Tôi chưa thể gọi là đến tổi trưởng thành vì vẫn còn mơ mộng nhiều lắm, pha thêm chút lãng mạn. Bố tôi là một nghệ sĩ, một họa sĩ, suốt đời ông lỡ làng trong nghiệp hoạ của ông. Nhưng mơ ước của ông vì thời thế hay vì gì đó không phát triển được. Nhưng ông vẫn mơ ước đến lúc nằm xuống....không một bức tranh nào của ông được để lại và người ta đã quên ông.....Quên như quên bao nhiêu những nghệ sĩ khác. Có một ngày giữa những năm trung học tôi nghĩ đến điều đó. Khi thấy trường cao đẳng mỹ thuật, mà nay có nhiều các chú các bạn cùng trường cùng khoá với bố tôi giảng dạy. Các vị ấy bây giờ là những họa sĩ có danh, có hoạ sư. Một số còn ở lại ngoài Bắc, một số ở tại SG. tôi ghi tên xin học lớp dự bị hội hoạ, song song với việc học văn hoá. Nhưng chỉ học được một năm, tôi thấy rằng mình không có năng khiếu đó, đành thôi học...... Tôi vẫn học văn hoá và tiếp tục tập viết văn. Tôi thi đậu năm đó, nhưng là đậu vớt, đậu hạng bét. Tôi tự an ủi mình, dầu sao tôi vẫn được lên lớp. Bữa tiệc của những người thi đậu tổ chức tại nhà Lê Đình Điểu, chúng tôi vừa ăn uống vừa noío chuyện tương lai. Có anh đã nói đến chương trình đại học. Lê Đình Điểu đậu khá cao, anh mơo ước sẽ học văn khoa, cả tôi cũng vậy, nhưng chuyện học hành chỉ nói được một lúc, chúng tôi lại trở về đề tài văn nghệ, chương trình sáng tác và hướng sáng tác trong tương lai, nhiều khám phá mới trong lãnh vực văn nghệ. Có bạn đã bình đến thơ của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, người được giải thưởng văn chương năm 1913. Tôi hăng hái không kém, cũng nói về Victor Hugo, Pearl Buck, vô khối thi văn hào triết gia thế giới và VN được đề cập tới. Một người bạn cao hứng ngâm ngay bài thơ Đôi Mắt người Sơn Tây, rồi Tây Tiến của Quang Dũng. Anh bạn khác cảm khái ngâm bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác. Cuộc vui chơi của chúng tôi kéo dài đến gần tối mới chấm dứt. Riêng tôi với Lê Đình Điểu còn rủ nhau đến quán cà phê Gió Bắc làm thêm một chầu cà phê đá nữa. Tới đó rất có thể tôi sẽ gặp Hoài Nam. Từ khi tôi bận học thi, tôi chưa gặp lại lần nào, và tôi cũng có chuyện cần gặp anh ta. Ngồi nhâm nhi ly cà phê đá thơm mát, tôi đột ngột hỏi Điểu: - Mình nhận được thư của Ming Ng từ ngoài Huế, cậu thấy sao nếu mình....yêu cô ta? - Lê Đình Điểu ngưng uống, đặt ly cà phê xuống bàn: - Cậu nói sao, yêu? Tôi hơi bẽn lẽn, khẽ gật đầu. Lê Đình Điểu hỏi tôi: - Có phải hình và thư của cô gái Huế thường gửi vào cho cậu đó phải không? Tôi đưa bức thư và hình ảnh của Ming Ng để sẵn trong tuío ra. Điểu chăm chú đọc, ngắm hình của Minh Ng, bức hình bán thân mơ mộng, vành nón bài thơ nghiêng nghiêng, phía sau hình có ghi vài lời đề tặng tình tứ. Điểu mỉm cười: - Hèn gì thời gian sau này tớ thấy cậu học kém hẳn đi, té ra cậu mê gái hơn văn nghệ. Tôi cãi chầy cãi cối: - Hai đứa tôi chỉ là tìng bạn với nhau thôi, chứ đâu đã có gì, cô ấy có cảm tình hơi nhiều với tớ thôi. Ái tình theo cái kiểu hàm thụ này thì ăn cái giải gì. Lê Đình Điểu không còn nghiêm khắc với tôi nữa, anh ta noói như đổ thêm dầu: - Này cậu nên ra Huế một chuyến thăm cô nàng. Tôi lắc đầu: - Ra Huế thì được thôi, nhưng dễ gì gặp được Minh Ng. - Sao vậy? - Cậu không nghe nói con gái Huế, nhất là giới quý tộc thường kín cổng cao tường lắm sao? Mặt Lê Đình Điểu ngẩn ra, anh ta nhắp một miếng cà phê, gọi thuốc thêm, chia cho tôi một điếu hút chơi cho thêm phần thơ mộng. Tiếng nhạc từ máy cũ phát ra đều đều, hình bóng cô Ngọc thấp thoáng sau rèm cửa. Những cây si quen thuộc của quán đã có đủ mặt. Giọng Lê Đình Điểu trầm hẳn xuống: - Ngoài Huế mưa dầm dề, có khi mưa thối cả trời đất cả tháng, các cô gái Huế ngoài giờ đi học chỉ ru rú ở nhà tha hồ thơ mộng. nhất là những cô thuộc giới quý tộc, dóng hoàng phái, có cái tên dài thoòng " tằng tằng " gì đó. Tôi chữa lại: - Công Tằng Tôn Nữ - Ừ, đúng vậy, công tằng tôn nữ. Điểu nói một hơi về đời sống ngoài Huế, như là anh ta từng sống ở đó, những nơi phong cảnh đẹp, sông Hương, núi ngự và những lăng tẩm vua chúa, y như điều Minh Ng viết cho tôi trong những bức thư. Thỉng thỏng Minh Ng còn gửi vào đây cho tôi những món quà đặc sản Huế, những thứ bánh kẹo thanh tao, những chuỗi hạt sen hồ Tịnh Tâm. Những món quà đó làm tôi cảm động vô cùng, và tình bạn chúng tôi trở nên đằm thắm hơn. không biết đã bước vào tình yêu chưa? Bây giờ thì tôi thả hồn về Huế, về nơi đất Thần Kinh có bóng dáng của Minh Ng, mà tôi chưa một lần gặp gỡ. Lòng tôi rung động và chỉ nghĩ đến Minh Ng, hồn rung lên qua những câu thơ Hàn Mặc Tử Sao anh không về chơi thôn vỹ Nhìn lá hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Cứ như thế tôi thả hồn lênh đênh trôi nổi qua hết những câu thơ ca tụng xứ Huế. Huế đẹp, phải dễ thương làm sao mới có bao nhiêu thi nhân ca tụng chứ. Tôi lý luận như vậy. Lê Đình Điểu thì cứ ra rả nói về Huế, tôi có nghe gì đâu, cho đế nlúc gần về Điểu vỗ vai tôi: - Này bạn, tại sao lại có vụ Hoài Nam trong thư này vậy? Tôi trả lời lửng lơ: - À, có gì đâu, một cô bạn của Minh Ng tên Thu V muốn làm quen với Hoài Nam, và mến tài thơ anh ta.... Lê Đình Điểu hít hà: - Con gái xứ đó mơ mộng ghê nhỉ, nhưng Hoài Nam nghèo rớt mồng tơi. - Cũng chẳng ăn nhằm gì. - Ờ, chẳng ăn nhằm gì được. Lê Đình Điểu châm lửa hút thêm một điếu thuốc nữa. hai ngón tay kẹp điếu thuốc lóng ngóng, hút thuốc mà chưa dám hít những hơi dài, mắt lim dim tránh khói thuốc, đây là những điếu thuốc lá đầu tiên trong đời chúng tôi. Ngón tay đập đập điếu thuốc lá rỗ tàn, và cuối cùng thì dập tắt luôn vào cái gạt sứ. Từ ngoài quán, một anh chàng dựng xe đạp đi nghênh ngang vào quán, gã Thuỳ Nhân. Thuỳ Nhân là bút hiệu của Nguyễn Khắc Giảng, cũng bạn văn nghệ với chúng tôi cả. Vẫn thường đến nhà tôi chơi, anh ta là người Quảng Trị, chính xác là người Đông Hà, ở rất gần cầu Bến hải, anh ra Huế học rồi vào SG, học ở một trường tư nào đó, nhưng là bạn văn nghệ với chúng tôi. Hắn nói có biết và quen Minh Ng ở Huế, và thường hay trêu chọc tôi hai câu thơ chữ Hán, dịch ra tiếng nôm: Ngước mặt nhìn trăng sáng Gối đầu nhớ cố hương Anh chàng này có tíng bô lô bô loa, cứ gặp tôi là chọc phá, giọng nói Quảng Trị hơi khó nghe. Chiều nay cũng vậy, gặp tôi là cái miệng bô lô. Tôi ra hiệu chặn lại: - Này cậu có gặp Hoài nam không? - Không gặp từ mấy ngày hôm nay. Có nhận được thư của Minh Ng không, có gủi gì cho nàng không mai tớ về Huế.... - Không, cám ơn, thôi muộn rồi, bọn tớ về đây. Thuý Nhân chèo kéo: - chơi đã nào, uống cà phê với tớ, mai tớ đi rồi, ba tháng nữa mới vào.... - Cám ơn, chúc thượng lộ bình an. Tôi trả tiền cà phê xong, chúng tôi chia tay nhau. Tôi về nhà, Hoài Nam đang nằm ở nhà tôi, anh ta bênh, người nóng hầm hập, mẹ tôi sót sa: - Tội nghiệp thằng bé quá đi, nó tới không gặp con, lại tính đi, mẹ thấy nó sốt quá nên giữ lại, mẹ đã cho uống thuốc rồi, con xme đặt cho nó một nồi cháo, nhớ bỏ hành nhiều, đập cái trứng gà, toát được mồ hôi là hết cảm liền. Trong khi đó xuống bếp nấu cháo cho Hoài nam, anh ta vẫn sốt li bì trên căn gác của tôi. Tôi nghĩ đến bức thư của Minh ng viết cho tôi. Ngưòi con gái nào đó mà nàng định giới thiệu cho Hoài nam, tôi nghĩ đến Hoài Nam, hoàn cảnh của bạn hiện tại, nếu không có gia đình này, anh đi lang thang trong cơn sốt, biết đâu chẳng gục ngã ở một góc đường nào đó trong thành phố? Lòng tôi nao nao thương bạn, tội nghiệp cho tuổi trẻ chúng tôi quá đi. Nếu tôi không có tình thương của mẹ, chắc ũng vậy thôi. Tôi bưng cháo cho Hoài Nam, anh ta tỉnh táo dần. tô khuấy tô cháo cho nguội bớt: - Chịu nóng một chút, rán ăn tô cháo này đi, toát được mồ hôi là đỡ liền, như xông ấy mà. lâu quá không gặp cậu. Hoài Nam ăn cháo, anh ta vẫn có dang mệt mỏi. - Mình sốt đi sốt lại hoài, nằm ở trại học sinh phú Thọ không có một viên thuốc, lại đói nữa, bọn nhà thầu trại ăn hết rồi, mình phải rán bò đi kiếm ăn lại bệnh thêm, bây giờ cứ mỗi ngày một cơn đến là mệt. Nhìn Hoài Nam múc từng muỗng cháo ăn, tôi càng thấy xót xa cho hoàn cảnh bạn: - Rán ăn đi, rồi chữa bệnh cho hết, cứ ở lại nhà tôi, cậu cứ coi nhà này như nhà của cậu vậy, những người thân gia đình tôi là người thân của cậu. Hoài Nam lặng lẽ ăn cháo, cháo nóng với hành tiêu khiến anh vã mồ hôi, tôi hiểu Hoài Nam cảm động về tình thương của gia đình tôi đối với anh, tôi rót cho anh ly trà nóng, tôi cười với anh: - Thế nào thấy đỡ chưa? - Nhờ có hai viên thuốc và tô cháo này, mình thấy ngưòi khoẻ rồi, tối nay mình lại làm thơ được. Mừng cậu thi đậu. - Nghỉ đi đã, cứ nằm đây rồi làm gì thì làm, mình có chuyện này muốn nói với cậu. - Mình khoẻ rôì, chuyện gì vậy, cứ nói ra đi. Tôi đành đưa bức thư của Minh ra: - Cậu xem bức thư này thì sẽ rõ. Hoài Nam chăm chú đọc thư, đọc xong anh trao lại cho tôi, anh cười, nụ cười của anh lúc này tươi hơn. - Tôi biết cô bé này, thỉnh thoảng có đọc thơ cô ta d0ăng trên báo, đêm nay mình lại làm thơ. Bây giờ đang có hứng, cậu pha cho mình một bình trà nhé, trà của bà cụ luôn luôn là trà ngon. - Được thôi, có cả bánh đậu xanh Rồng Vàng nữa, nhưng mình nghĩ cậu cần ngủ cho lại sức. - Nhằm nhò gì chuyện ốm đau vặt vãnh ấy, tớ nghĩ đêm nay cậu cũng thức khuya viết thư. Tôi đành chiều ý Hoài Nam, xuống bếp đun nước, xin bà cụ bánh đậu xanh và vài điếu thuốc thơm. Mẹ tôi lườm: - Bây giờ cậu lại bày đặt hút thuốc nữa? Tôi cười nịnh mẹ: - Con lớn rồi, hút thuốc chút chút cho " thơm râu ". Mẹ tôi chiều tôi nhưng vẫn nghiêm khắc: - Con nên coi chừng lời ăn tiếng nói, học đòi toàn những.....Chú nói mẹ hãy coi chừng con, cái bằng con thi đậu chẳng đáng gì đâu, chơi vừa vừa thôi, mới nút mắt ra, con bé nào ngoài huế hay viết thư cho mày đó? Tôi không trả lời mẹ, tìm đường phóng lên lầu. Hoài Nam đã kê một cái ghế ở đầu bàn học của tôi. Chúng tôi ngồi uống trà trên gác nhìn xuống ngõ hẹp đêm khuya. Hoài Nam cũng chỉ tập hút thuốc lá như tôi, anh có thói quen. Mãi tới sau này cứ đưa lên mũi ngửi hít cán thuốc. Thỉnh thoảng Hoài Nam lại lên một cơn ho, tôi can anh: - Không sao đâu " ông " ơi, mình phải làm ông " cụ non " một tí chứ! Tôi ăn miếng bánh đậu xanh, uống hớp trà nóng, đầu óc tôi thấy tỉnh táo và hình như mắt tôi thêm sáng ra, tôi nhìn xuống con hẻm, những căn nhà lụp xụp, che lợp bằng đủ thứ vật liệu gì nhặt được, ở một căn nhà nào đó vẳng ra tiếng ca vọng cổ của một người nữ buồn thê thiết. Tiếng chửi thề lè nhè của một anh say rượu đang bước thấp bước cao vào hẻm, ánh điện câu vàng vọt. Ở khu bãi rác gió thoảng đưa mùi xú uế. Phía trung tâm SG thì rưc lên ánh điện sáng. Sở rác Nguyễn Tấn Nghiệm ở đường phát Diệm cầu Kho này vẫn còn là vùng giáp ranh với ngoại thành. Tô nghĩ sẽ tả cho Minh Ng qua thu cảnh này, cũng như Minh ng tả cho tôi khu vườn nhà nàng, những câ ycối và những cái tên do chính nàng đặt cho chúng, thơ mộng và lãng mạn làm sa. Nơi tôi ở không có khung cảnh như thế, không có cả tiếng chim hót mỗi sáng. Trong phút chốc tôi thả hồn đi thật xa, như tôi đã từng thả hồn về dĩ vãng miền Bắc xa vời. Hoài Nam quan sát tôi với trí thông minh của anh, có lẽ anh hiểu tôi đang nghĩ gì, anh thân mật đặt tay lên tôi: - Đang nhĩ về Huế và Minh của cậu phải không? Tôi cười nhìn Hoài Nam: - Chắc là cậu cũng vậy? Hoài Nam gật đầu, ánh mắt anh ánh lên, tô không tin vì ảnh hưởng cơn sốt vưa qua: - Tôi nghĩ đến người Minh giới thiệu, hình như cô ta cũng làm thơ và viết tuỳ bút, truyện ngắn gì đó đăng trong văn nghệ học sinh? - Đúng vậy, tôi thấy cô ta viết cũng khá, viết trong lứa tuổi học trò. - Gia đình cô ta cũng có vẻ khá giả? - Điều đó tôi không rõ, cũng như tôi không biết gì nhiều về Minh> Tôi nghĩ những gia đình ngoài Huế hầu hết là gia đình công chức, đời sống cũng trung bình vậy thôi, chứ bây giờ có vua quan gì như ngày xưa. Cậu cô đơn, cậu cũng nên có một người bạn gái, thư từ cho đỡ buồn, chỉ có thế thôi. Hoài Nam nhìn thẳng tôi: - Ừ, có vậy thôi, mình là một thằng nghèo khổ xấu xí. - Đừng mặc cảm thế, bộ cậu nghĩ sẽ đi đến đâu nữa? - Chẳng nghĩ đến đâu hết, cuộc đời mình chắc từ đây trở đi vẫn chỉ là anh thi sĩ nghèo kiết xác, mình chỉ mê làm thơ, không hiểu sao mình lại đam mê đến thế? Hoài Nam ngưng lời một lát: - Cậu cho mình tờ giấy và cái bao thư, tối nay tôi viết cho " cô bé " một bức thư làm quen, cậu muốn ngủ thì đi ngủ trước đi. - Không, tôi cũng phải thức viết thư, ngày mai mình bỏ thư luôn thể. Hoài Nam nói: - Cậu mua tem luôn nhé! - Khó gì chuyện đó, cứ viết đi. Tôi uống ly cà phê với vài chung trà mà mắt ráo hoảnh. Dẹp những đồ ăn uống lỉnh kỉnh, chúng tôi có mặt bàn rộng thênh thang. Hoài Nam ngồi riêng rẽ một đầu bàn, chúng tôi không ai nói với ai một câu nào nữa. Tôi cắm cúi viết thư cho Minh Ng, báo tin cho nàng biết tôi đã thi đậu, tôi hứa nếu có dịp tôi sẽ ra Huế chơi và thăm nàng. Dù viết dài đến thế nào, khoảng một giờ đêm thì tôi cũng buồn ngủ díp mắt, tôi dán phong thơ lại rồi đi ngủ. Hoài Nam vẫn ngồi đó, cho đến gần sáng anh vẫn ngồi. Khị tôi thức giấc tôi thấy Hoài Nam ngủ gục trên bàn, mặt đè lên những trang giấy đặc kín chữ. Trên nóc tôn nhà tôi giắt đầy những bản nháp thơ của anh, và sau này cỡ một năm sau, tôi vẫn còn thấy thêm nhiều bài thơ khác sót lại trên mái tôn. Hè năm đó tôi không ra Huế như tôi đã hứa, nhưng tôi hiểu Huế rất nhiều qua những bức thư của Minh Ng. Đầu óc tôi lúc nào cũng lãng đãng nghĩ về xứ Huế. Tôi yêu thật rồi, nhưng chưa một lần gặp Minh. Chiến tranh và đường xe lửa đã cắt. Mãi gần 40 năm sau tôi mới gặp nàng, nàng đã có cháu nôichạu ngoại. Có một lần tôi thoáng gặp một vài câu thơ của Hoài nam trên mái tôn nhà, tôi chỉ nhớ loáng thoáng câu thơ đó của thuở xa xưa: Thuở làm thô yêu em Hoa cúc vàng sân thềm Lá bay lưng bờ dậu. Đời sống chúng tôi lặng lẽ trôi. Hoài Nam thường xuyên ăn ở nhà tôi, thời gian này anh làm nhiều thơ, hy vọng góp thành một tập, và tôi viết thư thường xuyên cho Minh Ng mỗi tuần Hoài nam sôi nổi hơn, anh tuyên bố: - Thế nào cũng phải đi Huế một chuyến thăm Thu, gia đình Thu biết mình hay không, không cần biết, cứ đi đã rồi mọi chuyện tính sai. Tôi im lặng, tôi cũng không ngờ, sau này Hoài Nam và Thu sống bên nhau, nên duyên chồng vợ, cả ah đều có danh vọng trong làng văn. Trần Dạ Từ - Nhã Ca. Quê hương Huế và trường Đồng Khánh Huế đón nhận lại đứa con hoang trở lại bằng tác phẩm " Giải khăn sô cho Huế ". Chính là Thu tức Nhã Ca. Một tình yêu đẹp. Tôi chỉ biết nói thế, như nói với nhiều bạn bè. Thời gian này tôi ít nhận được thư của Minh Ng, tôi nghĩ nàng bận học hành, mọi khi cứ mỗi tuần tôi nhận được một lần, nhưng đã ba tháng qua, mặc dù tôi viết nhiều thư cho Minh Ng, nhưng không có hồi âm. Bẵng đi một thời gian nữa, tin tức bằn bặt, tôi nghe tin Minh đã có chồng. Tôi quên đi và cho chuyện ấy chỉ là chuyện lãng mạn tuổi trẻ. Việc buôn bán của mẹ và dì hình như không được suông sẻ cho lắm, tôi thường thấy những nét lo âu trên mặt bà những đêm bà ngồi tính sổ một mình ở quầy hàng. Những lần đi cất hàng cho mẹ, tôi thấy lượng hàng hoá ngày một ít đi, tô hỏi mẹ, mẹ tôi không giấu, bà đã nói thật, bà thua lỗ trong môt vài chuyến làm ăn lớn, vốn liếng gần như tiêu tan, hằng ngày bà phải đóng hụi chết và tiền góp, nên gia đình tôi túng thiếu thường xuyên. Tôi bắt đầu lo âu về đời sống gia đình, tôi nghĩ đến một hướng làm ăn nào đó để có thêm tiền góp với mẹ. Hai đứa em tôi tuổi còn nhỏ, chưa đứa nào vượt qua bậc tiểu học. nhưng tôi làm gì đây để giúp gia đình? Tôi không có nghề ngỗng gì hết, nghề dạy học tư gia các bạn tôi đã làm nhiều, chẳng ăn thua gì, mà tìm một nơi kèm trẻ không phải là một chuyện dễ. Làm nhà văn hả? Chuyện đó còn phiêu nữa, tôi chưa phải là nguời chuyên nghiệp, tiền nhuận bút có chăng chỉ là hương hoa. Buổi tối buồn, tôi đi chơi lang thang một mình trên đường vắng, tôi đốt điếu thuốc phì phèo hút. Hình như tôi đã mất đi vẻ vô tư tuổi trẻ thuở nào. Tôi lúng túng khi muốn tìm cho mình một tương lai. Thời gian này các nhà xuất bản ở thành phố dịch thuật nhiều sách nước ngoài, những nhà văn của thế giới rất đa dạng. Tôi say sưa đọc Saint Exupery về nghiệp bay. VN cũng có nhà văn Toàn Phong viết về nghề bay bổng. Sáng ở VN, chiều đã có thể ngồi ăn cơm ở Nhật Bản, ôi đủ thứ thú vị. Nhà văn Toàn Phong, tên thật là Nguyễn Xuân Vinh, một nhà khoa học, là trung tá phi công Không Quân VN, mới được Pháp trao trả lại. Một binh chủng trong nhiều binh chủng trong Quân Lực VNCH. Ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống ở miền Nam, đối đầu với CS miền Bắc. Miền Nam nhất định sẽ giải phóng nhân dân miền Bắc thoát khỏi ách gông cùm của CS. Ngoài quân dịch, đang mở những đợt tuyển quân vào các binh chủng miền Nam. Tôi say sưa đọc những tác phẩm của nhà văn Toàn Phong. Tôi mơ ước một ngày nào đó tôi bay bổng lên chín tầng mây, tầm mắt mở rộng và tôi vẫn mơ trở thành văn sĩ được. Tôi rít đỏ đầu điếu thuốc. Mắt hướng lên trời xanh. Tôi phải nói chuyệ này với mẹ.