QUẺ QUÁN

= Tôn trên
EE Khôn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Quán, Tự quái nói rằng: Lâm tức là lớn, các vật có lớn rồi mới đáng xem, cho nên tiếp đến quẻ Quán(60). Vì vậy quẻ Quán mới nôi quẻ Lâm. Trông xem các vật là quan, làm cái xem cho kẻ dưới là quán(2). Ông vua trên xem đạo trời, dưới xem tục dân là quan, sửa đức làm chính, bị dân ngửa xem là quán. Gió đi trên đất, đụng khắp muôn loài, là tượng “khắp xem”; hào hai Dương ở trên, bốn hào Âm ở dưới. Dương cương ở đầu, bị mọi kẻ dưới thửa xem ngửa, đó là nghĩa quan, ở trong các hào, chỉ lấy cái nghĩa xem thấy, đó là tuỳ thời dùng nghĩa vậy.
LỜI KINH
觀, 盥而不薦, 有孚顒若.
Dịch âm. - Quan, quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược.
Dịch nghĩa. - Quẻ quan, rửa mà không cứng, có tin, dường cung kính vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ta nghe Hồ Dực Chi tiên sinh nói rằng: “Đấng quân tử ở trên, làm nêu cho thiên hạ, nghĩa là phải cực kỳ trang kính, thì kẻ dưới ngửa xem mà hoá. Cho nên làm người để thiên hạ xem, phải như cuộc tế tôn miếu, trong khi mới rửa, không thể như sau khi đã cúng, thì kẻ hạ dân hết lòng chí thành cung kính mà ngửa xem mình”. Rửa là lúc bắt đầu tế tự, rửa tay rót rượu cự xưởng xuống đất để cầu thần; cúng là lúc dâng đồ tươi, dâng đồ chín. Rửa tay là khi việc mới bắt đầu, người ta đương hết lòng tinh thành, nghiêm trang tột bậc. Sau khi đã cúng, lễ số phiền phức rắc rối, thì lòng người tản mác mà sự tinh nhất không bằng lúc mới rửa tay. Kẻ ở trên, làm cho biểu nghi ngay thẳng, để kẻ hạ dân xem lên, thì nên trang kính như khi tế mới rửa tay, chớ để thành ý hơi tan, như lúc tế đã cúng rồi, thì người thiên hạ, ai cũng hết lòng tin thật, ngửa lên xem mình. Ngung là ngửa lên mà trông.
Bản nghĩa của Chu Hy. 觀(Quán) là lấy sự trung chính bảo người, bị người ngửa lên mà trông. Hào Chín Năm ở trên, bốn hào Âm ngửa lên trông nó; lại, trong thuận người nhún, mà hào Chín Năm lấy sự trung chính bảo thiên hạ, cho nên là quan.盥(quan) là khi sắp tế rửa tay cho sạch;薦(tiến) là bưng rượu, đồ ăn để tế. 顆然(ngung nhiên) là vẻ tôn kính; ý nói hết lòng tinh khiết mà không khinh thường tự dụng, thì sự phu tín ở trong, ra vẻ trang kính đáng xem. Răn kẻ xem phải nên như thế. Hoặc có người nói: 有学顒若(hữu phu ngung nhược), nghĩa là người dưới tin mà ngửa lên xem mình. Quẻ này bốn hào Âm Dương lớn mà hai hào Dương phải tiêu chính là quẻ tháng tám, mà về sự đặt tên quẻ, lời Hệ lại lấy nghĩa khác, cũng là ý phò Dương nén Âm.
LỜI KINH
彖曰: 大觀在上, 順而巽, 中正以觀天下.
Dịch âm. - Thoán viết: Đại quan tại thượng, thuận nhi tốn, trung chính dĩ quan thiên hạ.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Xem lớn ở trên, thuận mà nhún, trung chính để thiên hạ xem.
Truyện của Trình Di. - Hào Năm ở ngôi tôn, lấy đức Dương cương trung chính, làm cho kẻ dưới xem lên, đức ấy rất lớn, cho nên nói là “xem lớn ở trên”. Dưới Khôn mà trên Tôn, ấy là biết thuận mà nhún. Đó là hào Năm ở chỗ trung chính, lấy đức trung chính nhún thuận làm cái xem cho thiên hạ.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng thể quẻ, đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
觀, 盥而不薦, 有孚顒若, 下觀而化也.
Dịch âm. - Quan, quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược, hạ quan nhi hoá dã.
Dịch nghĩa. - Quẻ Quán, rửa mà không cúng, có tin, dường cung kính vậy, ấy là kẻ dưới xem mà hoá vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cách làm cái xem cho thiên hạ, phải nghiêm kính như khi cuộc tế mới rửa tay, thì kẻ hạ dân thành thật ngửa xem, theo mình mà hoá. Không cúng nghĩa là không đế thành ý hơi tan.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây thích lời quẻ.
LỜI KINH
觀天之神道而四時不忒;聖人以神道設教, 而天下服矣.
Dịch âm. - Quan thiên chi thần đạo nhi tứ thì bất thắc: thánh nhân dĩ thần đạo thiết giáo, nhi thiền hạ phục hỹ.
Dịch nghĩa. - Xem thần đạo của trời mà bốn mùa không sai, đấng thánh nhân dùng thần đạo đặt sự dạy bảo mà thiên hạ phục vậy.
Truyện của Trình Di. - Đạo trời rất thiêng, cho nên gọi là thần đạo. Xem sự vận hành của trời, bốn mùa không hề sai lỗi, thì thấy được sự thần diệu của trời. Đấng thánh nhân thấy đạo trời thiêng liêng, thể theo cái thần đạo đó mà đặt ra sự dạy bảo, cho nên thiên hạ không ai không phục.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây là nói cho cùng cực sự xem. Bốn mùa không sai, đó là trời làm cái xem; dùng đạo thần đặt sự dạy bảo, đó là đấng thánh nhân làm cái xem.
LỜI KINH
象曰: 風行地上, 觀, 先王以省方觀民, 設教.
Dịch âm. - Tượng viết: Phong hành địa thượng, quán, tiên vương dĩ tỉnh phương, quan dân, thiết giáo.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Gió đi trên đất là quẻ Quán, đấng tiên vương coi đó mà xét các phương, xem tục dân, đặt sự dạy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Gió đi trên đất, khắp tới mọi vật, là tượng qua trải khắp xem, cho nên Đấng tiên vương thể theo tượng đó, làm ra lễ xét các phương, để xem tục dân mà đặt chính giáo, Đấng thiên tử đi tuần bốn phương, coi xem tục dân, đặt làm chính giáo, ví như chỗ nào xa xỉ thì thắt lại bằng sự tằn tiện, chỗ nào tằn tiện thì bảo họ lấy đường lễ nghĩa. Xét các phương tức là xem dân, đặt sự dạy tức là làm cái xem cho dân.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Xét các phương để xem dân, đặt sự dạy để làm cái xem.
初六: 童觀, 小人无咎, 君子吝.
Dịch âm. - Sơ Lục: Đồng quán, tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Trẻ xem, kẻ tiểu nhân không lỗi, đấng quân tử đáng tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu lấy chất Âm nhu ở xa hào Dương, cho nên những cái xem thấy nông gần như trẻ nít vậy. Vì vậy nói là “trẻ xem”. Dương cương trung chính, ở trên, ấy là ông vua thánh hiền, gần nó thì thấy đạo đức của nó thịnh lớn, mà sự xem thấy sâu xa; hào Đầu lại xa nó, thửa thấy không rõ, như trẻ nít xem vậy. Tiểu nhân là kẻ hạ dân, cái thấy của họ không rõ, như trẻ nít biết đạo quân tử, chính là sự thường, không đáng gọi là lầm lỗi, nếu đấng quân tử mà thế, thì đáng bỉ tiếc.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Đầu Âm nhu ở dưới, không thể thấy xa, là tượng “trẻ xem”, ấy là đạo kẻ tiểu nhân, mới là sự hổ thẹn của người quân tử, cho nên lời chiêm ở kẻ tiểu nhân thì không lỗi, mà đấng quân tử gặp phải thì đáng thẹn.
LỜI KINH
象曰: 初六童觀, 小人道也.
Dịch âm. - Tượng viết: Sơ Lục đồng quan, tiểu nhân đạo dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu đầu trẻ xem, đạo kẻ tiểu nhân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sự xem không rõ, như trẻ nít, là phận của kẻ tiểu nhân, cho nên nói rằng “tiểu nhân đạo”.
六二: 闥觀, 利女貞.
Dịch âm. - Lục Nhị: Khuy quan, lợi nữ trinh.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Nhòm xem, lợi về sự trinh của con gái.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hai Hào ứng với hào Năm là xem hào Năm. Hào Năm là bậc Dương cương trung chính, không phải là hạng mà kẻ Âm tôi, mềm yếu như hào Hai có thể xem được, cho nên chỉ như xem bằng cách nhòm ngó mà thôi. Sự xem bằng cách nhòm ngó thấy ít mà không rõ, hào Hai đã không thể thấy rõ cái đạo Dương cương trung chính, thì lợi cho kẻ trinh như con gái. Tuy thấy không rõ mà biết thuận theo, là đạo con gái, với con gái như thế là trinh; hào Hai đã thấy rõ cái đạo của hào Chín Năm, mà biết thuận theo như thể con gái thì vẫn không mất trung chính, thế mới là lợi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Âm nhu ở trong mà xem ra ngoài, là tượng nhòm ngó, tức là sự chính của con gái, cho nên lời chiêm của nó như thế. Đàn ông mà được hào này không phải là lợi.
LỜI KINH
象曰: 闘觀, 女貞, 亦可醜也.
Dịch âm. - Tượng viết: Khuy quan, nữ trinh, diệc khả xú dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Nhòm xem, sự trinh của con gái, cũng đáng xấu vậy.
Truyện của Trình Di. - Đấng quân tử không thể xem thấy đạo lớn Dương cương trung chính mà chỉ nhòm ngó được cái phảng phất của nó, tuy rằng có thể thuận theo, nhưng mà giống với sự trinh của con gái, cũng đáng xấu hổ vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Ở đàn ông là xấu.
LỜI KINH
六三: 觀我生進退.
Dịch âm. - Lục Tam: Quan ngã sinh tiến thoái.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Xem ta sinh tiến lui.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở không phải ngôi, tại chỗ thuận cực, là kẻ biết thuận thời để tiến lui. Nếu ở được đáng ngôi, thì không có nghĩa tiến lui. “Xem ta sinh” nghĩa là xem cái của ta thửa sinh, tức là những sự động tác thì vi do mình mà ra. Xem cái của mình thửa sinh, tuỳ sự nên chăng mà tiến lui, cho nên tuy là ở không phải ngôi, mà chưa đến nỗi mất đạo. Tuỳ thời tiến lui, cầu cho không bị mất đạo, cho nên mới không hối lận, vì vậy mới thuận được.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Ta sinh” là cái của ta thửa làm. Hào Sáu Ba ở trên quẻ dưới, có thể tiến, có thể lui, cho nên không xua hào Chín Năm mà chỉ xem cái của mình thửa làm là thông hay tắc, để làm căn cứ cho sự tiến lui. Kẻ xem nên tự biết.
LỜI KINH
象曰: 觀我生進退, 未失道也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quan ngã sinh tiến thoải, vị thất đạo dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Xem ta sinh tiến lui, chưa mất đạo vậy.
Truyện của Trình Di. - Xem cái của mình sinh ra mà tiến lui, cho thuận với sự nên phải, cho nên chưa đến mất đạo.
LỜI KINH
六四: 觀國之光, 利用賓于王.
Dịch âm. - Lục Tứ: Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Xem sự sáng láng của nước, lợi dùng làm khách chưng vua.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sự xem không gì rõ bằng ở gần hào Năm, vì nó Dương cương trung chính, lại ở ngôi tôn, tức là ông vua thánh hiền. Hào Tư sát gần với nó, xem thấy cái đạo của nó, cho nên nói rằng “Xem sự sáng láng của nước”. Nghĩa là thấy cái thịnh đức sáng tỏ của nước vậy. Không chỉ vì cái thân ông vua, mà nói rằng “nước” là vì nói về ông vua, há chỉ xem nội những sự hàn vi trong một mình hắn mà thôi? Nên xem tất cả chính hoá(1) của thiên hạ, thì đạo đức của ông ta có thể thấy được. Hào Tư tuy Âm nhu, nhưng là thể Tôn, ở chỗ chính, sát gần hào Năm tức là kẻ xem thấy mà biết thuận theo. “Lợi dùng làm khách chưng vua” nghĩa là có đấng thánh vương ở trên, thì kẻ mang tài ôm đức đều muốn tiến vào triều đình, giúp đỡ cho hắn, để cho thiên hạ yên thịnh. Hào Tư đã xem thấy đức của ông vua, cuộc trị của nhà nước, sáng đẹp thịnh tốt, thì nên làm khách chôn vương triều, đem hết trí lực của mình, giúp đỡ cho vua, để ban ơn cho thiên hạ, cho nên nói là “lợi dùng khách chưng vua”. Đời xưa, người có hiền đức, ông vua đãi bằng lễ khách, cho nên nói là “làm khách”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Tư rất gần hào Năm, cho nên mới có tượng ấy. Lời chiêm của nó thì là lợi về chầu vua, làm quan.
象曰: 觀國之光, 尚賓也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quan quốc chi quang, thượng tân dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Xem sự sáng của nước, chuộng làm khách vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đã xem thấy thịnh đức sáng đẹp của nước, cổ nhân cho là một cuộc gặp gỡ phi thường, cho nên chỉ muốn tiến lên sân triều nhà vua, để thực hành cái đạo của mình, cho nên nói rằng: “Xem sự sáng của nước, chuộng làm khách vậy”. Thượng là chuộng chí, chí ý của nó thích muốn làm khách ở sân triều nhà vua.
LỜI KINH
九五: 觀我生, 君子无咎.
Dịch âm. - Cửu Ngũ: Quan ngã sinh, quân tử vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Xem ta sinh, quân tử, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm ở ngôi ông vua, đời trị hay loạn, tục tốt hay xấu, quan hệ ở mình mà thôi. Xem cái của mình sinh ra, nếu tục thiên hạ đều là quân tử thì những chính hoá của mình vẫn làm là phải, mới không có lỗi. Nếu tục thiên hạ chưa hợp với đạo quân tử thì là chính trị của mình vẫn làm chưa phải, không thể khỏi lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Năm Dương cương trung chính ở ngôi tôn, bên dưới bốn hào Âm ngửa lên mà xem, đó là tượng đấng quân tử. Cho nên mới răn kẻ ở ngôi ấy được lời chiêm ấy, thì nên xem cái của mình đã làm, ắt cũng Dương minh trung chính như thế thì được không lỗi.
LỜI KINH
象曰: 觀我生, 觀民也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quan ngã sinh, quan dân dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Xem ta sinh, là xem dân vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ta sinh là cái do mình mà ra, ông vua muốn xem sự thi vi của mình có phải hay không, nên xem ở dân, tục dân hay, là chính hoá hay, Vương Bật bảo: “Xem dân để xét cái đạo của mình”, là phải đó.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây là đấng Phu tử lấy nghĩa mà nói, tỏ rằng ông vua muốn đem cái của mình đã làm, không những về sự được hỏng trong một thân mình, lại nên xem cả đức dân phải chăng thế nào, để tự tỉnh xét.
LỜI KINH
上九: 觀其生, 君子无咎.
Dịch âm. - Thượng Cửu: Quan kỳ sinh, quân tử vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Xem thửa sinh, quân tử không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Trên lấy đức Dương cương, ở trên, bị kẻ dưới thửa xem mà không đáng ngôi, đó là những đấng hiền nhân quân tử không ở ngôi mà đạo đức bị người thiên hạ xem ngửa. Vậy “xem thửa sinh” là xem cái thửa sinh của mình, chỉ về những cái do mình mà ra, tức là đức nghiệp hạnh nghĩa. Đã
bị thiên hạ xem ngửa, cho nên tự xem những cái thửa sinh, nếu như đều là quân tử thì không có lỗi, ví mà chưa được quân tử, thì còn lấy gì để cho người ta ngửa xem bắt chước, đó là lỗi vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Trên là hào Dương cương ở bậc trên ngôi tôn, tuy chẳng đương vào công việc, mà cũng bị kẻ dưới thửa xem, cho nên lời răn của nó cũng giống như hào Chín Năm, chỉ đổi chữ 我(ngã) ra chữ 其(kỳ), hơi có chủ khách khác nhau mà thôi.
LỜI KINH
象曰: 觀其生, 志未平也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quan kỳ sinh, chí vị bình dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Xem thửa sinh, chí chưa bình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tuy không ở ngôi, nhưng vì người ta xem đức của mình, dùng làm phép tắc, cho nên phải tự cẩn thận, xem xét cái của mình thửa sinh, nếu nó thường thường không lỗi với đạo quân tử thì người ta không mất điều mong mà hoá theo mình, không thể vì cớ không ở ngôi mà cứ yến nhiên phóng túng ý mình, không làm việc gì, đó là chí ý chưa được, cho nên nói là “chí chưa bình”. Bình là yên ổn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Chí chưa bình” ý nói tuy không được ngôi, chưa thể quên sự răn sợ.
QUẺ PHỆ HẠP
EE Ly trên == Chấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Phệ hạp Tự quái nói rằng: Đáng xem mà sau mới có thửa hợp, cho nên tiếp đến quẻ Phệ hạp(1). Hạp ghĩa là hợp. Đã có đáng xem, rồi sau mới có kẻ đến họp với nó, vì vậy quẻ Phệ hạp mới nối quẻ Quán. “Phệ” nghĩa là cắn, “hạp” nghĩa là hợp, trong miệng có vật ngăn cách, phải cắn mới hợp lại được. Trong quẻ trên dưới có hai hào cứng mà giữa thì mềm, ngoài cứng trong rỗng, là tượng miệng mép người ta; lại một hào cứng ở giữa, là tượng trong miệng có vật gì. Trong miệng có một vật gì, thì nó làm cho trên dưới ngăn cách, không thể hợp lại, ắt phải cắn đi, thì mới hợp được, cho nên là quẻ Phệ hạp. Thánh nhân lấy tượng quẻ đó mà suy ra việc thiên hạ: ở cái miệng thì là có vật ngăn cách, không thể hợp được; ở thiên hạ thì là có kẻ cường mạnh, hoặc kẻ xàm tà, ngăn cách ở giữa, cho nên việc trong thiên hạ không thể hợp được; phải dùng hình pháp, nhỏ thì chừng giới, lớn thì giết gióc, để trừ bỏ đi, rồi sau cuộc trị thiên hạ mới thành. Phàm trong thiên hạ, cho đến một nước một nhà, cho đến muôn việc, sở dĩ không hoà hợp, đều vì có sự ngăn cách, không ngăn cách thì sẽ hợp được; cả đến trời đất sinh ra, muôn vật dựng nên, đều phải hợp rồi mới được toại. Hễ mà chưa hợp, đều là có sự ngăn cách… Trừ bỏ sự ngăn cách trong thiên hạ phải dùng hình phạt, cho nên quẻ này lấy sự dụng hình làm nghĩa, về hai thể của quẻ, thì là sáng soi mà oai nhức, tức là cái tượng của việc dùng hình.
噬嗑亨, 利用獄.
Dịch âm. - Phệ hạp hanh, lợi dụng ngục.
Dịch nghĩa. - Quẻ Phệ hạp hanh, lợi dùng việc ngục.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Phệ hạp hanh, vì quẻ tự có nghĩa hanh. Việc trong thiên hạ, sở dĩ không được hanh thông là vì có chỗ ngăn cách; cắn mà hợp lại, thì hanh thông rồi. Lợi dùng việc ngục, nghĩa là cái đạo “cắn mà hợp lại” nên dùng về việc hình ngục vậy. Lại, ngăn cách ở thiên hạ, phi hình ngục lấy gì mà trừ bỏ được? không nói “lợi dùng việc hình” mà nói “lợi dùng việc ngục” là vì trong quẻ có tượng sáng soi(1), lợi về sự xét ngục vậy. Ngục là để xét trị sự thật sự dối. Biết được tình thật, thì biết cái đạo làm cho ngăn cách, rồi mới có thể đặt cách ngăn ngừa và dùng hình phạt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Phệ là cắn, hạp là hợp, vật có chỗ cách, phải cắn mới hợp lại được. Quẻ này trên dưới hai hào Dương mà giữa trông rỗng, là tượng cái miệng. Chín Tư là một hào Dư ngăn cách ở giữa, phải cắn mới hợp lại được, cho nên là quẻ Phệ hạp. Lời chiêm của nó nên được hanh thông, là vì bị có chỗ cách, cho nên mới không hanh thông, cắn chỗ cách đó mà hợp lại được thì hanh thông rồi. Lại, ba hào Âm, ba hào Dương, cứng mềm vừa nửa, trên động dưới sáng, dưới sấm trên chớp, vốn là từ hào Sáu Tư của quẻ ích, là một hào mềm đi lên đến ngôi thứ năm mà được chỗ giữa. Coi đó biết rằng: lấy hào Âm ở ngôi Dương tuy không đáng ngôi mà lợi về sự dùng ngục. Bởi vì trong việc trị ngục, quý có oai có sáng mà được vừa phải. Cho nên kẻ nào bói được quẻ này, nếu có đức ấy, thì ứng với lời chiêm ấy.
LỜI KINH
彖曰: 頤中有物, 曰噬嗑.
Dịch âm. - Thoán viết: Di trung hữu vật, viết Phệ hạp.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Trong mép có vật là quẻ Phệ hạp.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
睡嗤而予.
Dịch âm. - Phệ hạp nhi hanh.
Dịch nghĩa. - cắn hợp mà hanh.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trong mép có vật, cho nên là quẻ Phệ hạp. Có vật ngăn cách trong mép thì là sự hại. Cắn mà hợp lại, thì sự hại đó phải mất, mới là hanh thông, cho nên nói rằng: “Cắn hợp mà hanh”.
LỜI KINH
剛柔分動而明, 雷電合而章.
Dịch âm. - Cương nhu phân động nhi minh, lôi điện hợp nhi chương.
Dịch nghĩa. - Cứng mềm chia động mà sáng, sấm chớp hợp lại mà rõ.
Truyện của Trình Di. - Đây là nói về tài quẻ. Hào cứng và hào mềm xen nhau, cứng mềm chia ra mà không lẫn lộn, là tượng minh biện, tức là cái gốc của sự xét ngục. Động mà sáng: dưới Chấn trên Ly, tức là “động mà sáng”. Sấm chớp hợp lại mà rõ: sấm động mà chớp lòe, chờ nhau cùng hiện, tức là “hợp lại mà rõ”. Sự soi và oai cùng đi, đó là cái đạo dùng ngục. Soi được thì không kẻ nào có thể ẩn tình, có oai thì chẳng kẻ nào còn dám chẳng sợ. Câu trên đã lấy hai tượng để nói sự động mà sáng của nó, cho nên câu dưới lại nói về ý “oai và sự soi sáng dùng”.
LỜI KINH
柔得中而上行, 雖不當位, 利用獄也.
Dịch âm. - Nhu đắc trung nhi thượng hành, tuy bất đáng vị, lợi dụng ngục dã.
Dịch nghĩa. - Mềm được giữa mà đi lên, tuy không đáng ngôi, lợi về dùng ngục vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Năm lấy chất mềm ở ngôi giữa, là nghĩa “dùng ngục được vừa phải”. Đi lên nghĩa là ở ngôi tôn; tuy không đáng ngôi, nghĩa là lấy chất mềm mà ở ngôi Năm là không xứng đáng; thế mà lợi về sự dùng ngục, là vì cái đạo trị ngục, cứng cả thì hại về nghiêm bạo, mềm quá thì hỏng về khoan hoãn, hào Năm là chủ việc dùng ngục, lấy chất mềm, ở ngôi cứng mà được chỗ giữa, tức là được sự thích nghi của việc dùng ngục.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Các đoạn này dùng tên quẻ, thể quẻ, đức quẻ hai tượng và sự biến đổi của quẻ để thích lời quẻ.
Lời bàn của tiên nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: Động không như sấm, không thể đoán ngục; sáng không như điện, không thể xét ngục, không mềm thì lỗi về bạo; mềm mà không giữa thì lỗi về phóng túng, nói sự cực dụng ngục là khó vậy.
象曰: 雷電噬嗑, 先王以明罰敕法.
Dịch âm. - Tượng viết: Lôi điện Phệ hạp, tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Sấm chớp là quẻ Phệ hạp, đấng Tiên vương coi đó để tỏ phạt truyền phép.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời Tượng không đặt đảo, chỗ này ngờ là lộn nhau. Sấm chớp là vật chờ nhau cùng hiện, cũng có tượng hợp. Chớp sáng mà sấm oai, Đấng tiên vương coi tượng sấm chớp, bắt chước cái sáng cái oai của nó để tỏ hình phạt và sức pháp lệnh. Pháp là tỏ rõ sự lý mà đặt ra cách ngăn ngừa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hai chữ “lôi điện” nên đổi ra làm điện lôi.
LỜI KINH
初九: 履佼, 滅趾, 无咎.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Lý hiệu, diệt chỉ, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Xéo xiềng, dứt ngón chân, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín ở đầu, rất thấp, tức kẻ không ngôi, là tượng hạ dân, người phải chịu hình phạt, trong lúc bắt đầu dụng hình, tội nhỏ mà hình nhẹ. Hiệu là xiềng gỗ, tội nhỏ, cho nên xéo nó vào chân để đến bị thương ngón chân. Người ta có lỗi nhỏ, bị xiềng mà đứt ngón chân, thì nên răn sợ, không tiến về đường ác nữa, cho nên mới được không lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Đầu, hào Trên không ngôi là tượng bi hình, bốn hào giữa là tượng dụng hình. Hào Đầu ở đầu quẻ, tội nhỏ, lỗi nhỏ, lại ở dưới quẻ, cho nên là tượng xéo xiềng dứt chân. Ngăn điều ác trong lúc mới đầu, cho nên được không lỗi. Kẻ xem bị thương nhỏ mà không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 履佼, 滅趾, 不行也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lý hiệu, diệt chỉ, bất hành dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Xéo xiềng, dứt ngón chân, không đi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Xéo vào xiềng mà bị dứt đau ngón chân, thì biết răn sợ mà không gây lớn điều ác, cho nên nói là không đi. Người đời xưa đặt ra hình phạt, có tội nhỏ thì xiềng ngón chân, đó là nghĩa ngăn cấm sự đi, không cho tiến về đường ác.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Dứt ngón chân lại có tượng “không tiến về đường ác”.
LỜI KINH
六二: 噬膚, 滅鼻, 无咎.
Dịch âm. - Lục Nhị: Phệ phu, diệt tỵ, vô cữu.
Dịch âm. - Hào Sáu Hai: cắn da, dứt mũi, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Hai ứng với ngôi hào Năm, là kẻ dùng sự hình phạt. Bốn hào đều lấy nghĩa “cắn”, hào Hai ở giữa, được chỗ chính, là kẻ dụng hình mà được trung chính. Dụng hình được trung chính, thì kẻ tội ác dễ phục, cho nên lấy sự cắn da làm tượng, cắn ngoạm da dẻ người ta thì nó dễ vào. Diệt nghĩa là ngập,
tức là vào sâu đến ngập cả mũi. Hào Hai lấy đạo trung chính mà dụng hình, thì sự hình phạt của nó dễ phục. Nhưng vì cưỡi lên hào Đầu là hào cứng, ấy là dụng hình với người cương cường. Hình phạt những kẻ cương cường, ắt phải đau sâu, cho nên đến ngập mũi mà không có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tế có vạc da, đó là thứ da mềm ròn cắn mà dễ hợp. Sáu Hai là hào trung chính, cho nên việc của nó trị, dễ như cắn da. Nhưng vì nó là hào mềm mà lại cưỡi lên hào cứng, nên tuy rất dễ mà cũng không khỏi bị thương cụt mũi. Kẻ xem tuy là đau mà không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 噬膚滅鼻, 乘剛也
Dịch âm. - Tượng viết: Phệ phu diệt tỵ, thừa cương dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: cắn da cụt mũi, vì cưỡi cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sâu đến ngập mũi, là vì cưỡi lên kẻ cứng. Cưỡi lên kẻ cứng tức là dụng hình với người cương cường, không thể không nghiêm. Nghiêm thì được sự thích nghi, đó là trung đạo.
LỜI KINH
六三: 噬腊肉, 遇毒, 小吝, 无咎.
Dịch âm. - Lục Tam: Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: cắn mắm khô, gặp độc, hơi tiếc, không lỗi.
Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở trên quẻ dưới, là kẻ dụng hình. Là hào Sáu mà ở ngôi Ba, tức là ở không đáng ngôi. Tự xử không đáng mà lại hình phạt người, thì người không phục, mà còn oán giận trái phạm thêm vào, như cắn những vật khô kiệt rắn dẻo mà gặp phải vị độc xấu, lại làm cho miệng bị thẹn. Nhưng mà trong lời “cắn hợp”, điều cốt yếu lớn là cắn những cái ngăn cách mà hợp nó lại, tuy là thân mình ở ngôi không đáng, mà kẻ cường ngạnh khó phục, đến phải gặp độc, nhưng sự dung hình không phải không đáng, cho nên dẫu là đáng tiếc, cũng là cắn nhỏ mà hợp nó lại, không phải có lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Thịt khô là thịt giống thú để cả thịt xương mà làm ra tức là một vật rắn dẻo, Âm nhu trung chính, trị người mà người không phục, là tượng “cắn thịt khô gặp độc”. Lời chiêm tuy hơi đáng tiếc, song mà đương buổi “cắn hợp”, về nghĩa vẫn không có lỗi.
LỜI KINH
象曰: 遇毒, 位不當也.
Dịch âm. - Tượng Dịch nghĩa. - Lời
vậy.
viết: Ngộ độc, vị bất đáng <iã.
Tượng nói rằng: Gặp độc, ngôi không đáng
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Ba là chất Âm, ở ngôi Dương, tức là ngôi ở không đáng. Bởi nó tự xử không đáng, cho nên những kẻ mà nó vô hình phạt khó phục mà lại làm độc cho nó.
LỜI KINH
九四: 噻乾姊, 得金矢, 利艱貞, 吉.
Dịch âm. - Cửu tứ: Phệ can tỷ, đắc kim thỉ, lợi gian trinh, cát ỉ
Dịch nghĩa. Hào Chín Tư: cắn chạo khô, được tên vàng, lợi về khó nhọc, chính bền, tốt!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Tư ỗ ngôi gần vua, là kẻ đương vào trách nhiệm “cắn hợp”. Ngôi Tư đã quá bậc giữa, đó là sự cách càng lớn mà sự dụng hình càng nghiêm, cho nên nói là “cắn chạo khố. Chạo là thứ thịt hãy còn dính xương, thịt khô mà kèm xương, là vật rất rắn khó cắn. cắn vật rất rắn mà được tên vàng: vàng lấy nghĩa rắn, tên lấy nghĩa thẳng; hào Chín Tư đức Dương cứng thẳng, tức là được đạo cương trực; tuy dùng đạo cương trực, lợi ở chịu khó với việc mà cố lấy chính bền thì tốt. Chín Tư là hào cứng mà sáng, thể Dương mà ở ngôi mềm, cứng sáng thì hại về sự quả quyết, cho nên phải răn bằng sự biết khó nhọc; mềm thì giữ gìn không bền, cho nên phải răn bằng sự kiên trinh. Cứng mà không trinh là sự thường có, phàm kẻ quá cứng đều là không trinh. Ồ quẻ Phệ hạp, hào Tư là hay nhất.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ 姊(tỷ) là thịt dính xương, thông với chữ 載(sy) là thịt thái. Sách Chu lễ kẻ kiện phải nộp cân vàng bó tên, mà sau mới xé; hào Tư lấy chất cứng ở ngôi mềm được đạo dụng hình, cho nên có tượng ấy. ý nói có cắn càng sâu, được sự thích nghi của việc xét kiện, nhưng ắt lợi về gian nan, chính bền thì tốt. Răn kẻ xem nên như thế vậy.
LỜI KINH
象曰: 利艱貞, 吉, 未光也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lợi gian trinh, cát, vị quang dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lợi về khó nhọc, chính bền tốt, là chưa sáng vậy.
Truyện của Trình Di. - Phàm những chỗ nói “chưa sáng” đều là đạo chưa sáng lớn. Răn bằng câu “lợi về khó nhọc chính bền”, đó là chỗ nó không đủ.
Bởi vì nó không được trung chính, cho nên như thế.
LỜI KINH
六五: 乾肉, 得黄金, 貞厲, 无咎.
Dịch âm. - Lục Ngủ, Phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh lệ, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: cắn thịt khô, được vàng vàng, chính bền, lo sợ, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Năm ở quẻ càng cao mà là “cắn thịt khố, còn dễ hơn chạo khô của hào Tư, bởi vì hào Năm ở ngôi tôn, nhân thế ở trên, để hình phạt kẻ dưới, thế nó dễ hơn. Ở quẻ, đã sắp cùng cực, chỗ cách càng lớn, không phải dễ hợp, cho nên là “cắn thịt khô được vàng vàng” tức là vàng tốt. Màu vàng là mầu trung bình, loài vàng là vật cứng rắn. Hào Năm ở giữa quẻ là được đạo trung bình, ở ngôi cứng mà có hào Tư giúp cho, là được vàng vàng. Hào Năm không có ứng mà hào Tư ở ngôi đại thần, tức là được nó giúp đỡ. “Trinh lệ vô cữu” nghĩa là hào Sáu Năm tuy ở chỗ chính giữa, kỳ thật vẫn là thể mềm, cho nên răn nó ắt phải chính bền và nhớ lo sợ, thì được không lỗi. Là chất mềm ở ngôi tôn, lại đương thời buổi “cắn hợp”, há lại có thể không chính bền mà nhớ lo sợ?
Bản nghĩa của Chu Hy. - cắn thịt khô khó hơn cắn da mà dễ hơn cắn mắm, cắn chạo. “Hoàng” là mầu trung bình, “Kim” cũng chỉ về cân vàng. Hào năm mềm thuận mà trung độ, lại ở ngôi tôn, dùng hình với người, không ai không phục, cho nên có tượng ấy. Nhưng mà ắt phải chính bền lo sợ, mới được không lỗi. Đó cũng là lời răn kẻ xem.
LỜI KINH
象曰: 貞厲无咎, 得當也.
Dịch âm. - Tượng viết: Trinh lệ vô cữu, đắc đáng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chính bền, lo sợ, không lỗi, vì được đáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Sở dĩ có thể không lỗi, là vì việc của nó làm xứng đáng. Gọi là “đáng” tức là ở ngôi giữa, dùng kẻ cứng, mà biết giữ đường chính đính, lo sự hiểm nghèo.
LỜI KINH
上九: 何佼, 滅耳, 凶.
Dịch âm. - Thượng Cửu, Hà hiệu, diệt nhĩ, hung!
Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Đội xiềng, đứt tai, hung!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Trên ở quá ngôi tôn, tức là không ngôi, cho nên là kẻ bị hình. Nó ở chót quẻ, là sự ngăn cách lớn hơn, và là cùng tột của cuộc cắn. Hệ từ bảo là “ác chứa mà không thể che, tội lớn mà không thể cởi, cho nên đội xiềng mà ngập mất tai, đủ biết là hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hạ nghĩa là đội. Hào Dương quá cực ở về trên quẻ, đó là cái đạo tôi lớn ác cực, cho nên tượng chiêm như thế.
象曰: 何佼, 滅耳, 聰不明也.
Dịch âm. - Tượng viết: Hạ hiệu, diệt nhĩ, thông bất minh dã. Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đội xiềng dứt tai, sự nghe không sáng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Người ta điếc tôl không biết, chứa mãi tội ác cho đến cùng cực. Người xưa đặt phép, tội lớn thì bắt đội xiềng, vì nó không thửa nghe biết, chứa nên tội ác, cho nên dùng xiềng mà làm dứt đau tai nó, để răn sự nghe của nó không sáng vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. -Dứt tai là tại sự nghe không suốt. Nếu biết nghe tỏ mà lo sớm đi, thì không có sự hung ấy.
Lời bàn của tiên nho. - Khâu Kiến An nói rằng: Phệ hạp là quẻ trừ sự ngăn cách, cho nên sau hào đều nói về việc dụng hình. Hào Đầu hào Trên không ngôi là người chịu hình: hào Đầu lỗi nhỏ mà ở dưđi, tức là lúc đầu việc ngục, cho nên lấy sự “xéo xiềng dứt ngón chân” làm tượng; hào Trên ác cực mà cậy thế làm càn tới cùng, tức là lúc chót việc ngục, cho nên lấy sự “đội xiềng dứt tai” làm tượng. Bốn hào giữa có ngôi, là người trị việc ngục, nhưng vì tài quẻ cứng mềm không giống nhau cho nên sự cắn của nó cũng có khó dễ khác nhau: hào Sáu Hai lấy chất mềm ở ngôi mềm, tức là kẻ thuần mềm, cho nên tượng là cắn da, da tức là vật dễ cắn; hào Sáu Năm lấy chất mềm ở ngôi cứng, tức cứng mềm vừa phải, cho nên tượng là cắn thịt khò, thịt khô so với da thì khó cắn hơn; hào Sáu Ba trong chất mềm có tính cứng, cho nên là cắn mắm khô, mắm thì có xương, so với thịt khô lại khó cắn hơn; hào Chín Tư trong chất cứng có tính mềm, cho nên là cắn chạo khò, chạo thì xương lớn hơn mắm, là thứ rất khó cắn. Nhưng Hào Hai cắn da dứt mũi, hào Ba cắn mắm gặp độc, hào Tư cắn chạo khó nhọc chính bền, hào Năm cắn thịt khô chính bền lo sợ, đều là nói đạo trị ngục, không thể không cẩn thận. Đến như lời chiêm, ba hào kia không lỗi, riêng hào Tư được tốt, thì việc trị ngục, lại nên chuộng sự cương quyết, mềm mỏng há là cách trừ cái ngăn cách.
QUẺ BÍ
ĩ= Cấn trên Ez Ly dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Bí, Tự quái nói rằng: “Hạp” nghĩa là hợp, các vật không hề hợp lại bằng cách cẩu thả, cho nên tiếp đến quẻ Bí. Bí là trang sức, các vật hợp nhau, ắt có văn vẻ, văn vẻ tức là trang sức. Ví như người ta tụ họp thì có dáng dấp lên xuống, các vật tụ họp thì có thứ tự hàng dẫy, đó là họp nhau ắt có văn vẻ. Vì vậy quẻ Bí mới nôi quẻ Phệ hạp. Nó là quẻ dưới núi có lửa, núi là cây cỏ trăm vật tụ họp, dưới núi có lửa chiếu lên, cỏ cây phẩm loại đều được trùm trong ánh sáng màu vẻ của nó, đó là cái tượng phấn sức, cho nên mới là quẻ Bí.
LỜI KINH
賁亨, 小有攸往.
Dịch âm. - Bí hanh, tiểu lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa. - Quẻ Bí danh, hơi lợi có thửa đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Các vật có trang sức mới có thể hanh thông, cho nên nói rằng: “Không gốc không đứng, không có văn vẻ thì không làm được”, có sự thực mà thêm văn sức, thì có thể hanh. Cái đạo văn sức, có thể thêm phần sáng sủa văn vẻ, cho nên hơi lợi về sự tiến lên.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Bí là trang sức. Trong quẻ này, một phần tự quẻ Tôn lại, là chất mềm tự hào Ba lại mà văn sức cho hào Hai, chất cứng tự hào Hai lên mà văn sức cho hào Ba; một phần tự quẻ Ký tế lại, là chất mềm tự hào Trên lại mà văn sức cho hào Năm, chất cứng tự hào Năm lên mà văn sức cho hào Trên. Lại, trong Ly mà ngoài Cấn, có tượng văn vẻ sáng sủa, ai được phận nấy, cho nên là Bí. Kẻ xem vì nó mềm đến văn sức cho cứng, Dương được Âm giúp, ma có quẻ Ly sáng tỏ ở trong, cho nên là hanh; vì nó cứng lên văn sức cho mềm, mà có quẻ Cấn dừng đỗ ở ngoài, cho nên hơi lợi về có sự đi.
LỜI KINH
彖曰: 賁亨.
Dịch âm. - Thoán viết: Bí hanh.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Bí hanh.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ 亨(hanh) ngờ là chữ thừa.
LỜI KINH
柔而文剛, 故亨, 分剛上而文柔, 故小利有攸往, 天文也.
Dịch âm. - Nhu lai nhi văn cương, cố hanh; phân cương thượng nhi văn nhu, cố tiểu lợi hữu du vãng, thiên văn dã.
Dịch nghĩa. - Mềm lại mà văn sức cho cứng, cho nên hanh; chia cứng lên mà văn sức cho mềm, cho nên hơi lợi có thửa đi, văn vẻ của trời vậy.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng sự biến đổi của quẻ để thích lời quẻ. Cứng mềm giao nhau là tượng tự nhiên, cho nên gọi là “văn vẻ của trời”. Tiên nho nói rằng: trên chữ 天文(thiên văn) nên có bốn chữ 岡1j柔交錯(cương nhu giao thác: cứng mềm xen lẫn), lý hoặc như thế.
LỜI KINH
文明以止, 人文也.
Dịch âm. - Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã.
Dịch nghĩa. -Văn vẻ sáng sủa để đỗ, văn vẻ của người vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ này là tượng trang sức rỡ ràng, vì hai thể trên, dưới, cứng, mềm, cùng làm văn sức cho nhau. Thể dưới vốn là quẻ Kiền có chất mềm đến văn sức ở giữa mà thành quẻ Ly. Thể Trên vốn là quẻ Khôn, có chất cứng đến văn sức ở trên mà thành quẻ Cấn, mới là “dưới núi có lửa”, đỗ trong văn vẻ sáng sủa mà thành rỡ ràng. Việc thiên hạ không trang sức thì không làm được, cho nên rỡ ràng thì có thể hanh thông. “Mềm lại văn sức cho cứng, cho nên hanh”, nghĩa là mềm đến văn sức cho cứng mà thành cái tượng văn vẻ sáng sủa. Văn vẻ sáng sủa sở dĩ thành quẻ Bí. Đạo quẻ Bí có thể đến hanh thông, thực bởi trang sức mà có thể hanh thông. “Chia cứng lên mà văn sức cho mềm, cho nên hơi lợi ở thửa đi”, nghĩa là chia hào giữa của quẻ Kiền đi văn sức cho hào Trên của quẻ Cấn vậy. Các việc bởi văn sức mà thêm thịnh, bởi văn sức mà có thể thực hành, cho nên hơi lợi có thửa đi. Ôi, đi mà lợi được là vì có gốc. Cái đạo bí sức không phải thêm được sự thực, chỉ thêm văn vẻ cho nó mà thôi. Các việc bởi văn sức mà thêm tỏ rõ thịnh vượng, cho nên là “hơi lợi có thửa đi”. Hanh là hanh thông, đi là tiến thêm. Hai quẻ biến đổi, cùng làm nên cái nghĩa bí sức, thế mà lời Thoán lại chia trên dưới, mỗi quẻ chủ về một việc, là vì quẻ ly sáng sủa có thể đem lại sự hanh, mà nó văn sức cho hào mềm, thì lại có thể tiến lên một ít. Hai câu “Thiên văn dã, văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã” là lời tiếp theo đoạn trên, ý nói: Âm Dương cứng mềm giao nhau, tức là văn vẻ của trời: đỗ trong văn vẻ sáng sủa, tức là văn vẻ của người. “Chỉ” là ở trong văn vẻ sáng sủa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đoạn này lại lấy đức quẻ mà nói. “Chỉ” là ai được phận nấy.
LỜI KINH
觀乎天文, 以察時變.
Dịch âm. - Quan hồ thiên văn, dĩ sát thì biến.
Dịch nghĩa. - Xem chưng văn vẻ của trời, để xét sự biến của các mùa.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Văn vẻ của trời tức là mặt trời mặt trăng ngôi sao sắp bày, rét nắng Âm Dương thay đổi. Xem cuộc vận hành của nó, để xét sự đời đổi của bốn mùa.
LỜI KINH
觀乎人文, 以化成天下.
Dịch âm. - Quan hồ nhân văn, dĩ hoá thành thiên hạ.
Dịch nghĩa. - Xem chưng văn vẻ của người, để hoá nên thiên hạ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Văn vẻ của người tức là thứ bậc của đạo người. Xem văn vẻ của người để giáo hoá thiên hạ, thiên hạ thành được lễ tục, đó là đạo dùng quẻ Bí của đáng thánh nhân.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đoạn này cực nói về sự lớn lao của đạo quẻ Bí.
象曰: 山下有火, 賁, 君子以明庶政, 无敢折獄.
Dịch âm. - Tượng viết: Sơn hạ hữu hoả, Bí, quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dưới núi có lửa là quẻ Bí, đấng quân tử coi đó mà tỏ mọi chính, không quả cảm về việc đoán ngục.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Núi là chỗ sinh tụ của cỏ cây trăm vật, lửa ở dưới nó mà chiếu lên, mọi loài đều bị trùm trong ánh sáng, đó tức là tượng bí sức. Đấng quân tử coi tượng dưới núi có lửa sáng soi, để sửa rõ mọi chính, gây nên cuộc trị văn vẻ sáng sủa, mà không quả cảm về việc đoán ngục. Đoán ngục là việc cần phải cẩn thận của kẻ làm vua, há khá cậy về sự sáng của mình mà tự dụng một cách khinh suất? Đây là chỗ dụng tâm của thánh nhân: răn người sâu lắm.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Dưới núi có lửa, ánh sáng không tới chỗ xa. “Tỏ mọi chính” là việc còn nhỏ, “Đoán ngục” là việc đã lớn. Trong quẻ, Ly sáng sủa mà ngoài quẻ cấn ngưng đậu, cho nên lấy tượng như thế.
LỜI KINH
初九: 賁其祉, 舍車而徒.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Trang sức thửa ngón chân, bỏ xe mà đi không.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Dỉ. - Hào Chín Đầu lấy chất Dương cương, ở thể sáng, ngôi dưới, tức là bậc quân tử có đức cương minh mà phải ở dưới. Đấng quân tử ở chỗ không ngôi, không thể thi thố với thiên hạ, chỉ tự bí sức việc của mình làm mà thôi. Ngón chân là lấy về nghĩa ở dưới mà dùng để đi. Cái đạo tu sức của đấng quân tử là phải chính đính những điều mình làm, giữ tiết, ở nghĩa, làm việc không cẩu thả, nếu nghĩa không đáng, thì bỏ xe cộ mà đi không. Sự đó người thường lấy làm thẹn, mà đấng quân tử thì cho là sự văn sức. Bỏ xe mà đi không lại lấy cá về liên ứng nữa. Hào Đầu liền hào Hai mà ứng hào Tư, ứng hào Tư là chính đáng, liền hào Hai không phải chính đáng. Hào Chín là bậc cương minh, giữ nghĩa, không gần liền với hào Hai mà xa ứng với hào Tư, bỏ chỗ dễ mà theo chỗ khó, như bỏ xe mà đi bộ vậy. Giữ tiết nghĩa là sự trang sức của đấng quân tử, cho nên, cái mà đấng quân tử trang sức, tức là cái mà đấng quân tử khinh rẻ. Đây lấy việc đi xe đi bộ mà nói, là vì ngón chân với sự đi có nghĩa liên lạc với nhau.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đức cứng thể sáng, tự mình trang sức ở dưới, tức là tượng “bỏ cái xe trái đạo mà yên lòng về sự đi bộ”. Kẻ xem tự xử nên như thế đó.
LỜI KINH
象曰: 舍車而徒, 義弗乘也.
Dịch âm. - Tượng viết: Xả xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Bỏ xe mà đi không, nghĩa không nên cưỡi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Bỏ xe mà đi chân không, là vì, với nghĩa, không có thể cưỡi. Hào Đầu ứng với hào Tư là chính đáng, theo hào Hai là không chính đáng; ở gần, nó bỏ hào Hai là chỗ dễ mà theo hào Tư là chỗ khó, tức là bỏ xe mà đi chân không. Sự trang sức của đấng quân tử, chỉ cốt giữ nghĩa của mình mà thôi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Sự lấy sự bỏ của đấng quân tử, quyết định bằng nghĩa mà thôi.
LỜI KINH
六二: 其賁須
Dịch âm. - Lục Nhị: Bí kỳ tu.
Dịch nghĩsu - Hào Sáu Hai: Trang sức cái râu của mình.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. Quẻ này mà là quẻ Bí, tuy bởi hai hào biến đổi, mà sự văn vẻ sáng láng là trọng hơn. Hào Hai là chủ quẻ Bí, cho nên chủ nói về cách trang sức. Trang sức cho các vật, không thể đổi hết bản chất của nó, chỉ nhân bản chất của nó, chỉ nhân bản chất của nó mà tô điểm thêm, cho nên mới lấy nghĩa của cái râu. Râu là một vật theo mép mà động. Động đậy hay dừng đậu quan hệ ở cái mà nó bám vào, cũng như thiện ác không bởi trang sức mà ra. Sự văn vẻ sáng sủa của hào Hai chỉ là trang sức mà thôi, còn thiện hay ác là ở bản chất của nó.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Hai lấy chất Âm nhu ở chỗ trung chính, hào Ba lấy chất Dương cương mà được chỗ chính, đều không có kẻ ứng cùng, cho nên hào Hai phụ vào hào Ba mà động, có tượng trang sức cái râu. Kẻ xem nên theo người trên Dương cương mà động.
Lời bàn của tiên nho. - Chu Hán Thượng nói rằng: Lông ở mép là râu. Từ hào Ba hào Trên có hình cái mép, hào Hai ở dưới mép là tượng cái râu. Hào Hai là hào cứng mềm trang sức cho nhau, ấy là trang sức cái râu. Văn vẻ không thể bỗng không sinh ra, râu mọc ở mép, máu thịnh thì nó rậm tốt, máu suy thì nó thưa
LỜI KINH
象曰:賁其須, 與上興也.
Dịch âm. - Tượng viết: Bí kỳ tu, dữ thượng hưng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trang sức cái râu của mình, cùng trên dấy vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lấy cái râu làm tượng tức là bảo nó cùng với hào Trên cùng dấy lên vậy. Theo người trên mà động, động đậy hay dừng đậu, quan hệ ở cái nó bám vào, cũng như tô điểm cho vật nào, chỉ nhân chất của vật ấy mà trang sức thêm thiện hay ác là ở cái chất của nó.
LỜI KINH
九三: 賁如, 濡如, 永貞, 吉.
Dịch âm. - Cửu Tam: Bí như, nhu như, vĩnh trinh, cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Rỡ ràng vậy, bóng mượt vậy, mãi mãi chính bền tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở chỗ văn vẻ sáng sủa cùng tột, với hai hào Âm Hai, Tư xen nhau, trang sức cho nhau, ấy là cuộc trang sức thịnh vượng, cho nên gọi là “bí như”, “như” là tiếng đệm vậy. Trang sức thịnh vượng, ánh vẻ nhuần mượt, cho nên nói rằng: “nhu như”. “Vĩnh trinh cát” nghĩa là hào Ba với hào Hai hào
Tư không phải chính ứng, vì liền nhau mà thành trang sức cho nhau, cho nên phải răn nhau bằng sự thường thường trinh chính mãi mãi. Bí là trang sức cái việc bí sức, khó được thường thường, cho nên dài lâu chính bền thì tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Một hào Dương ở giữa hào Âm, được sự trang sức của nó mà nhuần mượt vậy. Nhưng mà không thể đắm đuối ở nơi vẫn yên, cho nên răn phải lâu dài chính bền.
LỜI KINH
象曰: 永貞之吉, 終莫之陵也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vĩnh trinh chi cát, chung mạc chi lăng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lâu dài chính bền mà tốt, là vì không gì lấn nó.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trang sức mà không thường thường và không chính đính, người ta sẽ lấn nhờn, cho nên nói rằng có thể lâu dài chính đính thì tốt. Sự trang sức của nó đã thường thường và chính đính, ai lấn được nó?
LỜI KINH
六四: 賁如, 皤如, 白馬翰如, 匪寇, 婚媾.
Dịch âm. - Lục Tứ: Bí như, phan như, bạch mã hãn như! Phỉ khấu, hôn cấu.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Rỡ ràng vậy, phơ phơ vậy, ngựa trắng có cánh vậy. Chẳng phải giặc, dâu gia.
Truyện của Trình Di. - Hào Tư với hào Đầu là chính ứng, trang sức cho nhau, đáng lẽ có vẻ rỡ ràng. Vì bị hào Ba ngăn cách, cho nên không được trang sức cho nhau mà thành vẻ phơ phơ. Phơ phơ là trắng, tức là chưa được rỡ ràng. Ngựa là vật ở dưới mà động, chưa được rỡ ràng, cho nên nói là “ngựa trắng”; chí theo chính ứng của nó như bay, cho nên nói rằng “dường có cánh vậy”; chẳng bị hào Chín Ba là kẻ giặc thù ngăn cách, thì cuộc dâu gia sẽ được thoả tình thân nhau. Cái mà mình cưỡi và động ở dưới là tượng con ngựa. Hào Đầu hào Tư là chính ứng, sau chót ắt được thân nhau, có điều lúc đầu bị nó ngăn cách mà thôi.
Bản nghĩa của Chu Hy. -Phơ phơ là trắng, ngựa là con vật người ta cưỡi lên, người trắng thì ngựa cũng trắng. Hào Tư với hào Đầu là kẻ trang sức cho nhau, nhưng bị hào Chín Ba ngăn cách mà không được thoả, cho nên có vẻ phơ phơ, mà chí đi tìm của nó kíp như cánh bay. Song hào Chín Ba là bậc cương chính, không phải kẻ làm giặc, chỉ là tìm người dâu gia mà thôi, cho nên tượng nó như thế.
Lời bàn của tiên nho. - Vương Đại Bảo nói rằng: Phơ phơ là vẻ tóc bạc. Hào mềm trang sức hào mềm, Âm thịnh Dương suy, là tượng phơ phơ.
LỜI KINH
象曰: 六四當位, 疑也, 匪寇, 婚媾, 終无尤也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lục tứ dương vị, nghi dã; phỉ khấu, hôn cấu, chung vô vưu dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Sáu Tư đương ngôi, đáng ngờ vậy; chẳng phải giặc, dâu gia, sau chót không oán hận vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Tư và hào Đầu xa nhau mà hào
Ba xen ở khoảng giữa, đó là cái ngôi nó ở đáng nghi ngờ. Tuy bị hào Ba là kẻ giặc thù ngăn cách, không được thân với dâu gia, nhưng mà chính ứng của nó lý ngay, nghĩa thắng, sau chót ắt được hợp nhau, cho nên nói rằng: “Không oán hận. Sau chót vẫn được trang sức cho nhau, nên không oán hận.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Đương vị nghi” nghĩa là cái ngôi nó ở đáng ngờ. “Sau chót không oán hận” ý nói nếu giữ chính đính mà không cùng với, thì cũng không có sự lo khác.
LỜI KINH
六五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 終吉.
Dịch âm. - Lục Ngũ: Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận chung cát.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Trang sức ở gò vườn, bó lụa mỏng hẹp, đáng tiếc, sau chót tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Năm lấy chất Âm mềm, liền sá với hào Chín Trên, là bậc hiền giả Dương cứng, Âm liền với Dương, lại không vướng mắc, tức là kẻ ứng theo nó, nhân sự trang sức của hào Chín trên. Từ xưa đặt chỗ hiểm để giữ nước, cho nên thành luỹ phần nhiều tựa vào gò đống, gò chỉ về chỗ ở ngoài mà gần, và cao; các đất vườn tược, rất gần thành ấp cũng là chỗ ở ngoài mà gần. Gò vườn là chỗ ở ngoài mà gần, chỉ về hào Chín Trên. Hào Sáu Năm tuy ở ngôi vua, mà tài Âm nhu không đủ tự giữ, nó cùng hào Trên là bậc Dương cương liền nhau mà chí cố theo, được kẻ hiền giả ở ngoài ở ngoài trang sức cho nó, ấy là trang sức ở nơi gò vườn. Nếu biết phận sự trang sức của hào Chín Trên mà chịu để nó sửa nén, như một bó lụa chia mảnh, thì tuy chất nó mềm yếu, không thể tự làm cho mình, đành là đáng tiếc, nhưng biết theo người, để nên công cuộc trang sức, thì sau chót cũng được tốt. “Tiên tiên” là trạng thái của sự xẻo cắt chia xé. Lụa khi chưa dùng thì bó lại, cho nên gọi là bó lụa, đến khi chế làm áo mặc, ắt phải xẻo cắt chia xé thành từng mảnh nhỏ. Bó lụa ví với bản chất hào Năm, “tiên tiên” là chỉ về sự bị người xẻo cắt mà thành đồ dùng.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Sáu Năm là hào mềm giữa, làm chủ sự trang sức, dầy gốc, chuộng thật, được đạo trang sức, có tượng gò vườn. Nhưng vì tính Âm bủn sẻn, cho nên có tượng bó lụa nông nhỏ. Bó lụa là vật mỏng mảnh, “tiên tiên” là ý nông nhỏ, người mà như thế, tuy đáng thẹn tiếc, nhưng theo lễ, xa xỉ thà tằn tiện còn hơn, vì vậy sau chót được tốt.
LỜI KINH
象曰: 六五之吉, 有喜也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lục Ngủ chi cát, hữu hỷ dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của hào Sáu Năm, có sự mừng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Biết theo người để làm cho thành công cuộc trang sức mà hưởng sự tốt đẹp của nó, thế là có sự mừng.
LỜI KINH
上九: 白賁, 无咎.
Dịch âm. - Thượng Cửu: Bạch bí, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Trang sức bằng màu trắng, không lỗi.
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Trên là chỗ cùng cực của sự trang sức, trang sức cùng cực thì lỗi về đường văn hoa giả dôl, chỉ duy có thể trang sức bằng cách mộc mạc thì không có lỗi. Trắng tức là mộc mạc. Chuộng vẻ chất phác mộc mạc, thì không bị mất cái vốn chân thật của mình. Gọi là chuộng vẻ mộc mạc, không phải là không trang sức, đừng để văn hoa lấp mất sự thật mà thôi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Trang sức cùng cực quay về chỗ gốc, trở lại cái không màu vẻ, ấy là kẻ khéo chữa lỗi, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 白賁无咎, 上得志也.
Dịch âm. - Tượng viết: Bạch bí vô cữu, thượng đắc chí dã,
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trang sức bằng màu trắng, không lỗi, ở trên mà đắc chí vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trang sức bằng màu trắng mà không có lỗi, ví nó ở trên mà đắc chí. Hào Chín Trên mà là đắc chí vì nó ở trên mà làm văn vẻ cho kẻ mềm, dựng lên công cuộc trang sức. Ông vua Sáu Năm lại phải chịu sự trang sức của nó, cho nên nó tuy ở chỗ không ngôi mà thực làm chủ công cuộc trang sức, thế là đắc chí; lẽ đó khác hẳn những hào cùng tột quẻ khác. Đã ở trên mà đắc chí lại ở vào chỗ trang sức cùng cực thì sẽ có lỗi về đường văn hoa giả dối mất cả sự thật, nên phải răn rằng chất phác mộc mạc thì không có lỗi, nghĩa là sự trang sức không thể thái quá vậy.