hính sách Việt hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, như phần trước đã trình bày, không có nghĩa là làm cho chiến tranh Việt Nam hạ thấp hay thu hẹp, cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ nhất quyết phủi tay ra đi, vì một sự phủi tay như vậy sẽ làm Hoa Kỳ mất uy tín với các đồng minh, và làm thiệt hại những quyền lợi Mỹ tại Đông Nam Á. Châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á gồm những quốc gia nằm sát ven lục địa Trung Hoa, đối với Hoa Kỳ, thật quan hệ, vì đây là những thị trường tiêu thu tốt nhất, và là vòng đai bao vây, không cho thế lực Trung Cộng bành trướng. Vì mục đích bảo vệ quyền lợi của mình tại châu Á bằng bất cứ giá nào nên Hoa Kỳ đã trực tiếp tham chiến tại Triều Tiên từ 1950 đến 1953, và vẫn duy trì áp lực quân sự ở đó cho mãi tới ngày nay. Sau Triều Tiên đến Việt Nam. Việt Nam chẳng những là mảnh đất nằm sát nách Trung Hoa mà còn là một địa điểm thuận lợi trên đường qua lại từ Âu sang Á, nên được Hoa Kỳ coi tiền đồn bảo vệ Thế giới tự do. Tiền đồn này có giá trị thực tiễn về mặt quân sự, nối liền các căn cứ quân sự Hoa Kỳ nằm rải rác khắp Thái Bình Dương, và nhờ vào đấu tranh thực tiễn về mặt quân sự đó mà Hoa Kỳ có thể bảo vệ được những quyền lợi kinh tế tại châu Á. Từ lâu rồi, nhiều người vẫn hằng thắc mắc, tự hỏi Hoa Kỳ thu được những lợi lộc gì khi quyết định gửi quân đội cơ giới sang tham chiến tại Việt Nam, và việc Hoa Kỳ giúp miền Nam chống Cộng sản miền Bắc có phải vì thực tình người Mỹ thù ghét chế độ Cộng sản đó không? Khách quan mà nhận xétt, miền Nam Việt Nam không phải là thị trường lý tưởng của Hoa Kỳ so với lục địa Trung Hoa, Nam Dương và các quốc gia đông dân số khác ở châu Á, nên khi quốc gia trực tiếp tham chiến tại Việt Nam, chắc chắn các nhà lãnh đạo Mỹ không chú trọng lắm đến khía cạnh kinh tế của miền này. Thế nhưng về phương diện quân sự, Nam Việt Nam lại là một pháo đài, một dãy hành lang bảo vệ an ninh cho khu vực Đông Nam Á, khi khu vực này nằm trong vòng cương tỏa của Mỹ thì đương nhiên những quyền lợi của Hoa Kỳ tại đây được bảo đảm. Về lý tưởng chống Cộng, theo lẽ thường tình thì tư bản khó đi đôi với Cộng sản, nhưng đặc biệt đối với với tư bản Hoa Kỳ thì lẽ thường tình này phải được xét lại, và Hoa Kỳ ngày nay đã trở thành một siêu cường quốc nguyên từ vô địch, họ không sợ bất cứ một nước nào đánh bại, và cũng chẳng có một chủ nghĩa như chủ nghĩa Cộng sản thao túng. Đọc lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chúng tôi thấy người Mỹ có những tư tưởng dân chủ kỳ lạ, vừa rộng rãi, vừa bảo thủ, vừa mâu thuẫn, vừa lạc hậu mà lại tỏ ra tiến bộ. Chẳng hạn trong khi họ cổ võ ban hành những đạo luật giải phóng nô lệ da đen thì họ lại tận diệt giống dã đỏ, và trong khi họ thi hành những biện pháp di dân da đỏ thì họ lại treo cổ, đốt sống hàng ngàn người da đen chỉ vì những người này khởi xướng phong trào đấu tranh đòi quyền sống đúng theo tinh thần bản tuyên cáo Độc lập của Hiệp Chủng Quốc. Đằng khác, trong khi họ buộc các quốc gia châu Âu tôn trọng quyền lợi dân tộc Hoa Kỳ thì họ lại tìm đủ cách thôn tính lãnh thổ Mễ Tây Cơ, cướp công lao kiều dân Pháp và Tây Ban Nha trên Tân thế giới. Đặc biệt 90 phần trăm tổng sản lượng quốc gia nằm gọn trong tay thiểu số tư bản, và thiểu số này lại luôn luôn chiếm đa số trong các cơ quan lập pháp, hành pháp từ Tiểu bang tới Liên bang. Dân tộc Mỹ là dân tộc tạp chủng, gồn những người và hạu duệ những người từng rời bỏ xứ sở, tổ quốc, quê hương để di cư sang lập nghiệp bên Tân Thế Giới, nên đối với họ, tuy có lắm tư tưởng tiến bộ, nhưng đó là thứ “tiến bộ trong ích kỷ”, chủ nghĩa bị coi là thứ yếu, việc bảo vệ quyền lợi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với một dân tộc khôn ngoan, tháo vát, thực tế và phát triển tột bực như thế, lý tưởng duy nhất của họ là làm sao người Mỹ đã giầu càng thêm giàu, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã mạnh càng thêm mạnh. Sự giàu mạnh của Hoa Kỳ một phần dựa vào tài nguyên phong phú, nhưng phần khác cũng biết triệt để khai thác những tài nguyên đó để biến chúng thành những thứ hàng hóa đắt giá, đem xuất cảng ra nước ngoài. V đó, phía Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã ra lệnh cho ông Kissinger hãy gián đoạn những cuộc thảo luận tại Ba Lê, bởi vì “càng ngày nó càng có tính chất của một trò chơi đánh đố với nhau”. Dầu ai phải ai quấy trong việc phá hoại hiệp ước ngừng ban thì thái độ chống quyết liệt của Chính phủ Sài gòn cũng phải được coi là một điểm mấu chốt. Thái độ đó ít nhất đã giúp Hoa Kỳ có thêm lý do để từ chối ký kết thỏa hiệp với Bắc Việt. Chưa ai biết trong tương lai, Hoa Kỳ có thực hiện được mục tiêu đối với Bắc Việt hay không, vì mục tiêu này, theo lời tiến sĩ Kissinger là “Muốn đi từ tình trạng đối nghịch sang tình trạng bình thường và từ tình trạng bình thường sang tình trạng hợp tác, chứ không phải một cuộc ngừng bắn”, nhưng khi mà chương trình Việt hóa chiến tranh được kể là thành công, và khi mà Hoa Kỳ rút được gần hết quân đội ra khỏi Nam Việt Nam, thì họ có quyền theo đuổi mục tiêu đó tới kỳ cùng, nếu Hà Nội ngoan cố, không chịu chấp thuận ý muốn của Mỹ thì cuộc chiến cứ tiếp tục, với mọi trách nhiệm lúc bấy giờ sẽ bị Mỹ trút hết lên đầu Bắc Việt.