CHƯƠNG 4

Tôi xếp những cuốn sách, cuốn báo quý giá ( đối với tôi ) vào ngăn kệ sách, sẽ chẳng bao lâu nữa tôi sẽ có một tủ sách vĩ đại, đủ loại sách báo cần thiết cho kiến thức của tôi.
Tôi ngồi ngắm căn phòng, đúng ra là một gác xép gỗ thuôccặn nhà mẹ tôi mua lại. Gác của tôi ngay trên cửa hàng " chạp phô " của mẹ và dì. Dù căn nhà hơi nóng bức một chút, nhưng không hề gì. Tôi rất lấy làm thú vị vì đó là nhà cũa gia đình tôi. Tôi được sống với mẹ, dì và hai em nhỏ mà tôi vô cùng thương yêu. Cửa hàng chạp phô của mẹ buôn bán suốt ngày, nên tôi không bị bó buộc giờ giấc như khi ở với chú. Tôi có thể về nhà bất cứ lúc nào.
Căn nhà của mẹ tôi ở khúc giữa một con hẻm nghèo, ngay cạnh ngôi nhà lớn của chú tôi. Cư dân torng xóm hầu hết là người bình dân lao động. Từ trên bao lơn gác xép nhìn xuống là một vòi nước ông cộng, suốt ngày ồn ào gianh nhau gánh nước. Nhìn xa hơn nữa, vượt khỏi mấy nóc nhà gạch lợp ngói ngoài lộ chính, tôi có thể nhìn thấy nóc nhà thờ Huyện Sĩ vượt lên cao với cây thập tự giá in mờ mờ trong bầu trời xanh. Kế nhà của tôi là nhà ca sĩ Hùng Cường, người mới đoạt giải nhất thi hát ở đái phát thanh Pháp Á. Suốt ngày anh ta chui đầu vào chum nước hú lên một thứ âm thanh kinh khủng để luyện giọng. Sau này chính anh ta trở thành một kép hát cải lương nổi tiếng ở SG. Buổi trưa, 12 giờ còi hụ sở cứu hoả Đô Thành ngay ngoài đại lộ Trần Hung Đạo mới át nỏi lối luyện giọng quái gỡ của chàng ca sĩ, hơi dài của chàng vẫn thua tiếng còi hụ......
Anh ta là bạn trong xóm tôi, rất hâm mộ thể thao. tối tối chúng tôi hay chạy bộ vòng quanh chợ Thái Bình. Anh ta là con bà Ba Sữa, gốc dân Bắc Kỳ Hải Phòng. Anh thành công về cải lương miền Nam. Không thân nhau lắm mà mến nhau vì tình lối xóm thì có.
Xóm tôi, suốt từ sáng đến chiều, cả buổi tối, đủ thứ âm thanh hỗn tạp, nhưng tôi không lấy điều đó làm buồn như những ngày mới dọn về, trái lại tôi thấy hay hayvà nhất là có dịp đi chơi.
Thời gian này những người Bắc di cư lần lần tìm lại nhau. Có thể là bà con, có thể là bạn bè hay quen biết nhau ở địa phương nào đó thời gian tản cư, thăm hỏi nhau kẻ ở người đi.
Bà chủ dây thép, bạn mẹ tôi ở phố Nỉ, nơi gia đình tôi đã tản cư đến hồi kháng chiến. Bà ta nói phải khó khăn lắm gia đình bà mới di cư vào được miền Nam. Coi như những người cuối cùng ở Vĩnh Phúc yên. Bà khá rõ mọi chuyện. Bà nói đến từng nhân vật ở phố Nỉ, người nào sống hoặc chết, người nào đi được và người nào ở lại. Bà nói về thầy giáo Dậu của tôi, một tiểu địa chủ bị kẹt lại. Dĩ nhiên bà không nói với tôi, mà nói chuyện với mẹ tôi:
- Trong sổ đen có tên ông giáo Dậu bị đưa ra đấu tố.....khi biết được tin đó, ông không để chúng bắt mà ông tự đập mảnh kính rạch bụng tự sát. Ông giáo gan ghê, ông chửi chúng nó trước khi chết....chính sách gì mà độc ác quá.....
Bà ta chép miệng khi dứt câu chuyện
Tôi muốn khóc khi nghe tin đó, vì thầy giáo Dậu là thầy dạy cho tôi những lớp đầu tiên, thuở mới vỡ lòng, các con thầy lại là bạn tôi: Anh Phong, chị Phú và em Phượng. những người đó còn sống hay đã chết? Ngày tôi hồi cư về Hà Nội còn qua ấp thầy ở lại một đêm.
Buổi sáng tôi lên đường vượt vànbg đai trắng sang Núi Đôi vùng Tề tôi còn nhìn thấ yPhượng cúi trên ruộng lúa vàng rực gặt lúa. cánh áo nâu non in trên lúa vàng. Tôi ngoái nhìn lại, tôi nhìn thấy Phượng đứng nhìn theo....Đôi mắt ấy dòi dõi mang trong tôi, càng ngày càng cũ kỹ nhưng nó như bức ảnh xưa mỗi thời gian chồng chất là mỗi quý giá tăng lên.
Những chuyện đó có thật không hỡi trời! Tôi kêu lên như thế nhiều năm. VN chưa đủ khốn khổ sao còn đầy đoạ con người đến đâu nữa. Không kể đến bom Mỹ đánh Nhật rơi trên Đông Dương chết oan bao nhiêu người Việt. nạn đói năm Ất Dậu cướp đi bao nhiêu triệu sinh linh vì tham vọng của dế quốc. Cuộc kháng chiến của dân tộc suốt cả 9 năm, đổ biết bao nhiêu xương máu, bây giờ còn.....Tôi không thể nói nữa, mà tôi chỉ nghe nói. Gia đình cậu ruột tôi còn kẹt lại Hà Nội, không biết bây giờ ra sao?
Tôi ngồi quan cà phê Gió Bắc đường Phan Đình Phùng nghĩ ngợi vẩn vơ. Không khí lành lạnh giống như mùa thu Hà Nội mà tê tái lòng.
Thời gian này tôi sống tương đối thoải mái, đi học, giúp việc nhà và chơi văn nghệ. Chúng tôi không phải làm những tờ báo viết tay nữa. Có tờ văn nghệ học sinh ra đời, các văn thi sĩ choai choai có " sân " chơi. Chúng tôi tha hồ tham gia. Một vài truyện ngắn trẻ con của tôi có mặt trên tờ báo ấy. Tô vứt cái bút hiệu của tôi đi mà ký tên thật. Ở đây tôi có thêm nhiều bạn bè, Nam, Bắc, Trung đủ cả. Nhưng tôi vẫn sát cánh bên Lê Đình Điểu.
Thường vào những ngày chủ nhật đầu tháng, đám văn nghệ choai choai chúng tôi gặp nhau ở toà báo văn nghệ học sinh ở đường Phan Đình phùng. Chủ nhiệm của tờ báo là anh Lê Bá Thảng, tổng thu ký toà soạn là nhà văn Giang tân. Chúng tôi thoải mái nói chuyện văn nghệ. Ở đây tôi gặp nhiều bạn bè, những " kẻ sĩ " choai choai, nhưng có vẻ ông cụ non lắm rồi. Cũng không có những tay làm ra vẻ kỳ quái, nhưng tôi cho rằng " thùng rỗng kêu to ". Sự thật chẳng có gì đáng nói, vì họ chẳng có sắc thái gì riêng biệt hết. những mớ vay mượn lung tung mà cũng không triển khai được. làm thơ không ra làm thơ bèn nói thơ tự do. Viết văn tối mò mò nói là văn bí hiểm. Chịu không thể nào hiểu nổi. Mở miệng nói ra là trường phái này, trường phái kia. những tác gỉa Albert Camus, Jean Paul Sartre, Simone de Bauvoire. Sự thật tôi không hiểu nổi, khi tôi biết chính họ không đọc và hiểu nổi sách ngoại ngữ....như tôi vậy. Có thể đó là " cái mốt ". Vì thời gian ấy nhóm Sáng Tạo ra đời, với những tên tuổi sau này trở nên lừng lẫy, như Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Nguyễn Sĩ Tế, Tô Thuỳ Yên, Nguyên Sa. nhưng tính dân tộc, VN đầy rẫy trong tác phẩm của họ.
Tôi yêu những câu thơ lục bát của Viên Linh, những bài thơ của Vương Đức Lệ. Cả hai người này tôi đều quen biết thuở còn là học trò. Vương Đức Lệ khi ấy nhà torng trại Lê Văn Duyệt đệ nhất quân khu, anh là con vị sĩ quan nào đó. Còn Viên Linh ở trại học sinh Phú Thọ? Nơi những học sinh di cư mồ côi hoặc đơn lẻ không nơi nương tựa.
Tôi nghe nói vị quản lý trại đó tham nhũng tiền cấp dưỡng, nên các học sinh phải ăn uống rất kham khổ, bữa cơm nào cũng toàn rau muống xào loáng thoáng tí mỡ, muối. Các bạn học sinh Phú Thọ, nói rằng ngày nào họ cũng phải nhai " dây kẽm gai ". Vì loại rau muống đó ngưòi ta chỉ nấu cho heo ăn. Cho nên nhiều học sinh trại Phú Thọ phải bung ra đời làm đủ nghề để sinh sống. Tôi biết được chuyện ấy và rất bất mãn. Viên Linh ở trại học sinh Phú Thọ có lẽ anh muốn ra đời sớm, không phải phiền đến gia đình mình mới di cư và không mấy sung túc. Tuy còn ở tuổi học sinh nhưng Viên Linh có tài có khiếu văn nghệ, như một số bạn bè khác theo đuổi nghiệp thơ văn cho đến bây giờ. Như Hoàng Bình Sơn ( Tú Kếu ) Hoài Nam ( Trần dạ Từ ) Đám anh em đó, chúng tôi chơi với nhau cho đến tận ngày hôm nay. những người đó đều ở trại học sinh Phú Thọ thuở di cư. những bạn ấy tự nuôi sống mình từ thuở học trò. Tôi khi ấy coi là may mắn hơ nbạn bè vì có gia đình, có mẹ. Căn nhà của tôi ở hẻm đường Phát Diệm mà cũng là nơi lui tới của nhiều bạn bè, không kể bạn học mà là bạn văn nghệ choai choai cỡ tuổi tôi và mẹ tôi được coi như mẹ của nhiều anh em. Khi đó anh em chúng tôi mới có một chút xíu tên tuổi, nhưng vẫn mơ sống một cuộc đời lang bạt kỳ hồ. bao nhiêu là mơ ước biến thành thành thơ của chúng tôi đăng trên báo....Tôi ghét bất công, tham những, giả dối nên văn chương tôi hướng vào đó. Hoàng Bình Sơn cũng xoay chiều, vứt đi những bài thơ tình ướt mới thuở đầu đời để làm thơ chua, thơ chì, thơ đen, thơ xám với bút hiệu Tú Kếu sau này.
Những người anh em một thuở với tôi, tôi không bào giờ quên họ. khi có tiền chúng tôi rủ nhau đi uống cà phê Gió Bắc, cà phê Thăng Long hoặc cà phê Thọ ở Phú Thọ. Khao nhau chầu phở bà Dậu trong cư xá Công Lý. Phở bà dậu có truyền thống Bắc Kỳ thêm cho bát cơm nguội trộn với bát nước phở dư. Phải biết ăn phở cơm nguội mới đúng gu Bắc Kỳ.
Bọn chúng tôi tâm đắc với bài phở của nhà văn Nguyễn Tuân viết trong Nhân Văn Giai Phẩm của nhà văn Phan Khôi chủ trương, từ miền Bắc lọt vào Nam và được in lại phổ biến rộng rãi. Giai phẩm đó phản ảnh đời sống Hà Nội sau khi Hà Nội tiếp thu khi chia đoôi đất nước....có thể đó cũng là chủ trương tuyên truyền của chính phủ miền Nam thuở đó. Những bài viết của Phan Khôi, những truyện ngắn, những bài thơ của Trần Dần. Phùng Quán, Văn Cao và còn nhiều cây bút khác. Thực ìtnh mà nói tôi nghĩ những vă nngệ ấy vô cùng dũng cảm, xứng đáng với nghiệp cầm bút của mình. không ai bắt buộc chúng tôi phải học tập mà tự mình phân tích rồi không quên được những câu thơ: Toôi bước đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ...Hoặc bài viết của Phan Khôi " Ông Năm Chuột ". Hoặc bài một gì đó viết về một loại cỏ mà người ta đặt tên là cỏ đuôi chó.
Chuyện ấy nay đã xa rồi, nhưng đã đánh dấu một thời điểm. Tôi nhắc lại để khỏi quên thuở mơ làm văn sĩ. Không phải chỉ riêng tôi mà nay vẫn còn nhiều cô chú nhỏ khác mơ làm văn sĩ.....
Tôi lại xin tiếp tục câu chuyện của tôi, bình thường như bao nhiêu chuyênbịnh thường kkhác. Thuở đầu đơpì mang những mộng ước từ trẻ con đến trưởng thành. Trong sự trưởng thành thảm hại của một người mơ làm văn sĩ.
Tối nay công việc fcủa tôi là đến nhà in trông coi cho thợ lên khuôn trang báo chót của đặc san xuân nhà trường. Khoảng tuần sau báo phát hành, chỉ còn gần một tháng nữa thì tết thôi. Tôi nghĩ đến truyện ngắn của tôi được in trên báo xuân nhà trường mà lòng mừng phấn khởi. Tờ báo và bài vở được những tay hoạ sĩ " cây nhà lá vườn " trình bầy đẹp đáo để. Bìa in " ốp xét " kỹ thuật in tối tân thời đó, sao chép lại một bức tranh dân gian làng Đông Hồ đẹp ơi là đẹp, bóng láng thơm phưng phức mùi mực in. Tôi bắt đầu say mê không khí nhà in, nhất là làm việc đêm. Tiếng máy in tipô chạy xoành xoạch, mùi mực mùi giấy.
Người thợ in ngồi nhẫn nại trên máy giở từng tờ ( cahier ) giàn xếp chữ tí tách làm việc, đám con gái ngồi đóng xếp báo, cái que gạt trong tay các cô thoăn thoắt, tiếng giấy xoàn xoạt, chuyên nổ như bắp rang. Tôi thấy cảnh đó như cảnh thu hoạch vụ lúc ở quê nhà, chỗ thì đập lúa, chỗ xay lúa, chỗ giã gạo và chỗ sàng xảy. và tôi, tôi cũng thấy mình quan trọng, dù tôi chỉ là anh thầy cò tạp sự, kiểm soát lại bản sửa lỗi cuối cùng trước khi lên khuôn. Cảnh tượng ấy như có ma lực hấp dẫn tôi.
Tôi nhìn đồng hồ thấy cũng sắp đến giờ hẹn ở nhà in nên vội vàng mặc quần áo xuống nhà dưới. Mẹ tôi đang bán hàng, bà ngước lên hỏi tôi:
- Con đi đâu vậy, sao không ở nhà học bài và kèm em?
Tôi trả lời, giọng quan trọng:
- Con bận, báo lên khuôn chót tối nay, không có con máy phải ngừng chạy, lại phaỉ trả tiền bồi thường cho nhà in, nếu trễ một ngày.
Quan trọng thế đấy, nhưng tôi không quên xin " bà cụ " tí tiền bỏ túi, rồi đi đến nhà in mà lòng thấy hân hoan. Tôi tới nơi và thấy anh Lê Đình Điểu đã ở đó, anh cắm cúi sửa bản in. Anh ngẩng lên nói với tôi, giọng có vẻ nhà nghề:
- Cái " bát chữ " đã xong, nếu không có tôi tới sớm thì cái " cliché " này nằm lộn ngược, không đúng với " makét ".
- Sửa lại thôi, nhưng tôi đến đúng giờ mà.
- Biết rồi, tôi có trách bạn đâu, sớm thì vẫn hơn, anh em chạy máy phải " đềpa " sớm. Cả 10 ngàn tờ báo chứ có ít đâu.
Lê Đình Điểu nháy, tôi hiêu ý ra ngay quán cà phê ngoài đường mua một ly cà phê đá đậm và nửa gói thuốc Ruby vào mời anh chạy máy. Anh thợ tỏ ra vui vẻ, uống cà phê và nói chuyện với chúng tôi rôm rả như nói với người lớn:
- Các cậu còn trẻ mà đã sớm biết làm ăn " điệu nghệ "trong nghề này, cứ sửa khuôn kỹ đi, tôi hứa là sẽ chạy máy rất cẩn thận và không hao giấy, từ tờ đầu đến tờ cuối không khác nhau. Tôi có kinh nghiệm 10 năm trong nghề này rồi đó, trước đó tôi chạy máy " pê đan " chứ đâu có được chạy máy Tipô tối tân như ngày nay, tin vào tài năng tôi đi, nhà in này tuy nhỏ nhưng tuyển toàn thợ giỏi không hà....
Chúng tôi, hai đứa loay hoay sửa bài gần một tiếng đồng hồ. Rồi đến xếp Tipô xuống sửa lỗi lần chót. Khi máy chạy thử, cầm một cahier lên coi thấy hết hẳn lỗi, chúng tôi mới an tâm ra về.
Lê Đình Điểu vẫn chưa yên tâm hẳn
- Đáng nhẽ ra mình phải ở lại suốt đêm coi máy chạy, phải chi tôi d8ạn trước ở nhà.
- Tôi cũng không dặn nhà, nhưng thôi mình cứ phải tin ở nguời ta, mình kỹ quá cũng không được.
- Tôi thì vẫn tin đó, nhưng về dấu hỏi dấu ngã bực mình quá đi, tôi sữa kỹ mà Tipô không chịu sửa lại, họ nói với tôi nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Mấy hôm nay tôi cứ phải năn nỉ, đôi khi gây gỗ với họ hoài, đến là bực, một tờ báo của nhà trường mà đầy lỗi chính tả thì coi sao được.
Tôi phải gạt đi, không thì Lê Đình Điểu còn nói nữa. Chúng tôi cùng đạp xe trong thành phố SG ban đêm. Tôi nói với Lê Đình Điểu.
- Còn sớm mà, mình về nhà làm gì vội.
- Đi đâu?
- Uống cà phê!
- Ở đâu?
- Gió Bắc
Lê Đình Điểu cười hì hì:
- Ừ thì đi, lúc nào cũng Gió Bắc, cậu chắc mê em đó rồi phải không?
- Bậy nào, vô đó tìm hưởng chút hương vị Hà Nội thôi
Thật ra nói vậy cũng chưa phải vậy. Quán cà phê Gió Bắc ở con đường phan đình Phùng đông đảo, quán là một căn nhà mặt tiền xinh xinh, ấm cúng những chiếc ghế đẩu, bàn thấp sơn trắng. Có bóng dáng thấp thoáng một tiểu thư khá xinh, lứa tuổi chúng tôi, sua màn cửa màu xanh lơ. Mái tóc mây luôn bỏ sau lưng, kẹp hờ hững bằng chiếc kẹp inox bóng loáng, đôi khi là một chiếc nơ màu tím, theo kiểu để tóc thề gái Hà Nội. Khuôn mặt trái xoan trắng ngần, mũi dọc dừa, miệng tươi như đoá phượng vĩ, đôi mắt bồ câu trong sáng. Nếu bận chiếc áo dài màu xanh lơ trường Trưng Vương hà Nội nữa thì tha thướt biết bao.
Khi chúng tôi vào quán, nhiều " cây si " choai choai đã có mặt. Nhà triết nhân kiêm thi sĩ mái tóc " bòng bềnh mây khói " cùng trường tôi, mắt lơ đãng sau cặp kính trắng cắm cúi trên trang sách đặc kịt chữ Tây. Cái dáng ngồi thì " thời thượng " coi ngứa cả mắt.
Lê Đình Điểu văng tục khẽ một câu:
- Mẹ cái thằng coi có chán không kìa, tiếng tây thì dốt đặc cán mai mà đi đâu cũng kè kè cuốn sách của Albert Camus, lại còn ngồi đọc nữa kia đấy, coi chừng cầm ngược sách, coi lố bịch.
Tôi huých khẽ Lê Đình Điểu:
- Kệ nó mà, bao giờ nó chẳng " nặng phần trình diễn ". Cậu quên cái bút hiệu kinh khủng của nó à?
Lê Đình Điểu còn làu nhàu. Cô chủ mang hai ly cà phê ra, mùi cà phê ngon bốc khói thơm mùi bơ Bretel. Tiếng hát từ máy hát cũ phát ra tình tứ càng làm không khí trong quán thêm thơ mộng. Thơ mộng như chính lời nhạc của nhạc sĩ Hoàng Dương trong bài hát hướng về Hà Nội " Hà Nội ơi...nhớ về thành phố xa xôi. Ánh đèn giăng mắc muôn nơi....Áo màu tung gió chơi vơi.....
Tiếng hát êm dịu và nhắc nhở nhiều đến nơi chốn chúng tôi đã được sinh ra và lớn lên nhưng chưa trọn vẹn tuổi hoa niên. Từng con đường, từng góc phố, những buổi chiều Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm, tất cả những hình ảnh ấy hiển hiện trong đầu chúng tôi. Chúng tôi mới xa Hà Nội mây năm trời không thể mỗi lúc quên ngay được.
Cả quán cà phê đều im lặng lắng nghe. Hình ảnh cô Ngọc, cô con gái chủ quán dù bây giờ mặc áo bà ba phin nõn vẫn còn dáng dấp gái Hà Nội, mái tóc thề buông lơi.....
Mặt Lê Đình Điểu coi dị hợm vậy mà lúc này cũng trở nên thơ mộng. Bài ca sắp dứt. Lê Đình Điểu ra hiệu cho cô ngọc với lời yêu cầu:
- Xin cô cho nghe lại một lần nữa được không?
Thay bằng câu trả lời, Ngọc nhoẻn cười rồi tới bên máy. Bài hát Hà Nội lại cất lên. Bỗng nhiên cả quán nghe tiếng tiêu ai đó cất lên hoà nhịp, tiếng tiêu nghe du dương và điêu luyện, như tiếng tiêu của Tô Kiều Ngân trong chương trình thơ Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng của đài phát thanh mỗi tối.
Ở góc quán, một gã choai choai mặt rỗ, gầy gò đang say sưa thổi tiêu, hoà nhịp cùng lời ca trong dĩa nhạc. Đôi mắt gã khép hờ, những ngón tay điêu luyện láy lia qua lỗ tiêu, ống tiêu trúc đẹp lên nước vàng óng. Cả quán im lặng lắng nghe cho đến dứt bản nhạc, có vài tiếng vỗ tay lốp bốp tán thưởng. Một bản nhạc khác nổi lên, nhưng hình như chẳng có ai chú ý, họ lại nói chuyện riêng, có bàn đọc thơ nho nhỏ cho nhau nghe. Anh bạn triết gia kiêm thi sĩ ngồi một mình, thái độ ra vẻ mệt mỏi chán chường. Riêng tôi thì để ý đến anh bạn mặt rỗ thổi tiêu. Tôi khẽ hỏi Lê Đình Điểu:
- Nhân vật nào đó bạn?
- Thi sĩ Hoài Nam, bạn không biết à?
- Thi sĩ?
Tôi hỏi bằng giọng thán phục vừa có vẻ ngạc nhiên. Lê Đình Điểu tỏ ra hiểu biết, giải thích với tôi.
- Đúng vậy, hắn di cư vào đây có một mình, một thi sĩ có tài, thơ anh ta đăng rất nhiều trên các báo, chẳng được xu teng nào hết, vẫn phải sống bằng nghề bán báo và bỏ báo tư gia, vẫn đi học, học hành có vẻ bấp bênh lắm. nhưng nghe nói hắn thông minh tuyệt vời, học gì chỉ thoáng cái là hiểu...hiện đang trại học sinh Phú Thọ.
Nghe nói đến nơi đó, tôi rụng rời. những trẻ em di cư khốn khổ, sao mãi chẳng thấy ngài nhà baonáo nói lên chuyện đó. Tôi thầm đe, khi nào tôi thành nhà báo tôi phải tố cáo sự ngược đãi đó. nhưng sau này khi tôi thành nhà báo thì trại học sinh Phú Thọ đã giải thể. Những kẻ quản lý trại ấy đã trở nên giàu sụ. Tất cả nhữnf sự thật đau thương bắt buộc phải rơi vào quên lãng.
Tôi nhìn sang anh bạn mặt rỗ mỉm cười thân thiện. Hoài Nam cười lại với tôi. Thế là tôi có thêm một người bạn, tôi mời anh bạn sang ngồi cùng bàn. D9úng như lời Lê Đình Điểu nói với tôi về hoàn cảnh anh. Trong câu chuyện, tôi nhận xét Hoài Nam có tật nói lắp ( cà lăm )
Điều thú vị nhất là Hoài nam cho chúng biết sáng nay anh mới trúng giải nhất thơ do đài phát thanh tổ chức. Anh cười vui vẻ với chúng tôi. Nụ cười anh dễ mến:
- Này các cậu à, một chút xíu nữa thôi ở quán này mở radio sẽ thấy họ tường thuật đầy đủ, tớ không nói phét đâu. Các cậu không thể tin được một thằng nhóc như tớ lại trúng giải nhất thơ, trong khi nhiều nhà thơ già, râu dài đến rốn " té ạch đụi " hoặc chỉ được giải khuyến khích. Đó là sự thật, ai ngờ một thằng nhóc 13 tuổi như tớ, ngèo khó xấu xí lại biết làm thơ....
Tôi tò mò hỏi tới:
- Vậy cậu làm cách nào lãnh giải được?
Hoài Nam cười láu lỉnh:
- Ấy đó mới là vấn đề, cả ban giám khảo, toàn là những nhà thơ lớn và nhạc sĩ tiếng tăm đều sửng sốt khi thấy tớ bước lên đòi lãnh thưởng, tớ chẳng có gì chứng minh tớ là Hoài Nam hết, vả lại tớ nhóc quá mà.
Lê Đình Điểu nóng nảy:
- Vậy cuối cùng người ta giải quyết ra sao?
Hoài Nam càng tỏ ra duyên dáng:
- À, thế này nhé, một vị trong ban giám khảo bèn đề nghị trắc nghiệm tớ, bằng cách phải tự ngâm bài thơ trúng giải, đồng thời ra đề tài cho tớ làm luôn một bài thơ mới trong mười phút. Tớ chỉ làm hết có năm phút, các vị giám khảo trắc nghiệm tớ hết 15 phút, cuối cùng phải cho tớ lãnh giải thưởng, lãng giải thưởng xong tớ cuốc một mạch đi ăn phở Bà Dậu, không có đợm cơm nguội, ăn luôn ba ly chè nữa, lang thang suốt một ngày, bây giờ thì bò về đây nghe nhờ radio. lúc nãy tớ cao hứng thổi sáo chơi may mà không bị ai đập cho một trận vì tội ngông.
Thế là câu chuyện chúng tôi nổ như pháo. Tôi được thêm một phần thân thế của Hoài nam. Anh cùng di cư với mẹ vào đây, lên tàu với mẹ ở Hải Phòng, vì mải chơi nên lạc mất mẹ từ dạo ấy
Giọng Hoài Nam buồn buồn:
- Có lẽ mẹ tớ mải đi tìm tớ nên nhỡ tàu ở ngoài Bắc rồi, biết bao giờ mới gặp lại được, lúc nãy nghe bài Hà Nội tớ xúc động quá, mặc dù chưa bao giờ tớ thấy Hà Nội.
Chín giờ tối, theo yêu cầu, cô ngọc mở radio. Bài tường thuật phát giải thưởng thơ. Phóng viên tường thuật lên tiếng một cách thảng thốt:
- Thưa quý thính giả, điều bất ngờ nhất trong giải nhất thơ năm nay vào ta thi sĩ Hoài Nam, một thi sĩ hiếm có, vì anh là người lãnh giải thưởng cao nhất mà lại ít tuổi nhất. Thi sĩ Hoài Nam mới 13 tuổi. Chính ban giám khảo cũng phải nghi ngờ nên phải làm một cuộc trắc nghiệm tài năng của thi sĩ, cuộc trắc nghiệm vô cùng hào hứng, cuối cùng thì thi sĩ Hoài nam được tráo giải thưởng.
Tiếng vỗ tay rào rào, những lời tán thưởng và những câu trả lời cà lăm của Hoài Nam làm chính chúng tôi phì cười. Bài thơ trúng giải nhất của anh được chính anh ngâm lên, tiếng ngâm thơ ấm áp lạ thường, khác với lối nói cà lăm bình thường của anh.
Buổi trao giải thưởng chấm dứt. Hoài Nam ngồi sượng sùng giữa chúng tôi. Nhiều tay văn nghệ choai choai trong quán nhìn Hoài nam bằng cái nhìn vừa cảm phục vừa thân thiện. Cả cô ngọc cũng nhoẻn cười thật tươi với Hoài nam. Một nụ cười rất hiếm hoi của cô dành cho khách hàng.
Buổi cà phê đêm chấm dứt, tôi gọi trả tiền, Hoài Nam giành trả:
- Hôm nay tôi mời hai cậu, vì tớ là người trúng giải, lần khác những khi tớ đói rách tớ sẽ phiền các cậu nhiều.
- Được thôi.
Tôi ra ngoài quan dắt xe, hỏi Hoài Nam:
- Xe đạp cậu đâu?
Hoài Nam nhún vai:
- Làm gì có xe, tớ chuyên viên cốc bộ mà, làm nghề bỏ báo cuốc bộ cũng tốt thôi.
Tôi đề nghị chở Hoài Nam về trại học sinh Phú Thọ, còn Lê Đình Điểu phải về vì nhà bên Khánh Hội qua đến hai cây cầu dài.
Tối hôm ấy tôi chở Hoài Nam về, nhưng không vào được trại vì quá khuya. Tôi cũng không về được nhà. Hoài Nam rủ tôi đi bụi đời, anh ta biết khá nhiều về những nơi sinh hoạt đêm, vì anh ta từng đi, từng sống như thế. Mắt tôi mở to ghi nhận những sinh hoạt về đêm của SG, có những cảnh đời vô cùng quái dị. Sau này chính là những tư liệu trong văn chương tôi. Hai thằng lang thang suốt đêm cho tới sáng. Chúng tôi tâm sự với nhau và trở nên thân thiết. Tôi mén Hoài nam vì anh có rất nhiều tài trong lãnh vực văn nghệ. Anh hát hay và đàn cũng giỏi dù rằng chẳng biết nốt nhạc nào. Tôi nghĩ rồi đây Hoài Nam sẽ thành công.
Sau đêm tôi bỏ nhà đi bụi đời với Hoài Nam, căn gác xép nhà tôi trở thành căn gác văn nghệ cho những ngưởi bạn văn nghệ choai choai của tôi, trogn đó có Đỗ Quý Toàn, một taìo năng thơ văn và học rất giỏi, anh thường xuyên giật giải thi toán toàn quốc mỗi năm mà mẹ tôi thường phải thay mẹ anh ở xa, làm phụ huyenh đưa anh đi lãnh giải.
Những bữa cơm canh cua rau đay, cà pháo chấm mắm tôm kiểu Bắc Kỳ thu hút một số đông bạn bè mới. Tất cả những bạn bè tôi đều gọi mẹ tôi bằng mẹ.
Ngoài chuyện học hành, những truyên ngắn của tôi lại xuất hiện trên báo, cũng như những bài thơ của Hoài Nam. Chúng tôi trở nên thân thiết nhau như ruột thịt.
Riêng chú tôi, thỉnh thoảng ông đến thăm gia đình tôi, ông không lấy gì làm hài lòng. Tôi nhớ mãi câu chú nói với mẹ:
- Chị cứ chiều nó rồi nó đến hỏng mất thôi, năm sau nó thi trung học rồi đó.
Buổi chiều mưa, ngồi trên gác xép nhìn xuống con hẻm lầy lội, tôi lại ngẩm nghĩ đến lời nói của chú tôi. Tôi ưu tư về tương lai. Nghoảnh lại nhìn đứa em ê a học bài. Tôi nói với nó:
- Rán mà học đi, đừng như anh.
Tôi vô tình nói đúng như lời của cha tôi thuở nào, khi ông là họa sĩ, nhưng tay đã run vì cơn bệnh sốt rét kinh niên mang từ rừng núi Việt Bắc về. cửa hàng cơm bình dân của gia đình tôi ở góc phố Trần Nhân Tôn, phố Huế, nhìn sang bên kia chợ Hôm Hà Nội, khách hàng ăn cơm đều là lao động bình dân. Tôi thấ ycha tôi bưng cơm, rửa bát phục vụ luôn tay.
Thời gian ấy, tuyệt nhiên tôi không thấy cha tôi nói đến chuyện nghệ thuật.