= Đoái trênEE Ly dướiGIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Quẻ Cách, Tự quái nói rằng: Đào giếng không thể không đổi, cho nên tiếp đến quẻ Cách(82). Giếng là một vật chứa mãi thì dơ hỏng, đổi đi thì trong sạch, không thể không đổi, cho nên ở sau quẻ Tỉnh, tiếp đến quẻ Cách. Nó là quẻ Đoái trên Ly dưới, tức là trong chầm có lửa. Cách là biến đổi, nước lửa là giống làm tắt lẫn nhau, nước diệt lửa, lửa làm cạn nước, ấy là biến đối cho nhau. Tính lửa bốc lên, tính nước chảy xuống, nếu có trái nhau mà đi, thì là quẻ Khuê mà thôi. Nay lửa ở dưới mà nước ở trên, ấy là nó tới với nhau, khắc chế nhau, làm tắt dứt nhau, vì vậy mới là cách. Lại, hai con gái cùng ở, mà chỗ về khác nhau, chí không giống nhau, tức là không tương đắc với nhau, cho nên là cách.______________________Chú thích:(81) Chữ 革(cách) nghĩa là cải cách, thay cũ đổi mới.(82) Theo Trình Di, thì chữ “hình ốc”, nghĩa là “hình dáng đầm đìa”. Đây dịch theo ý Chu Hy. “Hình ốc” là tội nặng, ở sách Chu lễ thiên Thu quan, có chữ 屋誅(ốc tru). Trịnh Tư Nông chua rằng: “ốc tru” tức là “giết cả ba họ”. Trần Kiền thích hai tự truyện của Hán thư, thì cho “ốc tru” là giết kẻ đại thần trong nhà, không để lộ ra. Vậy chữ “ốc tru” có thể dịch là giết kín hay là giết cả ba họ.LỜI KINH革, 已日乃孚, 元亨利貞, 悔亡Dịch âm. - Cách, dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh, hối vong.Dịch nghĩa. - Quẻ Cách, hết ngày bèn tin, cả hanh lợi trinh, ăn năn mất.Truyện của Trình Di. - Cách là đổi cái cũ, đổi cái cũ thì người ta chưa chịu tin ngay, cho nên phải đợi hết ngày, lòng người mới tin theo. “Cả hanh lợi trinh, ăn năn mất” là sao? Có hỏng nát mới phải thay đổi, mà thay đổi là để làm cho hanh thông, cho nên, đổi đi mà có thể cả hanh, đổi đi mà lợi về chính đạo, thì có lâu dài mà được cái nghĩa “bỏ cũ”, không phải ăn năn về sự biến động, thế là “ăn năn mất”. Đổi thay mà không ích lắm, còn đáng ăn năn, huông chi đổi thay mà lại có hại. Vì vậy, cổ nhân mới coi việc cải cách là việc quan trọng.Bản nghĩa của Chu Hy. - Cách là biến đổi, chầm Đoái ở trên, lửa Ly ở dưới, lửa cháy thì nước cạn, nước vỡ thì lửa tắt. Hai gái nhỡ và nhỏ hợp làm một quẻ, mà gái nhỏ ở trên, gái nhỡ ở dưới, chí không tương đắc với nhau, cho nên quẻ nó là Cách. Lúc mới biến cách người ta chưa tin, cho nên mới đợi hết ngày mới tin. Lại vì bên trong mà đức văn vẻ sáng sủa, bên ngoài có vẻ hào vui đẹp lòng, cho nên lời chiêm của nó là hễ có thay đổi thì đều cả hanh, mà được chính đạo, những sự thay đổi xứng đáng mà sự ăn năn về cái bị thay đổi đó đều mất. Nếu có gì bất chính, thì việc thay đổi không được ai tin, không thể hanh thông, lại có ăn năn nữa.Lời bàn của tiên nho. - Chu Hy nói rằng: Trịnh Đông Hương giải nghĩa quẻ Cách, cho là hoả lò. Giải vậy cũng hay. Hào Đầu là đáy lò, hào Hai là mắt lò, hào Ba, hào Tư, hào Năm là chỗ lưng lò, hào Trên là miệng lò. Trong quẻ, muốn xem đến nơi đến chôn, cần phải xem gồm cả tượng, có điều tượng đã thất truyền mất rồi. Trịnh Đông Hương là người chuyên lấy về tượng, như bảo quẻ Đỉnh là cái vạc, quẻ Cách là cái lò, quẻ Tiểu quá là con chim bay, cũng đủ nghĩa lý, ngoài ra còn nhiều chỗ hay, nhưng cũng có chỗ bịa tạc.LỜI KINH 彖曰: 革, 水火相息, 二女同居, 其志不相得, 曰革.Dịch âm. - Thoán viết: Cách, thuỷ hoả tương tức, nhị nữ đồng cư, kỳ chí bất tương đắc, viết Cách.Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Cách, nước lửa làm tắt lẫn nhau, hai con gái cùng ồ, mà bụng dạ không hợp nhau, gọi rằng Cách.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Chầm và lửa làm tắt dứt nhau, lại hai con gái bụng dạ không hợp nhau, cho nên là cách. Chữ “tức” nghĩa là thôi tắt, lại là sinh đẻ, loài vật phải có thôi tắt rồi mới sinh đẻ, cho nên nó mới là nghĩa sinh đẻ. Chữ “tương tức” trong quẻ Cách, thì là thôi tắt.Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy tượng quẻ thích nghĩa trên quẻ đại lược cũng giống quẻ Khuê, nhưng trái nhau là quẻ Khuê, mà làm tắt nhau thì là quẻ Cách. Tức là dứt tắt, lại là nghĩa sinh đẻ, có dứt mà sau mới sinh đẻ được.LỜI KINH已日乃孚, 革而信之.Dịch âm. - Dĩ nhật nãi phu, cách nhi tín chi.Dịch nghĩa. - Hết ngày bèn tin, đổi mà tin đó.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Việc mới thay đổi, nhân dân đâu đã tin ngay? ắt phải hết ngày rồi họ mới tin. Kẻ ở trên, trong khi cải cách, cần phải tuyên cáo rành rọt, nhắc lại mệnh lệnh, cho đến hết ngày, khiến người ta tin. Lòng người không tin, khó mà bắt họ làm gương, không thể thành công. Chính lệnh của tiên vương, có khi lúc đầu lòng người còn ngờ, nhưng chẳng bao lâu rồi họ ắt tin.文明以說, 大亨以正, 革而當, 其悔乃亡.Dịch âm. - Văn minh dĩ duyệt, đại hanh dĩ chính, cách nhi đáng, kỳ hối nãi vong.Dịch nghĩa. -Văn vẻ sáng sủa và đẹp lòng, cả hanh và chính, đổi mà xứng đáng, sự ăn năn ấy mới mất.GIẢI NGHĨATruyện của Trình Di. - Đấy lấy tài quẻ mà nói về đạo thay đổi. Ly là văn vẻ sáng sủa, Đoái là đẹp lòng, văn vẻ sáng sủa thì không lẽ gì không nết, không việc gì không xét, đẹp lòng thì lòng người hoà thuận, thay đổi mà soi xét được sự lý, hoà thuận được lòng người, thì có thể đem đến sự cả hanh mà được trinh chính, nên thế thì việc biến cách được rất xứng đáng, cho nên sự ăn năn phải mất. Việc trong thiên hạ, thay đổi kh!!!15005_39.htm!!!
Đã xem 29314 lần.
http://eTruyen.com