QUẺ ĐẠI QUÁ

Đoái trên
Tốn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Đại Quá, Tự quái nói rằng: Di tức là nuôi, không nuôi thì không thể động, cho nên tiếp đến quẻ Đại Quá(1).Phàm các vật, có được nuôi nấng mà sau mới có thể nên, nên được thì có thể động, đã động thì phải cả quả, vì vậy quẻ Đại Quá mới nôi quẻ Di. Nó là quẻ trên Đoái dưới Tôn, chầm ở trên cây, tức là ngập cây. Chầm vốn là một vật thấm nhuần nuôi nấng cho cây mà đến ngập lụt mất cây, đó là nghĩa cả quả. Quá là Dương quá, cho nên là nghĩa “cái gì cả lớn thì quá”. Quá cả nghĩa là việc lớn quá: đạo đức công nghiệp của thánh nhân cả quả người thường, và những việc gì cả quá sự thường, đều là nó cả.
LỜI KINH
大過, 棟撓, 利有攸往, 亨.
Dịch âm. - Đại quá, đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh.
Dịch nghĩa. - Quẻ Đại Quá, cột ỏe, lợi có thửa đi, hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Tiểu Quá khí Âm quá ở trên và dưới, quẻ Đại Quá khí Dương quá ở giữa. Dương quá ở giữa mà trên, dưới yếu rồi, cho nên là tượng cột ỏe. Cột là lấy nghĩa chịu nổi sự nặng, bốn hào Dương họp cả ở giữa, có thể bảo là nặng rồi. Hào Chín Ba và hào Chín Tư đều lấy tượng cái cột, ý nói nó gánh việc nặng, ỏe là lấy nghĩa gốc ngọn đều yếu, giữa mạnh mà gốc ngọn
yếu, cho nên mới ỏe. Khí Âm yếu mà khí Dương mạnh, đấng quân tử thịnh mà kẻ tiểu nhân thì suy, cho nên lợi có thửa đi mà hanh.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Cả chỉ về Dương. Bốn hào Dương ở giữa thịnh quá, cho nên mới là cả quá. Hai hào Âm ở trên và dưới không chịu xuể sự nặng của những hào kia, cho nên có tượng cột ỏe. Lại vì bốn hào tuy quá, mà hào Hai hào Năm được giữa, trong nhún ngoài đẹp lòng, có cách làm được, cho nên lợi có thửa đi mà hanh.
LỜI KINH
Dịch âm. - Thoản viết: Đại quá, đại giả quả dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Đại quá là cái cả lớn quá thường.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái cả lớn quá thường là chỉ về Dương quá thịnh. Ở việc, thì là những việc lớn quá thường và sự quá thường lớn lao.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
棟撓, 本末弱也.
Dịch âm. - Đống não, bản mạt nhược dã.
Dịch nghĩa. - Cột ỏe, gốc ngọn yếu vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ý nói hai hào Âm ở trên và dưới suy yếu. Dương thịnh thì Âm suy, cho nên là cái cả lớn quá thường. Ở quẻ
Tiểu Quá nói rằng: “Cái nhỏ quá thường” tức là khí Âm quá thường.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lại lấy thể quẻ để thích lời quẻ. Gốc là hào Đầu, ngọn là hào Trên, yếu là Âm mềm.
LỜI KINH
剛過而中, 巽而說, 行, 利有攸往, 乃亨
Dịch âm. - Cương quá nhi trung, tốn nhi duyệt, hành, lợi hữu du vãng, nãi hanh.
Dịch nghĩa. - Cứng quá thường mà được giữa, nhún mà đẹp lòng, làm việc lợi có thửa đi, mới hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đây nói cái hay của tài quẻ. Phần cứng tuy quá thường mà hào Hai hào Năm đều được chỗ giữa. ấy là chỗ ở không mất trung đạo. Dưới nhún trên đẹp lòng, tức là dùng đạo nhún thuận hoà duyệt mà làm việc. Trong thì cả quà, biết lấy trung đạo và sự nhún thuận hoà duyệt làm việc, cho nên lợi có thửa đi, vì vậy mới hanh.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lại lấy thể quẻ, đức quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
大過之時矣哉!
Dịch âm. - Đại quá chi thì đại hỹ tai
Dịch nghĩa. - Thì quẻ Đại Quá lớn vậy thay!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Trong thì Đại Quá, việc nó rất lớn, cho nên mới tán dương rằng: “lớn vậy thay”. Như dựng việc lớn phi thường, lập công lớn không mấy đời có, gây đức lớn tót vời, đều là việc đại quá vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Trong thì Đại Quá, nếu không có tài cả quá người ta, thì không thể làm nên việc cho nên thánh nhân mới than thở về sự lớn của nó.
LỜI KINH
象曰: 澤滅木, 大過, 君子以獨立不懼, 遯世无悶.
Dịch âm. - Tượng viết: Trạch diệt mộc, Đại Quá, quân tử dĩ độc lập bất cụ, độn thế vô muộn.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chầm ngập cây, là quẻ Đại quá, đấng quân tử coi đó mà đứng một mình không sợ, trốn đời không buồn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chầm là vật thấm nhuần nuôi nấng che cây, mà đến làm ngập cây, thì quá lắm rồi, cho nên mới là cả quá. Đấng quân tử coi tượng cả quá đó, để dựng cái nết cả quá người ta. Đấng quân tử sở dĩ cả quá người ta là vì có thể đứng một mình không sợ, trốn đời không buồn. Thiên hạ chê mình mà không đoái hoài, đó là đứng một mình không sợ; cả đời không biết mình mà không ăn năn, đó là trốn đời không buồn. Có thế, mới tự giữ mình, được, vì vậy mới là cả quá người ta.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chầm làm ngập cây, là tượng cả quá. Không sợ, không buồn, tức là nết cả quả.
Lời bàn của tiên nho. - Chu Hy nói rằng: Chầm ngập cây nghĩa là chầm đáng ở dưới mà cây ở trên, nay nước chầm dâng cao đến ngập lụt cây, đó là cả quá, Cây tuy đã bị nước ngâm, mà chưa từng động, cho nên đấng quân tử coi tượng đó mà đứng một mình không sợ, trốn đời không buồn.
初六:藉用白茅, 无咎.
Dịch âm. - Sơ Lục: Tạ dụng bạch mao, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Trải dùng có tranh trắng, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Đầu lấy chất Âm mềm mà ở dưới, đó là kẻ quả về sự sợ hãi cẩn thận. Chất mềm ở dưới, là tượng dùng cỏ tranh mà trải vật khác. Đặt ra đất mà trải bằng cỏ tranh là quá cẩn thận, cho nên không lỗi. cỏ tranh là vật tuy nhỏ mọn mà công dụng đáng trọng, vì dùng nó có thể thành đạo kính thận. Cứ cẩn thận giữ lấy thuật đó mà làm việc, há có lỗi sao!
Bản nghĩa của Chu Hy. - Trong thì cả quả, lấy chất Âm mềm ở chỗ nhún thấp, ấy là kẻ quá sợ hãi cẩn thận mà không có lỗi, cho nên tượng chiêm như thế. cỏ tranh trắng là vật sạch sẽ vậy.
LỜI KINH
象曰: 藉用白茅, 柔在下也.
Dịch âm. - Tượng viết: Tạ dụng bạch mao, nhu tại hạ dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trải dùng cỏ tranh trắng, mềm ở dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái đạo lấy chất Âm mềm ở chỗ thấp kém chỉ nên quá về kính cẩn mà thôi. Lấy chất mềm ở chỗ thấp là tượng dùng cỏ tranh trải vào vật khác, đó là đạo kính cẩn vậy.
九二: 枯揚生梯, 老夫得其女妻, 无不利.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Khô dương sinh đề, lão phu đắc kỳ nữ thè vô bất lợi.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Cây dương khô mọc rễ, chồng già được vợ con gái, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Khí Dương cả quá, so với khí Âm là hợp. Hào Hai và hào Năm đều có tượng sinh, hào Chín Hai ở về đầu thì cả quá, được chỗ giữa mà ở nơi mềm, liền gần hào Đầu mà chung chạ với hào ấy. Hào Đầu đã gần sát với hào Hai, hào Hai lại không ứng với hào nào ở trên, đủ biết là chung chạ nhau. Đó là một người quá cứng, mà biết tự xử bằng cách vừa phải, và dùng kẻ mềm giúp mình. Quả cứng thì không thể làm gì, tức như hào Chín Ba đó. Được trung đạo, biết dùng kẻ mềm, thì nên được công cả quá, tức là hào Chín Hai vậy. Cây Dương là khí Dương, một vật dễ cảm vậy, Khí Dương thịnh quả thì khô, cây dương khô héo mà lại mọc rễ, tức là khí Dương mà chung cùng với hào Đầu, đó là tượng chồng già được vợ con gái, có thể nên công sinh dục. Hào Hai được chỗ giữa, ở nơi mềm mà chung cùng với hào Đầu, cho nên có thể lại mọc rễ mà không hỏng về sự quá cực, thế là không gì không lợi. Trong quẻ Đại quá, hào Dương ở ngôi Âm thì hay, như hào Hai vào hào Tư đó. Hào Hai không nói tốt mà nói không gì không lợi, vì nó chưa đến bậc tót.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Buổi mới Dương quá, mà liền với hào Âm đầu, cho nên tượng chiêm như thế, Đề nghĩa là rễ, tức là cái tươi ở dưới. Tươi ở dưới thì sẽ mọc được ở trên, chồng tuy già mà được vợ con gái, còn có thể nên công sinh dục.
象曰: 老夫女妻, 過以與也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lão phu nữ thê, quả dĩ tượng dữ dã,
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chồng già vợ con gái, quá để cùng nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chồng già mà thích gái trẻ, gái trẻ mà thuận theo chồng già, sự cùng nhau của họ phải quá phần thượng. Đó là chỉ về hào Chín Hai và hào Sáu Đầu Âm Dương hoà hợp với nhau, quá độ thường vậy.
LỜI KINH
九三: 棟撓, 凶.
Dịch âm. - Cửu Tam: Đống nạo hung!
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Cột ỏe, hung!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Ba là Dương cả quả, lại ở chỗ cứng mà không được giữa, đó là kẻ cứn quá. Những kẻ cứng quá, nếu động thì trái với lẽ trung hoà mà mất lòng người, đương sao nổi trách nhiệm cả quấ\ Nó không gánh nổi trách nhiệm, cũng như cột ỏe, làm nghiêng đổ nhà, thế cho nên hung. Hào này dùng cột làm tượng, vì nó không có kẻ giúp, lại không gánh nổi trách nhiệm nặng nề.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hai Hào Ba, Tư ở vào giữa quẻ, là tượng cái cột. Hào Ba lấy chất cứng ở chỗ cứng, không gánh nổi sự nặng nề, cho nên tượng thì ỏe mà chiêm thì hung.
象曰: 棟撓之凶, 不可以有輔也.
Dịch âm. - Tượng viết: Đống nạo chi hung, bất khả dĩ hữu phụ dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cột ỏe mà hung, là vì chẳng khá có giúp vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Kẻ cương cường quá không thể theo người, người cũng không gần gũi giúp đỡ cho mình, như cột ỏe gẫy không thể chống đỡ. Cột ở giữa nhà, không thể thêm được cái gì giúp đỡ cho nó. Đó là chẳng khác có giúp.
LỜI KINH
九四:棟隆, 吉, 有它, 吝.
Dịch âm. - Cửu Tứ: Đống long, cát, hữu tha, lận.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Cột cao, tốt; có chí khác, đáng tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Tư nhằm ngôi gần vua, là kẻ gánh cái trách nhiệm cả quá. Nó ở chỗ mềm là kẻ biết dùng cách mềm giúp cho sự cứng. Đã không cứng quả, thì nó gánh nổi trách nhiệm, như cây cao vọi, thế cho nên tốt. Cao vọi là lấy cái nghĩa không ỏe ở dưới. Trong thì cả quá, không phải bậc Dương cương, thì không thể làm nên việc. Là kẻ cứng ở chỗ mềm, thế là được vừa phải rồi, nếu lại ứng nhau với hào Sáu Đầu là hào Âm, thì tức là quá. Đã là mềm cứng vừa phải mà bụng lại ứng với hào Âm, đó là có ý khác.
(1)簋(quỹ) là thứ đồ đan bằng tre, hình tròn, ngày xưa người Tàu dùng để đựng xôi trong khi cúng tê, nay tạm dịch là rá.
Có ý khác thì phải luỵ đến sự cứng. Tuy chưa đến hại quá, nhưng cũng đáng tiếc. Bởi vì trong thì cả quả, hễ động thì quá.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Dương cương ở ngôi Âm quá mà không quá, cho nên tượng nó là cao mà chiêm thì tốt. Nhưng về phía dưới ứng nhau với hào Sáu Đầu là lấy kẻ mềm giúp mình thì sẽ quá mềm, cho nên lại phải răn rằng: có khí khác thì đáng tiếc.
LỜI KINH
象曰: 棟隆之吉, 不撓乎下也.
Dịch âm. - Tượng viết: Đống long chi cát, bất hạo hồ hạ dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cột cao mà tốt, là vì chẳng ỏe ở dưới vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cột cao vọi lên thì tốt, vì không cong ỏe xuống dưới, ý nói nó không xuống mà buộc vào với hào Đầu.
LỜI KINH
九五: 枯楊生華, 老婦得其士夫, 无咎无譽.
Dịch âm. - Cửu Ngũ: Khô dương sinh huê, lão phụ đắc kỳ sỹ phu, vô cữu vô dự.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Cây dương khô mọc hoa, vợ già được chồng con trai, không lỗi không khen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm đương thì cả quá, vốn là kẻ lấy đức trung chính ở ngôi tôn, nhưng vì phía dưới không có ứng giúp, chỉn không thể làm nên cái công cả quá, mà ở phía trên,
lại liền nhau với hào Âm quá cực, thì sự giúp lẫn, cũng giống như cây dương khô mọc hoa. Cây dương khô mọc rễ ở dưới thì nó lại sống, như khí Dương cả quá, dấy lên sự công. Trên mọc hoa, tuy có mọc đó mà không ích gì cho sự khô. Hào Sáu Trên là Âm quá cực, tức là vợ già. Hào Năm tuy không phải trẻ, nhưng ví với vợ già, thì còn là hạng chồng tráng kiện. Vì hào Chín Năm không nhờ gì ở hào Sáu Trên, cho nên nói là “vợ được”. Khí Âm quá cực mà được khí Dương giúp cho, không phải vô ích. Là chồng con trai mà được vợ già, dẫu không tội lỗi, chỉn chửng phải đẹp, cho nên nói rằng không lỗi không khen, và ở lời Tượng lại bảo thế là đáng xấu hổ.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Năm là Dương quá cực, lại liền nhau với hào Âm quá cực, cho nên tượng chiêm của nó đều trái với hào Hai.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cây dương khô không mọc rễ mà mọc hoa, rồi lại khô liền đâu có lâu được? Vợ già mà được chồng con trai, há nên được công sinh dục? Cũng là đáng xấu hổ vậy.
LỜI KINH
上六:過涉, 滅頂, 凶, 无咎
Dịch âm. - Thượng Lục: Quá thiệp, diệt đính, hung, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Quá lội ngập đỉnh đầu, hung, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Trên lấy chất Âm mềm ở chỗ quá cực, ấy là kẻ tiểu nhân quá đến cùng tột vậy. Cái mà tiểu nhân gọi là cả quá, không phải họ có thể làm việc gì cả quá người ta, chỉ quá thường vượt lý, chẳng cần nguy vọng, xéo lên hiểm nghèo, dẫm vào tai vạ, như thể quá lội xuống nước, đến nỗi ngập thủm đỉnh đầu, đủ biết là hung. Kẻ tiểu nhân cuồng nóng tự rước lấy vạ, là sự đương nhiên, còn trách gì nữa? Cho nên nói là không lỗi. ý nói tự mình làm ra, không thể oán trách ai được? Đây cũng vì tượng cái chầm, cho nên mới lấy nghĩa lội.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Ở chỗ quá cực, tài hèn không thể làm nên công việc, nhưng xét về nghĩa, thì không có lỗi, bởi vì, đó là việc “tự giết thân mình để làm cho nên điều nhân”, cho nên tượng chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 過涉之凶, 不可咎也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quá thiệp chi hung, bất khả cữu dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái hung của kẻ quá lội, chẳng khá trách vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quá lội mà đến chết đuôi, là do tự mình làm ra, không thể đổ lỗi cho ai, ý nói không còn oán trách ai được.
Khảm trên
Khảm dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Tập khảm, Tự quái nói rằng: Các vật không thể quá mãi, cho nên tiếp đến quẻ Khảm. Khảm là lõm xuống(1). Không có lẽ nào quá mãi không thôi. Quá đến cùng cực thì phải lõm xuống, vì vậy quẻ Khảm mới nôi quẻ Đại quá. Tập là hai lần, quẻ khác tuy cũng hai lần mà không dùng chữ tập vào ten, riêng có quẻ Khảm lại thêm chữ tập, thay nó là hai lần hiểm, trong chỗ hiểm lại có chỗ hiểm, nghĩa đó lớn lắm. Quẻ này, giữa một hào Dương, trên, dưới là hai hào Âm, Dương thực, Âm hư, trên dưới không có sở cứ, một hào Dương bị hãm trong hai hào Âm, cho nên là nghĩa trũng lõm. Dương ở trong Âm là hãm, Âm ở trong Dương là mắc. Hễ Dương ở trên là tượng đậu, ở giữa là tượng hãm, ở dưới là tượng động. Âm ở trên là tượng đẹp lòng, ở giữa là tượng mắc, ở dưới là tượng nhún. Khảm là hãm, trong quẻ thửa nói, đều là cách xử trí lúc hiểm nạn. Khảm lại là nước, số một bắt đầu ở giữa, là cái trước nhất của sự sinh, cho nên là nước. Trũng lõm là thể của nước.
LỜI KINH
習坎有孚維心, 亨, 行有尚.
Dịch âm. - Tập khảm hữu phu duy tâm, hanh, hành hữu thượng.
Dịch nghĩa. - Quẻ Khảm kép, có tin, bui(2) lòng, hanh, đi có chuộng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Dương đặc ỗ giữa, là trong có sự phu tín. Bui lòng hanh, nghĩa là chỉ vì trong lòng thành thực chuyên nhất, cho nên có thể hanh thông. Lòng chí thành có thể suốt được vàng đá, nhảy vào nước lửa còn sự hiểm nạn nào mà không thể hanh? Đi có chuộng ý nói lấy sự thành thật chuyên nhất mà đi, thì có thể ra khỏi chỗ hiểm đáng được khen chuộng, tức là có công vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tập là kép, Khảm là hiểm hãm, tượng nó là nước. Dương hãm trong Âm, ngoài hư mà trong thực vậy. Quẻ này trên dưới là thể Khảm, đó là hai lần hiểm; giữa đặc là tượng có tin, lòng hanh thông; dùng cách đó mà đi, ắt là có công, cho nên lời chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 習坎重險也.水流而不盈, 行險而不失其信, 維心亨, 乃以剛中也.行有尚, 往有功也.
Dịch âm. - Thoán viết: Tập Khảm trùng hiểm dã. Thuỷ lưu nhi bất doanh, hành hiểm nhi bất thất kỳ tín. Duy tâm hanh, nãi dĩ cương trung dã: hành hữu thượng, vãng hữu công dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Khảm kép là hai lần hiểm vậy. Nước chảy mà không đầy, đi chỗ hiểm mà không mất điều tin của mình. Bui lòng hanh vì cứng giữa vậy: đi có chuộng là đi có công vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tập Khảm chỉ về hai lần hiểm. Trên dưới đều thể Khảm, đó là hai chỗ hiểm chồng nhau. Hào Sáu Đầu nói là “hố trũng” tức là Khảm ở trong Khảm, đó là hai lần hiểm vậy. Nước chảy mà không đầy: khí Dương động trong chỗ hiểm, mà chưa ra khỏi chỗ hiểm, đó là tính nước chảy đi mà chưa đầy chỗ trũng - đầy rồi thì đã ra khỏi chỗ hiểm. Đi chỗ hiểm mà không mất điều tin của mình: Dương cứng giữa đặc, ở trong chỗ hiểm tức là kẻ đi chỗ hiểm mà không mất điều tin của mình. Thể Khảm giữa đặc, tính nước chảy xuống chỗ thấp, đều là tín nghĩa có tin vậy. Chỉ theo lòng mình mà có thể hanh thông là vì cái đức cứng giữa. Giữa đặc là tượng có tin; cái đạo chí thành, chỗ nào mà thông suốt được! Dùng đạo cứng giữa mà đi, thì có thể qua chỗ hiểm nạn mà hanh thông. Lấy tài cứng giữa mà đi thì có công, cho nên đáng được khen chuộng. Nếu đậu mà không đi, thì vẫn ở trong chỗ hiểm. Quẻ Khảm lấy sự đi được làm có công.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Câu đầu thích nghĩa tên quẻ; câu thứ hai dùng tượng của quẻ để thích chữ hữu phu, ý nói trong đặc mà nết có thường. Lấy cứng ở giữa, là tượng trong lòng hanh thông. Cứ thế mà đi, ắt là có công.
LỜI KINH
天險不可升也, 地險山川丘陵也. 王公設險以守其國, 險之時用大矣哉.
Dịch âm. - Thiên hiểm bất khả thăng dã, địa hiểm sơn xuyên khâu lăng dã, vương công thiết hiểm dĩ thủ kỳ quốc, hiểm chi thì dụng đại hỹ tại!
Dịch nghĩa. - Trời hiểm không thể lên được, đất hiểm thì là núi sông gò đông, tước vương tước công đặt chỗ hiểm để giữ thửa nước, thì dụng(1) của sự hiểm lớn vậy thay!
(1) Chữ 離 (Ly) có nghĩa là mắc, lại có nghĩa là sáng.
Truyện của Trình Di. - Cao không thể lên là cái hiểm của trời, núi sông gò đông là cái hiểm của đất. Tước vương tước công là kẻ làm vua người ta, coi tượng quẻ Khảm biết rằng chỗ hiểm không thể lấn được, nên mới đặt ra chỗ hiểm như là thành quách, ngòi ao để giữ nước mình dân mình. Đó là có thì dùng đến chỗ hiểm, sự dùng ấy rất lớn, vì vậy mới tán là “lớn vậy thay!”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây là nói cho cùng cực mà tán dương sự lớn của nó.
LỜI KINH
象曰: 水洧至, 習坎, 君子以常德行, 習教事.
Dịch âm. - Tượng viết: Thuỷ tấn chi, tập Khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Nước lại tới, là quẻ Khảm kép, đấng quân tử coi đó mà giữ cho đức hạnh có thường, tập cho giáo sự được quen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Khảm là nước, nước chảy phải liền liền kéo đến, hai thể Khảm chồng nhau, là tượng nước chảy liền liền mà đến. Nước tự một hạt một giọt đến hàng tầm(2) hàng trượng(3), đến thành sông thành biển, đều là liền lù không vội, sự “theo thế mà chảy xuống thấp” của nó đúng mà có thường, cho nên đấng quân tử coi tượng nước Khảm đó, theo sự có thường của nó mà giữ cho đức hạnh của mình được thường thường và lâu dài -đức hạnh người ta mà không thường thường, thì là giả dối, cho nên cần phải như nước có thường - theo sự liền liền chịu nhau của nó để tập cho quen công việc giáo lệnh - phát chính hành giáo, phải khiến cho dân nghe quen, nếu bảo gấp chưa hiểu, mà vội bắt họ phải theo, dù dùng hình phạt nghiêm ngặt mà đuổi họ đi cũng không thể được, cho nên cần phải như nước chảy luôn.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Trị mình, trị người, ắt phải tập đi, tập lại, rồi sau mới quen.
LỜI KINH
初六: 習坎, 入于坎審凶.
Dịch âm. - Sơ Lục: Tập Khảm, nhập vu Khảm tãm hung!
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Chỗ hiểm kép, vào cái hố trong chỗ hiểm, hung!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Đầu lấy chất Âm mềm ở vào dưới chỗ trũng hiểm, mềm yếu không có ứng viện, mà chỗ ở lại không xứng, không phải kẻ có thể ra khỏi chỗ hiểm, chỉ là càng hãm vào chỗ sâu hiểm mà thôi. Tãm là chỗ lõm trong chỗ trũng, đã ở chỗ hai lần trũng, lại vào chỗ lõm trong chỗ trũng đó, đủ biết là hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm mềm ở vào dưới chỗ hiểm kép, sự hãm càng sâu, cho nên tượng nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 習坎入坎, 失道, 凶也.
Dịch âm. - Tượng viết: Tập Khảm nhập Khảm, thất đạo hung dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Từ chỗ hiểm kép vào chỗ hiểm, lạc đường, hung vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tự chỗ hiểm kép lại vào cái hô trong chỗ hiểm, đó là lạc đường, thế cho nên hung. Có thể ra khỏi chỗ hiểm, mới là không lạc đường.
九二: 坎有險, 求小得.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Khảm hữu hiềm, cầu tiểu đắc.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Chỗ trũng có sự hiểm, tìm hơi được.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đương thì khảm hiểm, bỉ hãm giữa hai hào Âm trên dưới, đó là cái chỗ rất hiểm, cho nên có sự hiểm nghèo. Nhưng vì nó có tài cứng giữa, tuy chưa thể ra khỏi chỗ hiểm, song cũng tự mình vượt qua được chút ít, không đến như hào Đầu: càng vào mãi chỗ sâu hiểm, đó là cái sở cầu của nó hơi được vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. -ơ vào chỗ hai lần hiểm, chưa thể tự ra, cho nên là tượng có sự hiểm nghèo. Nhưng vì cứng mà được giữa, cho nên lời chiêm của nó là có thể tìm mà được nho nhỏ.
LỜI KINH
象曰: 求小得, 未出中也.
Dịch âm. - Tượng viết: cầu tiểu đắc, vị xuất trung dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Tìm hơi được, là chưa ra khỏi bên trong vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đương hai lần hiểm nó hãm, ở vào chỗ hiểm nghèo, vì tài cứng giữa, không bị sa vào chỗ sâu hiểm, đó là sở cầu hơi được, nhưng mà vẫn chưa ra khỏi nơi hiểm nghèo trong chỗ hiểm.
暴渰 玢百劍 冶渰半 ¥
象曰: 來之坎坎, 終无功也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lai chi khảm khảm, chung vô công dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lại đi hiểm hiểm, rút lại không công vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tiến lui đều hiểm, ở lại không yên, nếu dùng đạo đó thì càng vào mãi chỗ hiểm, rút lại há thành công được? Lấy chất Âm mềm ở chỗ không trung chính, dù là đất bình dị, còn phải ăn năn, tội lỗi, huông chi là ở chỗ hiểm. Hiểm là nơi mà người ta muốn cho ra khỏi ắt phải được đường, thì mới lìa bỏ được nó. Cầu bỏ chỗ hiểm mà lại trái đường thì càng khốn cùng, cho nên thánh nhân mới răn như hào Ba đó không thể dùng được.
LỜI KINH
六四: 樽酒, 簋貳, 用缶, 納約自也, 終无咎.
Dịch âm. - Lục Tứ: Tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫu, nạp ước tự dã chung vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Chén rượu, rá(1) xôi, thêm dùng hồ sành, nộp ước tự cửa số tròn, sau chót không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Tư là chất Âm mềm mà ở dưới không có kẻ giúp, không phải là kẻ có thể làm cho thiên hạ vượt qua chỗ hiểm, chỉ vì nó ở ngôi cao, cho nên mới nói về đạo kẻ làm tôi xử lúc gian hiểm. Những kẻ đại thần gặp lúc hiểm nạn, chỉ có chí thành được vua tin, thì sự giao kết bền chặt mà lại có thể mở cho lòng vua sáng ra, thế là giữ được không lỗi. Muốn khiến người trên dốc lòng tin mình, chỉ có một cách mộc mạc thật thà mà thôi. Nhiều nghi tiết mà chuộng văn sức, chẳng gì bằng lễ yến hưởng, cho nên dùng lễ yến hưởng mà ví. ý nói chớ chuộng sự văn sức phụ hoạ, chỉ cần mộc mạc thật thà, dùng một chén rượu, hai rá đồ ăn, lấy chậu sành mà bày, thế là mộc mạc đến tột bậc. Như thế rồi, lại nên nộp ước tự cửa số tròn nữa - nộp ước là chỉ về cách tiến lên giao kết với vua, cửa số tròn thì lấy về nghĩa mở thông, nhà tôl, phải đặt cửa số tròn để thông ánh sáng, tự cửa số tròn là tự chỗ thông ánh sáng, để ví với chỗ lòng vua thửa sáng. Kẻ làm bề tôi dùng trung tín thiện đạo để thắt buộc với lòng vua, phải bắt đầu từ chỗ sáng của họ, thì lời nói của mình mới có thể vào. Lòng người có chỗ bị che, có chỗ vẫn suốt, chỗ bị che tức là chỗ tối, chỗ vẫn suốt tức là chỗ sáng. Nên theo chỗ sáng của người ta mà bảo họ, thì sự cầu tin dễ dàng, cho nên nói là nộp ước tự cửa số - hễ mà có thể như thế, thì dù gặp lúc gian hiểm, sau cùng vẫn không lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Họ Triều nói rằng: Đoạn này Tiên Nho đọc “樽酒簋 tôn tửu quỹ” làm một câu,”烕用宙- nhị dụng phẫu” làm một câu, nay theo lời đó, ^ (Nhị) là thêm vào. Sách Chu lễ có câu大祭三戴, 弟子職左執虚豆, 右執匕, 周旋而戴(Đại tế tam nhị, đệ tử chức tả chấp hư đậu, hữu chấp hiệp chuỷ, chu tuyền nhi nhị: cuộc tế lớn ba lần thêm vào chức kẻ con em, bên tả cầm chén không, bên hữu cầm thìa, vòng lượn mà thêm vào, là vậy đó. Hào Chín Năm ở ngôi tôn, hào Chín Tư được gần với nó, ở lúc gian hiểm, cứng mềm giúp nhau, cho nên có tượng “chỉ dùng lễ bạc, thêm vào bằng lòng thành, mà phải tiến kết tự cửa số tròn”. - Cửa số tròn không phải là đường đi, chính nó là chỗ để cho trong nhà nhận được ánh sáng. - Lúc đầu tuy là gian hiểm, sau chót được không lỗi, cho nên tượng chiêm như thế.
Lời bàn của tiên nho. - Có người hỏi rằng: Đoạn này, xưa đọc t尊酒墓(tôn tửu quỹ) làm một câu, 戴用伍(nhị dụng phẫu) làm một câu, sách Bản nghĩa cũng theo lôl ấy, thuyết đó ra sao? Chu Hy đáp rằng: Đã nói 樽酒墓烕(tôn tửu quỹ nhị: một chén đựng rượu, hai bát đựng đồ ăn), lại nói 用击(dụng phẫu: dùng chậu sành) thì cũng không thành văn lý. lC (nhị) nghĩa là thêm… Người ta giải bướng làm “hai rá đồ ăn”, kỳ thực chẳng có hai rá đồ ăn bao giờ. Đoạn này Lục Đức Minh đã có chữa nghĩa, ngắt câu, người ta chẳng coi đó thôi. Đây nói it (nhị) tức là chữ 威(nhị) trong câu 大 祭三 (đại tế tam nhị), nghĩa là phó nhị vậy.
Ngô Lâm Xuyên nói rằng: Dùng chén đựng rượu, dùng rá đựng đồ ăn, lại lấy hồ sành đựng rượu để thêm vào chén. Ngu Phiên chua rằng: (C là thứ hai. Theo lễ có chén thứ hai, cho nên thêm vào thì dùng hồ sành. Xét thiên Chu quan, dưới câu 大祭三戴(dại tế tam nhị) lại nói “đều có số rót, đều có đồ đong”, họ Trịnh chua rằng: “Đồ rót là cái dùng để rót vào trong chén”. Hồ sành tức là đồ rót, nó là đồ phụ của cái chén. Rượu ở trong chén không đầy, thì rót trong cái đồ đó mà thêm vào.
LỜI KINH
象曰: 搏酒簋貳, 剛柔際也.
Dịch âm. - Tượng viết: Tôn tửu quỹ nhị, cương nhu tế dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chén rượu, rá đồ ăn, hai cứng mềm giúp nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chỉ nhắc câu đầu, như thế cũng nhiều rồi. Một chén rượu, hai rá đồ ăn, đó là mộc mạc thật thà đến tột bậc, tức là cách cứng mềm tiếp tế với nhau. Có thể như thế, thì sẽ giữ được không lỗi. Sự giao tế của vua tôi được bền chặt và thường thường (lúc nào cũng như lúc nào) cốt ở thành thực mà thôi. Cứng mềm chỉ về hào Tư và hào Năm, tức là sự giao tế của vua tôi vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Họ Triều nói rằng: Sách Thích văn của họ Lục đoạn này vốn không có chữ 戴(nhị), nay theo đó.
九五: 坎不盈, 衹既平, 无咎.
Dịch âm. - Cửu Ngũ: Khảm bất doanh, chỉ ký bình, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Chỗ trũng chẳng đầy, đến đã phẳng, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm ở trong chỗ trũng, đó là không đầy. Đầy thì phẳng mà ra được. Chữ 抵 nên đọc là chỉ, nghĩa là đến, ắt đến đã phẳng thì mới không lỗi. Đã nói chẳng đầy thì là chưa phẳng mà còn ở trong chỗ hiểm, chưa được là không có lỗi. Hào Chín Năm là bậc có tài cứng giữa ở ngôi tôn, đáng lẽ có thể làm cho thiên hạ vượt qua sự hiểm. Nhưng vì ở dưới không có kẻ giúp, hào Hai bị hãm vào chỗ hiểm, chưa thể ra được, còn các hào khác đều hạng Âm mềm, không có tài vượt qua chỗ hiểm. Ông vua dù tài, một mình không thể làm cho thiên hạ vượt qua chỗ hiểm, ở ngôi vua mà không thể khiến cho thiên hạ ra khỏi chỗ hiểm thì là có lỗi, ắt đến đã phẳng, mới là không lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Năm tuy ở trong chỗ hiểm, nhưng vì nó là bậc Dương cương trung chính, ở ngôi tôn, có lúc cũng sẽ ra khỏi chỗ hiểm, cho nên tượng chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 坎不盈, 中未大也.
Dịch âm. - Khảm bất doanh, trung vị đại dã
Dịch nghĩa. Tượng nói rằng: Chỗ trũng chẳng đầy, vì lời đức giữa chưa lớn vậy.
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm là tài cứng giữa mà được ngôi tôn, nên phải làm cho thiên hạ vượt qua chỗ hiểm nạn, thế mà chỗ trũng còn chưa đầy, chưa thể bình được sự hiểm nạn, đó là cái đạo cứng giữa của nó chưa được sáng lớn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Có đức giữa mà chưa được lớn.
LỜI KINH
上六: 係用徽纏, 寘于叢棘, 三歲不得, 凶.
Dịch âm. - Thượng Lục: Hệ dụng huy chiền, chí vu tòng cức, tam tuế bất đắc, hung!
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Trói dùng chạc thừng, đặt ở bụi gai, ba năm chẳng được, hung!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Trên lấy chất Âm nhu ở chỗ hiểm cực, đó là bị hãm sâu rồi. Bởi vì bị hãm đã sâu cho nên mới dùng lao ngục mà ví như thể trói bằng chạc thừng, giam vào trong bụi gai. Âm mềm mà bị hãm đã sâu, chắc nó không thể ra được, cho nên nói rằng: Lâu đến ba năm, cũng không khỏi được, đủ biết là hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Là Âm mềm ở chỗ hiểm cực, cho nên tượng chiêm của nó như thế.
Lời bàn của tiên nho. - Lục Đức Minh nói rằng: Ba sợi là chạc, hai sợi là thừng, đều là tên dây.
LỜI KINH
象曰: 上六失道, 凶三歲也.
Dịch âm. - Tượng viết: Thượng Lục thất đạo, hung tam tuế dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Trên lỗi đạo, hung ba năm vậy.