Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương II & III
LÀM GÌ DƯỚI VỰC NẾU KHÔNG KHÁO CHUYỆN
( Que faire dán l' abîme à móin que l' on ne cause)

    
Mười sáu năm đáng kể trong sự giáo dục ngầm của bạo động tháng 6 năm 1848 đã khôn hơn tháng 6 năm 1832 nhiều lắm. Bởi vậy chiến lũy phố Săngvrơri chẳng qua là một bản phác, một bào thai sánh với hai chiến lũy khổng lồ mà chúng tôi vừa lược tả, nhưng hồi bấy giờ, nó đã ghê gớm lắm.
Dưới sự trông nom của Ănggiônrátx- bởi vì Mariuytx chẳng còn nhìn tới gì nữa- nghĩa quân đã lợi dụng đêm tối không những để sửa chữa lại chiến lũy mà còn bồi đắp thêm. Chiến lũy được xây cao lên thêm sáu tấc. Nhiều thanh sắt cắm vào đá xây chiến lũy tua tủa như những ngọn giáo chỉa mũi ra đằng sau. Từ khắp nơi, mọi vật phá hoại đều được mang về, chồng thêm vào, làm cho cảnh chằng chịt bên ngoài càng thêm rối rắm. Sau khi được chữa lại một cách tài tình thì cái pháo đài bên trong giống như bức thành, bên ngoài như bụi rậm.
Người ta đã xếp lại các bậc đá để có thể trèo lên đỉnh chiến lũy như trèo lên một bức thành.
Chiến lũy đã được thu dọn lại. Người ta xếp bớt đồ đạc cho gian phòng thấp đỡ chật chội. Nhà bếp được đem làm phòng quân y. Các người bị thương đều được băng bó xong. Thuốc súng vương vãi trên mặt đất, trên bàn đều dược nhặt nhạnh lại. Người ta còn đúc đạn, làm vỏ đạn, xé giẻ làm băng, phân chia các vũ khí rơi rớt, dọn đẹp bên trong pháo đài, thu nhặt các mẩu đồ hư hỏng. Xác chết cũng được mang đi, chất thành đống ở ngõ Môngđêtua, vẫn còn thuộc về nghĩa quân. Mặt đường chỗ ấy một thời gian rất lâu về sau vẫn còn đỏ lòm dấu máu. Trong số người chết có bốn quốc dân quân ngoại ô. Ănggiônrátx bảo lột quân phục của chúng để riêng ra một nơi.
Ănggiônrátx khuyên mọi người ngủ hai tiếng đồng hồ. Lời khuyên của anh là một mệnh lệnh. Tuy vậy, chỉ ba bốn người chợp mắt được một chốc thôi. Phơidi dùng hai giờ ấy để khắc vào bức tường trước mặt quán rượu mấy chữ:
Các dân tộc muôn năn!
Chữ đục bằng đanh vào đá tảng, mãi đến năm 1848 còn đọc rõ.
Ba người đàn bà nhân lúc ban đêm im tiếng súng đã lánh đi hẳn, nghĩa quân vì thế cũng được dễ thở hơn.
Họ đã tìm cách trốn vào một nhà nào ở bên cạnh.
Phần đông các người bị thương đều còn sức và đều muốn tiếp tục chiến đấu. Trên một ổ rơm rải đệm trong nhà bếp biến thành quân y, có năm người bị thương nặng, trong số có hai người cảnh vệ thành phố. Hai tên này được băng bó trước tiên.
Trong gian phòng thấp chỉ còn hai là cụ Mabớp chủ tấm vải liệm đen và Giave trói vào cây cột. Ănggiônrátx nói:
- Đây là phòng của người chết.
Bên trong gian phòng, ở tận đằng sau, dưới ánh sáng lờ mờ của cây nến, cái bàn tử thi đặt sau cây cột thành một thanh ngang. Giave đứng và ông cụ Mabớp nằm cả hai hợp lại thành một cái gì đó phảng phất như một cây thánh giá to tướng.
Cái càng xe chở khách, mặt dù bị bắn gãy cụt, vẫn còn đứng để có thể treo cờ.
Ănggiônrátx có đức tính của người chỉ huy, hễ nói là làm. Anh ta đem mắc vào cái cán cờ ấy cái áo thủng dính máu của ông cụ già đã hy sinh.
Không còn nói chuyện cơm nước gì được nữa. Bánh cũng không mà thịt cũng không. Năm mươi chiến sĩ, trong thời gian gần một ngày một đêm có mặt ở đây đã không mấy chốc mà vét cạn tủ thực phẩm ít ỏi của quán rượu. Đến một lúc nhất định, bất kỳ chiến sĩ nào còn chống chọi được đều lâm vào cảnh bè trôi mặt biển, không cách nào tránh khỏi. Đành phải bấm bụng chịu đói vậy. Bấy giờ đang vào quãng một, hai giờ sáng ngày mồng sáu tháng sáu oanh liệt. Chính hôm ấy, ở chiến lũy Xanh Meri, khi nghĩa quân bao quanh Gian để hỏi bánh mì thì Gian đã trả lời cho đám chiến sĩ đang kêu nói: “Để làm gì? Bây giờ là ba giờ. Bốn giờ chúng ta chết rồi mà!”.
Không có cái ăn nên Ănggiônrátx cấm uống. Anh cấm hẳn rượu vang, còn rượu mạnh thì phát khẩu phần.
Người ta tìm được trong hầm rượu mười lăm chai đầy, gắn xi kín mít. Ănggiônrátx và Côngbơphe xem xét rất kỹ. Vừa leo khỏi hầm Côngbơphe vừa nói: - Đây là cái vốn xưa nhất của bác Huysơlô, hồi đầu bác ấy bán tạp hóa mà, Bôtxuyê nói thêm: - Chắc phải là rượu vang chính cống. May mà Grăngte đang ngủ. Hắn mà thức thì không dễ gì cứu thoát mấy chai này. Mặc những tiếng xì xào, Ănggiônrátx vẫn cứ ra lệnh không được đụng đến mười lăm chai ấy. Và để mọi người khỏi phải sờ đến, để các chai rượu thành thiêng liêng, chàng bảo mang  xếp dưới bàn đặt thi hài cụ Mabớp.
Hai giờ sáng, điểm số còn ba mươi bảy người.
Trời bắt đầu sáng dần. Người ta còn tắt cây đuốc trước đây đã được dựng ở hốc đá. Bên trong chiến lũy, mảnh đường phố nhỏ như cái sân ong đang chìm trong bóng tối, qua ánh sáng bình minh nhờ nhờ, ảm đạm, trông nó có vẻ như một boong tàu vừa qua cơn giông tố. Các chiến sĩ đi lại, cử động như những bóng đen. Bên trên cái tổ bóng tối dễ sợ ấy, các tầng gác lặng câm hiện ra dần nhợt nhạt. Trên cao tít, các ống khói nhuốm màu tim tím. Nền trời lơ lửng một cách đáng ưa giữa màu trắng và màu xanh. Chim chóc bay lượng reo mừng. Ngôi nhà đằng sau lưng chiến lũy quay mặt về hướng đông, trên mái đã rợn hồng. Ở cửa mái gác ba gió thổi phơ phất mái tóc hoa râm trên đầu cái thây người chết.
Cuốcphêrắc bảo Phơidi:
- Người ta tắt ngọn đuốc làm tớ thích quá. Trông nó có vẻ hớt hơ hớt hải trước gió, tớ chán lắm. Nó có vẻ sợ. Ánh sáng đuốc chẳng khác gì cái khôn ngoan của lũ hèn nhát, nó chả soi sáng cái gì vì nó run rẩy.
Bình minh đánh thức trí óc cũng như đánh thức loài chim. Ai nấy đều trò chuyện. Thấy con mèo lò dò trên ống máng. Giôli rút ra ngay một triết lý. Chàng nói:
- Con mèo là cái  gì? - Là một sự sửa chữa. Thượng đế làm xong con chuột, nói rằng: a, ta làm bậy rồi. Và thượng đế làm con mèo. Con mèo là cái đính chính cho con chuột. Con mèo cộng với con chuột, đó là cái bản in thử đã được tạo vật xem lại và sửa chữa.
Côngbơphe ngồi giữa một số thợ thuyền và sinh viên, nói về chuyện mấy người chết, về Giăng Bruve, Bahôren, ông cụ Mabớp,cả tên Lơ Cabuýt, và về sự buồn rầu nghiêm khắc của Ănggiônrátx. Chàng nói:
- Hácmôđiuýt và Arixtôgitông, Sêrêát, Xtêphanuýt, Bruytuýt, Cơtomuen, Sáclốt Coócđây[1], Xăng, tất cả sau khi hành động đều có những phút giây hoang mang. Con tim nó dễ rung động lắm, tính mệnh con người cũng là một cái gì thật là huyền bí. Cho nên cả những khi giết người vì mục đích chính trị hay giết người vì mục đích khác đi nữa, nếu có một thứ giết người như thế thật thì trong lòng, sự hối hận vì hạ sát một người vẫn mạnh hơn niềm vui đã được phục vụ nhân loại.
Chuyện nọ bắt sang chuyện kia, quanh đi quẩn lại. Một phút sau, nhân mấy câu thơ của Giăng Pruve, Côngbơphe chuyển sang so sánh những người dịch sách Gieorgic[2] Rô với Cuốcnô, Cuốcnô với Đơlilơ, vạch ra mấy đoạn do Manphilát dịch, đặc biệt là đoạn nói về cái chết phi thường của Xêda[3]. Rồi nhân cái tên Xêda, câu chuyện lại quay trở về Bruytuýt.
Côngbơphe nói:
- Xêda bị giết là đúng. Đối với Xêda, Xixêrông nghiêm khắc, và như thế là phải. Nghiêm khắc nhưng không đã kích. Zôilơ chửi Hôme, Mêviuýt chửi Viếcgin, Vidê chửi Môlie, Pốppơ chửi Sếchxpia, Phrêrông chửi Vônte, chuyện ganh ghét, hằn thù là chuyện  “muôn năm” thôi. Những kẻ tài ba lỗi lạc khiến cho người ta nguyền rủa, những bậc vĩ nhân ít nhiều cũng đều bị người đời xỉa xói.
Nhưng Zôilơ và Xixêrông là hai người. Xixêrông thực hiện công lý bằng tư tưởng cũng như Bruytuýt thực hiện công lý bằng lưỡi gươm. Riêng tôi thì tôi phê phán cái kiểu thực hiện công lý thứ hai này, cái kiểu dùng gươm này, nhưng thời cổ đại chấp nhận. Xêda đã xâm phạm song Ruybicông, đã ban chức tước như chính chức tước là của mình trong khi nó là của nhân dân, đã không đứng dậy khi thượng viện bước vào phòng họp, thì Xêda đã có những hành động của một vị vua, và hầu như của một bạo chúa, như Ơtrôpơ đã nói, regia ác p enè tyrannical. Đó là một vĩ nhân. Mặc kệ hoặc càng hay cũng đều được: bài học càng có giá trị. Hai mươi ba vết thương của ông ta không làm cho tôi cảm động bằng bãi nước bọt của Chúa Giêsu  bị những kẻ đi ở tát. Càng nhục, càng rõ là thần thánh.
Bôtxuyê đứng cao hơn những người khác, trên một đống đá, tay cầm súng, thét:
- Hỡi Xiđatênom, hỡi Mirinuýt, hỡi Prôbalanhơ, hỡi những duyên dáng mĩ miều của Ăngtiđơ! Chao ôi! Ước gì ta đọc được thơ của Hôme như một người Hy Lạp xứ Lôriom hay xứ Êđantêông!
 

III

HÈ SÁNG RỒI TỐI SẦM

(Éclaircissement et assombrissement)

 
Ănggiônrátx đi quan sát tình hình. Anh theo ngõ Môngđêtua đi ra ngoài, quanh quất men theo các dãy nhà.
Phải nói rằng bây giờ nghĩa quân lòng đầy hy vọng. Cái cách họ đã đánh lui cuộc tấn công ban đêm làm cho họ hầu như coi thường cuộc tấn công lúc sắp tảng sáng. Họ chờ đợi và họ cười cợt. Họ chẳng hề hoài nghi chút nào về sự thắng lợi cũng như không nghi ngờ chính nghĩa của mình. Vả lại nhất định viện binh sẽ đến với họ. Họ tin tưởng vào đó lắm. Người Pháp khi chiến đấu thường có lối tiên đoán tình hình một cách dễ dãi và đầy lạc quan, làm cho họ có thêm sức mạnh. Với lối đoán trước ấy, nghĩa quân chia cái ngày sắp đến làm ba giai đoạn chắc chắn: sáu giờ sáng thì một trung đoàn “mà họ đã vận động”  sẽ quay súng, đến trưa thì toàn thể Pari nhất tề đứng dậy, mặt trời lặn thì cách mạng bùng nổ.
Từ tối hôm trước, tiếng chuông báo động ở nhà thờ  phố Xanh Mêri không hề ngừng một chút. Điều ấy chứng tỏ là chiến lũy kia, cái chiến lũy lớn nhất, chiến lũy của Gian, vẫn còn đứng vững. Tất cả những mối hy vọng ấy, nhóm này chuyển cho nhóm kia trong tiếng xì xào vui vẻ và đáng sợ như tiếng vo ve của đàn ong sắp xung trận.
Ănggiônrátx trở về. Như con chim ưng, anh vừa âm thầm dạo quanh một vòng trong vùng bóng tối ngoài chiến lũy. Hai tay khoanh lại, một bàn tay đặt trên miệng, anh lắng nghe trong chốc lát nỗi vui vẻ của anh em. Trong ánh bình minh mỗi lúc một sáng tỏ, nét mặt anh hiện ra tươi tắn và ửng hồng. Chàng nói:
- Toàn bộ quân đội Pari tấn công. Một phần ba đội quân ấy đè lên chiến lũy của các đồng chí ấy. Ngoài ra còn có quốc Dân quân. Tôi trông rõ mũ giát long của trung đoàn xung kích số năm và cờ xí của trung đoàn cảnh vệ quân số sáu. Một giờ nữa các đồng chí sẽ bị tấn công. Còn dân chúng thì hôm qua sôi sục, nhưng sáng nay im lìm. Không còn mong đợi gì nữa, chẳng còn hy vọng nào đâu được. Không một ngoại ô nào,cũng không có một trung đoàn nào hưởng ứng. Các đồng chí bị bỏ rơi rồi.
Các lời nói ấy rơi vào giữa tiếng xì xào của các nhóm nghĩa quân và có tác dụng như giọt mưa giông đầu tiên rơi vào giữa tổ ong. Mọi người đều câm bặt. Một phút im lặng khó tả. Người ta có cảm tưởng như nghe thấy thần chết bay qua.
Nhưng chỉ trong giây lát.
Từ chỗ tối nhất trong  đám đông, một tiếng người cất lên nói to với Ănggiônrátx:
- Đành vậy! Xây chiến lũy lên cao bảy thước và anh em ta ở cả đây. Các đồng chí, hãy lấy xác chúng ta mà phản kháng. Phải tỏ ra rằng nếu dân chúng bỏ rơi những người cộng hòa thì người cộng hòa vẫn không bỏ rơi dân chúng.
Lời nói ấy xé tan đám mây nặng nề của những người lo lắng cá nhân, làm cho trí óc mọi người như được giải thoát. Một tràng pháo tay hoan hô nó nhiệt liệt.
Mãi sau cũng không ai biết được tên người đã nói. Có lẽ là một người thợ nào đó không ai để ý tới, một người vô danh, một người bị lãng quên, một người qua đường anh hùng. Kiểu người vô danh vĩ đại ấy bao giờ cũng có mặt trong những biến động của loài người, những cơn thai nghén của xã hội. Và đến một giờ phút nhất định, họ nói lên cái lời nói cuối cùng quyết định, rồi tan biến ngay trong bóng tối, sau khi đã thay mặt cho nhân dân và Chúa một phút trong ánh chớp sáng lòa.
Không khí chung ngày mồng sáu tháng 6 năm 1832 là không khí của sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Cho nên cũng vào giờ ấy, ở chiến lũy Xanh Mêri, nghĩa quân cũng đồng thanh hô to: “Có viện trợ hay không viện trợ, mặc! Chúng ta quyết tử đến người cuối cùng ở đây”. Câu nói ấy thành một câu nói lịch sử và có ghi trong hồ sơ các vụ khởi nghĩa năm ấy.
Như thế, độc giả thấy rõ, mặc dù cách biệt với nhau về mặt vật chất, hai chiến lũy vẫn cảm thông với nhau.
 
 
Chú thích:
[1] những nhân vật La mã, Anh và Pháp đã vì lý do chính trị mà giết người
[2] tác phẩm có tiếng của Viếcgin, thi sĩ La mã thế kỷ I
[3] danh tướng đã thi hành chuyên chính trong nước ở La mã, bị con nuôi là Bruytuýt ám sát
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết