Tại sao 40 năm sau, một buổi chiều tôi lại chẩy nước mắt, khi tôi ngồi đọc lại cuốn tiểu thuyết Kinh Nước Đen của tôi, xuất bản gần 40 năm về trước? Đúng là cuốn tiểu thuyết tôi lại được bằng tiền sau ngần ấy năm xa cách, một trong những đứa con của tôi bị thất lạc. Thuở đó kỹ thuật in còn thô sơ nên bản in còn để lại nhiều lỗi chính tả. Cuốn sách tìm lại được, nằm ở một nhà cho thuê truyện, bìa đóng bằng giấy dầu màu nâu xỉn, đã trốn thoát trong trận hoả tai năm 1976, 25 năm qua tôi không rõ nó lưu lạc và ẩn náu ở đâu, bây giờ nó trở về trong chính vòng tay của cha nó. Đứa con được chuộc lại, một đứa con bị kết án là tội lỗi trong suốt bao nhiêu năm trời. Tôi chỉ được nghe bằng hữu nhắc đến nó, chia buồn với cha nó rằng sao thằng bé cũng kháu khỉnh lại mang số phận hẩm hiiu nghiệt ngã như vậy, như những anh em nó. Tô lì ra vì sợ nó bị tội lần nữa và vẫn bí mật đi tìm chuộc nó để làm của riêng, để xếp nó vào ngăn " tủ sách gia đình " mà tôi chợt nẩy ra ý định lập lại. Sau trận hoả tai thảm khốc hồi nào. Những đứa con của tôi còn nhiều, chúng lưu lạc ở khắp nơi mà tôi chưa tìm lại được hoặc nó đã bị biến thể mang một tên khác, hoặc gần giống như thế, tôi có dịp xem lại, tôi nhận ra chúng mang chứng bệnh " chất độc màu da cam ", nó thành dị dạng hay quái thai, chỉ còn có giá trị đi hát xiết rong ở nơi kẻ chợ. Riêng tâm hồn tôi bị tổn thương thì kệ tôi, tôi vẫn tiếp tục đi tìm những đứa con bị thất lạc, tôi đã thấy một vài đứa như thằng bé tội nghiệp này. Cha con tôi ngồi với nhau ở khu vườn sau, căn nhà ở ấp Đông Ba, Gia Định xưa, cũng do chính những đồng tiền của chúng nó kiếm ra cho cha nó lập nên căn nhà xiêu vẹo này, khi ấy là lúc đương thời của tôi, một người " mơ làm văn sĩ " và đã thành sự thật. Đã có một thuở người tagọi tôi là văn sĩ hay nhà văn có tác phẩm bán chạy và cũng đủ ăn đủ tiêu. Thuở đó xa rồi, chỉ còn lại tôi già cỗi và căn nhà xưa xiêu vẹo này, nếu tôi không biết ăn vạ biết lăn đùng ngã ngữa ra thì cũng mất lâu rồi. Biết đâu bây giờ trên mảnh đất này nó lại không biến thể để trở thành một vi la hiện đại sau buổi giao thời bước sang thuở kinh tế thị trường. Thời buổi mà các ông bà cụ non cùng hô lên khẩu hiệu: " phải biết cấu xé nhau mà sống nếu không sẽ bị tiêu diệt ". Trong khi ấy tôi chỉ là một ông già xưa, hết thời, hết tất cả. Tài năng thì " cà là mèng ", nói năng chẳng được một câu cho chính xác, nên bị coi là nói bậy. Tôi đọc lại đứa con của mình trong tâm trạng mừng mừng tủi tủi, nên chảy nước mắt. Thì ra ở đó tôi có ghi lại một chút sự kiện lịch sử ở miền Nam, mà bây giờ phải gọi là hồi ức. Ngày lật đổ chính quyền NĐD mà người miền Nam hồi đó gọi là cách mạng. Tôi là một người viết ở miền nam thuở ấy, cũng chịu cái vui buồn chung của nhân dân nên cũng " khóc cười theo mệnh nước nổi trôi " chẳng có chi lạ, cái nhiệt tình của tuổi trẻ ắt phải có, tôi phải ghi lại thôi, ngay chính trong tác phẩm của mình. Đọc lại, tôi thấy những gì đã mất nay bỗng tìm thấy. Dù ngày đó tôi chỉ là một nhà báo tập sự, nhưng tôi có nhiệt tình, những gì tôi ghi lại trong sổ phóng viên là sự thật, sau này tôi biến nó thành một đoạn trong tiểu thuyết, cho nhân vật mình xoay vần nhưng vẫn ở trong sự kiện lịch sử thật. Bây giờ tôi không tìm ra, hặc đã bị xuyên tạc, chẳng còn mất giá trị tinh thần nào. Nản bỏ mẹ, tôi bèn chảy nước mắt. Tôi có một căn nhà sao hỡi trời! Chuyện đó có thật đấy, một căn nhà bình thường, ở một xóm yên tĩnh trong ấp Đông Ba thuộc tỉnh Gia Định. Đi qua một xóm cù lao, qua cây cầu gỗ đường Trần Khánh Dư, qua cầu cá và những ao rau muống là sang đến địa phận thành phố SG Tân Định. Nhà tôi ở một xóm ven đô, cảnh tượng còn nhà quê lắm. nhưng muốn đi đâu cũng dễ. Một khung cảnh quê mùa sát ngay nách đô thị. Xóm chưa có nước máy, chưa có đèn điện, nhưng cũng tốt thôi, những thứ đó có mấy hồi, đó là chuyện tuơng lai. Tâm hồn tôi vốn dĩ lãng mạn, tôi lại thích ánh đèn dầu loe loét trong những khu nhà vườn, khói lam chiều lãng đãng toả ra từ những mái tranh nghèo trong khu vườn cây lá lúc ráng chiều đỏ rực trên con kinh chẩy qua cầu Bông cầu Kiệu. Tiếng chuông thu không ở chùa Huê Nghiêm ngay sau nhà tôi. Cái mả đá to tường rêu phong, mùa mưa ốc ma bám đầy dẫy gây huyền thoại cho người có máu mộng mơ. Tôi quyết định mua căn nhà giá bèo này ở ven đô, mà tôi đang nằm lăn trên phần gạch bông, nhìn qua cưasô3 thấy trờ xanh và bóng lá cây la đà. Trong căn nhà của tôi xây dựng khúc khuỷu vì tránh mồ mả. Ngưòi chủ nhà nói chẳng sao, nếu cậu chịu khó cắm nhang khấn vái cho những oan hồn uổn tử này, tự khắc người ta phù họ cho cậu. Tôi an tâm nếu tôi làm theo lời nhắc nhở ấy. Tôi có quyền mơ mộng trong căn nhà nhỏ này. Mẹ con anh em tôi sẽ xum họp sau những năm xa cách, rồi tôi có vợ có con, có bónh dáng những bạn bè đáng yêu như thuở nào. Căn nhà vang tiếng cười. Một hạnh phúc mơ ước được thành hình? Người vợ hiền thục nào đó mà tôi hằng mơ ước. Bây giờ tôi không mơ thành văn sị nữa mà tôi đúng là văn sĩ. Mộng ước đã thành chăng? Mộng ước đó không biết có nghèo nàn hay giầu sang, có thể con người tôi nghèo nàn nhưng tâm hồn tôi thì giầu sang, theo như cảm nghĩ riêng tư của tôi. Tôi tâm sự điều đó với ngưòi bạn ba phải là nhà thơ Tú Kếu, hắn trả lời xỗ sàng: - Ừ, cũng được, cũng đến lúc phải dừng lại cơm hàng cháo chợ, vợ nhà thổ....nhưng mày có đối tượng nào chưa mà dám nghĩ đến chuyện ấy. Tôi lặng im, tôi không muốn nói ra điều bí mật ấy, nhưng hắn ta cũng biết. Giọng hắn nhỏ xuống: - Tao e rằng khó với những thằng có thân phận như tao như mày, nếu không có quyết tâm. Ngòi bút của chúng ta phóng khoáng quá, như một vết chàm trên thân phận của chính mình. Không ai nghhĩ mình đang làm văn nghệ mà có một sự ngộ nhận tai hại..... Tú Kếu chỉ nói có thế rồi bỏ đi. Hắn nói để tôi ở nhà một mình tha hồ mà mơ mộng. Tôi lang thang trong căn nhà, tôi tính đến việc phá bung bức vách đằng sau để lấy một khoảng vườn. Đang mơ mộng thì tôi nghe có tiếng gõ cửa se sẽ và tiếng gọi nho nhỏ nghe như một hơi gió. Mai Kha hiện ra ở cửa sổ trấn song. Tôi nhận ra mình nằm trên sàn gạch bông. Tôi ra mở cửa cho Mai Kha vào nhà, vẫn chiếc áo dài màu nâu non, đôi quốc sơn quang dầu, quai ni lông ôm lấy những ngón chân xinh xắn, nhưng hôm nay nàng không đội nón, mái tóc dài như tơ xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Câu hỏi của Mai Kha thật nhẹ: - Hôm nay cậu ở nhà một mình hả? - Đúng vậy, có gì ngại không? - Không, cháu đi tìm nhà cậu mệt quá, đi quanh quanh queo queo mãi, như đi vào làng nào đó. Cháu xuống xe từ chợ Bà Chiểu. Mai Kha ngồi trên chiếc ghế đẩu kê cạnh bàn làm việc của tôi. Tôi nhận ra một điều từ khi quen biết với Mai Kha, chưa bao giờ tôi thấy nàng đi xe đạp, nàng toàn di chuyển bằng xe buýt. nàng ngắm nghía căn nhà của tôi: - Cậu tìm nhà cũng khéo đấy chứ, nơi này cũng tĩng mịch, phong cảnh lại đẹp, như một miền quê..... - Còn thếu thốn nhiều lắm. Kha coi đó vẫn chưa thể thành một căn nhà cho một gia đình được. Tôi say sưa với niềm mơ ước của tôi, tôi kể cho Mai Kha nghe, như trẻ nhỏ kể ra niềm mơ ước của mình với bạn bè cùng trang lứa. những mộng ước bình thường, rất bình thường của một con người khao khát sống có hạnh phúc. hay tôi ngồi trước mặt Mai Kha tôi mới nói lên được điều khao khát ấy. Này nhé, trước hết là một gia đình có vợ có chồng, con cái bà cháu, cô chú. Một tiểu gia đình có những con ngưòi thương yêu nhau, chia bùi xẻ ngọt với nhau, con chó con mèo, cái bàn cái ghế, tất cả đều thân thương. Tôi chỉ ra phía đằng sau. - Cậu sẽ mở một cái cửa đằng sau ra khu vườn, lối đi này tiếp giáp với vườn chùa và sân chùa. Tôi say sưa với mộng ước của mình. Mai Kha vẫn nghe tôi nói, nụ cười trên môi nàng, hai bàn tay xinh xinh có những đườnf gân xanh úp trên mặt bàn. Đột nhiên Mai Kha hỏi tôi: - Cậu không còn thích chuyện giang hồ như cậu đã từng viết nữa hả? - Đến lúc phải dừng cơn gió loạn lại, mà không phải chuyện giang hồ, mà đời sống xã hội, những con người với những con người. Tôi không biết nói với Mai Kha những gì, nhưng nội dung chính buổi chiều hôm ấy chỉ có thế. Một chút lãng mạn của một kẻ ra đời phải nhận chịu những roi vọt của cuộc đời ban cho, tuy rằng chưa thấm tháp vào đâu đối với một cuộc đời dài, nói tóm lại chỉ là một mộng mơ bình thường mà ai cũng có quyền mơ ước. Mai Kha nói thật nhỏ: - Chỉ thế thôi hả cậu? Tôi nhìn vào mắt Mai Kha: - Chỉ thế thôi! Tôi thấy Mai Kha ngước lên,nhìn qua cửa sổ, nhìn một bóng mây nào đó đang lãng đãng trôi. Giọng Mai Kha không mấy bình tĩnh, nàng như sắp khóc: - Chiều rồi đấy cậu, cậu nói cho Kha tập truyện ngắn cậu mới in. Tôi dụi tay lại, với bàn tay ấy với lên kệ sách, lấy ra quyển sách còn thơm mùi mực in, ký tặng. Sao quyển sách đầu tay nay tôi ký tặng cho Mai Kha không bình thường như những quyển sách tôi ký tặng cho những ngưòi khác. Tôi cảm thấy như thế. tôi biết một vài truyện ngắn trong tập truyện này có hình bóng nàng. Một tình yêu lóang thoáng có thể coi là vô vọng của gã đàn ông bất hạnh trong một xã hội nhiễu nhương. Tôi chỉ làm được chừng đó thôi, tôi thăng hoa tình yêu ấy..... Tôi nhìn Mai Kha, nhìn theo đám mây mỏng manh đang trôi ngoài cửa sổ - Ừ, chiều rồi đấy, cậu Nhiên phải đi đến tối mới về. - Kha về đây, đi bộ từ đây ra Bà Chiểu cũng xa quá, đường xá thì loanh quanh - Có một lối khác đi ra Tân Định, ở đó có xe buýt cũng tiện. - Thế hả, cậu chỉ lối cho Kha nhá! - không chỉ đâu, chờ cậu đóng cửa rồi sẽ đưa Kha đi, Kha đi một mình nhất định là lạc đường rồi.... Tôi đưa Kha xuống cù lao Rạch Miễu, đường trong xóm quanh co với những luỹ tre, những ao cá, những mái nhà tranh toả khói lam chiều. những ao rau muống nở hoa màu tím, những giếng nước trong rải rác trong xóm. Tiếng Mai Kha nhẹ như tiếng gió thoảng: - Cảnh đẹp quá hả cậu? Tôi không nói thêm một câu nào. Đến chiếc cầu cheo leo, tôi vẫy tay từ giã nàng. Hình ảnh này còn mãi trong tôi. Tôi nhìn theo Kha đến khi nàng lẫn vào dòng người đông đảo lên thành phố. Nắng chiều rực rỡ trên sông mà không gay gắt, một cảm giác nhẹ và êm. Đó là hình ảnh một buổi chiều của 37 năm về trước. thuở đó tóc tôi còn xanh. Bây giờ thì khác rồi, cảnh tượng của buổi chiều hôm đó chỉ còn lại trong dĩ vãng, chợt nhớ chợt quên. Thời gian vẫn trôi, ấp Đông Ba còn đó nhưng đã đổi tên. Phong cảnh đã thay đổi. những ao rau muống hoa tím nở đầy không còn nữa, đã bị lấp bằng, những mái tranh toả khói lam chiều trên bờ kinh ngày xưa đã biến mất, và nhiều thứ đã biến mất. Người đưa thư già trao cho tôi một bức thư của Mai Kha, bức thư đề tên tôi, nhưng không địa chỉ mà chỉ đề địa chỉ ấp Đông Ba Gia Định. người đưa thư già noío: - Nếu không phải tôi đi tìm địa chỉ của " cụ " thì không ai tìm được. Tên này xưa quá rồi. - Xin cám ơn, tôi biết điều đó. Trong thư Mai Kha chỉ nhớ mang máng nơi tôi ở cách nay đã lâu, nên viết thư về xem sự " còn mất " của tôi. Tôi vẫn còn đây. Tôi trả lời nàng như thế. Trời thật đẹp với nắng quái chiều hôm, tôi dời căn gác bút xuống nhà dưới đi theo con đường đất xưa, nay đã trải nhựa xuống khu cù lao bên sông. Không còn gì cả, không còn khung cảnh xưa, cả những bông hoa rau muống màu tím. Nắng quái chiều hôm vẫn còn đó không thay đổi. Hôm rồi, những ngày mưa gió, tôi đi đón hài cốt của Lê Đình Điểu hồi cố hương, lời nhắn nhủ của anh với gia đình. Nắm xương tàn của anh về an táng ở quê hương xứ Hà Đông xa xôi....Tôi ngồi ở chua An lạcnghe kinh siêu thoát cho Điểu. Trong mấy chục năm qua nhiều ngưòi bạn đã ra đi. LĐDiểu là bạn tôi, từ những ngày đầu " thưở mơ làm văn sĩ " Nay anh đã nằm xuống rồi. Những roi vọt của cuộc đời liên tiếp phủ lên thân phận tôi, còn đau hơn những cái roi đầu đời thuở tôi mơ làm văn sĩ. Nắng tắt và đèn đường hai bờ sông bật sáng. Hình như thứ ánh sáng nhân tạo này làm át cả ngôi sao hôm mọc ở cuối trời. Tôi lững thững trở về căn gát bút suy nghhĩ ngổn ngang trong đầu. Sao tôi không nghe tiếng chuông thu không ở ngôi chùa nào đó. Bao nhiêu là ngôi chùa ở trong ấp Đông Ba này. Ấp Đông Ba năm 2000.
Hết