trường thủng thẳng nói.
- Bác bảo sao? - ông Nhị Nguyễn tưởng mình nghe lầm - Ai li dị?
- Bà lão nhà tôi đấy. Đốc chứng rồi.
Ngày ấy, Đỗ Trường sáu nhăm còn bà vợ năm nhăm tuổi. Bà ấy vốn trong đội tuyển văn công sư đoàn thời xuân sắc có biết bao chàng xin chết mà chẳng ai lọt được vào đôi mắt nhung huyền của nàng. Rồi mỗi tuổi đuổi xuân đi, ngoảnh đi ngoảnh lại nàng sắp “đầu ba” mà vẫn phòng không và đã rời bỏ nghiệp văn công chỉ còn làm công việc hành chính văn thư trên cơ quan sư bộ. Khi Đỗ Trường là chủ nhiệm chính trị, tuổi đã gần bốn mươi, có lẽ do mải việc, lại đi nhiều chiến trường, chuyển nhiều đơn vị nên chưa từng có mảnh tình vắt vai, được anh em trong cơ quan gán cho có tuyên văn quá lứa lỡ thì ấy, quả là vung đã úp đúng nồi. Chỉ một năm sau ngày cưới, vợ chồng Đỗ Trường đã có cậu con đầu lòng, rồi không hiểu sao sau đó bà ấy không đẻ thêm nữa. Ông Nhị Nguyễn chỉ biết cô vậy về đời tư của “Trạm trưởng không biết đùa” và cứ nghĩ họ hạnh phúc lắm, thì nay…
- Sao bác gái lại đốc chứng vậy? - ông hỏi Đỗ Trường
- Bà ấy có nhân tình nhân ngãi. Nhục nhã lắm bác ơi - Nói rồi đôi mắt Đỗ Trường rơm rớm tưởng như sập oà khóc - Từ lâu bà ấy đã nhạt nhẽo với tôi rồi vẫn bảo tôi khô khan, thiếu tình cảm với vợ con mà nào tôi có lỗi gì? Lương đưa không thiếu đồng nào hết giờ là về nhà ngay thậm chí việc giặt giũ, chợ búa nhiều khi tôi cũng tự giác làm đỡ cho bà ấy.
- Có đúng bà ấy ngoại tình không? - ông Nhị Nguyễn hỏi - Tôi không tin! T0uổi này rồi mấy ai còn làm chuyện tồi tệ, tự phá hạnh phúc gia đình mình như thế?
- Có đấy. Với tay đội trưởng tuyên văn ngày trước ấy mà. Cấp dưới của tôi, cấp trên của bà ấy. Tôi bật gặp mấy lần anh chị ngồi di dủm với nhau trong quán cà phê.
- Ngồi nói chuyện trong quán thì có gì khuất tắt đâu - ông Nhị Nguyễn nói - Chắc là bác lại ra mặt ghen tuông chứ gì?
- Tôi lại thêm ghen với thằng cấp dưới của mình à! - Bỗng. Đỗ Trường trợn mắt nói như quát - Tôi chỉ vạch mặt hai người già khú đế còn giữ cái thói trăng hoa. Người đời đàm tiếu trước hết là nhằm vào tôi đây này, từng chấn chỉnh cho hàng nghìn hàng vạn lính, mà không chân chỉnh được vợ
- Bác cũng nói ở nhà như thế à?
- Tôi sợ gì mà không nói!
- Thế tôi hiểu rồi - ông Nhị Nguyễn cảm vại bia mới đưa Đỗ Trường – Bác uống tiếp đi hôm nay bác kể chuyện này ra với tôi để làm gì?
Đỗ Trường uống ực một hơi hết gọn vại bia, tửu lượng vô biến ngày xưa giờ già thì có già chứ đâu đã hết khả năng. Rồi hắn đưa mắt nhìn ra xa, lừ đừ như người đã sắp say xỉn. Bỗng hắn quay lại nhìn thẳng vào Nhị Nguyễn nói:
- Giờ tôi không còn thằng bạn nào bác ạ. Đứa chết bệnh, đứa thấy mình đã hết quyền thì ngoảnh mặt đi, chỉ còn bác, chẳng gì ta cũng gắn bó với nhau suốt hai cuộc chiến tranh. Mà tôi nghĩ bác là người giỏi chịu đựng quăng lên quật xuống mấy cũng không nhụt chí khi. Về già bác vẫn giữ được phong độ, sống đàng hoàng tử tể, người ngoài ai cũng nể trọng
- Bác quá lời - ông Nhị Nguyễn vội cắt ngang - Tôi đâu được như vậy!
- Bác để yên tôi nói đã - ông Đỗ Trường mắt đã nhoè, có lẽ còn do những vại bia kích thích làm lòng ông mềm lại, dễ xúc động - Hôm nay tôi đến đây là muốn nhờ bác đến nhà thuyết phục mụ nhà tôi rút đơn. Li dị tôi không sợ, nhưng sợ nhất phải ra toà thưa gửi với bọn trẻ ranh xêt xử, rồi bia miệng, quan trên nhìn xuống người ta trông vào. Có mà thành mặt mo bác ơi!
Ông Nhị Nguyễn nể mà phải đóng vai trung gian hoà giải. Quả như ông dự đoán ông bạn ghen quá mất khôn. Bà vợ Đỗ Trường khi nghe ông Nhị Nguyễn gợi chuyện về mối bất hoà trong nhà thì lập tức tỏ ra giận tràn hông. Bà bảo bác biết rồi đấy, anh đội trưởng là chỗ thân tình ngày xưa từ lâu vẫn coi em như em gái, mà người ta đã lên ông nội, ông ngoại rồi ở cái tuổi sáu mươi còn trăng hoa gì được nữa, chẳng qua là sau mỗi buổi đi tập dưỡng sinh ngoài trời, thì rủ nhau vào quán sữa dê bổ dưỡng, ngồi ôn nghèo nhớ khổ cho vui thôi. Mà ông ấy cứ lồng lộn, nói nhiều câu xúc phạm em, có lần còn gặp cả anh đội trưởng kia mà nói những câu ngang phè, giờ đã phó thường dân cả, còn cấp trên cấp dưới gì nữa đâu mà huấn thị, dậy khôn như hồi ở sư đoàn cơ chứ. Thế là suốt nửa buổi hôm đó, “ông hoà giải” cứ tâm niệm một chữ “nhẫn” mà ngồi nghe bà vợ Đỗ Trường kể lể khúc nhôi, trút cơn hờn ghét. Rồi hình như “xả” ra được cái khí uất ấy, lòng bà cũng nhẹ nhõm, cầu thị hơn mà xuống thang dần, bà bảo, nể bác đã đến, chứ như cách xử sự của cái lão già dở hơi nhà em là em cho đi tàu suốt đây, sắp xuống lỗ rồi còn ghen với tuông, rõ dơ dáng dạng hình! Thế là lần ấy ông Nhị Nguyễn cô công dẹp yên một cuộc nổi loạn trong nhà Đỗ Trường. Sau sự kiện đó không lâu trạm trưởng không biết đùa lại đến, nhờ ông uốn ba tấc lưỡi tiếp, lần này đối tượng là cậu quý tử. Chả là đang yên đang lành bề bề công chức nhà nước lương bổng chẳng đến nỗi nào, nó đừng đùng viết đơn xin thôi việc ra làm ngoài. Thật chẳng hiểu là đứa điên hay khùng nữa. Bụt gần chùa không thiêng nói mãi nó chẳng nghe đành phải nhờ đến “nhà thuyết khách bất đắc dĩ” vậy. Lại vẫn tính cả nể, ông Nhị Nguyễn tìm đến văn phòng uỷ ban quận, nơi cậu cả nhà Đỗ Trường làm việc. Bác cháu nói chuyện một hồi, cuối cùng thì chính “nhà thuyết khách” bị thuyết phục. Thì ra cậu cả có chí làm giàu, đã hùn vốn với mấy đứa bạn lập công ty riêng, giờ nó chỉ còn chờ quyết định nghỉ việc ở uỷ ban quận là ra ngồi vào cái ghế giám đôc điều hành. Bác ơi, cậu cả nói với ông, ba cháu tư duy vẫn xưa như trái đất, cứ phải bám vào nhà nước, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về mới là hoành tráng cơ. Chẳng chấp nhận cho cháu làm tư doanh vì cháu là con nhà cách mạng nòi. Thế hệ chúng cháu đang ở thời đã khác quá nhiều so với thời bác và ba cháu đã sống phải không ạ. Cháu cũng biết tiếng anh con bác giỏi về khoa học thì cứ để anh ấy nghiên cứu khoa học đi Tây đi Tàu thoải mái, mài chất xám làm ra công trình phục vụ nhân loại. Còn cháu có chí hướng làm giàu để cháu đi làm ra của cải cho xã hội, chứ bám vào nhà nước lương ba cọc ba đồng mà làm gì. Chính mẹ cháu còn sáng suốt, tân tiến hơn ba cháu. Bà đã ủng hộ cháu, còn bảo, thời trẻ ông phiêu lưu lang bạt, nêu cứ ru rú xó nhà liệu có được chức tước như lúc cuối đời không mà nay muốn ngáng chân bọn trẻ từ bỏ ao ngòi ra biển khơi lập nghiệp
Đây là chuyện nhà Đỗ Trường mà ông được nhờ can dự, tuy không thuyết phục được cậu con, nhưng rồi chỉ sau mấy năm ra làm ngoài nó đã phát lên ghê gớm, chính Đỗ Trường phải ngạc nhiên, thán phục và tuy sĩ diện không nói ra trước cả nhà nhưng trong lòng thì tự hào về cậu quý tử lắm. Gặp lại ông Nhị Nguyễn khi mọi chuyện trong nhà đã ổn, Đỗ Trường hể hả, có lần còn nói không biết là đãi bôi hay thật lòng: “Bác quả sáng suốt, ở hiền gặp lành. Giờ phải định đổi hàm đại tá lấy trung tá của bác, mà có được cái hậu vận tốt như thế là tôi đổi liền”. Lại chuyện quân hàm chức tước ông về hưu sau bao nhiêu năm phục vụ trong quân ngũ chỉ với quân hàm khiêm tốn như thế trong khi bạn bè hầu hết đã là thượng đại tá, nhiều người chuyển ngành ra ngoài làm đến bộ, thứ trưởng mèng cũng vụ trưởng. Vậy mà đầu óc ông vẫn thanh thản chẳng hề so bì với ai, đúng như câu ca thuở đầu xanh ông đã cùng bạn bè hát vang lúc từ Hà Nội lên chiến khu dạo ấy: coi thường công danh như phù vân. Ấy vậy mà nhiều khi cách sống cách nghĩ trước sau như một như thế của ông lại là cái đề tài để bạn bè xung quanh bàn luận và họ đều tỏ ý kiêng nể.
Hôm ấy, cũng là sau một buổi chơi thể thao ông ngồi uống với một anh bạn trẻ hơn mình gần hai chục tuổi trong đội cầu lông tên Kiên. Có chút men vào Kiên mới dốc bầu tâm sự. Anh ta bảo em có tính xấu hay so đo thiệt hơn với người khác bác ạ, mỗi khi thấy người hơn mình là như con cà cuống chết đến đít còn cay. Lính nghĩa vụ loại “a một”, đợt đầu năm 1958 đấy, gùi thồ vượt Trường Sơn đợt đầu đấy, rồi dự trận Vạn Tường cũng đụng Mỹ trận đầu đấy, mấy lần bị thương, thương binh hạng hai, mà về hưu có thượng tá lữ trưởng. Thằng cháu con ông bạn hàng xóm, sinh năm 1960 đúng năm em đi B, đại học ra tuyển thẳng vào quân đội, chưa từng vào chiến trường ngày nào mà giờ đại tâ rồi. Nó còn bảo, bạn cháu ở Tổng cục Chính trị, mấy đứa kém cháu hai, ba tuổi đợt này cũng lên ngang cháu cả, có trần mà chú. Nhiều đêm trằn trọc, nghĩ mình không gặp thời, cống hiến mấy cũng uổng, chẳng bằng lũ hậu sinh đến hẹn lại lên. Vậy mà từ hồi được tham gia đội cầu lông, đầu óc em đã nhẹ nhõm hẳn, ấy là khi quen biết bác. Bác tham gia cách mạng từ lúc em vắt mũi chưa sạch, chống Pháp, Mỹ đủ cả, tù thực dân đế quốc đủ cả, thương binh có thẻ hẳn hoi, mà lúc về có trung tá, kém hẳn em một cấp quân hàm, lại những lúc ngồi hàn huyên kể về thời đi B, đi C, cấm thấy bác thắc mắc với ai, hay oán thán tổ chức một câu. Gương người tốt việc tốt ngay trong đội cầu lông ta đây này chứ tìm đâu xa. Rõ em có mắt mà không thấy núi Thái. Chịu cái lập trường cách mạng của bác! Nghe anh bạn vong niên nói vậy, ông cười khà khà mà bảo núi Thái núi thiếc gì đâu, là gò đất thì có. So bì với người thì vô cùng lắm anh bạn ạ, chẳng biết thế nào cho đủ, còn bao người chiến tích bề bề vào sinh ra tử, mà khi xanh cỏ chẳng đỏ ngực đã đành, đến nắm xương cũng còn vùi nơi đất khích quê người chẳng ai biết đến. Chính mắt tôi đây này thấy mười hai thuỷ thủ chết chìm dưới đáy biển Đông chỉ có mình là sống, thế có phải mình ngàn lần may mắn hơn họ rồi không! Thôi thì trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình, được thế này là tốt lắm rồi. Vẫn là cái câu tổng kết, chẳng có gì là thâm thuý ấy, ông đã nói không biết đã bao lần với bạn bè và coi đây như một liều thuốc trấn an tinh thần linh diệu cho mình cho bạn lúc cuối đời. Nói ra những điều như thế quả ông đã không hề dối lòng mình. Mọi chuyện đời ông đều đã công khai minh bạch cả, mà sao chỉ còn mỗi một chuyện lúc tỉnh táo khoẻ mạnh ông vẫn không thể công khai được với vợ con?
Một thời gian dài ông vùi sau chôn chặt trong tâm khảm mối tình với cô gái người Lào dạo ấy, muốn quên đi, mà lạ càng về già nó lại luôn động cựa muốn xé toang bức màn trá nguỵ nào đó mà đòi hỏi sự phán xét công bằng của tình người. Giá những ngày này, Khăm Đi có mặt tại đây, ông sẽ nói với vợ, đây mới là cậu cả, tôi có con với bà ấy, trong một hoàn cảnh thực đặc biệt trước ngày chúng ta cưới và tôi vẫn giấu bà, nay bà có tha lỗi cho tôi không, có nhận Khăm Đi vào đại gia đình chứng ta không? Ông sẽ bảo với hai con Long và Hiền: các con còn một người anh nữa anh con từng chiến đấu với ba ở Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng lính ra lính đấy. Nếu được thế mới thực là có hậu, về thế giới bên kia thực thanh thản cõi lòng.
Ông Đỗ Trường vừa chào ra về được một lúc, thì Hiền từ buồng ngoài vào ghé vào tai ông nói:
- Ba ơi, các anh ở sư đoàn Trường Kỳ đến thăm ba. Lần ba nằm cấp cứu trong bệnh viện các anh ấy đã đến thăm.
Ông chớp chớp mắt, các chú chu đáo quá cảm ơn các chú! Ngoài hoa quả, sữa ông thấy họ còn đưa cho vợ ông cái phong bao khá dày. Chứ sư trưởng nói với bà, chúng cháu không biết mua gì để bồi dưỡng cho bác trai nhờ bác. Cuộc đời ông đã được chứng kiến bao sự kiện, bao đổi thay của đất nước, trong đó nhiều tập tục quan niệm, thói quen cũ đã mât đi nhường chỗ cho cái mới, thì với riêng ông vẫn tồn tại một cách phân loại cổ hủ đại loại như: Thời trước nghèo đến tận cùng nên sạch đến tận cùng, còn thời nay là thời đại phong bì phong bao tuy không thể gọi là “bẩn”, nhưng sao mà hoàn toàn sạch trơn không tì vết được!
Con người thời ông sống có thể tu luyện thành thánh thành phật được chứ con người thời nay sao đủ đức tin cùng hành động để tu nghiệm chỉnh, mà họ cũng chẳng mong thành thành thành phật khổ hạnh ếp xác để làm gì. Chẳng nói đâu xa, như cái phong bao rất tử tế, sạch sẽ và chắc hẳn không có giá trị kinh tế đáng kể mà chú sư trưởng vừa đưa vợ ông có lấy từ túi chú ấy đâu, từ quỹ của sư đoàn có khi lại từ ngân sách quốc gia đấy, liệu có khoản nào dành cho những người đã cách xa sư đoàn hơn hai thập niên được tiêu chuẩn như vậy không? Vậy là chú ấy đã phải vận dụng chính sách, chế độ để thể hiện lòng tử tế của mình của tập thể chỉ huy sư đoàn mình. Có biết bao sự vận dụng, thừa trừ như thế, đã dẫn đến những sự tiêu cực không đáng có chưa nói thời kinh tế thị trường này kẻ hám giàu rồi hành động bất chính, phải ngồi nhà đá thì nhan nhản đấy. Cánh già sắp xuống lỗ lại cứ thích tổng kết, bới lông tìm vệt như vậy đấy! Nhìn nghe bất cứ điều gì của thời nay mà họ chẳng nghĩ về thời xưa xa lắc lơ của mình cơ chứ. Đến đấy ông chợt liền hệ đến cụm từ tương đối trong cái Thuyết Tương đối của Einstein mà có lần trên chiến khu huynh trưởng đã giảng giải cho ông. Thì ra trong cuộc dấn thân, đua chen với đời ông lại là môn đồ của cái thuyết tuyệt đối nào đó cơ chứ không phải tương đối với ông lúc nào cũng phải đúng, sai phân minh yêu ghét rõ ràng hai cộng với hai là bốn chứ không phải là bốn rưỡi hay ba phảy năm. Và nếu như khoẻ mạnh bình thường, thì lúc này ông đã chẳng bật ra tiếng cười to để tự diễu mình, vì cái ý nghĩ lẩm cẩm, vớ vẩn như thế cứ ngự trị trong đầu ông và không ít bạn bè suốt bao năm mà không sao gọt đi được.
- Ba ơi, anh. Long đã về! Tiếng cô con gái réo lên, cắt đứt luồng suy nghĩ miên man của ông. Cả vợ con nó cùng về nữa. Tất cả ùa đến bên ông cầm tay ông nhìn ông khóc thút thít. Thì ta đã chết hẳn đâu mà khóc! Nghĩ vậy nhưng thấy cay cay nơi sống mũi có lẽ từ khoé mắt ông đang có giọt lệ rơi ra. Thế hệ con ông cháu ông đã khác hẳn cái thời ông cùng huynh trưởng lên chiến khu thời cùng Cảnh, Bình sang Lào tiếp đến là thời chống Mỹ. Con cháu hôm nay đuề huề phương trưởng thế này còn mong gì hơn nữa!
*
Mãi đến khuya mọi người trong nhà ông mới đi ngủ còn ông cũng thiếp đi. Như lệ thường là lúc “bộ phim ngày ấy” lại hiện ra. Và lần này đưa ông trở lại sống những ngày trên chiến khu dạo ấy, mà những con người quanh ông dường như đều có phẩm hạnh của những vị chính tử vì đạo.
Một ngày giữa năm 1948, ông Nhị Nguyễn cầm lệnh xuất kho của văn phòng Bộ Quốc phòng theo anh vệ binh dẫn vào khu rừng già Pắc Chôm. Thu đông năm trước, Pháp mở cuộc tấn công quy mô, định chụp lẹ đầu não chính phủ kháng chiến. Mở màn là cuộc nhảy dù chớp nhoáng chiếm thị xã Bắc Kạn. Trên đường số 4, xe tăng, lính lê dương từ Lạng Sơn hùng hổ đánh vào Đông Khê, Thất Khê, Cao Bằng. Đó là gọng kừn thứ nhất. Gọng thứ hai, tàu chiến từ sông Hồng, sông Lô ngược Tuyên Quang vào sông Gâm, đánh Đàm Hồng, Bản Thi. Nhưng cả hai gọng vừa giương ra chưa kịp “xiết” đã bị đạp gãy. Thất bại thảm hại, đến tháng 11-1947 quân viễn chính phải rút khỏi núi rừng Việt Bắc, cuộc kháng chiến lật sang trang sử mới.
Thời trước có câu “Bản Thi có đi không về”, bởi khu mỏ kẽm ở đấy những người phu mỏ bị vắt kiệt sức cộng với dịch sốt rét hoành hành họ đều phải bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc. Trong năm đầu của cuộc kháng chiến. Bản Thi bỗng chốc là phố đông vui giữa rừng. Cửa hàng cửa hiệu mở ra, có cả một dãy phố buôn bán của người Hoa. Địch đánh hơi được kho vàng trong khu vực này định quăng mẻ lưới nẫng gọn. Song ta đã nhanh hơn một bước, lúc chiến sự vừa nổ ra, một đại đội vệ binh thuộc đơn vị bảo vệ ATK đã áp tải chiếc xe chở bọc lớn, bọc nhỏ đựng toàn bộ ngân khố quốc gia, nhanh chóng vượt đèo Tác về mạn đông sông Gâm, không một li một lai vàng nào lọt vào tay giặc. Ngày địch rút, ai đi trên đường phố Bản Thi đều phải bịt mũi bởi khẳm lặm do thịt hộp, cá hộp khẩu phần của lính lê dương mở ra chưa kịp ăn đã thiu thối, có cả những tảng thịt trâu chúng chưa kịp chế biến nhung nhúc dòi bộ.
Anh vệ binh dẫn đường cho ông Nhị Nguyễn là người dân tộc Nùng Cháo ở Thái Nguyên, khá thông thuộc địa hình. Chỉ tay lên khu rừng rậm rì xanh thẳm trước mắt, anh bảo:
- Còn đoạn này nữa là đến bản Pắc. Trông thì gần mà đi mất mấy cái vắt vai nữa đấy!
Lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hơn một năm ông Nhị Nguyễn đã hiểu cái đơn vị đo lường độc đáo ở đây. Khăn vắt trên vai, đi miết đến khi mồ hôi mồ kê nhẽ nhại lấy xuống để lau đó là một đơn vị tính, với đơn vị tính, như thế, cái “vắt vai” rất co dãn. Người khoẻ vắt vai khác người yếu, người quen đường khác người mới đi lần đầu. Xem ra, vượt được mấy cái “vắt vai” của anh vệ binh này là mệt bở hơi tai đây! Lên Pắc Chom không có đường mòn cứ men theo bờ một dòng suối lớn chảy giữa rừng già. May mà mới vào hè lũ chưa về, dòng nước róc râch trong vắt. Càng trèo lên cao gặp toàn những tảng đá gan gà to cỡ gian nhà án ngữ mỗi lần vượt qua tim đạp thình thịch. Phải như con thằn lằn bấu chặt từng đầu ngón tay vào vách đá, để tuột không mất mạng cũng thành tât như bỡn. Anh vệ binh chậm rãi trèo trước, ông Nhị Nguyễn cứ nhất nhất theo động tác ấy vị trí bấu víu ấy mà trèo theo. Cũng có lúc anh lom khom làm thang cho ông đứng hẳn lên vai, bám vào dây rừng đu bổng, mới lên được một chóp đá để rồi lại cô chóp nữa sừng sững ngay trước mặt. Hai người cứ thế đánh vật với những khối cự thạch khỏng lồ, về chiều mới thoát hẳn lên được gần đỉnh núi, nơi có dòng thác đang sôi réo ầm ầm, bụi nước phả đẫm vào một vừng cây cối xanh mướt. Bên dìa thác đã thấy sẵn những bậc đục vào vách đá, trèo lên không còn khó như ở đoạn trước nữa. Anh vệ binh bảo, bà con bản Pắc trong lần chuyển kho ngân khố hồi cuối năm ngoái, đã dùng cuốc chim, xà beng mất nhiều công đào bẩy mới tạo được những bậc đó. Chẳng mấy chốc hai người đã bước lên lưng chừng trời. Mát rượi. Sương núi cuồn cuộn đuổi nhau. Ông Nhị Nguyễn cứ thả sức vươn vai hít hà căng lồng ngực, bao nhiêu mệt nhọc dường như đều đã quẳng tòm cả vào vũng nước quấn ngàu bọt dưới chân. Phóng tầm mắt ra xa, thấy trước mặt con đường mòn như sợi chỉ vắt qua quả đồi thấp bạt ngàn cỏ tranh cùng cây bụi lúp xúp. Anh vệ binh giờ mới kể, lúc nãy nói ra sợ ông hãi chính chỗ có hòn đá to cạnh thác hôm sơ tán kho tiền, một vệ binh đồng hương với anh đã trượt chân ngã nhào, đập người cái bét như con giân vào vách toé óc chết tươi ngay. Lúc trèo đến đấy anh bỗng thấy rùng mình rồi như có bàn tay ai đỡ, hẳn hồn người vệ binh đồng hương xấu số vẫn đang lẩn quẩn quanh thác. Anh còn bảo người Hà Nội “công tử bột” như Nhị Nguyễn mà leo được thế là hơi giỏi đây! Lời khen mộc mạc thế lại làm ông phỏng phao cạnh mũi quên cả sự chật chưỡng run rảy ban nãy. Thực ra ông có được chút kỹ năng leo núi trước khi lên Việt Bắc là do thời sinh viên được đoàn Hướng đạo đào luyện trong các cuộc tập trận giả, hành quân dã ngoại. Hai người đi tiếp trên đường mòn cỏ tranh lút đầu, phải vừa đi vừa rẽ lá cỏ mềm sắc như dao lia rát mặt. Chốc chốc gió ngàn từng đợt ào ào thổi về, đè đám cỏ ngã rạp. Đi được chừng nửa giờ, bỗng anh vệ binh đột ngột dừng, tai giỏng như tai thỏ. Rồi anh quay sang hỏi nhỏ.
- Thấy mùi gì không?
Ông Nhị Nguyễn lắc đầu. Anh vệ binh liền rút từ cạp quần ra khẩu súng côn nòng ngắn, tay lăm lăm:
- Mùi cọp! - Anh vệ binh nói nhỏ.
Giờ ông Nhị Nguyễn cũng nhận ra trong gió có một thứ mùi thực lạ: khăn khẳn khen khét. Cọp ư, tóc gáy ông bỗng dựng đứng. Kìa thấp thoáng trong bụi cây bên đường chừng một chục thước có con vật to như con bò mộng đang ngọ ngoạy lông vàng thẫm xen những vẹt vằn đen ánh. May mà hai người ở cuối gió cọp ở đầu gió đang say sưa vờn mồi. Anh vệ binh quả quyết giơ súng nhắm vào con vật bóp cò. Đoành! Đoành! Hai phát nỏ chát chúa. Con cọp dường như bị giật mình chứ viên đạn côn không đủ sức xuyên thủng da nó, trong chớp mắt vọt về phía bụi cây rậm rạp mắt dạng. Anh vệ binh ngoặc tay ra hiệu cho ông Nhị Nguyễn chạy lên đến nơi một con trâu đang nằm chỏng bốn vó trong bụi cỏ khắp mình be bết máu ruột lòi hàng đống. Anh bảo:
- Thế nào nó cũng quay lại. Chạy thôi!
Cả hai cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng đến khi ra khỏi khu đồi tranh thì Nhị Nguyễn mồ hôi toá như tắm, mồm mũi tranh nhau thở lâu lắm mới có cuộc kiểm tra tốc độ nước rút thế này. Đã thấy mấy mái nhà bên đường. Khi anh vệ binh dừng lại không đến nỗi phải thở dốc, còn Nhị Nguyễn thì lăn đùng ngã ngửa xuống vệ cỏ ven đường vẫn còn giỡn được một câu:
- Cọp đến, đành nằm thẳng cẳng cho nó xơi tái!
- Nó chẳng bén mảng đến bản vào ban ngày đâu - Anh vệ binh cười và cúi xuống kéo tay ông - Dậy. Vào bảo dân bản ra khiêng ngay con trâu về mà thịt kẻo cọp quay lại chén hết phần.
Thế rồi theo chỉ dẫn của anh vệ binh, hơn chục người đàn ông trong bản rầm rập mang thừng chão cây tre đực dao dựa súng kíp trở lại tráng cỏ tranh ban nãy. Và khi đang khiêng con trâu lòi ruột về, họ luôn bị mùi cọp ám suốt dọc đường, hẳn “ông kễnh” hậm hực bám sau một đoạn dài mà không thể nhảy ra cướp lại mồi. Vậy là người đã nhanh hơn cọp có nửa bước chân.
Pắc Chom là một bình nguyên ở lưng chừng trời. Hơn một chục nóc nhà tranh vách đất, nhà nào cùng liền sát vườn trồng toàn một thứ mận, đào đang độ ra quả xanh nhỏ như cục áo bấm lúc líu các cành nhánh. Điều làm ông Nhị Nguyễn bất ngờ, đây lại không phải là bản của người dân tộc thiểu số Tày Nùng hay Dao, Mông mà toàn dân Kinh gốc. Khi mọi người đang xúm quanh con trâu bị hổ vồ, lột da xả thịt chuẩn bị bữa liên hoan cả làng, thì ông Nhị Nguyễn gặp một cụ già da đỏ au, râu tóc bạc phơ nom như tiên núi trong truyện cổ tích. Đó là người cao niên nhất, thực sự là một “Thành hoàng làng” sống. Cụ đã đến độ lú, chỉ còn nhớ mang máng có gốc gác dưới xuôi, chứ không thể nói rõ quê ở huyện nào, tỉnh nào. Cụ theo gia đình lên miền thượng du sinh sống từ rất lâu rồi. Ban đầu họ ở chân núi, lẫn với đồng bào thiểu số. Nhưng những người dân lành như đất ấy thường bị quan Tây, lang đạo sách nhiễu, cướp bóc, hà hiếp. Đói nghèo và áp bức đã đẩy những người trong gia tộc cụ bìu díu tìm đường lên cư ngụ ở nơi chót vót này. Thấy vùng đất hoang sơ, màu mỡ, lại phẳng phiu thì họ dừng lại dựng nhà, phát nương trồng ngô, lúa, trồng lanh, dệt vải, tự túc cái ăn cái mặc. Các nhà cứ dần đông lên, đều là con cháu cụ phân đàn ra cả. Heo hút, cheo leo, lại lắm beo, hùm thành ra Tây, tề đều không dâm bén mảng đến Pắc Chom, đây trở thành vừng đất bị quen lãng, sống khép kín biệt lập với thế giới văn minh. Con người ở đây vốn hiền lành chất phác, thời gian dài co mình trong vương quốc nhỏ bé của mình càng làm họ hiền lành, chất phác hơn. Tưởng như thời gian gió thỏi may bay, họ chẳng còn biết đến thời cuộc dưới chân núi xoay vần ra sao nữa, bằng lòng với đời sống “cộng sản nguyên thuỷ” của mình, vậy mà cuối năm ngoái, khi có anh cán bộ Việt Minh lên, nói là cần lập kho hàng, nhờ bà con che chở, giúp đỡ, thì “Thành hoàng làng” cùng bà con đồng tình ngay. Chưa hiểu Việt Minh, nhưng thấy nóiViệt Minh đánh Tây, đánh bọn lang đạo ác bá thì rõ là Việt Minh vào phe dân làng rồi. Khi hàng về chân thác, bà con liền hè nhau cùng cán bộ dỡ hàng, chia nhỏ để gánh gùi lên cao, không ai hỏi, cũng không cần biết đó là thứ hàng gì. Cụ già chậm rãi rót trong am ra cái bát sành sứt miệng thứ nước lá rừng màu đỏ đậm mời khách. Ông Nhị Nguyễn uống thấy vị hăng hắc, ngòn ngọt nơi cổ họng ông hỏi già.
- Cụ được bao tuổi rồi?
- Không biết! - Già làng lắc lơ mỗi đầu bạc
- Cụ thử nhớ lại đã qua bao vụ rét?
- Lục nào cũng rét, cũng ấm.
Có anh là cháu cụ vừa ở chỗ thịt trâu về, nghe vậy thì đỡ lời cho cụ:
- Cụ tôi hồi còn minh mẫn thường kể ở dưới thấp mỗi năm có một cuộc tung quả còn bọc bằng vải chàm mỗi cuộc như vậy là thêm một tuổi. Lên đây không còn hội tung còn nữa cũng chẳng ai hỏi tuổi của nhau nữa.
Ngay chiều hôm đó từ cái làng của những người không có tuổi, hai thày trò ông Nhị Nguyễn vào khu vực nhà kho cách đây không xa. Đó là mấy ngôi nhà tre bương kín đáo nằm dưới tán cây cổ thụ không có cổng gác, cũng chẳng có hàng rào che chắn. Cái Sở kho bạc bảo vệ sơ sài nhất thế giới mà cũng an toàn nhất thế giới! Chẳng phải làm thủ tục gì nhiều, bởi ông thủ kho Nguyễn Văn Lương vốn là bạn cũ với ông Nhị Nguyễn thời sinh viên, cũng sinh hoạt trong tráng đoàn Lam Sơn. Từ dạo theo huynh trưởng Tạ Quang Bửu lên chiến khu, giờ hai người mới gặp nhau nên tay bắt mặt mừng:
- Huynh trưởng đã gọi điện trước cho mình rồi - ông Lương cầm tờ giấy giới thiệu ông Nhị Nguyễn đưa nói - Uống nước đã rồi mình đưa đi lĩnh hàng.
- Cậu về đây hồi nào nhỉ? - ông Nhị Nguyễn hỏi
- Cánh ta tản mát mỗi người một việc. Mình vốn là viên chức sở kho bạc Hà Nội, thì lại giao giữ kho bạc. Hôm nhận việc, mình được ông Đỗ Đình Thiện phụ trách quỹ trung ương ở Hà Nội cho biết, toàn bộ Quỹ Độc lập thu được trên hai mươi triệu đồng Đông Dương, còn Toàn lễ Vàng từ 17 đến 24-1-1945, đồng bào ủng hộ được ba trăm bảy mươi ki lô vàng tương đương số thuế thu được trong một năm dưới chế độ thực dân Pháp. Ông Thiện còn bảo trong Tuần lễ Vàng mỗi ngày có hàng trăm người đến hiến cho chính phủ của Cụ Hồ những đồ quy giá, nào nhẫn, kiềng, hoa tai, dây chuyền, hạt xoàn tất cả được gom cả vào bao tải đem về để tạm ở nơi làm việc. Mọi người từ nhân viên đến thủ trưởng, chẳng ai bợn trong lòng ý nghĩ muốn tơ hào số của quý đó cả, mà ai cũng mừng khi thấy hôm sau bao tải đem về đây hơn, nặng hơn hôm trước. Rồi khi Pháp gây hấn trở lại số vàng được bí mật chuyển ngay, ban đầu để ở Bản Thi sau đưa lên đây. Mình cùng hai anh Nguyễn Tấn, Nguyễn Kim Giao được huynh trưởng và chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Nguyễn Ngọc Minh trực tiếp giao giữ kho vàng. Nghề giữ của bọn mình phải giữ mồm giữ miệng là chính. Cậu biết không, lúc ở Bản Thi, ba chứng tớ nhét vàng vào bao tải gai, lèn thêm sách báo cũ, buộc túm, để dưới phản nằm. Nhiều người đến công tác cứ tưởng bao tải đựng giấy tờ lưu trữ sấp đem huỷ. Có anh đồng hương ở đơn vị Vệ Quốc Đoàn đến chơi, tò mò hỏi thì mình cứ nói lửng lơ, anh ta nghe vậy hẳn trong lòng nghi hoặc. Hôm trước ngày Pháp tân công, gặp nhau trên đường, mắt nhìn trước nhìn sau, anh ta mới ghé vào tai mình hỏi nhỏ: cái bao tải đựng thuốc phiến dưới gầm giường đã tảu tân được chưa? Lúc chuyển hàng lên Pắc Chom, cánh lính trẻ của tiểu đoàn bảo vệ của anh. Cao Khắc Giáp thì cứ hồn nhiên hỏi mình: sao sách bảo cũ mà nặng chình chịch thế? Đến khi kho chuyển lên đấy của quý từ bao tải san cả ra trong mấy cái hòm thiếc, có nắp đậy mà không có khoá, chỉ đánh số rồi dân giấy niêm phong thôi. Cánh thủ kho mình cũng muốn có khoá cho chắc đấy nhưng đã lùng khắp Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ cũng chẳng gặp mẹt bán khoá nào.
- Vẫn phải kiểm kê, tịnh kho định kỳ chứ? - ông Nhị Nguyễn hỏi
- Vẫn - ông. Lương cười - Có lần đích thân huynh trưởng đến, còn thường xuyên ba tháng một lần anh Minh trực tiếp kiểm. Bọc nhỏ chứng mình can bằng cân tiểu li, còn cả túm phải dùng cân lợn. Cân xong từng túm ky vào giấy trình lên thủ trưởng Bộ duyệt.
- Có khi nào thụt két không?
- Sai số thì có, là do mỏi mắt nhìn không thực ngang cân. Lần trước sụt tí ti, lần sau lại tăng lên. Tóm lại ngân khố không suy chuyển một li, một lai nào. Cậu có tin không?
- Tin qua đi chứ!
Khi ông Lương xuất kho cho ông Nhị Nguyễn tất cả số vàng lá nhãn sư tử được cho cả vào một bao vải tổng cộng mười tám ki lô. Nặng một người khó xách. Lại phải đổ ra chia đôi, ông Nhị Nguyễn và anh cảnh vệ mỗi người một nửa cho vào cái ruột tượng đựng gạo quàng cho qua vai cho dễ đi.
Áp tải số vàng từ chiến khu vào Đô Lương với ông Nhị Nguyễn không ai khác chính là anh cảnh vệ người Nùng Cháo nọ. Giờ không thể chia đôi số vàng cho vào ruột tượng như lúc đi trong đường rừng. Gộp lại, đèo sau pooc-ba-ga, số vàng được bọc hai lớp bao vải và bao gai, có cái mo cau ốp ngoài. Trên bọc để đè lên lỉnh kỉnh đồ nghề tay thước, dùi đục, tràng, đục, cưa. Rồi dừng dây cao su buộc ghì các thứ vào nhau cho thật chắc. Ông Nhị Nguyễn và anh vệ binh đóng vai phó mọc về các miền quê làm ăn, trên người ngoài cái thể căn cước giả không được giữ giấy tờ gì khác. Hôm ở căn cứ trước lúc đi, “thợ cả” Nhị Nguyễn đã phải học thuộc lòng bảng danh mục các thứ cần mua, tổng cộng gần năm mươi loại vật tư linh kiện cùng thiết bị lớn nhỏ và nhiều loại vật dụng, sách vở. Sang đất Thái rồi, khi bàn giao số vàng, thì những điều nhập tam ấy mới được viết ra thành tờ phiếu đặt hàng. Trí nhớ của Nhị Nguyễn thời trẻ thuộc loại “siêu”. Hồi sinh viên cô lần bạn bè thách đố, ông từng thuộc làu cả một trang bảng tra lôgarit thập phân, nhắm mắt đọc không thiếu, không nhầm một con số nào. Huynh trưởng Tạ Quang Bửu biết khả năng nhớ dai ấy đã hỏi, cậu có thiên hướng toán học, sao không chuyên sâu về toán nhỉ? Ông cười bảo là không thích những con số khô khan, chỉ có hứng với việc giải bài toán khoa học kỹ thuật cụ thể thôi. Đây là chuyện của mấy năm về trước, giờ đây phải giải một bài toán tưởng đơn giản mà rất hệ trọng: số vàng lớn như vậy làm sao mang trót lọt? Đi mấy trăm cây số trong vùng tề, mọi tình huống trên đường đều phải được tính kỹ. Rủi khi bị lính Tây hay lính dõng xêt hỏi thì chỉ trần xì là hai anh thợ mộc nghèo dớt mùng tới bỏ quê đi ngoại tỉnh kiếm sống. Vàng không thể giấu trong người, bàn đi tính lại thấy là cứ để sờ sờ ngay sau xe lẫn vào mấy thứ đồ nghề quen thuộc, mạo hiểm đấy nhưng lại dễ qua con mắt tò mò trên đường. Quả nhiên hai thợ mọc nhếch nhác, bụi bặm với hai cái xe đạp cà tàng lọc cọc đạp qua bao nhiêu thị xã, thị trấn, làng bản mà chẳng ma nào hỏi đến. Chỉ một lần qua bên đò Trung Hà, Sơn Tây, anh lâi đò xăng sâi chạy lên bê giúp xe cho ông Nhị Nguyễn xuống đò, chợt kêu toáng, đèo cái quái gì mà nặng thế. Anh vệ binh lên nói đỡ ngay: cái hòn đá mài tràng mài đục đây mà. May mà không ai rỗi hơi để ý đến điều khác thường ấy nữa khi đò vào bến, anh vệ binh vội nâng thực nhanh phía sau cho ông Nhị Nguyễn xách xe nhảy đại lên bờ.
Vào đến trạm khách Đô Lương anh vệ binh xong việc chia tay với thợ cả, từ đó ông Nhị Nguyễn không gặp lại anh nữa. Bẵng đi mấy chục năm, sau ngày nước nhà thống nhất, tình cờ ông được một người quen cho biết, kháng chiến chống Pháp kết thúc, anh vệ binh người Nùng Cháo yếu sức khoẻ trở về quê ở Đồng Hỉ, Thái Nguyên với vợ con. Đến khi có quyết định nghỉ hưu, có thời gian rảnh rỗi, ông Nhị Nguyễn liền lên Đồng Hỉ, dò hỏi mãi mới tìm được nhà thì người vệ binh ấy đã qua đời vì trọng bệnh cách đây hơn ba năm rồi. Đúng lúc trời ập cơn mưa rào. Căn nhà tranh vách đất dọt như giá, chậu to chạu nhỏ hứng nước, tiếng binh boong vang khắp nhà đến não lòng. Vợ bạn lại mới từ viện mổ thiên đầu thống về, mắt vẫn còn băng, dờ dãm đưa ông đến bên bàn thờ chòng, bà đang ở với người con gái cả. Ông Nhị Nguyễn bỗng ứa nước mắt ông thắp nén nhang trên bàn thờ bạn lầm rầm khấn khứa, mong linh hồn người dưới suối vàng chứng giám, xót xa lắm trước gia cảnh đồng đội, mà lực bất tòng tâm chẳng giúp được gì nhiều. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ôi thương thay cho số kiếp mỗi con người!
Người con gái kể, bao năm bố cháu vẫn hay nhắc đến bác, bảo bác giờ làm to rồi, xuống Hà Nội tìm ngại lắm không muốn mang tiếng là thấy người sang bắt quàng làm họ. Bố cháu kẻ chuyện hòi ở Việt Bắc, cùng bác lên tận kho trên đỉnh núi lĩnh vàng rồi mang mười mấy cân vàng đèo sau poóc-ba-ga xe đạp vào tận Nghệ An giao cho tổ chức. Bố còn bảo hòi ấy có thó đi vài chỉ vài cây cũng chẳng ai biết, nhưng bác và bố cháu chẳng bao giờ nghĩ đến điều khuất tất ấy. Bố cháu lúc phục viên còn trẻ, về nhà chẳng có chế độ chính sách gì.
Ớ bản Pu Loong hơn hai mươi ngày, cũng là để ông Nhị Nguyễn dưỡng bệnh, lần này có “đôc- tờ” người Thái khám hẳn hoi và thuốc uống thuốc tiêm đầy đủ ổng đã dứt sốt. Nước da bớt tái, mắt bớt vàng và môi bớt thâm. Hôm lên đường ông tự khoác lấy cái ba lô của quý mà không cảm thấy nó kéo người ngửa về phía sau nữa. Sinh lực đang dồi dào trở lại. Lần này theo lời khuyên của cơ sở, không nên mang súng vì rất có thể đi đường bị khám xét. Hai khẩu súng trường cồng kềnh khó giấu phải để lại, khi trở về sẽ lấy. Khẩu Saint - Étiene thì ông vẫn mang theo. Hồi ở Hà Nội, ông từng có kinh nghiệm giấu súng trong người ấy là khi Tổng họi sinh viên tuyển người vào học trường quân chính đặt trụ sở tại trường Nguyễn Hữu Vị, phố Quan Thánh (nay là trường Phan Đình Phùng) ông trong số hai mươi sinh viên trúng tuyển, trở thành anh Vệ Quốc Đoàn, đầu đội mũ ca lô mặc quần soóc, chân đi dép lốp. Sau hai mươi ngày học bắn súng đâm lê, ném lựu đạn bò toài và chiến thuật chiến tranh du kích “lai vô ảnh khứ vô hình” khi làm nhiệm vụ ông được phát một khẩu súng ngắn cũng là loại côn bát này. Ngày đó hai mươi vạn quân Tưởng của Lư Hán vào giải giáp quân Nhật, thực chất là muốn dùng mẹo mượn đường diệt Quắc thừa cơ bóp chết chính quyển cách mạng non trẻ. Nhiều khi chúng lộng hành trên đường phố, mà theo chủ trương của trên, ta phải nhường, tránh bị khiêu khích. Chúng thường dở trò khám xét bất ngờ các thanh niên chứng vu cho là thân Nhât. Ông được các bạn trong đội võ trang bảo cho cách giấu súng vào phía bụng dưới. Tôi hôm đó từ trụ sở Tổng hội về, Nhị Nguyễn bỗng nghe tiếng “hùi, hùi” từ một gốc cây to trên đường Gambetta (đường Trần Hưng Đạo bây giờ) một tên Tàu Tưởng đeo kính cận, cầm tiểu liên xồ ra, nó dùng nòng súng đẩy ông về phía giữa đường nơi có đèn sáng để khám. Nó sờ nắn, lục túi chỉ lôi ra được chiếc khăn tay có thêu hoa và con chim hoà bình do Nghĩa tặng bữa trước, còn chẳng được thứ gì khác. Nó bèn hất mũi súng cho ông đi. Nếu hôm đó nó thấy khẩu súng thì lôi thôi to. Giờ đây ông cũng giấu khẩu côn xuống dưới bụng như thế, có súng khi nguy cấp cách xử dễ hơn. Nửa đêm, cả ba lặng lẽ xuống một con thuyền nhỏ có mui che, xuôi sông nhánh ra sông cái Nạm Ca Đinh. Thuyền do bạn đúng ra thuê giúp, giống như nhiều chiếc thuyền buôn lâm sản khác đang qua lại trên sông. Chủ thuyền trạc ngoài bốn mươi, khá sõi tiếng. Việt. Ông ta có cảm tình với. Việt Nam vì đôi lần nghe ông nói đến Bác Hồ, đến Việt Minh với lời lẽ kính trọng.
Cuối mùa lũ, dòng Nạm Ca Đinh cũng như những dòng sông của Việt Nam còn đỏ lừ phù sa. Tiếng sóng táp mạn oàm oạp, thuyền chao như đưa võng, làm tăng cảm giác buồn ngủ. Hai anh vệ binh mới rời bản được một đoạn đã khò khò ngon lành, ông Nhị Nguyễn gối đầu lên cái ba lô vàng bỗng không ngủ được, nhớ Hà Nội, nhớ Nghĩa da diết.
Nghĩa là con một chủ tiệm vải giàu có ở phố Hàng Đào, cô học sau ông ba lớp. Nhà Nghĩa có hai chị em, bà chị đã đi lấy chồng Hai người quen nhau trên Sa Pa vào dịp nghỉ Noen năm 1944. Năm ấy. Đoàn hướng đạo Lam Sơn tổ chức cắm trại, định chính phục đỉnh cao nhất Việt Nam là Phan Xi Pang. Đi tàu hoả đến Sa Pa trời đổ lạnh ghê gớm, ba, bốn độ âm, dân địa phương bảo đã mấy chục năm chưa bao giờ rét như vậy. Không thể leo núi, thì có được cái may mắn là ngắm trời tuyết. Cánh sinh viên mới chỉ biết tuyết trong phim ảnh phương Tây, còn đây được nhìn sờ nếm tuyết thoả thích ngay trên đất ta, ai cũng hứng khởi. Sáng, tuyết phủ trắng từng mảng trên ngọn cây, nóc nhà, ngoài bãi đá cổ. Khi mặt trời lên, các bông tuyết bay phơ phất, lấp loá, tuyết trên cỏ thì giòn vụn lao xao như thuỷ tinh dưới chân mọi người trước lều trại. Dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững trấn ngang một vùng trời đang quàng phủ tấm chăn bông nhẹ tếch, bồng bềnh mãi trưa mới để lộ ra chóp nhọn màu ngọc bích, đây chính là cái đích các hướng đạo sinh chưa có dịp được chinh phục. Trưa hôm đó, phía trước trại của lớp ông có một thiếu nữ dáng nhỏ nhắn, mái tóc đen mượt dài chấm lưng đang ngửa mặt lên đỉnh núi ngắm nhìn hồi lâu và Nhị Nguyễn từ phía sau vẫn thấy gò má cô vì trời lạnh nên ửng màu quả bồ quân chí, đôi môi chúm chím như sắp cười. Sao có ấy lại cười một mình? Ông tiến lại làm quen. Cái khăn choàng len hồng cuộn quanh cổ, tóc, càng làm khuôn mặt tròn trắng trẻo của cô trở nên hòng hào tươi tắn hơn. Có nhìn ông và nói rất tự nhiên như đã quen nhau từ trước rồi:
- Giá hôm nay chúng ta được leo tới Phan Xi Pang anh nhỉ?
- Giờ ta cùng đi chính phục nhé. - Nhị Nguyễn nói ra câu ấy cùng hết sức tự nhiên
- Có hai người thôi ư? Nói rồi có cười giòn tan đôi mắt hơi nheo nheo hóm hỉnh.
Quen thoáng chốc và nói ra những câu chẳng đâu vào đâu như vậy. Khi chia tay. Nhị Nguyễn không quen hỏi:
- Em tên là gì?
- Nghĩa ạ
- Đệm Thuỷ hay Mộng?
- Nguyễn Thị Nghĩa ạ.
- Giống tên thôn nữ quá nhỉ?
- Em là gái quê mà!
- Thật ư? Ở tỉnh nào?
Đến đây nghe có tiếng cười khúc khích, các bạn cùng lớp với Nghĩa đã đến sau lưng do mải nói chuyến không biết. Một cô tinh nghịch bảo với Nhị Nguyễn:
- Bạn ấy ở quê thực đấy. Xã Hàng Đào, huyện Bờ Hồ, tỉnh Thăng Long ấy mà.
Sau chuyến Sa Pa tuyệt tráng ấy, hai người năng gặp nhau phần nhiều do ông chủ động tìm đến, có khi chỉ là cái nhìn bâng quơ cùng nụ cười tình tứ và cái vẫy tay. Rồi hẹn hò đấy vào là quán cà phe nhỏ ở góc phố Lambert (phố Hàng Bún bây giờ, cắt đường Quan Thánh). Chuyên lúc nào cũng nở như ngô rang. Chuyện thời cuộc trong nước, thế giới, chuyện nhàn, chuyện học, chuyện bạn bè, cả chuyện riêng tư. Cứ nói qua lại hàng giờ không thấy chán. Ban đầu là cảm mên, nhớ nhung hình ảnh nhau luôn hiện về trong giấc ngủ. Không biết từ lúc nào, nhớ nhau đến cháy lòng mỗi ngày không gặp là không thể chịu được. Bà chị Nghĩa biết chuyện bảo, cậu ấy nom cao ráo bảnh trai, đứng đắn, chỉ phải cái nhà hơi nghèo. Mà nhà Nhị Nguyễn quá chênh so với nhà Nghĩa. Cha dậy tiểu học, lương ba cọc ba đồng, mẹ bán hàng xén, mở cửa hàng tại nhà, một căn nhà nhỏ mặt tiền nhìn ra ô Cầu Giấy ven nội. Nghĩa có lần bảo, em yêu, chẳng quan tâm đến giàu nghèo. Câu nói ấy làm ông cảm động mãi. Ông trân trọng nàng, trân trọng đến mức coi nàng như thứ đồ quý giá dễ vỡ, chỉ kính nhi viễn chi thôi, chạm vào là vỡ vụn ra đấy. Có lẽ vì cái sự “trân trọng” ấy mà suốt gần hai năm bên nhau không biết bao nhiêu lần, đi khắp Hà Nội, nôki ngoại thành đâu cũng có dấu ấn kỷ niệm mà ông mới chỉ dám một lần cầm tay nàng đưa lên môi hôn. Mấy bạn trai cùng lớp chê ông quỷnh, có cậu bặm trợn bảo, vào tay tao chỉ một tuần là có “khám phá”, Nghĩa lại bảo kệ họ kê kích, mình có lập trường của mình chứ. Sự khích lẹ của nàng làm ông càng thêm dè dặt chỉ ánh mắt là nói với nhau nhiều điều. Một mối tình trong mộng, mối tình sách vở, mối tình thuần khiết. Những ngày đầu năm 1945 ở Hà Nội sôi sục phong trào cách mạng và những sinh viên trong đoàn hướng đạo có nhiều sự lựa chọn họ có thể tham gia: Việt Minh, Đại Việt hay Việt Quốc, Việt Cách. Ngay từ đầu ông đã theo huynh trưởng vì ông biết Việt Minh là tổ chức cách mạng rộng lớn, đòi độc lập cho đất nước ông nhớ lần ấy, vừa cùng Nghĩa định rẽ vào quán cà phe phố Lambert thì gặp Bùi Diễm, một bạn học ở Cao đẳng khoa học và cũng hoạt động trong Tổng họi sinh viên. Là con một nhà nho có tiếng ở Bắc Kỳ, nhưng được cái tính Bùi Diễm không kênh kiệu, dễ chơi. Gật đầu chào nhau, rồi anh ta chủ động đến gần nói với Nhị Nguyễn, mình biết cậu có nhiệt huyết, theo Việt Minh, nhưng mình cho đây không phải con đường của cậu, thực chất đây là phong trào của công nhân, nông dân, bọn trí thức chúng ta chẳng cô vị trí gì đâu. Ông cười bảo lại, mình thấy Việt Minh đối xử rất bình đẳng, không phân biệt trí thức hay công nông, một trí thức như huynh trưởng Tạ Quang Bửu còn theo và đang có vị trí lớn cơ mà. Không thuyết phục được Nhị Nguyễn, anh ta lẳng lặng bỏ đi. Sau đó ông mới được bạn bè cho biết, Bùi Diễm đã ra nhập Đại Việt từ năm 1944 và đang là trợ thủ đắc lực của lãnh tụ đảng này là Trương Tử Anh, một phần tử chống Việt Minh quyết liệt. Gần ba mươi năm sau, đến thời chống Mỹ, một lần từ chiến trường Lào về Hà Nội họp, đọc trên tờ Nhân Dân, ông mới biết Bùi Diễm là đại sứ của chính quyền nguỵ Sài Gòn tại Hoa Kỳ trong các năm 1967-1972 và còn làm tiếp đại sứ lưu động cho đến khi chính quyền này hoàn toàn sụp đổ ngày 30-4-1975. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, hầu hết bạn bè lớp Nhị Nguyễn đều xếp bút nghiên lên đàng tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân, đúng như lời một bài ca mà hai người bạn cùng trường với ông là Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng đã sáng tác, trở thành bài ca cách mạng được nhiều người thuộc và hát vang trên đường phố. Số phân hoá là người của chiến tuyến bên kia như Bùi Diễm, cũng không phải là hiếm.
Hôm chia tay ông lên chiến khu, Nghĩa ở lại Hà Nội với gia đình, nàng khóc sưng mọng cả mắt ông bảo, nhất định anh sẽ về trong ngày giải phóng, em chờ anh chứ? Đôi mắt huyền với lần mi dài cong đẫm lệ, nàng nhìn ông khẽ gật gật đầu thay cho lời ước hẹn, em sẽ chờ! Vậy là đã ba năm rồi. Một lần, một anh quân báo của Bộ tổng tham mưu hoạt động nội thành trở về, đưa cho ông lá thư của Nghĩa (Có lúc anh ở trong nhà Nghĩa - một cơ sở đặc tình của ta). Lá thư khá dài trong đó có đoạn “cô bạn thân của em vừa phải đi nạo thai nó vẫn yêu T, anh biết rồi đấy. Hôm đón nó, người xanh dớt, đi không vững, nom tội quá. Nó bảo mình không thích anh ấy đâu, yêu là vậy phải hết mình. Mình nói điều này cậu đừng giận, Nhị Nguyễn yêu cậu vậy có nhạt quá không. Em không biết nói với, thế nào và cũng chẳng nghĩ đến chuyện nhạt hay không nhạt. Lập trường của anh thật kiên định! Dù sao cũng thấy buồn buồn. Bao giờ kháng chiến thành công hở anh”. Sau khi đọc thư ông cảm thấy bi quan. Nàng chê cái sự quá nhát trong tình yêu đây. Nàng sẽ đi lấy chồng chứ việc gì phải đợi chờ một anh chàng vừa nghèo vừa khô như ngói như ông kia chứ. Nhưng sau đó ông nhận được tin đưa ra, Nghĩa vẫn học hành chăm chỉ và chưa hề có “vệ sĩ” ngày ngày đưa đón ông còn ấp ủ trong lòng một tia hy vọng mong manh.
Thuyền xuôi dòng được một đoạn dài trong đêm. Trời hửng. Tia nắng mới phía đông vô tình dọi thẳng vào mắt làm Lèng Cảnh bừng tỉnh dậy. Anh nhoài người ra đầu thuyền bỗng gọi rối rít.
- Anh Nhị Nguyễn, anh Bình ra xem này. Cảnh đẹp chưa!
Ông cũng chỉ chợp mắt được một lúc, nghe gọi nhìn ra cửa mui thuyền, quả là nơi ngã ba sông trên bên dưới thuyền tấp nập. Chủ thuyền bảo đó là nơi giao nhau của con sông nhánh Nạm Muôn với Nạm Ca Đinh về thị trấn biến giới Pạc Ca Đinh chỉ còn khoảng sáu chục cây nữa thôi. Đúng lúc ấy, nhác thấy trên bờ có toán lính đi tuần súng khoác vai. Bỗng chúng tất tả chạy ra sát mép sông, một tên hướng mặt về phía thuyền cầm cờ hiệu vẫy vẫy, còn hai tên đều làm động tác giương súng tỏ ý sẵn sàng bắn. Chủ thuyền bảo, nó đòi vào kiểm tra. Lèng Cảnh bảo, cứ chạy được không? Không được chủ thuyền bảo nó bắn và truy sát đến cùng. Ông Nhị Nguyễn nhìn cái ba lô vàng để trên đầu sạp tránh sao khỏi chúng bật mở. Khoảnh khắc trong đầu ông nảy ra một quyết định ông bảo chủ thuyền.
- Anh cho một đoạn dây để dòng cái ba lô này xuống sông. Nó phát hiện trên thuyền là rất nguy.
Mặt chủ thuyền biến sắc. Chắc hẳn lúc nhận chở ông ta cũng chỉ lờ mờ biết đoàn sang Thái vì một việc hệ trọng chứ không phải chỉ là thăm người nhà hay dưỡng bệnh. Giờ nếu lính phát hiện trong ba lô kia có đồ quốc cấm thì chẳng những khách bị bắt mà chủ thuyền cũng liên luỵ. Cảnh chợt hiểu ý ông Nhị Nguyễn quay ra giục chủ thuyền, phải tìm ngay sợi dây nhỏ mà bền. Ông chủ thuyền liền cúi xuống chỗ buộc mái chèo, cởi một sợi dây thép mềm được một đoạn khá dài. Bình cầm lấy sợi dây vội buộc túm vào quai ba lô, thử nhấc, không thể tuột. Người chủ thuyền đến chỗ giữa mạn, cài buộc đầu dây thật chắc vào phía ngoài mui ông Nhị Nguyễn cùng. Lèng Cảnh từ từ thả cái ba lô xuống. Ba lô chìm nghỉm ngay ông còn nhìn đi nhìn lại đoạn dây thép, may mà màu nó lẫn vào màu gỗ phải để ý kỹ mới nhận ra. Thuyền cập bến. Một tên lính cầm súng đứng canh trên bờ, còn hai tên nhảy lên, làm thuyền hơi chòng chành. Tên đội trưởng hỏi chủ thuyền bằng tiếng Lào, chúng quay sang nhìn ba người, bắt xuất trình giấy tờ. Cơ sở của ta ở bản Pu Loong đã làm cho mỗi người một giấy tuỳ thân, là Việt kiều sang Nong Khai, Thái Lan thăm người nhà. Chứng lại yêu cầu kiểm tra hành lý và còn bắt chủ thuyền lạt cả ván dưới lòng thuyền lên cho ngó. Tên đội trưởng nhìn ba lô rồi nhìn ông Nhị Nguyễn, giơ hai ngón tay, có ý hỏi ba người sao có hai?
Ông Nhị Nguyễn sắc mặt không đổi bảo với chủ chuyển dịch cho nó hiểu, ông mới ốm dậy sang Thái vừa là thăm người nhà vừa chữa bệnh, đồ đạc tư trang không có gì nhiều, chia ra cho hai người em đây mang giúp. Tên đội trưởng chăm chú nhìn tên lính giở từng thứ trong cả hai ba lô toàn quần áo, đồ dùng sinh hoạt cùng một ít thuốc sốt rét. Nhìn chúng lục tung ba lô ông Nhị Nguyễn chợt nghĩ chúng khám từng người thì sao, khẩu súng ngắn ông vẫn giấu dưới bụng nếu chúng lần ra không cách gì khác là phải liều, khử cả hai và ép chủ thuyền tháo chạy hoặc giả chúng nhìn thấy sợi dây thép đáng ngờ buộc ngoài mui thuyền.
May mà không diễn ra các tình huống xấu ấy. Hai tên lơ láo nhìn quanh một hồi trong thuyền trả lại giấy tờ rồi nhảy lên bờ. Cả ba đều thở phào. Thuyền lại từ từ ra giữa dòng, kéo theo mười mấy cân vàng bên dưới mạn. Trước lúc đi, cơ sở của ta ở bản Pu Loong đã lường trước việc bị khám xét, nhưng cái ba lô vàng họ cũng không biết, chỉ biết ông Nhị Nguyễn sang Thái với một trọng trách nào đây, nên tưởng ba lô chỉ đựng những đồ bình thường. Còn ông Nhị Nguyễn thì lại chưa lường được tình huống này, may mà thuyền đã rời trạm kiểm soát của địch được một đoạn ông Nhị Nguyễn nói với hai bạn:
- Từ đây đến biên giới còn nhiều trạm cũng không ngoại trừ khả năng có nội gián báo, chứng sẽ tìm mọi cách khám xét gắt gao hơn. Nếu cứ đi thuyền kiểu này thì rất mạo hiểm. Phải tìm cách khác.
Lèng Cảnh và Bình đều bảo đến giờ tim còn đạp thình thịch. Có súng trong tay cũng lắm là tử chiến. Đằng này lại ở thế hoàn toàn bất lợi. Bây giờ bỏ thuyền lên cạn cũng dở. Đoạn từ đây đến biên giới phải qua nhiều đồn bốt, chỗ có rừng chỗ trông trải khi bị địch phát hiện khô thoát. Nên hỏi chủ thuyền, ông này tin cậy được cơ sở ta mới thuê, chỉ cần giữ kín việc mang ba lô vàng. Chủ thuyền được mời vào khoang ông ta cũng bảo, càng về gần biên giới càng bị kiểm kỹ hơn. Suy nghĩ một lát, ông nói:
- Hay thế này. Thuyền ta to, đi châm dễ bị phát hiện. Thuê thuyền độc mộc đi nhanh lại ít động nước. Ngày nghỉ đêm đi. Những nơi có bốt canh tôi biết cả, trù tính vượt qua vào lúc nửa đêm lơi lỏng kiểm soát.
Thuyền đi chậm lại chờ trời tối rồi cặp vào một bờ vắng. Cái ba lô được kéo lên. Nước chảy tong tỏng khi Nhị Nguyễn cầm đặt xuống bờ, đáy ba lô lún hẳn vào bùn non. Trên đường vào bản chủ thuyền không nén được cơn tò mò hỏi riêng Lèng Cảnh:
- Hay các ông đi buôn thuốc phiện, lấy ngân quỹ cho chính phủ kháng chiến?
Lèng chẳng biết trả lời ra sao, gãi tai đe:
- Phải câm như thóc đây nhá. Nói ra là mắt đầu!
- Yên tâm. - Chủ thuyền nói
Đêm đó nghỉ tại một bản cách bờ sông không xa. Đây là bản lớn toàn người Lào Lùm. Nhà, đường đi lôai lại được phân chia mạch lạc. Có vài ngôi nhà gỗ to đẹp nổi bật cửa hàng bày biện nom hoa cả mắt, trước san còn có cả ô tô chuyến chở hàng. Đoàn của ông Nhị Nguyễn vào một quán trọ, thuê phòng đàng hoàng.
Sáng. Chủ thuyền đi lên hệ, mãi trưa mới về, bảo là đã tìm được một thuyền độc mộc nhận chở. Nhị Nguyễn đi xem thuyền, còn hai người ở lại trông đồ. Đúng là độc mộc một cây gỗ liền không có ti nào chặp vá nom thực thon thả vững chắc.
Chủ thuyền vui kể chuyện, nhà ông đã ba đời làm nghề đẽo thuyền nổi tiếng nhất vùng. Thuyền làm ra để nhà dùng ai muốn mua thì bán, giá gần bằng chiếc ô tô chở hàng. Trên rừng chỉ có hai loài cây làm thuyền độc mộc tốt nhất là chò chỉ và săng lẻ. Phải chọn cây thẳng tắp, không vệt sâu, mục trên thân và có tuổi từ một trăm rưởi đến hai trăm năm trở lên tức cỡ hai người lớn vòng tay ôm quanh gốc vừa khít. Chặt về tước hết vỏ, ngâm trong ao bùn từ một đến hai năm mới vớt lên, để khô trong bông râm. Việc đẽo, khoét hoàn toàn bằng rìu, thành một chiếc thuyền dài khoảng bốn mét, rộng một mét, phía mũi lượn cong hình cánh cung. Hoàn chỉnh rồi, lấy quả cây nhọi về giã nhuyẽn trộn với nhựa cây sơn, thành một thứ hồ sền sệt quêt kỹ mấy nước trong, ngoài thuyền, không còn sợ một mục. Đôi mái chèo thì bằng gỗ thừng mực là tốt nhất, vừa nhẹ vừa dẻo.
Việc thuê chóng vánh, nhưng chủ thuyền độc mộc cứ nhất định không giao thuyền, anh ta muốn tự chèo. Ông Nhị Nguyễn không chịu. Biết anh ta là người thế nào mà cùng đi. Thuyền lại không có mui, trơ khấc ra đây cả ba cái ba lô, nếu gặp địch hết đường giấu. Chủ thuyền cũ thuyết phục chủ thuyền mới, không phải lo mất thuyền, chính ông ta sẽ lái trả khách ở biên giới rồi quay lại, cái thuyền của ông để lại đây làm bằng cơ mà. Chủ thuyền độc mộc nhận tiền rồi, ngần ngừ mãi sau mới gật.
Thêm một tuần sống trong sự chòng chành, im hơi bặt tiếng trên con thuyền độc mộc, tốc độ hành tiến ấy là ngang rùa bò. Ngày nghỉ đêm đi. Có mấy đoạn phải ém lại đến sốt ruột trong lùm cây, vì thấy từ xa bốt địch rà đèn pha trên mặt nước loang loáng, phải chờ lúc gần sáng chứng lơi quét mới vụt qua được.
Một đêm trăng mờ. Mặt nước mênh mang hơi sương bốc nghi ngút. Thuyền độc mộc như mũi tên lao vút qua ngã ba sông Nạm Ca Đinh - Mekong cắm phập vào địa phận đất Thái. Đã nghe tiếng lạo xạo dưới đây thuyền. Vậy là trót lọt rồi! Tất cả cùng nhảy lên cạn. Bờ sông hoang vu gió ràn rạt, mãi xa xa thấy có ánh đèn lập loè. Vùng đất an toàn - xứ người.
Ba người đứng sát nhau ông Nhị Nguyễn khoác ba lô cảm thấy sắp rơi lẹ khi ôm. Lèng Cảnh. Ông thủ thỉ.
- Về nước rồi cố học cho hết tiểu học nhé. Bộ đội văn hoá thấp quá không tiến bộ được đâu. Mà em thông minh lắm. Cho gửi lời thăm Pen Ni nhé. Đừng có đứng núi này trông núi nọ đấy. Yêu không phải trò đùa đâu!
Không ngờ anh chàng lại mau nước mắt, cứ thổn thức, nước mắt nhỏ xuống bờ vai ông:
- Bao giờ mới gặp lại anh? - Lèng nghẹn lời - Kháng chiến thành công em và Pen Ni về Hà Nội tìm anh nhé!
Ông lại ôm Nguyễn Văn Bình tạm biệt. Anh chàng mãi sau mới nói nhỏ vào tai ông giọng buồn rười rượi.
- Anh tha lỗi cho em chứ?
- Cho qua lâu rồi mà. Ai chẳng có lúc mắc khuyết điếm. Trên đường về, nhớ đừng để Cảnh sa vào chuyện gái gẩm đấy. Cho gửi lời chào trạm trưởng không biết đùa của cậu nhé.
- Anh tha lỗi cho Bình thực chứ? - Bình gặng.
Khó cho cậu ấy, lương tâm còn cắn dứt khôn nguôi. Rồi ông mở túi áo ngực lấy ra cả xấp tiền Kíp đưa cho Bình nói:
- Đây là số tiền cấp trên cho phép tiêu dọc đường còn lại ngần này. Hai cậu về bản Pu Loong mua thuốc và quần áo làm quà cho bố mẹ. Mình sang đây có chỗ nương nhờ rồi.