ho đến khi bùng nổ các cuộc biểu tình của Phật giáo chống lại chế độ của ông Diệm hồi tháng năm năm 1963, phần lớn công chủng Mỹ đã không để ý gì đến sự “suy yếu chính trị” diễn tả trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài: không khí nghi kỵ, sự bất bình ngấm ngầm lan rộng đối với chế độ độc tài của ông Diệm, tệ đoan tham nhũng, sự bất bình bị kiềm chế trong Quân đội(1). Ở Mỹ, những tháng đầu năm 1963 là một mùa của những lòi tuyên bố công khai cương quyết về cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong thông điệp về tình trạng Liên bang đọc ngày 14 tháng giêng Tổng thống Kennedy tuyên bố rằng: mũi nhọn xâm lăng đã cùn nhụt tại Việt Nam, trong khi Đô đốc Harry D. Felt, Tong tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương tiên đoán chiến thắng trong vòng ba năm. Mặc dầu điều này phản ảnh quan điểm nổi bật trong giới các nhà hoạch định chính sách, một bản ước tính tình bảo Quốc gia ngày 17 tháng tư đã đưa ra một hình ảnh kém phần sảng sủa. Giả định rằng sự giúp đỡ bên ngoài dành cho Việt Cộng không gia tăng, bản ước tính tình báo cho rằng quân du kích có thể “bị kiềm chế về mặt quân sự, nhưng cũng cho rằng vẫn chưa có bằng chứng rõ rệt tỏ ra là địch quân đã “bị tổn thương nặng”, vì các cố gắng chiến tranh của Đồng minh. Kết luận là “Tình hình vẫn còn bất trắc”. Hơn nữa, theo tài liệu của Ngũ giác đài nhớ lại, các sĩ quan trong quân đội đã hai lần mưu sát Tổng thống Diệm hồi tháng 11-1960 và tháng 2-1962. Thâm tâm không tin cậy quân đội, Tổng thống Nam Việt Nam đã đặt những người thân tín nắm những chức vụ chỉ huy trọng yếu trong quân đội chung quanh Sài gòn, đặt một hệ thống những vị chỉ huy quân sự tin cẩn tại các tỉnh và loại bỏ những phần tử chống đối mạnh và những vị chỉ huy bất mãn trong quân đội. MỸ CÓ PHẦN LÂM THẾ BỊ ĐỘNG Trong nhiều năm, các bản tường trình tình báo đã nói đến cái tác dụng hao mòn của những phương pháp như vậy đối với tinh thần của quân đội. Thỉnh thoảng các báo cáo này cũng nói đến cái hố cách biệt giữa nhà lãnh đạo quan lại với số dân quê mất thiện cảm. Hay sự bất bình trong giới trung lưu ở thành thị cảm thấy bị những kiểm soát quá mức về chính trị và không còn có tiếng nói chính trị đích thực. Có những lúc ngay cả Hoa Thịnh Đốn cũng cảm thấy thất vọng vì người đồng minh đã lựa chọn của mình, vì đã thất bại không thu hút được nhiều hơn sự thần phục của dân chũng qua những cải tổ về chính trị quân sự và kinh tế. Nhưng nước Mỹ đã trỏ nên quen thuộc với việc Tổng thống Diệm bác bỏ lời khuyến cáo của họ và hồi đầu năm 1963, Mỹ phần nào cảm thấy mình lâm vào cái thế bị động phòng thủ trước lời phàn nàn của ông Diệm là có quá nhiều người Mỹ tọc mạch dòm ngó khắp nước ông. Bản tường thuật của Ngũ giác đài nhở lại rằng: “Khi mà sự cam kết và can thiệp của Mỹ ăn sâu, những mâu thuẫn giữa các cố vấn Mỹ và các đồng nghiệp Việt Nam ở mọi cấp bậc gia tăng, ông Diệm dưới ảnh hưởng của ông Nhu đã phàn nàn về số lượng và sự sốt sắng của các cố vấn. Ông Diệm nói rằng các cố vấn đã tạo ra cái ấn tượng thực dân trong dân chúng”. Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài kể lại cuộc khủng lioảng chính trị hồi 1963, thì tia lửa khỏi nghĩa bùng lên ở thành phố miền Trung Việt Nam ngày 8 tháng 5 khi quân đội chánh phủ nổ súng vào một đảm đông Phật tử trương các biểu ngữ tôn giáo bất chấp lệnh cấm của chánh phủ, tám người đã bị giết, mười bốn người khác bị thương, khi họ bị xe cơ giới đàn áp. Chế độ đổ lỗi cho một tên Việt Cộng khiêu khích, Phật tử đòi chánh phủ phải nhận lỗi và bồi thường cho các gia đình nạn nhân. Tổng thống Diệm bác bỏ và mặc dầu những nhượng bộ bề ngoài, sự bế tắc không bao giờ được khai thông. Hai bên đi vào một loạt những cuộc đương đầu ngày càng bạo động. Những cuộc phản khảng của Phật tử biểu tình của quần chúng và những vụ tự thiêu của các nhà sư áo vàng được đối phó bằng dùi cui cảnh sát và những vụ bắt bớ ngày một nhiều. Bà Nhu “người em dâu bạo mồm bạo miệng của ông Tổng thống không vợ, đã làm phe đối lập nổi giận khi bà ta chế giễu những vụ tự thiêu của người Phật giáo là những vụ quay heo”. Ở ngoại quốc các vụ tự thiêu này đã gây xúc động ồn ào, nhứt là ở Mỹ, khiến chánh phủ Kennedy bị dư luận chỉ trích nặng nề vì chỉnh sách ủng hộ ông Diệm của Mỹ. CÂY THU LÔI HÚT NHỮNG THẤT BẠI Vụ xảy ra ban đầu hồi tháng 5 khó lòng đủ làm cho các cơ sở quyền lực bị lung lay. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài quy trách cho sự cứng rắn nặng tính chất quan lại của chế độ là nhiên liệu cho cuộc khủng hoảng bùng ra. Các cuộc phản kháng của Phật giáo đã trở thành một cây thu lôi thu bút những thất bại chính trị chồng chất. Lần đầu tiên những cuộc phản kháng cho công chúng Mỹ nhìn thấy chiều sâu sự bất bình của người Việt Nam đối với chánh phủ. Vào đầu tháng 7 các nhân viên CIA từng báo động về hai âm mưu đảo chánh triển khai mau chóng. Và một bản ước tính tình báo quốc gia đặc biệt hôm 10 tháng 7 tiên đoán rằng trừ phi Tổng thống Diệm thoả mãn các Phật tử “các sự rối loạn sẽ có thể bủng nổ nữa và các cơ hội cho một cuộc đảo chánh hay các âm mưu ám sát nhằm vào ông sẽ trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết”. (Bản ước tính tình báo số 53-2-63). Vào ngày hôm sau đó, ông Nhu ngang nhiên thay đổi một vài tướng lãnh cao cấp và âm mưu tạm thời được hoá giải. Suốt các tháng năm và sáu, Toà Đại sứ Mỹ đã cố gắng thúc giục Tổng thống Diệm thoả mãn các đòi hỏi của Phật giáo bằng những chiến thuật khi mềm khi cứng. Đại sứ Frederick E. Nolting, một người gốc tiểu bang Virginie ăn nói nhỏ nhẹ mà theo nhận xét trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, coi việc thuận hảo với ông Diệm là bổn phận của mình, đã cố thuyết phục một cách khéo léo. Khi ông đi nghỉ, người phụ tá của ông là William C. Truehart, áp dụng một đường lối cứng rắn, ngày 12 tháng 6 đã cảnh cáo ông Diệm rằng trừ khi cuộc khủng hoảng Phật giáo được giải quyết, không thì nước Mỹ buộc lòng sẽ phải từ bỏ ông(2). Rút ngắn những ngày nghỉ, Nolting đã bay về Hoa Thịnh Đốn hồi đầu tháng 7 khuyến cáo chánh phủ không vội bỏ ông Diệm viện lẽ rằng việc lật đổ ông sẽ đưa Việt Nam chìm đắm vào cuộc nội chiến vì tôn giáo. Mặc dầu Tổng thống Kennedy đã có quyết định gởi ông Lodge sang Sài gòn giữ chức đại sứ vào cuối tháng tám, ông cũng dành cho Nolting một cơ hội cuối cùng đề cố gắng thuyết phục ông Diệm nhượng bộ Phật giáo. Tài liệu Ngũ giác đài cho biết rằng hôm 14 tháng 8 đúng vào ngày lên đường rời Việt Nam, đại sứ Nolting đã nhận được một lời hứa như vậy. Như một cử chỉ cuối cùng đối với vị đại sứ Mỹ sắp ra đi, Tổng thống Diệm cho báo chí phỏng vấn ngày 15-8 nói rằng nhân nhượng vẫn luôn luôn là chánh sách của ông đối với Phật giáo và trái với những lời chỉ trích của bà Nhu trước đây ông Diệm đã xác định rằng gia đình ông hài lòng về việc chỉ định ông Lodge. TẤN CÔNG CHÙA: HOA THỊNH ĐỐN XÚC ĐỘNG Sáu ngày sau đó (21-8-63) đập ngăn đã vỡ tung. Lực lượng Đặc biệt Việt Nam mở các cuộc tấn công nửa đêm vào chùa chiền Phật giáo trên toàn quốc. Trên 1.400 người phần lớn là sư sãi bị bắt và nhiều người trong số này bị đánh đập. Hai ngày sau đó các tướng lãnh đang mưu toan đảo chánh chống ông Diệm lần đầu tiên tìm sự ủng hộ chánh thức của người Mỹ. Các vụ tẩn công chùa chiền làm Hoa Thịnh Đốn thất kinh. Bản tường thuật của Ngũ giác đài viết: “Chối bỏ một cách tàn bạo và trắng trọn lời hứa long trọng của ông Diệm, các vụ tấn công ấy là một cú tát trắng trợn thẳng vào mặt Mỹ. Dù hay dù dở, các cuộc tấn công chùa chiền hôm 21 tháng 8 đã quyết định vấn đề cho chúng ta”. Các viên chức Mỹ đặc biệt cảm thấy khổ tâm vì lẽ các vụ tấn công ấy được thực hiện do Lực lượng Đặc biệt, phần lớn do CIA, cung cấp ngân khoản đề dùng vào các cuộc hành quân bí mật, nhưng trên thực tế đã trở thành một thứ quân đội riêng của ông Nhu(3). Bản tài liệu của Ngũ giác đài đã diễn tả việc ông Nhu đã cắt các dây điện thoại của Toà đại sứ như thế nào để cho các viên chức Mỹ không biết gì cả và ông ta đã lừa gạt họ như thế nào để họ tin quân đội đã làm cuộc tấn công chùa chiền ấy. Vì quân đội đã ban hành lệnh giới nghiêm một ngày trước đó và vì một số cánh quân tấn công chùa đã mặc đồ rằn của quân Dù, cho nên trong báo cáo đầu tiên gửi về Hoa Thịnh Đốn, Toà Đại sứ đã trách cứ phía quân đội. Khi đó, theo bản nghiên cứu, ông Nhu đã vượt hệ thống chỉ huy của quân đội và đích thân ra lệnh mở các cuộc tấn công chùa. Thuyết này không cho biết rõ là liệu Tổng thống Diệm có chấp thuận trước hay chỉ chấp nhận sail khi sự đã rồi. BỊ TỐ GIÁC Ở CẢ HAI THỦ ĐÔ Ở cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Sài gòn, nước Mỹ tố giác những cuộc tấn công chùa chiền và không liên kết với các chánh sách đàn áp như thế. Ỏng Lodge khi đó ở Honolulu để nghe các cuộc thuyết trình giờ chót, đã được lệnh sang ngay Sài gòn và phi cơ ông tới nơi ngày 22 tháng tám. Thật là ý nghĩa khi bản nghiên cứu của Ngũ giác đài trong phần sau đó đã dùng cái tựa đề là “Lodge đương đầu Diệm”. Điều mà bản nghiên cứu gọi là “những lời yêu cầu yểm trợ đầu tiên” là của Thiếu tướng Trần Văn Đôn khi ấy là Tham mưu trưởng quân đội, một người Việt quí phái được người Pháp huấn luyện, và Thiểu tướng Lê Văn Kim, phụ tá của ông Đôn, nổi tiếng là bộ óc đích thực của cuộc đảo chánh. Mặc dầu ở địa vị cao nhưng không có quyền điều klriền trực tiếp vì ông Nhu đã nghi ngờ hai ông tướng này. Căn cử vào một bản tường trình của CIA bản nghiên cứu kể lại rằng ngày 23-8, tướng Đôn nói với một nhân viên Mỹ là Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phải rút lại bản tin qui trách cho quân đội tấn công chùa chiền và đưa ra tin chính xác đề giúp quân đội. Ông nói rằng đã đến lúc nước Mỹ cho biết rõ lập trường của mình đối với các vấn đề Việt Nam. Tướng Kim còn nói rõ hơn nữa. Các cuộc tấn công chùa chiền, ông nói với một nhân viên khác, cho thấy con đường mà ông Nhu sẽ đi và một lập trường cương quyết của Mỹ tán thành việc thay thế ông ta sẽ làm cho quân đội đoàn kết và khiến quân đội có thể có hành động chống lại ông Nhu và bà vợ ông. Điều đáng chú ý là Toà Đại sứ đã tường trình rằng các viên chức dân sự cao cấp cũng nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng việc thay thế ông Nhu là điều thiết yếu. Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Quốc phòng của ông Diệm đã khuyến cáo thẳng rằng “dù trong trường hợp nào Mỹ cũng đừng chấp nhận những điều ông bà Nhu đã làm”. Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức và cạo đầu như nhà sư để phản đối. Chưa đầy 48 giờ sau khi đến Sài gòn, Đại sứ Lodge đã đánh điện cho Bộ Ngoại giao báo cáo những điều nghe ngóng về đảo chánh nhưng thận trọng nói rằng phần lớn các viên Tư lệnh chủ chốt ở quanh Sài gòn vẫn còn trung thành với anh em họ Ngô. Sự trung thành của các sĩ quan khác không được biết rõ. Các trường họp như vậy, theo ông Lodge, sẽ làm sự yểm trợ của Mỹ cho một cuộc đảo chánh thành một “phát súng trong đêm tối”. NGUYÊN BẢN CÁC TÀI LIỆU CHÍNH YẾU BIÊN BẢN CUỘC HỌP CỦA TỒNG THỐNG KENNEDY VỀ CHẾ ĐỘ ÔNG DIỆM THÁNG 7-1963 Biên bàn này do ông Rogers Hilsman Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Viễn Đông, lập về cuộc họp tại Bạch cung ngày 4 tháng 7 năm 1963. Ngoài Tổng thống Kennedy và ông Hilsman, những người tham dự cuộc họp này còn có Thứ trưởng Ngoại giao George Ball; Thứ trưởng Ngoại giao Averall Harrỉman; Mc. George Bundy, Phụ tá Tổng thống Đặc trách An ninh Quốc gia, và Michael V. Forrestal, chuyên viên về các vấn đề Đông Nam Á trong Bộ tham mưu của Bạch cung. Tổng thống nghe thuyết trình về các biến chuyển tại Indonexia, Lào và Việt Nam, phần về Việt Nam như sau: Một bản thông cáo chung được ký kết hôm 16 tháng 6 trong đó chánh phủ thoả mãn 5 đòi hỏi của Phật giáo(4). Phật giáo và chánh phủ sau đó cùng nhau hợp tác tổ chức đám tang nhà sư tự thiêu đề tránh các rắc rối. Đám tang đã tiến hành không có lộn xộn xảy ra. Từ đó có những tin đồn loan truyền ở Sài gòn rằng chánh phủ khỏng có ý định thực thi bản thoả ước. Các dư luận nay bắt nguồn từ một bài báo trên tờ báo Anh ngữ Times of Việt Nam, do ông bà Nhu kiểm soát. Bài báo chứa đựng một sự công kích ngấm ngầm nhắm vào Mỹ và Phật giáo. Bài báo đưa ra luận diệu rằng nhà sư tự thiêu đến chết đã bị đầu độc từ truỏc và một sự thách thức có tính cách gây hấn Phật giáo rằng, nếu không có các cuộc biểu tình nào nữa vào ngày 2 tháng 7 thì có nghĩa là Phật giáo đã chấp nhận hành động của chánh phủ. Tổng thống Kennedy đưa ra vấn đề có thể có chuyện đầu độc, những ông Hilsman cho rằng phải giải thích bằng lòng nhiệt thành tôn giáo mới đúng. Ở điểm này đã có một cuộc thảo luận về khả năng loại vợ chồng ông Nhu, nhưng phán đoán chung là không thể được. Tiếp tục cuộc thuyết trình, ông Hilsman nói rằng phía Phật giáo có một yếu tố tranh đấu cố nhiên tán thành việc gia tăng các đòi hỏi cũng như tố giác chánh phủ là cố tình trì hoãn. Do đó mà cớ một yếu tố của sự thực trong quan điểm của ông Diệm cho rằng Phật giáo có thể đẩy mạnh các đòi hỏi của mình thật xa để làm cho việc sụp đổ của ông không thể tránh được. Trong các biến chuyển này Mỹ đã áp lực cực kỳ mạnh với ông Diệm để ông có những hành động chính trị. Mới đây nhất chúng ta đã khuyến cáo ông Diệm đọc một bài diễn văn trong dó sẽ có những loan báo là ông có ý định gặp các nhà lãnh đạo Phật giáo, cho phép lập ngành tuyên uý Phậl giáo trong quân đội vân vân… Nếu ông Diệm không chịu tuyên bố như thế và lại xảy ra những cuộc biểu tình nữa thì Mỹ sẽ buộc lòng phải công khai tách khỏi chánh sách Phật giáo của chánh phủ (Diệm), ông Hilsman tường trình rằng ông Diệm đã tiếp nhận đề nghị này một cách có vẻ là quá nhã nhặn, nhưng đã nói rằng ông sẽ xét việc đưa ra một lời tuyên bố như vậy. Ước tính của chúng ta là bất kề là ông Diệm sẽ làm gì sẽ có các âm mưu đảo chánh trong vòng bốn tháng sắp tới. Liệu các âm mưu đảo chánh nào thành công hay không thì đó là một vấn đề không thể nói được. Ông Hilsman nói rằng mọi người đồng ý là các khả năng xáo trộn sau một cuộc đảo chánh rõ ràng không đến nỗi như một năm trước đây. Một dấu hiệu khích lệ liên hệ tới điểm này là cuộc chiến tranh giữa các Lực lượng Việt Nam và Việt Cộng đã được tiến hành qua suốt khoảng thời gian khủng hoảng Phật giáo không hề có sự đình trệ nào rõ rệt. Lúc ấy ông Forrestal đã tường trình về các quan điểm của tướng Krulak theo đó, ngay cả khi có những khó khăn ở Sài gòn, các đơn vị quân đội ở chiến trường sẽ tiếp tục đương đầu vói Cộng quân. Ông Hilsman tiếp tục nói rằng Đại sứ Nolting tin tưởng là kết quả có vẻ đúng nhất của mộl âm mưu đảo chánh thành công mà ông Diệm bị giết là nội chiến, ông Hislman không đồng ý với quan điểm này một chút ở chỗ ông nghĩ nội chiến không phải là cái kết quả có vẻ đúng nhất mà chắc chắn chỉ là một kết quả có thể có. Do đó mà vấn đề ngày giờ Đại sứ Nolting về nước để Đại sứ Lodge sang nhận chức đã được đưa ra bàn luận. Quan điểm lúc đầu của Tổng thống là Đại sứ Nolting nên trở về ngay và Đại sứ Lodge sẽ nhận chức càng sớm càng hay ngay sau đó. Tổng thống đua ra ý kiến là Đại sứ Nolting đã thực hiện được một việc xuất sắc, rằng phương cách của ông thật là thấu tình khi ông thành công trong việc, chuyển hướng cuộc chiến, từ tình trạng tồi tệ một cách nguy hiểm trong các mối liên lạc giữa ông Diệm và chúng ta (Mỹ) thời kỳ ông nhậu chức(5). Ông Hilsman nêu ra những hy sinh cá nhân mà ông Nolting đã phải chịu trong thời kỳ này, và Tổng thống nói rằng ông hy vọng có thể tìm cách bình luận công khai với Đại sứ Nolting để làm sáng tỏ công việc tốt đẹp mà ông đã làm và ông hy vọng tìm một địa vị thích đáng cho ông ở Hoa Thịnh Đốn để ông có thể có niột chỗ ở thuận tiện cho con cái ông trong những năm sắp tới. Quyết định sau đó của Tổng thống là dành quyền quyết định về ngày giờ Đại sứ Lodge trở về cho Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Viễn Đông, và rằng Đại sứ Lodge phải trình diện tại Hoa Thịnh Đốn trước ngày 15 tháng 7, để ông có thể theo lớp học về chống nổi loạn song song với các buối thuyết trình thường lệ dành cho một Đại sứ, và rằng Đại sứ Lodge phải tới Sài gòn càng sớm càng hay ngay sau khi kết thúc lớp học về chống nổi loạn (Counter Insurgency) ngày 14 tháng 8. Đã có những sự dàn xếp để Đại sứ Nolting gặpTtổng thống lúc bốn giờ chiều ngày thứ hai 8 tháng bảy. ƯỚC TÍNH TÌNH BÁO VỀ VỤ XÁO TRỘN NĂM 1963 Trích bản ước tính tình báo Quốc gia Đặc biệt số 52-2-03 nhan đề “Tình hình miền Nam Việt Nam”, 10 tháng 7 năm 1963. KẾT LUẬN: A. Cuộc khủng hoảng Phật giáo ở miền Nam Việt Nam làm nổi bật và gia tăng sự bất mãn lan rộng và từ lâu với chế độ Diệm và kiểu chinh quyền của ông. Nếu ông Diệm thất bại và điều này có vẻ sẽ xảy ra - trong việc thực thi mau lẹ những điều cam kết của ông với Phật giáo, thì những xáo trộn sẽ có thể tái diễn và cơ hội của một cuộc đảo chánh hay cuộc mưu sát nhắm vào ông sẽ có thể thuận lợi chưa bao giờ hết… B. Sự khó chịu ngấm ngầm của chế độ Diệm về mức can thiệp của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã trở nên gay gắt vói vụ Phật giáo và đường lối cứng rắn của Mỹ áp dụng. Thái độ này hầu như chắc chắn sẽ tồn tại và có vẻ là sẽ có thêm áp lực đòi giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở đây. C. Cho đến nay, vấn đề Phật giáo chưa bị cộng sản khai thác một cách hiệu quả, nó cũng chưa có vẻ là đã có một tác dụng gì vảo cái cố gắng chống nổi loạn. Chúng tôi không nghĩ là ông Diệm có thể bị lật đổ vì một cuộc đảo chánh của Cộng sản. Chúng tôi cũng không nghĩ là Cộng sản sẽ cần phải lợi dụng nếu ông ấy bị lật đổ, vì một sự phối hợp nào đó giữa những đối thủ không Cộng sản của ông. Một chế độ kế tiếp không Cộng sản có thể lúc ban đầu không được hiệu nghiệm trong việc chống Cộng, nhưng có sự viện trợ tiếp tục của Mỹ, có thể đi đến sự lãnh đạo hiệu quá một cách hợp lý cho chánh phủ và cho cái cố gắng chiến tranh… ______________________ Chú thích: (1) Báo The Washington Post cũng dẫn tài liệu mật của Ngũ giác đài cho biết ban đầu Chánh phủ Mỹ còn chưa dứt khoát trong việc chọn lựa ông Ngô Đình Diệm một người Việt quốc gia sống bai năm trong các tu viện Thiên Chúa giáo ờ Mỹ, làm lãnh tụ miền Nam Việt Nam sau khi đất nước chia đôi hồi 1954. Nước Pháp hồi đó đang rút đi, không tín nhiệm và đã dè bỉu ông Diệm. Theo một tài liệu trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài thì Thủ tướng Pháp Edgar Fauré đã nói với Ngoại trưởng John Foster Dulles rằng ông Diệm “không những bất tài mà còn điên khùng” nữa. Nhưng Mỹ coi ông Diệm là nhà lãnh đạo không Cộng sản tốt nhất có thể tìm được, cho nên mặc dầu những sự bất hòa và bất như ý một ngày một nhiều, Mỹ vẫn cố sống với ông cho đến tháng 5-1963. (2) Cuộc tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức xảy ra vào ngày 11-6-63 giữa lúc ông Nolting Đại sứ Mỹ ở Sài gòn trên đường về Hoa Thịnh Đốn tham khảo ý kiến và đang nghỉ ở Âu châu vói gia đình. Theo chính ông Nolting cho biết trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo US News and World Report (số ngày 26-7-71), thi ông Diệm đã gửi hai bức điện văn qua Toà Đại sứ Mỹ để giục ông Nolting trở về Sài gòn, nhưng ông không nhận được một điện văn nào cả và cũng không được chi thị gì của chánh phủ Mỹ. Ông Nolting được tin ông bị thay thế qua tin tức của các đài phát thanh, giữa lúc đang nghỉ ở Âu châu, (3) Trong cuộc phỏng vấn đã dẫn, cựu đại sứ Nolting nói: Cuộc tấn công làm mọi người xúc động, và đặc biệt là tôi. Tổng thống Diệm đã hứa với tôi rằng “chánh sách nhân nhượng Phật giáo của tôi không làm trái lại được”. Vì thế cho nên dù không còn là đại sứ Mỹ, tôi đã gửi cho ông một điện văn riêng nói rằng: “Đây là lần đàu tiên Ngài đã không giữ đúng lời nói với tôi”. Tôi lấy làm tiếc đã gởi bức điện văn ấy. Về sau, tại Ba Lê, tôi gặp một trong những viên phụ tá cao cấp cửa ông Diệm lưu vong sang Ba Lê. Tôi hỏi ông xem có nhớ bức điện văn của tôi không. Ông ta nói: Có. Tôi có mang bức điện vào cho tổng thống. Ông lắc đầu và nói: “Ông ta đâu có biết, chúng ta bị gây hấn đến độ nào?” (4). Bản Thông cáo chung ký kết lúc 1 giờ 30 sáng ngày 16-6-1963 giữa uỷ ban Liên bộ gồm Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ trưởng tại Phủ tổng thống Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Văn Lương và Phái đoàn Phật giáo gồm Thượng Toạ Thích Tâm Châu, Thượng toạ Thích Thiện-Hoa, Thượng toạ Thích Huyền Quang và Đại đức Thích Đức Nghiệp. Bản thoả ước gồm 5 điểm thoả thuận về vấn đề treo cờ Phật giáo; tách Hiệp hội có tánh cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10; xét các hồ sơ khiếu nại của Phật giáo; tự do truyền giáo và hành giáo; và nghiêm trị các cán bộ cỏ trách nhiệm cững như trợ giúp các nạn nhân trong các vụ xảy ra ngày 8 tháng 5 năm 1963 ở Huế. (5) Ông Nolting sang nhận chức ờ Sài gòn từ thời 1961 và do chính Tổng thống Kennedy bổ nhiệm.