ột trong những yếu tố nhận ra con người là ngôn ngữ. Một trong những yếu tố nhận ra nghệ thuật cũng là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là nhịp cầu cảm thông giữa muôn loài. Sinh vật cấp thấp sử dụng những tín hiệu đơn giản để hiểu nhau, tín hiệu ở con người phong phú hơn gấp nhiều lần, chính vì thế mà sự cảm thông giữa con người sâu sắc hơn, tinh tế hơn gấp nhiều lần. Nhưng khi con người giao cảm nhau bằng nghệ thuật thì hẳn phải sử dụng một ngôn ngữ khác, mới mẻ, tinh vi, sáng tạo hơn, bất ngờ, kỳ diệu hơn. Ðó chính là ngôn ngữ của văn học và nghệ thuật. Thực ra văn học cũng là nghệ thuật, nhưng vì văn học sử dụng lời nói mang ý nghĩa cụ thể để diễn đạt, nên ta có thể xếp nó riêng một bên. Trong khi các nghệ thuật khác như âm nhạc, điêu khắc, hội họa… lại sử dụng thứ tín hiệu không mang ý nghĩa cụ thể (âm thanh, màu sắc, đường nét, chất liệu..) nên tạm xếp vào một phía khác. NGÔN NGỮ VĂN HỌC. Ngôn ngữ trong văn học vừa là ngôn ngữ của đời thường vừa không phải là ngôn ngữ của đời thường. Bởi vì ngôn ngữ văn học đòi hỏi tính cách riêng của nó. Tính cách riêng có khi là cái ”chất “của địa phương (ví dụ như nói “giọng văn anh ta rất Nam bộ”) hoặc mang đặc nét của từng tác giả. Mỗi nhà văn có một ngôn ngữ riêng của mình. Không tạo được điều đó nhà văn sẽ bị chìm khuất trong đám đông, trong lớp sóng xô bồ của chữ nghĩa. Khi tả núi và trăng, Nguyễn Du viết: “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” Ðem chữ vẻ gắn với chữ non, chữ tấm gắn với chữ trăng thì ”non“ không phải là non, ”trăng“ không phải là trăng nữa, mà là tâm trạng của nàng Kiều. Một từ đứng riêng lẻ, nó chỉ mang một ý nghĩa thông dụng nào đó, nhưng khi được nghệ sĩ đặt vào câu, nó lập tức mang ý nghĩa khác, sinh động hơn, mượt mà và huyền thoại hơn. Mành tương thoăn thoắt gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Chỉ có Nguyễn Du mới đặt được chữ khan vào vị trí đó. Nó trở thành của riêng ông, và ông đã tặng nó cho văn học. Những cơn gió của cánh đồng mùa hạ Còn nhớ được lối đi Bản năng nhặt lên chiếc chìa khóa Ðã đánh rơi bởi trí nhớ. Bốn câu trích trong bài “Một Trăm Năm Sau“ của Emily Dickinson trên đây là một thí dụ khác của tài sử dụng ngôn ngữ. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Trong âm nhạc, hội họa và điêu khắc thì ngôn ngữ chỉ hình thành sau khi tác phẩm ra đời. Thoạt tiên, những nốt nhạc trên phím đàn không mang một ý nghĩa nào cả, nhưng khi chúng kết hợp thành giai điệu, tiết tấu thì lập tức nó ”nói“ lên được điều gì đó. Hoặc một nỗi luyến tiếc (như bản valse số 10 cung si thứ của Chopin) hoặc là niềm vui hồn nhiên (như bản valse favorite cung sol trưởng của Mozart) hay suy tưởng mênh mông (như Sérenade près des grèves của Romain Worschech). Ðiều đáng nói là nỗi buồn, niềm vui hay sự suy tưởng do âm nhạc mang lại, hoàn toàn trừu tượng. Chúng được cảm nhận khác nhau trong mỗi tâm hồn khác nhau, tùy theo trình độ, tâm trạng, khung cảnh… Khả năng này hoàn toàn vượt xa ngôn ngữ văn học, bởi vì văn học dùng những tiếng có nghĩa để tác động vào lòng người, còn âm nhạc dùng những tiếng không có nghĩa để tác động, nhưng hiệu quả của nó thường lại cao hơn. Trong khi ấy, ngôn ngữ của hội họa lại là đường nét và màu sắc. Trong các tác phẩm hội họa hiện thực của thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, ngôn ngữ hội họa có phần đơn giản vì người xem tranh hiểu trực tiếp, không đòi hỏi trí tưởng tượng hay một trình độ cảm thụ nào. Trái lại những tác phẩm hội họa ấn tượng, siêu thực, lập thể, trừu tượng… đòi hỏi cả nghệ sĩ sáng tạo lẫn người xem trí tưởng tượng phong phú, một góc độ nhìn bất ngờ và cả sự táo bạo. Césane, vẽ mặt người như trái cây, Picasso bóp méo vật thể, Van Gogh dữ dội hơn với những nét cọ quằn quại, gào thét… Nếu như trong hội họa, đường nét được sự hỗ trợ của màu sắc để thể hiện tiếng nói của mình, thì trong điêu khắc, đường nét lại cần sự hỗ trợ của chất liệu (matière) để tạo ra ngôn ngữ riêng. Ðá, gỗ, thạch cao hay đồng đen? Mỗi thứ chất liệu có ”giọng“ của nó, tạo ra một linh hồn riêng, một tính cách riêng, một vẻ đẹp riêng cho mỗi tác phẩm. Cũng như hội họa, điêu khắc mang dấu ấn của nhiều trường phái, nhưng dường như dù cố gắng phá thể, gây ấn tượng, tạo hình tạo dáng riêng, cố gắng tìm những chất liệu mới (sắt thép, phế liệu, rễ cây, thậm chí tóc người, cánh tay người…) thì các nhà điêu khắc hiện đại cũng không thể nào vượt nổi những tài năng lớn như Michel Ange, Raphael, Jean Antoine Houdon. Phần lớn các vị này dùng chất liệu cổ điển (đá, thạch cao, đồng…) để thể hiện những đề tài cổ điển (các nhân vật trong kinh thánh, trong thần thoại Hy Lạp…) bằng ngôn ngữ cũng rất cổ điển. Tuy nhiên cũng như trong âm nhạc, ý niệm cổ điển trong điêu khắc đồng nghĩa với ”đỉnh cao nghệ thuật“ và đã in những dấu ấn rõ nét trong tâm hồn nhân loại. ° Ngôn ngữ mà tạo được dấu ấn thì ”giọng“ của nó phải sắc như dao, rực như lửa và mênh mông như biển trời. Ngôn ngữ ấy vừa là sự chắt lọc riêng của người nghệ sĩ vừa là mặc khải của thượng đế. Ngôn ngữ của văn học vừa là của ta vừa là của bất chợt, của ngẫu nhiên, của một cái gì đó ngoài ta. ột trong những yếu tố nhận ra con người là ngôn ngữ. Một trong những yếu tố nhận ra nghệ thuật cũng là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là nhịp cầu cảm thông giữa muôn loài. Sinh vật cấp thấp sử dụng những tín hiệu đơn giản để hiểu nhau, tín hiệu ở con người phong phú hơn gấp nhiều lần, chính vì thế mà sự cảm thông giữa con người sâu sắc hơn, tinh tế hơn gấp nhiều lần. Nhưng khi con người giao cảm nhau bằng nghệ thuật thì hẳn phải sử dụng một ngôn ngữ khác, mới mẻ, tinh vi, sáng tạo hơn, bất ngờ, kỳ diệu hơn. Ðó chính là ngôn ngữ của văn học và nghệ thuật. Thực ra văn học cũng là nghệ thuật, nhưng vì văn học sử dụng lời nói mang ý nghĩa cụ thể để diễn đạt, nên ta có thể xếp nó riêng một bên. Trong khi các nghệ thuật khác như âm nhạc, điêu khắc, hội họa… lại sử dụng thứ tín hiệu không mang ý nghĩa cụ thể (âm thanh, màu sắc, đường nét, chất liệu..) nên tạm xếp vào một phía khác. NGÔN NGỮ VĂN HỌC. Ngôn ngữ trong văn học vừa là ngôn ngữ của đời thường vừa không phải là ngôn ngữ của đời thường. Bởi vì ngôn ngữ văn học đòi hỏi tính cách riêng của nó. Tính cách riêng có khi là cái ”chất “của địa phương (ví dụ như nói “giọng văn anh ta rất Nam bộ”) hoặc mang đặc nét của từng tác giả. Mỗi nhà văn có một ngôn ngữ riêng của mình. Không tạo được điều đó nhà văn sẽ bị chìm khuất trong đám đông, trong lớp sóng xô bồ của chữ nghĩa. Khi tả núi và trăng, Nguyễn Du viết: “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” Ðem chữ vẻ gắn với chữ non, chữ tấm gắn với chữ trăng thì ”non“ không phải là non, ”trăng“ không phải là trăng nữa, mà là tâm trạng của nàng Kiều. Một từ đứng riêng lẻ, nó chỉ mang một ý nghĩa thông dụng nào đó, nhưng khi được nghệ sĩ đặt vào câu, nó lập tức mang ý nghĩa khác, sinh động hơn, mượt mà và huyền thoại hơn. Mành tương thoăn thoắt gió đàn Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Chỉ có Nguyễn Du mới đặt được chữ khan vào vị trí đó. Nó trở thành của riêng ông, và ông đã tặng nó cho văn học. Những cơn gió của cánh đồng mùa hạ Còn nhớ được lối đi Bản năng nhặt lên chiếc chìa khóa Ðã đánh rơi bởi trí nhớ. Bốn câu trích trong bài “Một Trăm Năm Sau“ của Emily Dickinson trên đây là một thí dụ khác của tài sử dụng ngôn ngữ. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Trong âm nhạc, hội họa và điêu khắc thì ngôn ngữ chỉ hình thành sau khi tác phẩm ra đời. Thoạt tiên, những nốt nhạc trên phím đàn không mang một ý nghĩa nào cả, nhưng khi chúng kết hợp thành giai điệu, tiết tấu thì lập tức nó ”nói“ lên được điều gì đó. Hoặc một nỗi luyến tiếc (như bản valse số 10 cung si thứ của Chopin) hoặc là niềm vui hồn nhiên (như bản valse favorite cung sol trưởng của Mozart) hay suy tưởng mênh mông (như Sérenade près des grèves của Romain Worschech). Ðiều đáng nói là nỗi buồn, niềm vui hay sự suy tưởng do âm nhạc mang lại, hoàn toàn trừu tượng. Chúng được cảm nhận khác nhau trong mỗi tâm hồn khác nhau, tùy theo trình độ, tâm trạng, khung cảnh… Khả năng này hoàn toàn vượt xa ngôn ngữ văn học, bởi vì văn học dùng những tiếng có nghĩa để tác động vào lòng người, còn âm nhạc dùng những tiếng không có nghĩa để tác động, nhưng hiệu quả của nó thường lại cao hơn. Trong khi ấy, ngôn ngữ của hội họa lại là đường nét và màu sắc. Trong các tác phẩm hội họa hiện thực của thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, ngôn ngữ hội họa có phần đơn giản vì người xem tranh hiểu trực tiếp, không đòi hỏi trí tưởng tượng hay một trình độ cảm thụ nào. Trái lại những tác phẩm hội họa ấn tượng, siêu thực, lập thể, trừu tượng… đòi hỏi cả nghệ sĩ sáng tạo lẫn người xem trí tưởng tượng phong phú, một góc độ nhìn bất ngờ và cả sự táo bạo. Césane, vẽ mặt người như trái cây, Picasso bóp méo vật thể, Van Gogh dữ dội hơn với những nét cọ quằn quại, gào thét… Nếu như trong hội họa, đường nét được sự hỗ trợ của màu sắc để thể hiện tiếng nói của mình, thì trong điêu khắc, đường nét lại cần sự hỗ trợ của chất liệu (matière) để tạo ra ngôn ngữ riêng. Ðá, gỗ, thạch cao hay đồng đen? Mỗi thứ chất liệu có ”giọng“ của nó, tạo ra một linh hồn riêng, một tính cách riêng, một vẻ đẹp riêng cho mỗi tác phẩm. Cũng như hội họa, điêu khắc mang dấu ấn của nhiều trường phái, nhưng dường như dù cố gắng phá thể, gây ấn tượng, tạo hình tạo dáng riêng, cố gắng tìm những chất liệu mới (sắt thép, phế liệu, rễ cây, thậm chí tóc người, cánh tay người…) thì các nhà điêu khắc hiện đại cũng không thể nào vượt nổi những tài năng lớn như Michel Ange, Raphael, Jean Antoine Houdon. Phần lớn các vị này dùng chất liệu cổ điển (đá, thạch cao, đồng…) để thể hiện những đề tài cổ điển (các nhân vật trong kinh thánh, trong thần thoại Hy Lạp…) bằng ngôn ngữ cũng rất cổ điển. Tuy nhiên cũng như trong âm nhạc, ý niệm cổ điển trong điêu khắc đồng nghĩa với ”đỉnh cao nghệ thuật“ và đã in những dấu ấn rõ nét trong tâm hồn nhân loại. ° Ngôn ngữ mà tạo được dấu ấn thì ”giọng“ của nó phải sắc như dao, rực như lửa và mênh mông như biển trời. Ngôn ngữ ấy vừa là sự chắt lọc riêng của người nghệ sĩ vừa là mặc khải của thượng đế. Ngôn ngữ của văn học vừa là của ta vừa là của bất chợt, của ngẫu nhiên, của một cái gì đó ngoài ta.