Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
Chương IX
NƠI NGƯỜI TA ĐÃ BẮT ĐẦU TIN CHẮC

Ông nhích bước vào, thuận tay khép cửa lại rồi đứng yên nhìn quang cảnh trước mắt. Gian phòng khá rộng. Ánh đèn không đủ sáng. Trong phòng lúc huyên náo, lúc lại yên lặng như tờ. Cả bộ máy xử án của tòa Đại hình đương phơi bày ra giữa đám đông với vẻ uy nghi tầm thường và ghê rợn.
Ở một đầu buồng, nơi ông đang đứng là chỗ đám quan tòa ngồi nhấm móng tay hoặc lim dim con mắt, đang lơ đãng trong những áo thụng đen đã bạc màu. Đầu kia là đám dân chúng, quần áo rách rưới, bọn luật sư đứng ngồi đủ kiểu, mấy người lính nét mặt lương thiện và cứng rắn. Tường lát gỗ lâu ngày đã hoen ố, cái trần nhà bụi bặm, những chiếc bàn trải dạ xanh đã ngả màu vàng, những cánh cửa đen xì vết tay người, những cây đèn vách tỏa nhiều khói hơn là ánh sáng. Mấy cây nến cắm trên các chân đèn bằng đồng đặt trên bàn. Quang cảnh tăm tối, ghê tởm, thảm đạm. Người ta có cảm tưởng như có gì vừa nghiêm nghị vừa cao cả. Bởi vì ở đây như thấy có mặt cái việc to tát của loài người là luật pháp, cũng như cái việc vĩ đại của Chúa Trời là công lý.
Chẳng một ai trong đám đông chú ý đến ông cả. Bao nhiêu con mắt đang đổ dồn về một phía, chỗ một chiếc ghế dài bằng gỗ dựa vào tường trước một cái cửa nhỏ, ở mé bên trái ông Chánh án. Trên ghế có một người ngồi giữa hai tên lính sen đầm, ánh đèn chung quanh soi rõ mồn một.
Người ấy chính là người trên kia.
Không đợi phải tìm, ông đã trông thấy ngay người ấy, tự nhiên mắt ông hướng vào chỗ đó, như đã biết trước người ấy ngồi ở đâu rồi.
Ông tưởng như mình đã trông thấy chính mình. Người có già đi, mặt mũi không hẳn là giống như đúc, song dáng điệu và hình thù thì không khác gì cả. Cũng bộ tóc lởm chởm ấy, con mắt dữ tợn và lấm lét, cũng cái áo bành tô ấy. Y như cái hôm trước vào thành Đinhơ, lòng đầy căm hờn và trí óc chất chứa không biết bao nhiêu ý nghĩ ghê gớm đã góp nhặt trong mười chín năm trời ở nơi tù ngục.
Ông rùng mình và tự bảo: Trời ơi! Rồi ta trở lại như thế kia hay sao!
Cái người ấy trạc sáu mươi tuổi, trông vẻ người có cái gì cục mịch, ngớ ngẩn và kinh hoàng.
Nghe tiếng mở cửa, người ta nhích lại để ông đi vào. Ông chánh án quay lại nhìn, biết ngay là ông thị trưởng ở Môngtơrơi Xuya Me bèn gật đầu chào. Ông công tố viên đã nhiều lần đến Môngtơrơi vì công vụ cũng nhận ra ông và chào ông. Riêng ông chỉ hơi thoáng thấy những cử chỉ đó thôi. Ông như bị thôi miên và nhìn thẳng ra trước mặt.
Cảnh mấy ông quan tòa, một anh lục sự, mấy anh lính sen đầm, một lũ người hiếu kỳ một cách tàn ác, ông đã được thấy một lần rồi, cách đây hai mươi bảy năm. Những cảnh tai ương ấy, giờ ông lại thấy nó. Nó ở ngay trước mắt, nó cử động, nó tồn tại. Không phải vì nhớ mà tưởng thấy, không phải một ảo ảnh của trí tưởng tượng. Rõ ràng là những quan tòa có thật, những lính sen đầm có thật, một đám đông và những con người ấy, có xương có thịt hẳn hoi. Thôi thế là xong, ông lại thấy hiện ra và sống lại xung quanh ông những hình ảnh ghê rợn của dĩ vãng với tất cả vẻ đáng sợ của sự thực phũ phàng.
Mọi sự việc đó mở toang hoác trước mặt ông.
Ông hoảng kinh nhắm mắt lại, kêu thầm trong trí. “Không bao giờ!”
Cái trò số mệnh bày ra khiến ông hoang mang cả tâm trí gần như phát điên lên, cái trò ấy thật là bi đát: mình đứng đây mà rõ ràng người ngồi kia cũng là mình. Cái người đang bị đem xử kia, ai cũng gọi là Giăng VanGiăng!
Trước mắt ông là một cảnh tượng lạ lùng khó nói. Hình như đó là một màn kịch diễn lại cái phút ghê tởm nhất của đời ông. Mọi thứ đều y như thế, cũng cảnh bày biện như vậy, cũng vào giờ đêm như vậy, cũng gần bấy nhiêu bộ mặt quan tòa, lính tráng, công chúng. Chỉ có cây thánh giá trên đầu ông Chánh án là khác xưa vì thuở ấy các tòa án chưa có thánh giá. Hồi ấy, khi người ta xử ông, Chúa Trời vắng mặt.
Đằng sau có một cái ghế, ông ngồi phịch xuống, kinh hoàng vì nghĩ rằng người ta có thể trông thấy mình. Ngồi yên rồi, nhờ có chồng hồ sơ trên bàn thẩm phán, ông giấu được mặt mình và có thể nhìn khắp gian phòng không sợ ai trông thấy cả. Dần dần ông định thần lại và trở về với thực tế xung quanh. Một lúc lâu ông mới bình tĩnh để nghe rõ được mọi việc.
Trong số các hội thẩm thấy có ông Bamataboa.
Ông đưa mắt tìm Giave nhưng không thấy. Hàng ghế của các người làm chứng lấp sau cái bàn của viên lục sự. Vả lại như trên đã nói, trong phòng đèn thắp không được sáng.
Lúc ông mới vào, luật sư của bị cáo vừa cãi xong. Ai nấy đương hết sức chú ý theo dõi việc xét xử ấy đã kéo dài ba tiếng đồng hồ rồi. Trong ba tiếng đồng hồ ấy tội trạng người kia dần dần hiện ra có cơ sở. Và người đi xem nhận thấy gánh nặng của cái vẻ thật ghê gớm ấy dần dần đè bẹp một con người, một tên vô danh, một hạng người khốn nạn, hoàn toàn ngớ ngẩn hoặc là hết sức tinh khôn.
Người ấy, như ta đã biết, là một tên lang thang bị bắt tại một cánh đồng, tay còn cầm một cành táo có quả chín, bẻ cây táo trong vườn gần đấy gọi là vườn Pierông. Người ấy là ai thế?
Một cuộc điều tra được mở ra. Chứng tá vừa cung khai xong.
Ý kiến mọi người thống nhất. Cuộc thảo luận đã làm lóe nhiều ánh sáng. Người ta buộc tội như sau: “Chúng ta đưa ra đây không phải chỉ là một tên ăn cắp hoa quả, một tên trộm vặt, mà chúng ta đã bắt được một thằng cường đạo, một đứa trốn án quản thúc, một tên khổ sai đi đày, một kẻ gian ác tối nguy hiểm, một thằng lưu manh tên là Giăng VanGiăng mà pháp luật đã truy nã từ lâu. Tên này cách đây tám năm, khi ra khỏi nhà tù Tulông đã phạm tội cướp đường có khí giới, chặn lấy tiền của một đứa bé tên là Giecve. Tội này trong hình luật điều thứ 383 có ghi rõ. Tòa sẽ truy tố sau, khi nào có đủ bằng chứng về lý lịch của nó. Nó lại vừa phạm tội ăn trộm. Thế là tái phạm. Xin hãy kết án nó về cái tội mới, còn cái tội cũ sẽ xin xử sau”.
Nghe bị buộc tội như thế, lại thấy các chứng tá đều khai như nhau, bị cáo ngạc nhiên lắm. Khi thì hắn hoa tay lắc đầu, ra hiệu không phải, khi thì hắn chỉ nhìn lên trần nhà. Hắn nói năng khó nhọc, trả lời lúng túng, nhưng từ đầu đến chân, cả người hắn đều chối cãi tất cả. Hắn như một thằng ngốc nghếch đứng trước cả một đoàn người khôn ngoan xếp thành thế trận tấn công hắn và như một kẻ xa lạ đứng giữa một xã hội đang túm bắt hắn. Mà câu chuyện đối với hắn rồi đây có phải là vừa đâu! Mỗi lúc lại thêm chứng cớ. Hắn lo lắm, nhưng mọi người lại còn lo hơn khi thấy lời buộc tội kinh khủng đè nặng lên đầu hắn. Ngoài tội đi đày, không chừng lại đến tội tử hình, nếu lý lịch được chứng minh và nếu việc ăn cướp thằng bé Giecve lại bị kết án chồng lên thêm nữa. Người đó là thứ người gì? Cái lầm lì của nó là nghĩa làm sao? Ngu ngốc thật hay là xảo trá? Nó hiểu quá đi rồi hay là nó không hiểu gì cả? Quần chúng ngồi xem không ai đồng ý với ai, bọn quan tòa cũng không nhất trí. Trong vụ án này có phần ly kỳ mà cũng có phần làm cho người ta kinh hoảng, tấn bi kịch không những ảm đạm mà còn có gì tăm tối nữa.
Người biện hộ cãi cũng khéo. Thứ tiếng địa phương ông ta nói, một thời gian khá lâu, đã làm nên ngôn ngữ hùng biện của tòa án mà giới luật sư đâu cũng dùng. Loại ngôn ngữ ấy ngày nay đã thành cổ điển và chỉ nghe thấy ở cửa miệng các luật sư công tố viên, nó thích hợp với các ngài vì nó kêu, nó nghiêm trang và oai vệ. Trong ngôn ngữ ấy chồng được gọi là phu, vợ là phụ; Paris thì thay bằng trung tâm văn hiến, vua là hoàng thượng, giám mục là sứ giả thánh đường, công tố viên là phát ngôn hùng hồn của luật pháp, lời cãi của trạng sư là những giọng điệu biện hộ, triều đại Lui XIV là thế kỷ vĩ đại, nhà hát là đền nữ thần Menpômen, dòng họ nhà vua là kim chi ngọc diệp, buổi hòa nhạc là nhạc đội, tướng tư lệnh trong tỉnh là nhà quân sự trứ danh... Rồi học trò chủng viện lại gọi là những nhà tu hành thiếu niên, những sai lầm của báo chí là sự xảo quyệt xuất tiết độc tố vào cơ thể báo chương... Luật sư ấy bắt đầu bằng việc giải thích việc ăn trộm táo, - dùng lời văn hoa mỹ mà nói chuyện ăn trộm kể cũng khó đấy, nhưng phải nhớ rằng ông Bốtxuyê ngày xưa, trong bài văn tế có lần phải nhắc đến con gà mái mà còn nói lên được những lời châu ngọc nữa là! Luật sư giãi bày rằng việc ăn trộm táo không có bằng cớ đích xác. Khách hàng của ông – mà ông cứ nhất định gọi là Săngmachiơ – có ai trông thấy hắn trèo tường hay bẻ cây cối đâu. Người ta bắt được hắn tay cầm cành táo (mà ông ta thích gọi là nhánh hơn) nhưng hắn nói là thấy rớt ở dưới đất nên nhặt lấy thôi. Lấy gì làm bằng mà bảo hắn khai man? Chắc chắn là có kẻ trèo tường bẻ táo thấy động thì vứt lại đó; chắc chắn là có kẻ ăn trộm. Nhưng lấy gì làm bằng mà bảo đứa ăn trộm đó là Săngmachiơ? Chỉ có một điều. Cái tư cách là khổ sai về. Luật sư phải nhận là khó chối vì chứng cứ rành rành. Bị cáo có ở Phavơrôn; bị cáo làm nghề xén cây: cái tên Săngmachiơ rất có thể do chữ Giăng Machiơ mà ra; những điều ấy đều đúng cả, sau nữa có bốn người làm chứng đều nhận ngay được hắn và quả quyết Săngmachiơ là tên tù khổ sai Giăng VanGiăng. Để chống lại những điều tố cáo ấy, những chứng cớ ấy, luật sư chỉ còn biết dựa vào lời chối cãi của khách hàng mình, lời phủ nhận có lợi cho mình. Nhưng giả thử hắn là Giăng VanGiăng thật, thì cái đó có phải là bằng chứng hắn ăn trộm táo không? Nói hắn ta ăn trộm táo chỉ là một mối nghi ngờ, không phải là một chứng cớ hẳn hoi. Đành rằng bị cáo đã dùng một phương pháp tự bào chữa tồi, điều này trạng sư biện hộ cũng phải thật thà công nhận như thế. Đó là cách khăng khăng chối cãi tất cả, nhất định mình không ăn trộm, mình không là tù khổ sai. Luật sư có khuyên lão ta nên thú nhận mình là tù khổ sai đi thì có thể có lợi hơn và chắc chắn là sẽ được tòa án thương tình và rộng lượng; nhưng bị cáo nhất định chối, nghĩ rằng có thể tránh được tất cả nếu không thú nhận gì hết. Thật là sai lầm. Nhưng phải chăng cũng nên lưu ý đến việc lão ta ít thông minh? Lão ta rõ ràng là ngu đần. Bao nhiêu năm đầy đọa trong tù, bao nhiêu khổ sở ngoài tù đã làm cho lão ta mụ người đi... Lão ta tự bào chữa một cách vụng về, có phải đó là lẽ để kết tội lão ta không? Còn vụ thằng Giecve thì trạng sư chẳng phải bàn cãi đến vì chẳng dính líu gì đến đây cả.
Luật sư kết luận xin tòa hễ nhận đích hắn là Giăng VanGiăng thì chỉ phạt vi cảnh đối với kẻ vi phạm án quản thúc chứ đừng khép vào tội ghê gớm của người tù khổ sai tái phạm.
Công tố viên đáp lại lời biện hộ, lời lẽ kịch liệt mà vẫn văn hoa. Các ông công tố bao giờ mà chả thế!
Ông tỏ lời khen ngợi đức tính “trung thực” của luật sư và khai thác tính “trung thực” ấy một cách tài tình. Chỗ nào mà luật sư chịu nhượng bộ là ông ta nhằm vào đấy để đánh vào bị cáo. Luật sư có vẻ công nhận bị cáo là Giăng VanGiăng. Công tố viên ghìm lấy điều ấy, cho là một việc quả nhiên: người ấy đích là Giăng VanGiăng. Điểm này như thế coi là đã xác định và được dùng làm căn cứ buộc tôi, không còn chối cãi lôi thôi gì nữa.
Đến đây, ông đi ngược lên nguồn gốc và nguyên nhân của việc phạm tội và lên giọng hùng hổ kết án trường phái lãng mạn là vô luân lý. Trường phái này hồi ấy mới ra đời và được các nhà phê bình của hai tờ “Lá cờ” và “Nhật báo” mệnh danh là “Trường phái quỷ sứ”. Ông đổ cho ảnh hưởng của thứ văn chương xấu xa ấy – không hẳn là đổ bứa – cái tội đã gây ra vụ trộm của tên Săngmachiơ hay nói đúng hơn, của Giăng VanGiăng.
Xong tràng khái luận ấy, ông mới nói đến Giăng VanGiăng thật sự. Giăng VanGiăng là người thế nào? Ông mô tả Giăng VanGiăng. Hắn là một con quỷ sứ mà địa ngục đã khạc ra... Cách mô tả này có mẫu mực trong cách kể của Teramen (Trong vở kịch Phèdre của Racine thế kỷ XVII, nhân vật Théraméne, thầy của Hipplyte đã thuật lại cái chết của chàng một cách văn hoa và dài dòng). Cách kể của Teramen thì chẳng ích gì cho vở bi kịch, nhưng lại thường xuyên rất được việc cho các nhà hùng biện của tòa án.
Cử tọa và hội thẩm viên rùng mình. Mô tả xong, ông lại tiếp theo cái đà hùng biện đáng để cho ngày hôm sau tờ công báo địa phương hết lời ca ngợi: chính cái tên như thế... vừa là lưu manh, vừa là hành khất, vô nghề nghiệp... – cái tên đã quen với những hành động tội lỗi của đời cũ, lại sống mấy mươi năm trong tù mà chẳng sửa chữa được gì, chứng có là việc chặn đường ăn cướp thằng bé Giecve... – chính cái tên như thế bị bắt quả tang ăn trộm trên đường cái, cách chỗ hắn trèo tường có mấy bước, trên tay còn giữ vật vừa ăn trộm xong, mà còn dám chối cả quả tang, chối việc ăn trộm, chối việc trèo tường, chối tất cả, chối đến cả tên họ, cả lý lịch! Ngoài hàng trăm chứng cớ mà chúng tôi không nhắc lại làm gì, có bốn người đã nhận mặt y: ông Giave, thanh tra cảnh sát đáng tin cậy và ba tên trước kia là bạn tù của y, những tên tù khổ sai Bơrơvê, Sơniđiơ và Côsơpay. Trước sự nhất trí mãnh liệt ấy, y chống chế như thế nào? Y chỉ có chối. Thật là đồ lì lợm! Thưa các ngài hội thẩm, yêu cầu các ngài cầm cân nảy mực…
Trong khi ông công tố nói thì bị cáo ngồi nghe, miệng cứ há hốc ra như vừa ngạc nhiên vừa vẻ thán phục. Hắn lấy làm lạ lùng sao lại có người ăn nói được như thế. Thỉnh thoảng khi lời buộc tội đến chỗ “hăng hái” nhất, những chỗ lời hùng biện không thể kìm hãm nổi, đã nổ thành một tràng những tính từ tóa mạ, đổ xuống đầu bị cáo như một cơn bão táp, hắn chỉ biết thong thả lắc đầu từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái. Đó là cử chỉ minh oan buồn rầu và lặng lẽ của hắn từ lúc bắt đầu xử đến giờ. Hai ba lần khán giả ngồi gần nhất nghe hắn nói nho nhỏ “rõ ràng không hỏi ông Balu là như thế đó!” Ông công tố lưu ý ban hội thẩm rằng dáng điệu ngớ ngẩn của hắn là dáng điệu có tính toán trước, nó chứng tỏ không phải là sự ngu ngốc mà là sự tinh khôn, ranh mãnh, thói quen lừa gạt pháp luật, chính cái dáng điệu ấy đã bóc trần “bản chất xấu xa nhất” của tên này.
Ông kết luận tách vụ cướp thằng bé Giecve để lại sau, rồi đòi xử thật nghiêm khắc. Người ta còn nhớ đó là án khổ sai chung thân. Luật sư biện hộ đứng dậy, bắt đầu khen “ông công tố” về những “lời châu ngọc” của ngài, rồi mới cố chống đỡ thêm, những lý lẽ nghe chừng đuối dần, chỗ tựa lung lay lắm.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết