Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương XVI
TÌNH NHÂN CỦA ĂNGGIÔNRÁTX


LÀM ANH RỒI LẠI LÀM CHA

    
gay lúc ấy ở trong vườn Luýchxămbua -  đã viết bi kịch thì mắt phải soi khắp – có hai đứa bé nắm tay nhau. Một đứa chừng lên bảy, một đứa lên năm. Vì mưa ướt đầm nên chúng đi lên phía đường có ánh nắng. Đứa lớn dắt tay đứa bé, cả hai quần áo rách rưới, mặt mày xanh xao. Nom chúng có vẻ như những con chim rừng. Thằng em bảo: em đói quá.
Thằng lớn tay dắt trái em, tay phải cầm một que củi. Nó đã ý thức che chở cho em.
Trong vườn chỉ có hai anh em chúng, ngoài ra chẳng có ai. Hôm nay lệnh của sở cảnh sát bắt đóng cửa công viên vì có biến động. Những đội quân đồn trú trong ấy cũng đã kéo đi từ trước vì nhu cầu chiến sự.
Hai đứa bé này làm thế nào mà lại ở đây? Chúng từ một bóp giam quên đóng cửa mà thoát ra chăng? Hay chúng ở một toán xiếc nào trốn đi, một toán xiếc lưu động đương biểu diễn ở đâu quanh đấy, ở cổng Ăngphe, ở đàn Thiên văn, hay ở ngã tư gần đấy nơi có cái cổng mang câu: invenerunt parnulum pannis involutum[1]. Có lẽ tối ôm qua, đến giờ công viên đóng cửa, chúng đã lẫn tránh được cặp mắt của các kiểm soát viên mà ở lại trong vườn rồi ngủ ở một cái chòi nào đó, thứ chòi làm ra để cho kẻ khác dạo vườn ngồi đọc báo. Chỉ biết là lúc ấy chúng đang đi lang thang và trông có vẻ vô sự lắm. Đi lang thang mà có cẻ vô sự là chết! Đúng thế, hai đứa bé đương ở vào cảnh nguy khốn không cùng.
Bạn đọc hãy nhớ lại, hai đứa bé ấy là hai đứa bé mà Gavrốt đã cưu mang. Chúng là con của vợ chồng Tênácđiê, được mụ Manhông thuê và bảo là con của lão Gilơnormăng. Giờ đây chúng như những chiếc lá đã rời khỏi các cành không cội, và bị gió cuốn đi trên mặt đường.
Quần áo của chúng lúc ở với mụ Manhông thì sạch sẽ, mụ Manhông dùng những bộ cánh ấy để quảng cáo với lão Gilơnormăng. Nhưng quần áo ấy bấy giờ đã hóa ra tã nát.
Từ nay chúng nằm trong danh sách những “trẻ bỏ rơi” mà sở cảnh sát tìm thấy và thu nhặt về, rồi đánh rơi mất, và lại rồi tìm thấy trên các vỉa hè thành phố Pari.
Phải có sự biến động như hôm nay mới trông thấy những đứa trẻ khốn khổ thế này ở trong công viên. Nếu bọn kiểm soát không trông thấy những thứ tã rách ấy thì đã không tống cổ chúng ra từ đời nào. Trẻ em nghèo không được vào các công viên... Lẽ ra người ta nghĩ rằng: là trẻ con thì không có quyền chơi hoa!
Hai đứa trẻ khốn khổ này ở trong vườn Luýchxămbua là vì cổng đóng. Như thế chúng phạm pháp. Chúng đã lẻn vào vườn từ bao giờ và ở lại trong ấy. Cổng vườn đóng không có nghĩa là kiểm soát viên được nghỉ việc. Công việc kiểm soát, trên lý thuyết, vẫn không gián đoạn, nhưng nó lơi lỏng, hoãn đãi ra. Vả lại các ông kiểm soát viên cũng đương băn khoăn về tình hình, không kém gì dân chúng, và chú ý sự việc bên ngoài hơn là bên trong các ông không ngó ngàng gì tới công viên nên không thấy hai đứa trẻ.
Hôm qua trời mưa và hôm nay cũng có mưa chút ít. Nhưng mưa tháng sáu thì cũng như không mưa. Một giờ sau cơn mưa giông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mưa hè, mặt đất cũng chóng khô như da của em bé.
Gần tiết hạ chí, nắng giữa trưa quả là ráo riết. Nó bám vào mặt đất như để hút tất. Mặt trời hình như khát nước. Một trận mưa rào cũng như một cốc nước, còn mưa thường thì xuốn đất là ráo ngay. Buổi sớn vừa nước chảy dầm dề, buổi chiều đã bụi bay mù mịt.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong đang được mặt trời lau ráo; lúc đó trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Nước tràn trề dưới gốc, mặt trời lấp lánh trong hoa, vườn cây và đồng cỏ trở thành những bình hương tỏa muôn mùi thơm ngào ngạt. Hoa cười, chim hót, vạn vật hiến thân cho ta, ai là người không cảm thấy say sưa một cách dễ chịu? Mùa xuân là một cảnh thiên đường trong chốc lát: nắng xuân giúp cho người ta kiên tâm chờ đợi giây phút về trời.
Ở trên đời có người không đòi hỏi gì hơn thế. Đó là những người khi thấy có trời xanh thì reo: đủ rồi! Họ là những người suy tưởng, mãi mê với cảnh kỳ ảo của vũ trụ, vì sùng bái thiên nhiên mà hớn hở nhãng quên tình người. Họ không thể hiểu vì sao khi có thể ngồi dưới bóng cây mà mơ mộng, người ta lại đi lo hạng người này đói, lớp người kia khát, lo người nghèo mùa đông không có áo, em bé xương lưng bị vẹo nên yếu đuối bủng beo, lo đến ổ rơm, bồ lúa, ngục hình, và bàn về cái áo rách tơi tả của những cô con gái run cầm cập vì rét. Họ là những người hiền lành mà ghê gớm, những người thỏa mãn một cách tàn nhẫn.
Điều kỳ lạ là cái vô biên đủ làm cho họ vừa lòng. Cái thế giới hữu hạn thiết yếu đối với con người, họ không nghĩ đến, mặc dù trong thế giới hữu hạn có sự yêu thương ấp ủ lẫn nhau, mặc dù trong thế giới hữu hạn có sự tiêu hóa tuyệt vời. Họ không ý thức được cái vô định hình thành do sự hòa hợp vừa thần thánh vừa phàm tục của hữu hạn và vô biên. Miễn họ được đối diện với cảnh bao la vô tận là họ sung sướng. Không bao giờ vui mừng, họ chỉ biết ngây ngất tự quên mình trong cảnh vô cùng tận; đó là mục đích sống của họ.
Lịch sử nhân loại đối với những người này chỉ mới là một bình diện bộ phận của vũ trụ. Cái Tất cả không nằm trong ấy, cái Tất cả thực sự ở ngoài lịch sử nhân loại. Con người chỉ là một chi tiết trong Tất cả, ích gì mà lo nghĩ về cái chi tiết ấy? Người đau khổ ư?  Có lẽ. Nhưng hãy nhìn sao Thiên Ngưu đương mọc. Người mẹ này cạn sữa, đứa hài nhi kia chỉ còn thoi thóp chút hơi; tôi biết đâu! Hãy để cho tôi soi kính hiển vi cái lát gỗ tùng này, nó giống y như một hình hoa kỳ diệu! Anh hãy thử có tấm mặt ren nào sánh kịp không?
Những nhà tư tưởng này quên yêu thương. Tinh tú ánh hưởng họ đến nỗi họ không nghe tiếng trẻ kêu khóc. Thượng đế che lấp tâm hồn họ. Họ là một dòng trí tuệ những trí tuệ vừa nhỏ bé vừa vĩ đại. Horax, Gớt thuộc dòng họ ấy, có lẽ Phôngten nữa[2]. Những người ích kỷ lẫm liệt của thế giới vô biên ấy là khán giả bàng quang của những cảnh đau xót ở trên đời; hễ trời đẹp thì họ không nhìn thấy bạo chúa Nêrông, cũng chẳng trông thấy giàn hỏa thiêu người ngay trước mắt; họ tìm những tia sáng phản chiếu trên máy chém trong lúc chém người, họ không nghe thấy tiếng kêu, tiếng khóc, tiến rên siết, tiếng chuông giục mõ dồn; đối với họ, trên đời này cái gì cũng tốt cả vì là có mùa xuân, cái gì cũng vừa lòng cả miễn là trên đầu còn mây vàng mây tía; họ kiên quyết vui sướng mãi cho đến khi nào sao thôi sáng và chim hết kêu.
Hạng người ấy là những người tối tăm một cách rạng rỡ. Họ không ngờ rằng họ đáng thương hại. Quả thế thật. Không khóc thì làm sao mà nhìn thấy? Phải khâm phục họ và ái ngại cho họ, như khi ta khâm phục và ái ngại cho hai con mắt dưới lông mày như chúng ta, mà lại có một đốm sao giữa trán.
Có một đôi người bảo chủ nghĩa bàng quang của các nhà tư tưởng ấy là một thứ triết lý siêu đẳng. Đồng ý. Nhưng đó là một trạng thái siêu đẳng bệnh hoạn. Người ta vẫn có thể là một vị thần, nhưng thọt chân, như Vuyncanh[3]. Người ta có thể là siêu nhân nhưng vẫn chưa đủ điều kiện làm một con người. Là bao la nhưng vẫn khiếm khuyết, điều ấy không lạ trong vũ trụ. Biết đâu mặt trời không phải là một tên mù?
Như thế thì làm thế nào? Trông cậy vào đâu? Ai kẻ dám nói sai[4]. Phải chăng có những thiên tài, những siêu nhân, những người anh minh như tinh tú mà cũng sai lầm? Cái ở trên đỉnh đầu, ở trên cao tít, tỏa ánh sáng rực rỡ khắp mọi nơi, phải chăng chính nó lại không trông thấy gì lắm, hay là không trông rõ, hoặc là mù tịt? Như thế là đáng thất vọng không? Không. Vậy thì ở trên thái dương còn có gì nữa? Còn có thượng đế.
 Ngày mồng 6 tháng sáu năm 1832, vào khoảng mười một giờ trưa, cảnh công viên Luýchxămbua vắng ngắt thật là đẹp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Ánh nắng buổi trưa làm cho cành lá điên say, dáng như tìm nhau để ôm ấp. Trong tàn lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ bửa mỏ lách cách trên vỏ. Trên các luống hoa, hoa huệ làm chúa tể chính thống, mùi hương cao quý nhất vẫn là mùi hương tỏa ra từ nơi trong trắng. Hoa cẩm chướng có mùi thơm hắc. Mấy con quạ già thời Mari đơ Miđixê ái ân trên ngọn cây cao vút. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn lửa muôn hình biến thành hoa. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa hoa lửa ấy. Ở đâu cũng là vui tươi, là duyên dáng, ngay cả đến cơn mưa sắp tới, cơn mưa tiến diễn cũng chẳng có gì đáng sợ. Cây cỏ mong mưa. Chim én bay là là như đe dọa, nhưng dễ mến làm sao!
Ai ở đây, cái gì có mặt ở đây cũng nức mùi hạnh phúc. Đời thơm ngát. Vạn vật đều nói lên cái ý thơ ngây, đoàn kết, vạn vật dịu hiền âu yếm, vạn vật vuốt ve mơn trớn, vạn vật trong sáng như bình minh. Tình ý từ trên không tỏa xuống êm mát như một bàn tay em bé áp vào môi.
Mấy pho tượng trắng khỏa thân đứng ở dưới hàng cây hôm nay khoác những chiếc áo bóng râm, lỗ chỗ ánh sáng; các vị nữ thần ấy rách rưới từng vạt toàn thân là những vạt nắng, và nhiều tia nắng lủng lẳng quanh mình. Quanh bể nước trung tâm, đất đã nắng khô như cháy. Gió hây hẩy đủ làm cho cát bụi đó đây bắt đầu cuộn từng đám nhỏ. Vài chiếc lá vàng mùa thu còn sót lại đuổi bắt nhau vui vẻ như nô đùa.
Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi hương, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Qua tạo vật người ta cảm thấy sức tạo hóa vô cùng vĩ đại, người ta nhận thấy thiên nhiên vô tận cũng rộng rãi vô cùng bởi vì từng hơi thở của vạn vật đều thấm đượm yêu thương, bởi vì ánh sáng tuôn trào thừa thải, tia sáng chiếu qua phản lại như mắc cửi, từ trên không đổ xuống như một bức phông rừng rực lửa, người ta nhìn thấy có bóng dáng Chúa, nhà triệu phú có triệu triệu vì sao.
Nhờ có cát nên không có một vết bùn, có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ nhung, lĩnh, vàng, son, bày lên trên cánh hoa, không một tí bợn. Thật là giàu sang mà cũng thật là tinh sạch.
Cả vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
Mùa xuân êm ái thể hiện trong sự nhịp nhàng của muôn vật. Khách xuân đến và đi như đúng lễ nghi đã định: đinh hương hầu tàn, nhài chớm nở, vài đóa hoa muộn, vài giống côn trùng đến sớm ít nhiều. Đội tiên phong của loài bướm đỏ tháng sáu nô giỡn ân ái với đội hậu tập của loài bướm trắng tháng năm. Cây ngô đồng khoác áo mới. gió xuân làm nổi song trên vòm lá dẻ sum suê. Thật là huy hoàng. Người chiến binh già ở đồn cạnh trông qua cổng vườn bảo: “Mùa xuân mặc đại lễ đang bồng súng chào”.
Đây là giờ ăn sáng của muôn vật: tất cả đều ngồi vào bàn. Trên trời trải khăn xanh, dưới đất phủ khăn lục, mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Chúa bưng dọn cho muôn loài trong bữa tiệc vũ trụ. Mỗi sinh vật đều có thức ăn: bồ câu thì ăn hạt gai, họa mi thì hạt kê, có quả đơm xôi cha chàn làn, sâu bọ cho chào mào, hoa cho ong, trích trùng cho ruồi, ruồi cho chim sẻ xanh. Chúng cũng có ăn thịt nhau tí đỉnh, đó là cái lẽ ác lẫn với thiện huyền bí, nhưng không có một sinh vật nào phải để dạ dày trống không.
Hai đứa bé lạc loài đã đến bên bể lớn. Ánh sáng nhiều quá làm cho chúng lúng túng tìm cách trốn nấp; bản năng của kẻ nghèo, kẻ yếu hễ thấy cảnh giàu sang phong phú thì sợ, mặc dầu cảnh giàu sang phong phú ở đây chẳng là của riêng ai. Hai đứa bé nấp sau chuồng thiên nga.
Từng lúc, khi ngọn gió tạt qua, văng vẳng nghe như có tiếng kêu la, tiếng ồn ào, tiếng rên hừ hừ và tiếng nện thình thịch, đó là tiếng súng trường, súng đại bác ở xa. Về phía khu chợ, có khói mù bay lên khỏi mái nhà, Xa xa có tiếng chuông rung như kêu như gọi.
Hai đứa bé hình như không nghe thấy các thứ tiếng ấy. Thằng nhỏ thỉnh thoảng lại kêu lên the thé: em đói quá.
Hầu như cùng một lúc, có một cặp nữa đến bên bể nước. Một người vào khoảng năm mươi, đứa bé lên sáu. Chắc là hai cha con. Đứa bé lên sáu cầm một chiếc bánh thuẫn lớn.
Thuở ấy, có mấy nhà dọc bờ sông ở phố Bà Chúa và phố Địa Ngục được quyền sắm chìa khóa cổng vườn Luýchxămbua, khi nào cổng đóng cũng vào chơi được. Ngày nay thì không còn sự châm chước đó nữa. Hai cha con người này chắc là ở trong số những gia đình được hưởng đặc quyền ấy.
Hai đứa bé nghèo khổ nhìn “ngài” đó đi tới và nấp kín hơn một chút.
Ông ta là một người tư sản. Mariuytx một hôm trong lòng đang sội sục yêu đương bỗng nghe một người khuyên bảo con: “con hãy nhớ tránh những điều quá trớn”. Người ấy có vẻ là ông này. Ông có vẻ dịu hiền và tự mãn. Miệng ông luôn luôn nở một nụ cười, một nụ cười hở lợi chứ không phải mở môi, một nụ cười máy, phô răng hơn là bộc lộ tâm hồn. Đứa bé cầm chiếc bánh cắn dở chứ không ăn nữa. Nó có vẻ như đã được nhồi nhét đầy ruột. Vì có biến động nên đứa bé mặc bộ trang phục quốc dân quân, người cha thì ăn vận như thường nhật, một bộ quần áo tư sản để tránh nguy hiểm.
Hai cha con dừng lại bên bể nước có hai con thiên nga đương bơi lội. Ông tư sản này có vẻ khâm phục thiên nga ghê lắm. Ông ta cũng giống thiên nga, giống ở chỗ có dáng đi như chúng.
Nhưng mà lúc này thì thiên nga đương bơi lội. Bơi lội là nghề sở trường của chúng, bởi thế trông chúng đẹp lạ lùng.
Giá hai đứa bé nghèo đói kia lắng tai nghe và nếu chúng đến tuổi hiểu, thì chắc chúng đã nhận được món quà cách ngôn của một người mô phạm. Người cha bảo con thế này:
- Kẻ hiền triết lấy thanh đạm mà lấy làm vui. Con ơi! Con hãy xem cha. Cha rất ghét xa hoa. Không bao giờ cha mặc quần thêu vàng nệm ngọc. Cái vẻ lòe loẹt chỉ để cho bọn người thiếu trí tuệ.
Đến đây tiếng huyên náo từ khu chợ bay đến càng rõ, chen với tiếng chuông bây giờ lại càng rung liên hồi. Đứa bé hỏi:
- Cái gì thế cha?
- Ngày hội hỗn loạn đấy, người cha đáp.
Chợt ông ta trông thấy hai đứa bé rách rưới đứng im lìm sau chuồng thiên nga sơn xanh. Ông hỏi:
- Kia là cảnh mở màng.
Dừng một lát ông tiếp:
- Cái khu vườn này cũng bị loạn lạc xâm nhập  rồi đây!
Lúc bấy giờ, đứa bé cắn một miếng bánh rồi nhổ ra và thình lình khóc lên. Người cha hỏi:
- Sao con khóc?
- Con không đói nữa.
Cái miệng cười của người cha càng bạnh ra:
- Ăn bánh ngọt thì cần gì phải đợi đói!
- Con ăn chán cái bánh này. Nó hẩm rồi!
- Con không thích nữa à?
- Vâng.
Người cha chỉ mấy con thiên nga:
- Ném cho mấy con ngỗng kia.
Đứa bé do dự. Người ta không thích bánh nữa, đành thế, nhưng đó không phải là một lý do để mà cho đi! Người cha giải thích:
- Phải có lòng nhân đạo con ạ. Phải biết thương yêu loài vật.
Ông nói thế rồi lấy cái bánh vứt vào trong bể nước.
Chiếc bánh rơi không xa bờ lắm.
Hai con thiên nga đương ở xa, ở giữa bể, mê mải với một thứ mồi gì đấy. Chúng không thấy ông tư sản, cũng chẳng thấy bánh.
Người tư sản ngại miếng bánh sẽ chìm mất đi một cách vô ích, bèn hoa tay múa chân cho cuối cùng hai con thiên nga phải chú ý.
Chúng nhìn thấy một vật gì lềnh bềnh, chúng lái thuyền quay mũi và từ từ tiến về phía chiếc bánh. Dáng điệu của chúng nó có một vẻ đường bệ trông rất hợp với bộ cánh trắng tinh.
Người tư sản nghĩ ra một câu hay hay, thích chí nói:
- Loài cầm điểu hiểu hiệu đấy nhé[5]!
Ngay lúc ấy tiếng náo động đằng xa đột nhiên dội đến mạnh hơn trước. Lúc này thật là ghê rợn. Có những làng gió chẳng nói gì cả. Nhưng cũng có những luồng gió rất rõ. Luồng gió này đưa đế rõ rệt tiếng trống trận, tiếng gào thét, tiếng súng từng tràng, tiếng đối đáp rung rợn giữa tiếng đại bác và chuông báo động nhà thờ. Cũng vừa lúc ấy một mảng mây đen kéo đến đột ngột che khuất mặt trời.
Hai con thiên nga bơi vẫn chưa đến miếng bánh, nhưng người tư sản bảo:
- Về thôi, con. Chúng đánh cung Tuylơri rồi.
Ông cầm tay con, nói tiếp:
- Từ cung Tuylơri đến Luýchxămbua không xa, chỉ bằng từ nhà vua đến bậc huân lão[6] mà thôi. Đạn rồi sẽ vèo như mưa cho mà xem.
Ông nhìn trời:
- Và có lẽ mưa thật cũng sẽ trút xuống. Quả là có ý Trời đây. Dòng thứ[7] thế này là đi đứt. Ta đi về mau thôi.
Thằng con nói:
- Con muốn xem thiên nga ăn bánh.
Người cha đáp:
- Ở lại nguy hiểm lắm.
Thế là ông ta kéo chú tư sản con đi.
Thằng bé tiếc mấy con thiên nga, cứ ngoái cổ lại xem cho đến khi gặp khúc quanh, nó không nhìn thấy gì nữa.
Trong lúc ấy, cùng một lượt với hai con thiên nga, hai đứa bé lang thang mon men đến gần chỗ chiếc bánh. Bánh bập bềnh trên mặt nước. Thằng bé nhìn chiếc bánh, thằng lớn trông chừng cho người tư sản đi xa.
Hai cha con đi vào khu đường bàn cờ dẫn tới cái tam cấp lớn chỗ lùm cây, phía phố Bà Chúa.
Khi hai bóng vừa khuất thì thằng lớn vội vàng nằm bẹp xuống, dán bụng lên bờ bể. Nó níu tay trái vào bờ và thả người xuống, thiếu điều rơi trong bể nước. Tay phải nó cầm que củi với chiếc bánh. Hai con thiên nga thấy có kẻ địch vội vã bơi nhanh lên. Vì bơi nhanh, ức chúng lùa nước tới, rất có lợi cho chú bé những làn sóng đồng tâm nhẹ nhàng đẩy chiếc bánh đến que củi. Lúc thiên nga đến thì chiếc bánh cũng vừa gặp cái que. Thằng bé quờ mạnh que, kéo chiếc bánh lại vừa tầm, xua đuổi thiên nga đi, vớt bánh rồi đứng lên.
Bánh ướt đẫm, nhưng chúng vừa đói vừa khát. Thằng anh bẻ cái bánh ra làm hai, một phần lớn một phần nhỏ. Nó giữ phần nhỏ, đưa phần lớn cho em bảo:
- Tọng vào họng súng đi.
 

[1] tìm thấy đứa bé vô danh trong tã
[2] Horax thi hào cổ La mã; Gớt đại thi hào của Đức cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19; Phôngten nhà thơ ngụ ngôn của Pháp thế kỷ 17
[3] một vị thần trong thần thoại cổ Hy lạp, coi về việc ren, rất khỏe và thọt chân
[4] Solem quis dicere falsum audeat
[5] nguyên tác dùng đồng âm: cygne (xinhơ) thiên nga và signe dấu hiệu. Người dịch tạm dùng điệp âm
[6] cung Tuylơri là nơi vua ở; trong công viên Luýchxămbua là trụ sở của viện nguyên huân
[7] Luy Philip thuộc ngành thứ trong hoàng tộc Pháp
 

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết