Mariuyt, ngực nghẹt thở, toan xuống khỏi cái đài quan sát bất ngờ thì chợt nghe một tiếng động làm chàng đứng yên tại chỗ. Cửa phòng vừa mở thình lình. Cô con gái lớn bước vào. Chân đi đôi giầy đàn ông to sù, đầy bùn, bùn bắn lên cả mắt cá đỏ hỏn, mình khoác một cái áo ngoài rách bươm. Mariuyt không thấy chiếc áo khoác ấy khi cô ta vào buồng chàng một giờ trước đây, có lẽ cô đã cởi chiếc áo để ngoài cửa buồng cho Mariuyt thương hại, lúc trở ra mới lại mặc. Cô đi vào phòng, đẩy cánh cửa cho khép lại, dừng lại thở hổn hển, rồi kêu lên vui mừng, đắc thắng: Ông ấy đến. Người cha ngẩng lên nhìn, người đàn bà quay đầu lại, cô bé con vẫn ngồi im. Người cha hỏi: Ai đến? Ông sang trọng ấy. Nhà từ thiện à? Vâng. Ở nhà thờ Xanh Giắc? Vâng. Cái lão già ấy à? Vâng. Hắn sắp đến hử? Ông ấy đi theo tôi. Mày chắc không? Chắc chứ. Hắn đến đây thật à? Ông ấy đi xe đến. Đi xe! Hắn là một triệu phú! Người cha đứng dậy: - Mày chắc thế à? Nếu hắn đi xe sau mày lại về trước? Mày có bảo địa chỉ không? Có dặn là cửa buồng cuối hành lang, bên phải không? Quý hồ hắn đừng nhầm thôi. Mày đến nhà thờ tìm nó phải không? Hắn có đọc bức thư của tao không? Hắn bảo gì mày? - Chao ôi! Sao ông già vội vàng thế? Thế này, tôi vào nhà thờ, ông ấy vẫn ngồi ở chỗ cũ, tôi chào rất lễ phép và đưa ông ấy bức thư. Ông ấy đọc rồi hỏi tôi: cháu ở đâu? Tôi bảo: thưa ông, để cháu dẫn ông đến nhà cháu. Ông ấy bảo: không! Cho tôi biết địa chỉ, con gái tôi còn phải đi mua ít đồ dùng, tôi sẽ đi xe và về kịp lúc cháu về. Tôi nói địa chỉ, nghe thấy địa chỉ ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên, do dự một lát rồi bảo: cũng được, tôi sẽ đến. Giảng kinh xong, tôi thấy ông đi cùng với con gái ông ở nhà thờ ra rồi cùng lên xe. Tôi đã bảo rõ là ở cuối hành lang, cửa buồng bên phải. Sao dám chắc là hắn sẽ đến? Tôi đã thấy cái xe ở phía phố Pơti Băngkiê chạy tới, vì thế tôi phải chạy vội về. Sao lại biết là chiếc xe ấy? Tôi nhớ số xe. Số bao nhiêu? 440. Được, mày là một đứa con gái thông minh đấy! Cô con gái mạnh bạo nhìn thẳng mặt bố và giơ đôi giày ở chân lên bảo: - Con gái thông minh, có lẽ, nhưng tôi bảo bố là tôi không đi đôi giày này nữa đâu, vừa hại sức khỏe vừa bẩn. Không gì khó chịu bằng đế giày cứ nhóp nhép những nước, lúc nào cũng kêu kịt, kịt, kịt suốt dọc đường. Thà đi đất còn hơn. Người cha trả lời dịu dàng khác hẳn lời gắt gỏng của cô con gái: - Con nói phải nhưng không có giày chúng nó không cho con vào nhà thờ. Kẻ nghèo phải có giày dép. Rồi hắn nói tiếp một cách chua cay: “Người ta không xéo đất vào nhà chùa”. Hắn lại quy trở về câu chuyện đang làm hắn băn khoăn: Con có chắc là hắn đến không? Chắc thật không? Ông ấy đến ngay đây này, sau con mấy bước thôi. Người đàn ông đứng phắt dậy. Mặt hắn sáng ngời lên? Mẹ mày này! Nghe rõ chưa? Nhà từ thiện đến đấy. Tắt lửa đi. Người vợ kinh ngạc, không động đậy. Người cha nhanh như một người làm xiếc, vớ ngay cái lọ mẻ trên lò sưởi và đổ nước vào ngọn lửa, rồi quay bảo con gái lớn: Còn mày rút rơm ở ghế ra. Cô con gái không hiểu gì cả. Hắn nắm lấy chiếc ghế, dận gót chân xuống, thế là chiếc ghế bật tung rơm ra, cẳng chân hắn tụt qua chiếc ghế. Vừa rút chân ra, hắn vừa hỏi con gái: Trời lạnh không? Lạnh lắm. Có tuyết. Người bố quay lại phía đứa con gái nhỏ và thét lớn như sấm: - Nhanh lên! Tụt hỏi giường ngay, đồ chảy thây: mày không được trò trống gì cả à? Đập vỡ một miếng kính đi! Đứa nhỏ nhảy xuống đất, run cầm cập. Hắn lại nói: Đập một miếng kính đi. Đứa nhỏ ngơ ngác. Người bố lại gắt: Mày nghe ra chưa? Tao bảo mày đập một miếng kính mà! Đứa nhỏ sợ hãi vâng lời, kiễng chân với lên đấm một cái vào miếng kính. Mảnh kính vỡ rơi loảng xoảng. Được rồi, - anh ta phán. Người cha vừa nghiêm nghị vừa gắt gỏng. Mắt hắn liếc nhìn khắp gian phòng tiều tụy. Trông như một viên tướng kiểm tra đội ngũ lần cuối cùng trước khi xuất trận. Người mẹ, từ nãy chưa nói một lời, nhổm dậy và chậm chạp hỏi chồng, giọng nói âm thầm, mỗi lời như đọng lại: Mình ơi! Mình định làm gì thế? Người chồng trả lời: Cứ nằm xuống giường. Giọng nói cương quyết, không thể thảo luận. Người mẹ tuân lệnh, nằm vật xuống giường. Ở một xó buồng, có tiếng khóc nức nở. Người cha hỏi: - Cái gì thế hử? Đứa gái nhỏ, vẫn co ro trong xó tối giơ nắm tay chảy máu ra. Khi đấm mảnh kính, tay đứa bé bị thương, nó chạy về cạnh giường mẹ và ầm ĩ khóc. Tức thì người mẹ nhỏm dậy kêu lên: Đã thấy chưa! Mình rõ rồ dại! Con bé đập miếng kính toạc cả tay. Người chồng trả lời: Càng hay! Biết trước rồi. Người vợ hỏi: Sao lại càng hay? Im! Tao phế bỏ quyền tự do ngôn luận. Rồi hắn xé chiếc áo sơ mi đàn bà hắn đang mặc, lấy một miếng vải buộc vội vàng bàn tay đẫm máu của đứa con. Làm xong hắn nhìn lại chiếc sơ mi rách, có vẻ vui thích. Cái sơ mi này nữa, hợp lắm! Một luồng gió lạnh buốt thổi qua miếng kính vỡ vào trong phòng. Sương mù bên ngoài cũng vào theo và lan ra cả phòng như những sợi bông trắng có những ngón tay vô hình đang kéo tới ra. Qua miếng kính vỡ thấy tuyết rơi bên ngoài. Cái rét mà mặt trời ngày lễ Săngđơlơ báo hiệu hôm trước đã về. Người cha liếc nhìn xung quanh như xem còn thiếu cái gì không. Hắn lấy một chiếc xẻng cũ, đổ gio lên những mẩu củi ướt che lấp hẳn đi. Rồi hắn ngẩng lên nói như nói với lò sưởi: - Bây giờ chúng ta có thể đón nhà từ thiện được rồi. VIII TIA SÁNG TRONG Ổ CHUỘT Cô gái lại gần và đặt bàn tay trên bàn tay người bố: Bố xem tay tôi lạnh không? Chà, tao còn lạnh bằng mấy thế nữa. Người mẹ cất to tiếng, sôi sục: Cái gì ông cũng hơn người cả. Cả cái độc ác nữa. Câm nào! Người chồng vừa nói vừa quắc mắt nhìn vợ. Người vợ câm miệng. Trong phòng có một lúc im lặng. Cô gái lớn thản nhiên vò, gỡ những vết bùn ở gấu áo khoác, cô gái nhỏ vẫn thút thít khóc. Người mẹ ôm đầu đứa con gái nhỏ hôn hít, dỗ dành: Người bố nói to: Không sao, cứ khóc, cứ khóc, càng tốt. Rồi quay lại cô gái lớn, hắn bảo: - Hừ! Hắn không đến à! Hay là hắn không đến thật. Thế là lửa tắt, ghế thủng, áo rách, kính vỡ vô ích. Người mẹ nói thì thào: Và con bé bị thương. Người bố nói tiếp: - Mẹ con mày có thấy không? Lạnh cắt da trong cái ổ chó này! Thế mà hắn không đến! Hừ! Bắt người ta chầu chực thế này! Chắc chắn bảo rằng cho chúng nó đợi, trời sinh chúng nó ra để chờ đợi mà! Trời! Sao mà tao ghét chúng nó thế, ghét cay, ghét đắng, nếu mà bóp cổ cái bọn nhà giàu ấy được thì tao vui sướng, hân hoan, khoái chá, hể hả, bóp cho chúng chết, chết hết cả, chết tiệt. Cái bọn giàu có ấy, bọn xưng là từ thiện ấy làm trò, làm vè, đi lễ đi bái, đi cầu đi cúng; chúng nó cứ tưởng chúng nó là thượng lưu, khinh rẻ người ta; làm phúc cho chúng ta mấy cái quần áo, mấy cái giẻ rách không đáng vài xu, mấy miếng bánh khô! Đồ chó chết, tao không thèm những cái ấy. Tao cần tiền, tiền, tiền kia. Nhưng tiền thì chúng nó không bao giờ cho; chúng nó bảo cho tiền chúng tao uống rượu hết, chúng ta là đồ nghiện ngập; đồ lười biếng. Thế chúng nó, chúng nó thì sao? Xưa kia chúng làm gì? Là quân ăn cắp! Không ăn cắp sao lại giàu? Phải tung hê tất cả cái xã hội này đi, như nắm bốn góc chiếc khăn bàn mà tung lên trời cho tan nát hết, cho sạch sành sanh hết. Thà thế còn hơn. Còn cái thằng cha phúc đức ấy! Nó có đến không? Hay là thằng chó chết quên mất địa chỉ rồi. Tao cuộc là thằng già ấy… Đúng lúc đó có người gõ cửa nhè nhẹ, hắn nhảy vội ra mở cửa, cúi gập người xuống chào, vui cười, niềm nở, kính cẩn và kêu lên: - Mời ngài vào! Xin mời ngài quá bộ vào, ngài ân nhân kính mến của chúng tôi, xin mời quý tiểu thư xinh đẹp vào. Một ông già và một thiếu nữ hiện lên trên ngưỡng cửa. Mariuyt vẫn ở trên chỗ cũ. Cảm tưởng của chàng lúc này thật không lời nào nói được. Chính là Nàng! Ai đã yêu mới hiểu được tất cả ý nghĩa chói lọi của bốn chữ cái làm nên cái tiếng thiêng liêng ấy: Nàng! Chính là nàng thật. Mắt Mariuyt bỗng nhiên mờ đi sau một làn hào quang rực rỡ. Nàng hiện ra mờ ảo sau vầng hào quang ấy. Chính là nàng, con người dịu dàng bấy lâu vắng bóng, ngôi sao đã soi sáng đời chàng sáu tháng trời, con mắt ấy, cái miệng ấy, khuôn mặt rỡ ràng ấy khi biến đi đã làm cho đời chàng âm u như đêm tối. Hình ảnh biến đi bây giờ lại xuất hiện. Mà xuất hiện trong cái bóng tối này, trong gian phòng tồi tàn này, trong cái ổ chuột kinh khủng này! Mariuyt xúc động run bắn người lên. Ôi! Nàng ở kia! Tim chàng đập mạnh khiến mắt chàng hoa, chàng thấy nước mắt muốn trào ra. Thật ư, lại được gặp nàng ư? Sau bao nhiêu ngày đáy bể mò kim. Chàng cảm thấy như người đã mất linh hồn nay lại hoàn hồn. Nàng vẫn như xưa, chỉ hơi xanh một chút, nét mặt thanh tú trong vành chiếc mũ nhung tím, thân nàng lẩn trong chiếc áo khoác xa-tanh màu đen. Dưới chiếc áo dài thấy rõ bàn chân nhỏ bé, gọn gàng trong chiếc giày thêu. Nàng vẫn đi với ông Lơ Blăng. Nàng bước mấy bước vào trong phòng và đặt một cái bọc khá to trên bàn. Cô Giôngđơret lớn đứng nấp sau cánh cửa, mắt lầm lầm nhìn chiếc mũ nhung, cái áo khoác lụa, cái bộ mặt xinh đẹp và sung sướng kia.