Người dịch: HUỲNH LÝ, VŨ ĐÌNH LIÊN, LÊ TRÍ VIỄN, ĐỖ ĐỨC HIỂU
G.S HUỲNH LÝ người xem lại toàn bản dịch
Chương XIII
ÔNG TIN GÌ

Về phương diện tin tưởng chính thống, chúng tôi không phải thăm dò ông giám mục thành Đinhơ. Trước một tâm hồn như vậy, chúng tôi cảm thấy chỉ có một xu hướng là tôn kính. Nói đến lương tâm một bậc chính trực là ta phải tin. Vả lại, đối với một số bản chất nhất định, chúng tôi công nhận rằng tất cả những vẻ đẹp của đạo đức con người đều có khả năng phát triển được trong một lòng tin khác với lòng tin của chúng tôi.
Ông giám mục nghĩ gì về tín điều này hay về bí ẩn nọ? Những điều bí mật trong thâm tâm ấy chỉ có thể biết được ở trong mồ vì khi bước xuống mồ mọi linh hồn đều trần trụi. Điều mà chúng tôi chắc chắn là, với ông, không bao giờ những mắc mứu về đức tin lại biến thành một thái độ giả dối. Đã là kim cương thì không còn có thể nói đến thối nát được. Ông tin được chừng nào thì ông cố gắng tin chừng ấy. Hãy tin ở Chúa Cha là câu ông thường nói ở cửa miệng (Nguyên văn Latinh: Credo in Patrem). Bởi vì ông đã tìm thấy trong những việc làm phúc đức của mình một sự thỏa mãn đầy đủ cho tâm hồn, nó luôn thì thầm bên tai ông: Chúa Trời ở bên cạnh người.
Điều chúng tôi thấy cần ghi là, ông giám mục có một lòng yêu thương quá mức, có thể nói ngoài đức tin và xa hơn đức tin. Chính từ chỗ ông “đã yêu nhiều” (Nguyên văn Latinh: Quia multum amavit) đó mà các “bậc đứng đắn”, các “bậc trang nghiêm”, các “vị biết điều” đều đánh giá ông là có nhược điểm. Những danh từ trên là cách nói ưa chuộng trong cái xã hội đáng buồn của chúng ta, ở đó lòng vị kỷ lại nói cái giọng của kẻ lên mặt hiểu biết. Thương yêu quá mức ở đây là cái gì? Đó là một sự ân cần trong sáng, tràn qua giới hạn loài người, như chúng tôi đã có lúc nói qua và gặp dịp thì trùm lên cả sự vật. Ông sống dễ dãi. Cái gì là sáng tạo của Chúa, ông đều khoan dung. Trong con người dù là con người rất tốt đi nữa, cũng có một chút khắc nghiệt không tự giác dành cho loài vật. Các nhà tu hành đặc biệt có thứ khắc nghiệt, nhưng ông giám mục thành Đinhơ lại không hề có. Ông không đến nỗi như thầy tu bà-la-môn, nhưng hình như ông có nghiền ngẫm lời này trong sách kinh: “Ai biết linh hồn thú vật sẽ đi về đâu?” Dáng hình xấu xí, bản năng kỳ dị, không làm ông bận tâm, cũng không làm ông phật ý. Nhìn thấy thế ông cảm động, gần như mủi lòng. Có vẻ như ông trầm tư suy nghĩ, bỏ qua cái bề ngoài để tìm đến cái nguyên nhân, cách giải thích hoặc lời thanh minh. Có lúc dường như ông cầu xin Chúa một số đổi thay. Với con mắt của nhà ngôn ngữ lần mò từng nét bản thảo trên da thú thời xưa, ông bình tĩnh xem xét bao nhiêu cái hỗn độn hiện còn trong tạo vật. Cách suy tưởng mơ màng ấy nhiều lúc làm ông bật ra những lời kỳ lạ. Một buổi sáng ông đang ở ngoài vườn; ông tưởng chỉ có một mình, không ngờ có cô em đi sau mà ông không biết; đột nhiên, ông đứng lại và nhìn xuống đất; một con nhện to tướng, đen thui, lông lá xồm xoàm ghê tởm đang nằm trên mặt đất. Cô em nghe rõ ông nói:
- Ồ, con vật đáng thương! Không phải lỗi của nó.
Những cử chỉ từ bi có vẻ là trò trẻ con mà gần như thiêng liêng ấy, tại sao lại không nói đến? Trẻ con, vâng: nhưng thứ trẻ con cao cả ấy chính là của thánh Phơrăngxoa Đatxidơ và của Mác Ôren. Một hôm ông bị sai khớp chân vì không nỡ giẫm lên một con kiến.
Con người chính nhân quân tử ấy sống cuộc đời như thế đó. Thỉnh thoảng ông lại ngủ ngay ngoài vườn và những lúc ấy trông ông không còn gì đáng tôn kính hơn.
Có những lời người ta kể về thời niên thiếu, cả về thời trai tráng của ông thì Đức Cha Biêngvơnuy đã từng là một con người say đắm, có thể là dữ dội nữa. Lòng thương mênh mông ở ông chẳng phải là một bản năng tự nhiên mà là kết quả của một lòng tin vững chắc, cao cả, lọc qua cuộc đời và từng ý nghĩ, đọng lại trong trái tim ông. Bởi vì, trong tính cách một con người cũng như trong một tảng đá, cũng có thể có những lỗ sâu do nước giọt mãi mà tách ra. Thứ hang hốc như thế không bao giờ mất; cách hình thành như vậy không gì tiêu hủy được.
Năm 1815, tưởng như chúng tôi đã nói điều này rồi, ông đã bảy mươi lăm tuổi, nhưng trông ông không quá sáu mươi. Người ông không to, có hơi phát phì một tí và để chống lại ông thường hay đi bộ xa; bước chân hãy còn chắc và lưng chẳng gù mấy tí; điều này chúng tôi chẳng dám kết luận là gì cả, vì Gơrêgoa thứ XVI, tám mươi mà người vẫn đứng thẳng, mặt mày vẫn tươi cười, nhưng cái đó chẳng cấm ông ta là một giám mục tồi. Dân chúng cho là Đức Cha Biêngvơnuy có “cái đầu quí”, nhưng vì nó dễ yêu quá nên người ta quên rằng nó đẹp.
Lúc nói chuyện, tính ông vui như trẻ con, đó là một nét đáng yêu ở ông mà chúng tôi đã nói đến. Và những lúc như vậy người ở gần ông đều thấy dễ chịu, vì từ cả người ông như toát ra một niềm vui. Mặt mày hồng hào và tươi tắn, miệng cười để lộ hàm răng còn nguyên và trắng trẻo, làm cho ông có vẻ cởi mở và dễ gần. Cái vẻ như thế một người đứng tuổi thì người ta bảo: thật là một người dễ thương, còn ở một người già thì người ta lại bảo: thật là một cụ già phúc hậu. Mọi người còn nhớ, Napoleon lúc gặp ông đã có cảm tưởng ấy. Mới gặp và tiếp xúc lần đầu, người ta cũng chỉ thấy ông là một cụ già phúc hậu mà thôi. Vậy mà ngồi bên ông chừng ít tiếng đồng hồ và chỉ cần thấy ông suy tưởng, thì ông cụ già phúc hậu biến đổi dần dần và có một cái gì hùng vĩ. Vừng trán rộng và nghiêm, có mớ tóc bạc làm thêm vẻ cao cả, càng trở nên cao cả vì sự trầm tư. Vẻ uy nghi toát ra từ sự phúc hậu, mà sự phúc hậu cũng không ngừng ngời sáng. Người ta cảm thấy xúc động như đứng trước một thiên thần tươi cười, vừa thong thả dang to đôi cánh vừa không ngớt mỉm cười. Một niềm kính mến khó tả, từng bước như thấm vào người chúng ta, dâng lên trái tim và chúng ta cảm thấy đứng trước một tâm hồn mãnh liệt, từng trải và bao dung, trong đó tư tưởng vĩ đại đến mức chỉ còn có thể là hiền từ.
Như mọi người đã thấy, cầu kinh, hành lễ, làm phúc, an ủi kẻ đau buồn, trồng trọt một mảnh vườn, lòng bác ái, tính thanh đạm, mến khách, từ chối xa hoa, lòng tin tưởng, học hỏi, làm việc, tất cả những cái đó làm cho ngày nào trong đời ông cũng đầy ắp công việc. Đầy ắp, nói như thế mới đúng, bởi vì quả nhiên, ngày đó tràn đầy những ý nghĩ tốt đẹp, những lời nói tốt đẹp, những hành động tốt đẹp. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa là trọn vẹn nếu vì thời tiết lạnh hay trời mưa mà tối đến ông không ra dạo vườn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ và sau khi hai bà phụ nữ đã về buồng mình. Suy tưởng trầm ngâm trước những cảnh tượng hùng vĩ của bầu trời ban đêm rồi mới ngủ yên, việc đó hình như đã thành một nghi lễ đối với ông. Đôi khi, vào lúc trời đã về khuya, hai bà mà không ngủ được, thì lại nghe bước chân ông chậm rãi trên các lối đi. Ông ở đó một mình với bóng, tĩnh tâm, than thản, thành kính, đem so với cái thanh tĩnh của lòng mình với cái thanh tĩnh của không trung, xúc động trong bóng tối trước mọi huy hoàng trông thấy được của tinh tú và mọi huy hoàng không trông thấy được của Chúa Trời, tâm hồn rộng mở cho mọi tư tưởng rơi xuống từ cõi Không tên. Trong những lúc ấy, đem dâng trái tim mình vào giờ phút các hoa đêm tỏa hương thơm, sáng ngời như ngọn đèn giữa đêm sao, hòa mình say sưa giữa cảnh chói sáng mênh mông của tạo vật, chính ông cũng khó lòng nói được cái đang xảy ra trong tâm trí mình. Ông có cảm tưởng như có gì bay khỏi người mình và cũng có gì giáng hạ vào đó. Đúng là những sự trao đổi thần bí giữ những hố sâu của tâm hồn với những hố sâu của vũ trụ!
Ông nghĩ đến sự vĩ đại và có mặt của Chúa; đến cái vĩnh viễn sắp đến, bí mật kỳ lạ; đến cái vĩnh viễn đã qua, bí mật còn kỳ lạ hơn; đến tất cả những cái vô biên đang chìm sâu trước mắt ông trên khắp hướng và, không tìm hiểu cái không hiểu được, ông chỉ đưa mắt nhìn. Ông không nghiên cứu Chúa Trời, ông tự để cho mình lóa mắt nhìn Chúa. Ông chiêm ngưỡng những sự kết hợp rực rỡ của các nguyên tử, nó đem lại sắc hình cho vật chất, nó phát hiện ra các lực lượng, nó tạo ra các cá tính trong sự thống nhất, các kích thước trong không gian, cái vô số trong vô hạn và do ánh sáng mà làm ra vẻ đẹp. Những sự kết hợp này hợp với tan liên tục; từ đó sinh ra sự sống và cái chết.
Ông ngồi trên một chiếc ghế gỗ kê áp vào cái giàn đã mục, để nhìn trời sao qua hình bóng khẳng khiu, cằn cỗi của cái cây ăn quả. Mấy thước đất trồng trọt quá sơ sài, lổn nhổn những lều lán, rất thân thiết đối với ông và ông lấy thế làm đủ.
Còn có gì cần thêm cho ông già ấy nữa, khi ông đem thì giờ rỗi rãi trong cuộc đời, đã rất ít rỗi rãi của ông, ra chia cho việc làm vườn ban ngày và việc chiêm ngưỡng ban đêm? Khoảng vườn rào kín, chật hẹp này, có trời xanh làm trần trên đầu, há không đủ để ca ngợi Chúa lần lượt trong những công trình đẹp đẽ nhất và những công trình cao cả nhất chăng? Như thế chưa phải là tất cả hay sao? Còn đòi gì hơn nữa? Một mảnh vườn con để dạo chơi và cõi bao la để mộng tưởng. Ở dưới chân là những cái có thể trồng trọt và thu hoạch; trên đầu là những cái có thể nghiên cứu và suy tưởng; một ít hoa dưới đất và tất cả sao trên bầu trời.

Truyện Những Người Khốn Khổ (2) LỜI GIỚI THIỆU PHẦN THỨ NHẤT - QUYỂN I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV QUYỂN II - Sa Ngã - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 QUYỂN III- TRONG NĂM 1817-Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX QUYỂN IV -GỬI TRỨNG CHO ÁC- Chương 1 Chương 2 Chương 3 QUYỂN V -XUỐNG DỐC -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XII Chương XII Chương XIII QUYỂN VI - GIAVE -Chương 1 Chương 2 QUYỂN VII - VỤ ÁN SĂNGMACHIƠ -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VIII- Hậu Quả -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V PHẦN THỨ HAI - CÔDÉT
QUYỂN I - OATECLÔ- Chương I
Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII QUYỂN II -CHIẾC TÀU ÔRIÔNG -Chương I Chương II Chương III QUYỂN III- GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT -Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN IV-CĂN NHÀ NÁT GORBÔ - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN V - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X QUYỂN VI - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI QUYỂN VII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII QUYỂN VIII - Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX PHẦN THỨ BA - MARIUYTX
QUYỂN I -Chương I & 2
Chương III & IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX, X Chương XI , XII Chương XIII QUYỂN II - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN - Chương I & II Chương III & IV Chương IV & V Chương VI & VII QUYỂN III - ÔNG VÀ CHÁU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & IX QUYỂN IV - NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C - Chương 1 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 QUYỂN V - NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI - HAI NGÔI SAO GẶP NHAU - Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX QUYỂN VII- PATƠRÔNG MINET Chương I & II Chương III & IV QUYỂN VIII-ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO- Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI Chương VII & VIII Chương IX , X Chương XI, XII Chương XIII, XIV Chương XV , XVI Chương XVII , XVIII Chương XIX Chương XX Chương XX (tt) Chương XXI & XXII PHẦN THỨ TƯ- TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
Quyển I MẤY TRANG SỬ - Chương I &II
Chương III Chương IV Chương V Chương VI QUYỂN II - Chương I Chương III & IV QUYỂN III- NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ Chương I Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII QUYỂN IV -NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP-Chương I & II QUYỂN V -ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU-Chương I & II Chương III & IV Chương V & VI QUYỂN VI -CHÚ BÉ GAVRỐT -Chương I Chương II Chương III QUYỂN VII Chương I Chương II Chương III Chương IV QUYỂN VIII Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN IX -Chương I -HỌ ĐI ĐÂU Chương II Chương III QUYỂN X - Chương I - NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832 Chương II Chương III Chương IV Chương V QUYỂN XI - HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÁO TÁP
Chương I & IIche en mảche)
Chương III & IV & V Chương VI QUYỂN XII - CÔ RANH
Chương I
Chương II Chương III Chương IV & V Chương VI Chương VII & VIII QUYỂN XVII - MARIUYTX TRONG BÓNG TỐI -
Chương I & II
Chương III QUYỂN XIV - NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG I
Chương I
Chương III & IV Chương V & VI Chương VII QUYỂN XV PHỐ LÔMÁCMÊ
Chương I
Chương II Chương III &I V PHẦN THỨ NĂM - Jean Valjean- QUYỂN I CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
Chương I
Chương II & III Chương IV Chương V Chương VI Chương VIII Chương X & XI Chương XII & XIII Chương XIV & XV Chương XVI Chương XVII & XVIII Chương XIX & XX Chương XXI Chương XXII & XXIII Chương XXIV QUYỂN II- RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
Chương I & II
Chương III & IV Chương V QUYỂN III - BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
Chương I
Chương II & III Chương IV & V Chương VI & VII Chương VIII & IX Chương X & XII Chương XIII QUYỂN IV - QUYỂN V - Chương I & II QUYỂN V - Chương III & IV Chương V - VI Chương VII & VIII QUYỂN VI- ĐÊM TRẮNG I
Chương I
Chương II Chương III & IV QUYỂN VII - DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
Chương I
Chương II QUYỂN VIII- BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN I
Chương I
Chương II & III Chương IV QUYỂN IX - ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
Chương I & II
Chương III & IV Chương V Chương Kết