Chương 11


PHỤ LỤC

Trích từ: Từ điển thuật ngữ, Lincoln Rhyme, Chứng cứ vật lý, xuất bản lần thứ tư. New York: Forensic Press, 1994. Đã được phép in lại.
Nguồn sáng thay thế (ALS): Bất kỳ loại bóng đèn nào có cường độ sáng cao với bước sóng và màu sắc ánh sáng khác nhau, được sử dụng để hiển thị những dấu vân tay ẩn, một số loại dấu tích và chứng cứ sinh học.
Hệ thống nhận dạng dấu vân tay tự động (AFIS): Một trong những hệ thống được máy tính hóa để quét và lưu trữ dấu vân tay.
Birefringence (khúc xạ đúp): Sự khác biệt giữa hai giá trị khúc xạ do một số loại tinh thể hiển thị. Có ích trong việc nhận dạng cát, sợi và bụi bẩn.
Thẻ đăng ký vật chứng (COC): Một bản ghi chú của những người đã sở hữu một vật chứng từ lúc thu được nó lên hiện trường vụ án cho tới khi đưa nó ra tòa.
COD: Nguyên nhân tử vong.
Mẫu đối chứng: Vật chứng thu được tại hiện trường vụ án từ những nguồn đã biết, được sử dụng để so sánh với vật chứng từ một nguồn chưa biết. Ví dụ: máu, lông, tóc của nạn nhân là mẫu đối chứng.
DCDS: Chết tại hiện trường.
Kiểu thử biến thiên mật độ (D-G): Một kỹ thuật so sánh các mẫu đất để xác định xem chúng có xuất xứ từ một nơi hay không. Phép đo bằng cách thả những mẫu đất vào các ống chứa chất lỏng có giá trị mật độ khác nhau.
Nhận dạng DNA: Phân tích và lập biểu đồ cấu trúc gen trong tế bào của những loại chứng cứ sinh học nhất định (ví dụ: máu, tóc, tinh dịch) nhằm mục tiêu so sánh với mẫu đối chứng từ nghi phạm đã biết. Quy trình bao gồm tách và so sánh các đoạn DNA – deoxyribonucleic acid – đơn vị tạo dựng cơ bản của nhiễm sắc thể. Một số loại nhận dạng DNA đưa ra xác suất chứng cư xuất phát từ một cá nhân nhất định chỉ bằng vài phần trăm triệu. Còn được gọi là “nhận dạng gen” – hay còn bị gọi sai là “lấy vân tay DNA” hay “lấy vân tay gen”.
Nhà nhân chứng học pháp y: Một chuyên gia về khung xương, trợ giúp các nhà điều tra hiện trường vụ án trong việc đánh giá và nhận dạng hài cốt, khai quật mộ.
Nha sĩ pháp y: Một chuyên gia răng miệng, hỗ trợ các nhà điều tra hiện trường vụ án trong việc nhận dạng nạn nhân nhờ nghiên cứu những di cốt của răng và phân tích các chứng cứ vết cắn.
Vân: Những đường nổi lên của da trên ngón tay, bàn tay và bàn chân, mỗi người có hình dáng vân riêng biệt, duy nhất. Những dấu vân tại hiện trường vụ án có thể được phân loại thành: (1) nhựa (để lại trên các vật thể dễ bị ảnh hưởng như mát tít); (2) vật chứng (do da bị phủ các chất lạ như bụi hay máu để lại); (3) ẩn (do da bị dính chất nhờn của cơ thể như dầu hay mồ hôi để lại, thường không thấy được bằng mắt thường).
Sắc ký khí/phổ kế khối lượng (GC-MS): Hai thiết bị được sử dụng trong phân tích pháp y để xác định các chất chưa biết như ma túy hay vật chứng đã tồn tại. Chúng thường được kết nối với nhau. Sắc ký khi tách các thành phần của chất, sau đó đưa chúng sang phổ kế khối lượng, thiết bị này xác định chính xác từng thành phần.
Lưới: Cách phổ biến được sử dụng để tìm kiếm chứng cớ, theo đó nhân viên tìm kiếm khắp hiện trường theo một chiều (ví dụ từ trên xuống dưới), sau đó đi khắp hiện trường theo hướng vuông góc (tây – đông).
Tàn thuốc súng (GSR): Vật chất – cụ thể là barium và antimony – rơi rớt trên tay và quần áo của người bắn súng. GSR sẽ ở lại trên da người trong vòng sáu tiếng nếu không bị cố tình rửa trôi hay vô ý cọ sạch bởi sự tiếp xúc quá mức khi tội phạm bị bắt, bị còng (rủi ro cao hơn nếu tay bị còng ra sau lưng).
Nhận dạng vật chứng: Xác định loại hay lớp vật chất của một chứng cứ. Khái niệm này khác với “nhận dạng cá thể” là việc xác định nguồn duy nhất của vật chứng. Ví dụ, một mẩu giấy báo được tìm thấy tại hiện trường vụ án có thể được nhận dạng là loại giấy in họa báo nhưng có thể được nhận rõ là một mẩu trùng khớp với phần bị mất từ một trang bị xé trong một số nhất định của một tờ họa báo của nghi phạm. Nhận dạng cá thể, tất nhiên có giá trị chứng minh khác với nhận dạng vật chứng.
Nhận dạng cá thể: Xem “Nhận dạng vật chứng”
Vết xám: Phần da nạn nhân đã tử vong bị thâm tím, biến màu do máu bị đông và sẫm lại sau khi chết.
Nguyên tắc trao đổi của Locard: Được Edmond Locard, một nhà hình sự học người Pháp đưa ra. Lý thuyết này cho rằng luôn có sự trao đổi vật chứng giữa tội phạm và hiện trường vụ án hay nạn nhân, bất kể chứng cứ này có thể là nhỏ bé hay khó phát hiện đến đâu.
Phổ kế khối lượng: Xem “Sắc ký khí”.
Ninhydrin: Hóa chất làm hiển thị dấu vân ẩn trên những bề mặt xốp như giấy, bìa và gỗ.
Vật chứng (PE): Trong luật hình sự, PE tham chiếu tới những thực thể được trình tại tòa để hỗ trợ khẳng định của bị đơn hay công tố viên về việc một tuyên bố nào đó là đúng sự thật. Vật chứng bao gồm: các đối tượng vô tri vô giác, các chất của cơ thể và các dấu ấn (như dấu tay).
Thử máu có cơ sở: Số lượng bất kỳ các kỹ thuật hóa học sử dụng để xác định có máu vương tại hiện trường hay không, ngay cả trong trường hợp mắt thường không nhìn thấy được. Những phép thử phổ biến nhất là dùng luminol và orthotolidine.
Kính hiển vi điện tử quét (SEM): Một thiết bị bắn các hạt electron vào mẫu vật chứng cần nghiên cứu và chiếu hình ảnh thu được lên màn hình máy tính. Với SEM, có thể nhận được độ phóng đại mười vạn lần so với độ phóng đại năm trăm lần của kính hiển vi thông thường. SEM thường được gắn khối tia X tán sắc năng lượng (EDX), có thể xác định được các chất có trong mẫu khi kỹ thuật viên quan sát.
Dàn cảnh: Nỗ lực của tội phạm nhằm sắp xếp lại, thêm hay bỏ bớt chứng cứ khỏi hiện trường vụ án để tạo ấn tượng rằng tội ác do hắn hay do ai đó khác gây ra sẽ không thể tìm thấy.
Chứng cứ dấu tích: Những mẩu vật chất nhỏ, đôi khi siêu nhỏ như bụi, chất xơ và sợi.
Đối tượng: Nghi phạm chưa được xác định.
Máy làm lắng chân không kim loại (VMD): Phương tiện hữu hiệu nhất hiển thị dấu vân ẩn trên những bề mặt nhẵn. Vàng hay kẽm được làm bốc hơi trong một buồng chân không bao bọc một lớp kim loại mỏng lên đối tượng cần được quan sát, do đó làm hiển thị dấu vân.
 

Xem Tiếp: ----