Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I
VẤN ĐỀ NƯỚC ĂN TẠI MÔNGPHECMÂY

Môngphecmây ở vào giữa Livơri và Senlơ, bên rìa phía nam cao nguyên ngăn đôi triền sông Uốc và sông Mácnơ. Ngày nay Môngphecmây là một thị trấn khá lớn; những biệt thự bằng đá trắng tô điểm cho thị trấn quanh năm và cứ ngày chủ nhật thì nó lại được điểm tô bằng những ông thị dân mặt mày nở nang rạng rỡ. Nhưng năm 1823 thì Môngphecmây làm gì có nhiều nhà trắng xóa như thế, nhiều kẻ sung sướng như thế! Nơi ấy hồi đó chỉ là một cái làng miền rừng. Rải rác cũng có dăm ba biệt thự xây từ thế kỷ trước, nhờ vẻ đường bệ mà dễ nhận ra, có bao lơn bằng sắt uốn, có cửa sổ cao lấp lánh những miếng kính đủ các màu xanh trên nền trắng của những cửa gỗ đóng im ỉm. Tuy vậy Môngphecmây cũng không hơn gì một thôn xóm. Những tay buôn len dạ về vườn và những thầy cò thầy kiện đi nghỉ mát chưa tìm ra nơi này. Đây là một khu tĩnh mịch và xinh xắn, không nằm trên con đường nào hết. Đời sống quê mùa, dễ dàng, có đủ thứ và rất rẻ. Chỉ có khoản nước là khan hiếm, vì là đồi cao.
Phải đi khá xa mới kiếm được nước. Đầu làng về phía Ganhi thì lấy nước ở các hồ ao rất đẹp trong rừng. Cuối làng, mấy xóm quanh nhà thờ, về phía Senlơ, phải xuống tận lưng chừng đồi, gần đường cái, đi mất khoảng mười lăm phút, mới có một con suối nhỏ có nước ăn.
Vì vậy, nhà nào cũng thấy việc đi lấy nước là một công việc khó nhọc. Những nhà giàu có, những nhà quí phái, quán hàng Tênácđiê cũng trong số ấy, phải thuê gánh nước, cứ mỗi thùng một đồng lia; lão gánh nước thuê cho các nhà ở Môngphecmây mỗi ngày kiếm được tám xu; nhưng về mùa hạ, lão chỉ làm đến bảy giờ, về mùa đông thì đến năm giờ, cho nên lúc trời đã tối, cửa ngõ mọi nhà đã đóng, nhà nào hết nước phải tự đi lấy hoặc nhịn uống đến hôm sau.
Con bé Côdét rất sợ cái nạn ấy, chắc độc giả chưa quên con bé đáng thương. Vợ chồng Tênácđiê nuôi con Côdét được hai cái lợi, mẹ thì trả tiền, con thì hầu hạ chúng nó. Đến khi mẹ nó không có tiền trả nữa, vì cớ đã nói ở các chương trên, vợ chồng Tênácđiê vẫn giữ đứa bé; nó làm thay đứa ở. Vì là đứa ở nên khi cần thì nó phải đi lấy nước. Hễ nghĩ đến việc đi lấy nước ban đêm là nó khiếp sợ, nên không bao giờ nó dám để trong nhà phải thiếu nước.
Ngày lễ Giáng sinh năm 1823 ở Môngphecmây đặc biệt vui vẻ. Đầu mùa đông, tiết trời dễ chịu, chưa có hôm nào đóng băng hay mưa tuyết. Đám phường trò ở Paris đã được phép ông thị trưởng cho cất rạp ở ngay phố chính trong làng. Bọn bán hàng rong cũng tha hồ được dựng quán ở sân nhà thờ và đến tận cả ngõ Hàng Bánh; chắc độc giả còn nhớ ngôi hàng của vợ chồng Tênácđiê cũng ở ngõ này. Quán ăn, quán rượu chật ních những khách hàng; cái làng thường ngày tĩnh mịch này bỗng trở thành ồn ào, vui vẻ. Để làm một sử gia trung thành, chúng tôi cần phải nói là trong mọi cái lạ tai lạ mắt phô bày giữa thiên hạ, còn có một gánh xiếc thú rong mà những diễn viên là những người bẩn thỉu, rách rưới, không biết từ đâu lại. Từ năm 1823, họ đã trưng bày cho nông dân Môngphecmây xem một con kên kên Braxin khủng khiếp mà viện sinh vật hoàng gia của chúng ta mãi đến 1815 mới có. Loại kên kên này có con mắt màu cờ tam tài. Hình như các nhà sinh vật học gọi con chim đó là Caracara Pôlybôruýtx, loại ăn thịt, giống kên kên. Một vài cựu binh chất phác thuộc phái thân Bônapac đến chiêm ngưỡng con vật ấy một cách tín mộ. Bọn làm xiếc thì khoa trương cái màu cờ trong con mắt chim đó là một hiện tượng hãn hữu mà Chúa nhân từ bày ra để giúp đỡ gánh xiếc của họ.
Đêm lễ Giáng sinh, vô số người, nào phu đánh xe, nào phu tải vào hàng Tênácđiê ăn ăn uống uống, xúm quanh bốn hay năm ngọn nến ở gian phòng tầng dưới. Gian phòng này cũng giống như ở mọi quán rượu khác, lủng củng những bàn, những hũ rượu bằng thiếc, những chai lọ, những người uống rượu, người hút thuốc lá. Anh sáng thì ít mà tiếng ồn ào thì nhiều. Hai vật thời thượng của tầng lớp thị dân nằm trên một chiếc bàn, chứng tỏ rõ ràng chúng ta đang ở năm 1823: đó là một ống kính vạn hoa và một cây đèn sắt tây màu gợn sóng. Mụ Tênácđiê đang chăm nom các món ăn xèo xèo trên lò lửa cháy đượm; lão chồng uống rượu và nói chuyện thời thế với khách hàng.
Ngoài các câu chuyện thời sự mà những chủ đề chính là chiến tranh Tây Ban Nha và công tước Ănggulem, trong tiếng ồn ào chung, người ta nghe đây đó những mẩu chuyện địa phương đại loại: “Vùng Năngte và Xuyarên nho được rượu quá, cứ dự tính mười thùng thì được những mười hai. Cho vào bàn ép mới thấy nho lắm nước – Như thế là nho chưa chín chăng? - Ở vùng ấy không ai chờ nho chín mới hái, nếu cất rượu bằng nho chín thì rượu bị lềnh ngay vào xuân – Thế là rượu tiểu thủ công, rượu địa phương? – Còn địa phương hơn ở đây nữa. Phải hái nho xanh”…
Có lúc một anh thợ xay hét:
- Làm sao đổ tội cho chúng tôi về những gì nằm trong các bao lúa? Chúng tôi tìm thấy cả một xứ những hạt kia hạt nọ, hơi sức đâu mà nhặt, cho nên cứ phải để vậy mà đổ vào cối. Nào là cỏ kiệu, cỏ gấu, cỏ may, cỏ chỉ, cỏ mật, lùng, nàn nàn và khối những vị khác, không kể những hòn cuội nhan nhản trong lúa một đôi vùng, đặc biệt là vùng Brơtanhơ, cũng như bọn thợ cưa không thích xẻ những khúc gỗ có đanh. Cứ thử nghiệm xem cái bụi đá ấy mà trộn lẫn trong bột thì còn ra gì. Rồi thì người ta kêu bột thế nọ, bột thế kia. Nói bậy tuốt. Chúng tôi chẳng có lỗi gì nếu bột xấu.
Ở khoảng cách giữa hai cửa sổ, một anh cắt cỏ ngồi uống rượu với một điền chủ. Người điền chủ đang mặc cả giá cắt một đám cỏ cần tiến hành vào mùa xuân. Anh cắt cỏ bảo: “Cỏ ướt cũng không sao. Càng dễ cắt. Sương là tốt, ông chủ ạ. Bù vào cái cỏ ấy, cỏ của ông non khó xơi lắm: nó mềm quá, cứ oằn xuống tránh lưỡi hái”…
Con Côdét vẫn ở chỗ thường ngày, nó ngồi trên cái thang ngang dưới gầm bàn bếp, kê cạnh lò sưởi. Quần áo nó rách tả tơi; chân không bít tất xỏ một đôi guốc gỗ; bên ánh lửa lờ mờ, nó đang đan bít tất len dành cho mấy đứa con nhà Tênácđiê. Một chú mèo con đùa giỡn dưới gầm ghế, có tiếng mấy đứa trẻ, con Epônin và con Adenma cười nói bi bô ở gian bên.
Ở góc bệ sưởi, có cái roi da treo vào một chiếc đinh. Thỉnh thoảng lại có tiếng một đứa rất bé đặt nằm chỗ nào không biết khóc thét lên giữa cảnh ồn ào trong quán. Mụ Tênácđiê đẻ thằng bé này vào một mùa đông trước: mụ thường bảo “không biết tại sao lại đẻ ra nó, chắc là tại trời rét” – thằng bé đã được hơn ba tuổi. Mẹ nó vẫn nuôi nó, nhưng không ưa. Khi thằng bé kêu khóc dữ quá, làm mọi người khó chịu, thằng chồng mới bảo mụ vợ: “Thằng nhãi lại oe óe kìa, xem nó đòi gì”. Con mụ đáp: “Chà! Bực cả mình với thằng ranh”. Đứa bé bị bỏ mặc vẫn la khóc trong bóng tối.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết