hứ tư 24.Maccô người Giênôva là nhân vật trẻ tuổi gần cuối cùng mà chúng ta làm quen năm nay. Chỉ còn có một nhân vật nữa để cho tháng sáu. Chỉ con có hai bài thi hàng tháng nữa, hai mươi sáu ngày đi học, sáu ngày thứ năm và năm chúa nhật nữa. Người ta cảm thấy năm học sắp hết: cây trong vườn sum suê và nở hoa, tỏa bóng rợp xuống các dụng cụ thểđục. Học sinh mặc quần áo mùa hè. Những mái tóc tỏa xong, đôi vai đã biến mất. Tất cả mọi mái đầu đều cắt ngắn. Người ta thấy những bắp chân và những cái cổđể trần, những mũ rơm đủ mọi hình dáng, những sơ miđủ mọi màu sắc. Các cậu bé nhất đeo làm khăn quàng hay thắt lưng những dải lụa xanh, đỏ, vàng ý thích riêng của những bà mẹ, từ người gìau nhất đến người nghèo nhất, muốn trang điểm cho con mình. Nhiều cậu đến trường mà đầu trần, như đã trốn khởi nhà vậy Vài cậu mặc bộ quần áo trắng để tập thể dục. Có một học sinh lớp cô Đencati mặc quần áo đỏ từ đầu đến chân, trông như con tôm hùm luộc. Vài cậu mặc áo quần thủy thủ. Nhưng đẹp nhất là cậu bé thợ nề, đội một chiếc mũ rơm to tướng giống như một cây nến phủ chụp đèn vậy. Côreti đã bỏ cái mũ nồi da mèo đi và dội thay vào một cái mũ lưỡi trai đi đường cũ bằng lụa xám. Vôtini mặc một bộ quần áo kiểu Xcôtlen may rất tốn vải. Crôtxi mặe áo hở ngực, Prêcôtxi xúng xính trong bộ áo làm việc của thợ rèn màu xanh. Còn Garôpphi? Giờ cậu phải bỏ cái áo tơi to tướng giấu kín hàng hóa của cậu đi rồi, thì các túi căng phồng của cậu đều lộ rõ để người ta trông thấy vô khối thứ, trong ấy thấy thòi ra những bảng kê xổ số. Học sinh đến lớp buổi sáng mang theo những bó hoa tặng cô giáo của mình. Các cô giáo cũng mặc những áo màu tươi sáng, trừ cô “nữ tu sĩ” bao giờ cũng áo đen. Cô giáo có chiếc lông chim màu đỏ vẫn đội cái mũấy, và cổ thắt một chiếc nơ lụa hồng, hơi nhầu và lấm vì những cái vuết ve của dám học trò bé của cô, chúng làm cho cô cười... và bắt cô chạy. Bây giờ là mùa xơri(2), mùa bươm bướm, mùa hòa nhạc ngoài trời Xcôtlen, một xứở miền Bắc nước Anh, nổi tiếng về những thứ vải kẻ ô, kẻ sọc màu sặc sỡ. Những vải như thế thường được gọi là vải Xcôtlen. Quả của một loài cây thuộc họ hoa hồng, gần với cây mận, bé bằng đầu ngón tay cái, màu đỏ tươi, rất thơm ngon, gốc ở miền Tiểu Á và phổ biến ở các miền khí hậu cận nhiệt đới; ởĐà Lạt cũng trồng được nhiều và dạo chơi ởđồng quê. Nhiều học sinh lớp bốn đã trốn đi tắm sông để tha hồ mà vùng vẫy. Mọi người đều mong mỏi nghỉ hè. Mỗi ngày, tan học, người ta lại sốt ruột hơn và bằng lòng hơn ngày hôm trước. Điều làm tôi lo buồn là thầy Garônê để tang mẹ, và cô giáo lớp một đáng thương của tôi càng ngày càng yếu hơn, xanh hơn và ho càng to hơn. Bây giờ lưng cô còng hẳn xuống và cô chào lại tôi cái chào sao mà buồn thế!...CHẤT THƠ(Thư của bố)Thứ sáu 26.Enrincô, con đã bắt đầu hiểu chất thơ của trường học rồi. Nhưng cho đến nay, con chỉ mới thấy trường học từ bên trong thôi. Nhà trường đới với con sẽ còn đẹp hơn và nên thơ hơn rất nhiều, ba mươi năm sau nữa, khi con dẫn các con con đến trường và con thấy nhà trường từ bên ngoài, như bố thấy hiện nay. Trong khi chờ tan học, bốđi dạo ở các đường phố vắng chung quanh tòa nhà, và bố nhm các cửa sổở tầng dưới chỉ có các cánh cửa chớp khép lại thôi. Từ một cửa sổ bố nghe tlếng một cô giáo nói to: “Ôi? Nét sổ của chữ t gì mà khiếp thế này! Không phải như thếđâu, con ạ. Bố con mà trông thấy thế thì sẽ bảo thế nào?”Ớ một cửa sổ bên cạnh, tiếng một thầy giáo đang học to chầm chậm: “Tôi mua năm chục mét vải, giá bốn lira rười một mét, tôi bán lại...”. Xa chút nữa, tiếng cô giáo đọc to: “Thế là Piêtoli Micca, cái ngòi đã châm...” Từ một lớp bên cạnh, nổi lên những tiếng trẻ rì rào chứng tỏ rằng thầy giáođ l ra ngoài một lúc. Bốđi mấy bước và nghe tiếng một em bé đang khóc, tiếng cô giáo rầy la hay dỗ dành. Từ những eửa sổ khác vọng ra những đoạn thơ, tên họđường những người nổi tiếng và nhân hậu, những châm ngôn vềđạo đức, về lòng dũng cảm, về lòng yêu Tổ Quốc.Rồi tiếp đến những lúc im lặng. Bấy giờ, người ta có thể nghĩ là trường học bỏ không; hình như nó không thể nào ehứa nổi bảy trăm học sinh.Bỗng những tiếng cười vang phá tan sự im lặng, vì một thầy giáo vui tính dã nói một câu đùa... Những người qua đường dừng chân lại nghe, và tất cả dều nhìn với một mối thiện cảm, tòa nhà đang chứa biết bao tuổi thanh xuân và biết bao niềm hy vọng ấy. Bỗng nhiên, người ta nghe ồn ào những tiếng sách vở gấp lại, những tiếng chân bước thình thịch, tiếng ồn ào như ong vỡ tổ lan từ tầng dưới lên gác trên, như có một tin vui bất ngờ vừa truyền đến. Đó là bác gác cổng đang đi hết lớp này đến lớp khác, nhắc lại cái chữ “Finis” theo lễ thức. Nghe những tiếng ồn ấy, một đám đông đàn bà, đàn ông, thiếu nữ, thanh niên, chen chúc ở các cửa ra vào chờ dón con mình, em mình, cháu mình,trong khi các em bé chút xíu ra khỏi lớp đến tìm mũ của mình. Cuối cùng thì học trò xếp hàng dài đi ra, chân giậm thình thịch; và bố mẹđón con, hỏi dồn dập:” Con có thuộc bài không? - Hôm nay có nhiều bài tập không? - Ngày mai phải học bài gì, phải làm bài gì? - Bao giờ thi hàng tháng?...” Có những bà mẹđáng thương, tuy không biết đọc, cũng giở vở của con ra, xem các bài tính và hỏi sốđiểm: “Chỉ tám thôi à? - Mười và được khen à? - Đọc bài được chín à?...”Thế rồi họ lo ngại, họ vui mừng, họ hỏi các thầy giáo nói về chương trình, về thi cử...Đẹp đẽ thay, cao quý thay việc giáo dục? Và bao la biết bao điều hứa hẹn của ngành giáo dục đối với thế giới này.Bố của conCÔ GÁI CM ĐIẾCChúa nhật 28.Tháng năm không thể kết thúc cách nào đẹp hơn bằng việc khách đến thăm. sáng hôm nay. Có tiếng chuông gọi cửa. Rồi nghe bố kêu lên giọng ngạc nhiên: “'Thế nào, anh Gioocđanô đấy à!” Gioocđanô là người làm vườn của chúng tôi ở Kiêri mà gia đình hiện đang ở Côn đô vê. Chú sang Hilạp và làm việc ba năm nay trong ngành đường sắt. Chú mới từ Hilạp đi tàu thủy về, lên bến Giênôva hôm qua và sáng hôm nay thì đến đây. Gioocđanô ôm một bọc hành lý to. Trông chú già đi một ít, nhưng vẫn vui vẻ, mặt mày linh hoạt.Bố mời chú vào nhà, nhưng chú từ chối và hỏi luôn bố, vẻ ít nhiều lo ngại:“Thưa ông, gia đình tôi dạo này ra sao? Cháu nhỏ Luigia của tôi ra sao?” Tốt lắm, tôi vừa mới gặp..., mẹ trả lời. Chú Gioocđanô thở ra như nhẹ bớt nỗi lo và nói: “Ông bà thấy đấy, tôikhông có đủ can đảm đến chỗ những người câm điếc mà không hỏi trước tin tức con gái tôi. Ông bà cho phép tôi gửi nhờ cái bọc này đây để chạy đến gặp cháu Luigia. Đã ba năm rồi tôi không được thấy cháu, đứa con gái đáng thương của tôi. Đã ba năm rồi, tôi không được thấy một nggừời thân yêu nào của tôi.- Con hãy đi theo chú Gioocđanô đi, - bố nói với tôi.Xin lỗi, tôi còn muốn thưa với ông điều này nữa, - người làm vườn dừng lại ở đầu cầu thang và nói. Nhưng bố ngắt lời:- Thế công việc làm ăn ra sao? “Thưa, cũng khá, tôi cũng mang vềđược ít tiền. Nhưng xin ông eho biết là con cháu vừa câm vừa điếc của tôi có chút tiến bộgì không? Tôi để cháu ở lại khác nào một con vật nhỏ, chẳng chút hiểu biết gì cả. Tôi không tin tưởng chút nào vào những học viên cho người câm điếc ấy. Chẳng hay cháu có học được cách ra hiệu không? Nhà tôi có viết thư cho tôi rằng:“Luigia học nói và có tiến bộ”. Nhưng tôi thì tôi tự nhủ: “Nó có học nói bằng dấu hiệu thì dối với tôi có ích gì trong khi tôi chẳng hiểu gì về những dấu hiệu ấy.Chỉ những người câm điếc mới hiểu nhau thôi.” Thế ông thấy chảu Luigia nhà tôi ra thế nào? Bố mỉm cuời và đáp: Tôi không nói gì với anh cả. Tự anh sẽ thấy. Anh đi đi,đi đi, đừng để mất một phút nào nữa.Chúng tôi đi ra. Học viện cho người câm điếc ở cạnh nhà. Trong lúc đi, chú làm vườn nói với tôi, buồn hết sức: “A, tội nghiệp Luigia của tôi? Ra đời bị tật nguyền đầy đọa. Chao ôi, có bao giờ tôi được nghe nó gọi bố và nó được nghe tôi nói: “Con gái của bố”, vì không bao giờ nó nghe được cũng như nói được một lời nào? Cũng may mà có vị ân nhân tự ý giúp chúng tôi cho nó vào học vlện... Nhưng phải dợi nó lên támđã... và thế là đã ba năm rồi nó ở học viện, nó sắp lên mười một rồi đấy Cậu Enricô à, cậu bảo tôi nó có lớn không? Nó có vui không, hở cậu?”Chú sẽ thấy, chú sẽ thấy, - tôi trả lời và rảo bước.- Nhưng học viện ở đâu rồi? Nhà tôi đưa Luigia đi sau khi tôi đi rồi, tôi không biết nó ở đâu...Trong khi chú ấy nói thì chúng tôi đến học viện, và vào phòng khách. Một người gác đến trước mặt chúng tôi.- Tôi là bố của Luigia Vơcgi, - chú làm vườn nói, - tôi muốn gặp con gái tôi,nhanh lên, nhanh lên?- Giờ các cháu đang ra chơl, để tôi đi báo cô giáo, - người gác nói. Và bác ta đi ra. Chú làm vườn rất bồn chồn, không thể nói năng gì nữa, mà cũng không thể ngồi yên được nữa: chú nhìn các bức tranh trên tường, nhưng chẳng thấy gì cả. Cửa mở, một cô giáo mặc toàn màu đến bước vào, tay dắt một cô bé. Bố và con nhìn nhau một lát, rồi cùng kêu lên một tiếng và chạy lại ôm lấy nhau.Cô bé mặc một cái áo có những sọc nhỏ trắng vàđỏ, ngoài phủ cái tạp dề màu xám. Cô ta lớn hơn tôi, cô bá lấy cổ bố mà khóc.Chú làm vườn lùi ra một bước, giương kính lên ngắm con gái mình từ đầu đến chân, miệng thở hổn hển như vừa mới e hạy một thôi dài về, và kêu lên:Ồ? Lớn lên nhiều quá! Xinh ra nhiều quá! Ồ Luigia thân yêu, tội nghiệp của bố, cơn bề câm tội nghiệp của bố... bà là cô giáo của cháu đấy à? Nhờ bà bảo giúp cháu làm một vài dấu hiệu gì, tôi sẽ học dần dần cho hiểu... bà bảo cháu làm cho tôi hiểu một điều gì đó…Cô giáo m ỉm cười và nói nhỏ với cô bé đang nhìn mình: Ông này là ai thế? Thế là cô bé bằng một giọng rất lạ, khác nào giọng của một kẻ mới học nói tiếng nước ta lần đầu tiên, nhưng phát âm nghe rõ ràng, và vừa mỉm cười vừa trả lời: “Thưa cô, bố con đấy.” Chú làm vườn lùi lại, kinh ngạc, kêu lên như người điên:- Nó nói được! Có thể thế chăng! Có thể thế chăng? Nó nóiđược! Thế nào, con, con nói dược à, con nóiđược à? Bảo cho bốbiết đi!... Chú kéo cô bé vào lòng và hôn nhiều lần vào trán con. Thưa bà, thế ra người câm điếc không phải nói bằng điệu bộ nữa à? Bằng những ngón tay nữa à? Thế là nghĩa thế nào?- Không, ông Vocgi ạ, - cô giáo trả lời, không phải bằng điệu bộ, đó là phương pháp cũ. Ởđây, dạy theo phương pháp mới, phương pháp nói. Thế ông chưa biết à?Tôi thật chưa biết gì hết! - Chú làm vườn trả lời, dáng luống cuống. - Đã ba năm nay, tôi đi xa nước Ý.Người ta có viết thư cho tôi, nhưng tôi không hiểu. Trí tôi kém lầm, đúng thế. ÔiI Con gái của bố, thế ra bố nói con cũng hiểu được à? Con nghe được tiếng của bố à? Trả lời bố một tý, con nghe được à? Con có nghe được bố nói không?- Không đâu, ông ạ, - cô giáo nói, - cháu không nghe được tiếng nói, vì cháu điếc, nhưng cháu hiểu ông nói gì vì nhìn môi ông mấy máy. Cháu không nghe được ông nói gì, cũng như chlnh mình nói gì, cháu phát âmđược là do chúng tôi đã dạy, từng chữ, từng chữ một, cách dùng lồng ngực và cuống họng như thế nào để phát âm ra được một tiếng. Chú làm vườn vẫn há hốc mồm, không hiểu. Chú vẫn chưa tin được.- Luigia, con nói cho bố biết, - chú ghé mồm vào tai nói với con gái, - con có vui lòng thấy bố vềđây không?Chú nóng rụột chờ câu trả lời. Cô bé nhìn chú, dáng suy nghĩ, nhưng không đáp lại, bố cô thì rất băn khoăn. Cô giáo bật cười. Cô nói:Ông ạ, Luigia không trả lời ông dược, vì không nhìn thấy môi ông cử dộng, ông ghé vào tai cháu mà nói cơ mà? Ông nhắc lại câu hỏi và nhìn thẳng vào mặt cháu đi.Người bố bèn nhìn thẳng vào mặt con và nhắc lại:- Con có vui lòng thấy bố về dây không? Rằng bố không đi nữa? Cô bé đã chăm chú nhìn đôi môi của bố, trả lời rõ ràng:- Vâng! Con rất vui lòng thấy bố trở về, và từ nay bố không bỏ chúng con mà đi dâu nữa?Chú làm vườn lại ôm con hôn nữa, rồi để hiểu cho rõ cái việc đối với chú rấtkhó hi ểu, chú lại hỏi con dồn dập: Thế mẹ con tên gì?- Antônia.- Em gái con tên gì? Ađêlaiđa.- Học viện này tên gì?- Học viện của người câm điếc.- Hai lần mười là mấy?- Hai mươi. Tôi nghĩ rằng chú làm vườn rất vui sướng thì bỗng nhiên chú bật ra khóc; nhưng mà khóc vì vui mừng.- Ấy, - cô giáo nói vì có lẽ hiểu nhầm nguyên nhân làm chú khóc, - ông phải vui mừng chứ, sao lại khóc. Ông làm cháu nó khóc theo bây giờ... Chú làm vườn nắm lấy tay cô giáo, hơn và nói:- Xin Cám ơn, cám ơn, trăm lần Cám ơn, nghìn lần Cám ơn, thưa bà thân mến ạl Xin bà bỏ lỗi cho, vì tôi không biết nói thế nào nữa...- Nhưng không phải Luigia chỉ biết nói mà thôi, - cô giáo nói, - cháu biết viết và biết làm tính. Cháu biết tên tất cả những đồ đạc thường dùng. Cháu cũng biết một ít lịch sử và địa lý. Hiện cháu đang học lớp sư phạm; sau khi học xong hai lớp có thể làm một nghề nào đấy. Chúng tôi đã đưa những người câm điếc vào làm trong các cửa hàng để phục vụ khách mua, và họ cũng làmđược việc như những người khác.Chú làm vườn lại lấy làm ngạc nhiên một lần nữa. Những ý nghĩ lẫn lộn trong óc chú. Chú nhìn con và dưa tay lên gãi trán, chúmuốn được hiểu rõ thêm nữa. Cô giáo biết ý, quay sang người gác và nói:- Anh đem vào đây một em bé lớp “dự bị”. Lát sau, người gác vào, dắt một cô bé câm điếc khoảng tám, chín tuổi, vừa mới vào học viện ít hôm.“Cháu này, - cô giáo nói, - là Một trong nhứng cháu mà chúng tôi dang dạy những điều cơ bản đầu tiên. Ông xem người ta làm như thế nào. Tôi muốn bảo cháu nói “e”, ông chú ý đây. Cô giáo mở mồm, như khi người ta đọc nguyên âm e, và ra hiệu cho em bé cũng mở mồm ra như thế. Em bé làm theo. Cô giáo lại ra hiệu cho em phải phát ra thành tiếng. Em bé phát âm, nhung đáng lẽ là e em lại phát thành o.- Không, - cô giáo nói, - không phải thế.Và n ắm lấy hai bàn tay của cô học trò, cô ấn một tay vào cuống họng, một tay vào ngưc mình và nhắc lại e. Nhờ hai tay mà cảm thấy được cuống họng và ngực của cô giáo đã làm như thế nào, em bé lại mở mồm và lần này phát âm e rất đúng.Cũng bằng cách như thế, giữ luôn hai bàn tay bé nhỏ trên ngưc và họng mình, cô giáo làm cho em bé đọc các phụ âm c và đ. Giờ thì ông hiểu rồi chứ? - cô giáo hỏi. Chú làm vườn đã hiểu. Nhưng giờ chú lại lấy làm lạ hơn là lúc chưa hiểu.- Bà đã dạy nói bằng cách như vậy à? - chú vừa nhìn cô giáo vừa hỏi, saumột lát suy nghĩ. - Bà đã kiên trì để dạy nó như thế, dần dần cho từng học trò,ngày nào cũng vậy, năm này qua năm khác à? Bà thật đáng được tất cả mọi sự khen thưởng. Nhưng có sự khen thưởng nào xứng đáng đểđền bù bao nhiêu sự chăm sóc, bao nhiêu công lao ấy không? Tôi biết nói gì hơn... À! Giờ thì xin bà cho tôi được gặp riêng cháu một chốc, chỉ năm phút thôi. Và ngồi ra một góc, chú bắt đầu hỏi chuyện cô bé câmđiếc, và cô trả lời, làm cho chú làm vườn cười, đôi mắt sáng lên vì sung sướng. Chú lấy hai tay vui vẻđập vào hai đầu gối mình và nhìn con gái, sung sướng quá chừng vì được nghe những lời nói của con.- Tôi có thể gặp dể Cám ơn ông viện trưởng không ạ? - chú hỏi cô giáo.- Ông giám đốc không có đây, nhưng có một người khác mà ông có thể cảm ơn được. Ở dây có lệ là mỗi em bé được giao cho một bạn lớn hơn trông nom, thay người chị hay người mẹ. Con ông được giao cho một cô gái câmđiếc mười bảy tuổi, con một người thợ làm bánh mì. Cô này rất tốt với Luigia và thương cháu lắm. Từ hai năm nay, chính cô đã giúp cháu mặc quần áo, chải dầu, đã dạy cháu khâu vá, chữa lại quần áo cho cháu, luôn luôn ở cạnh cháu. Luigia, chị nuôi của cháu ở học viện tên gì?- Dạ, tên là Catêrina Gioocđanô, - cô bé vừa mỉm cười vừa trả lời và nóithêm: “rất là tốt”.Cô giáo ra hi ệu cho người gác, bác ta đi ra ngoài và dẫn ngay vào một cô gái câm điếc tóc vàng, vạm vỡ, vẻ mặt cởi mở, cũng mặc áo có sọc trắng và đỏ, ngoài quàng “tạp dề” xám. Cô gái dừng lại ở ngưỡng cửa, đỏ mặt, rồi mỉm cười và cúi đầu. Cô cao lớn như một người đàn bà, nhưng lại giống như một đứa trẻ con. Cô con chú làm vườn chạy lại, cầm tay cô ta dắt đến trước mặt bố và nói với cái giọng rất to của cô: “Catêrina Gioocđanô”. Chú làm vườn nắm lấy tay cô, nói: “À, Cô gái tốt bụng? Chúc cô và tất cả gia đình luôn luôn sung sướng. Đó là một người thợ ngay thật, một người bố gia đình tội nghiệp hết lòng chúc đấy, cháu ạ?”.Cô gái vuốt ve Luigia, nhưng mặt vẫn không ngẩng lên. Còn chú làm vườnthì c ứ nhìn cô vẻ kính nể. Ông có thểđón cháu về nhà hôm nay, - cô giáo nói. Vâng. Tôi đưa cháu về Côndônvê và mai sẽđưa cháu trở lại. Cô gái chạy đi thay quần áo. “Thử hỏi tôi có thíchđưa cháu đi không, - chú làm vườn nói tiếp. - Đã banăm nay có trông thấy nó đâu, và nó lại nói được! Trước hết tôi dẫn cháu đikhắp thành phố Tôrinô để cho bạn bê gặp và nghe cháu nói. Ồ, ngày hôm naythật là đẹp! Thế này mới là một sự ngạc nhiên sung sướng! Khoác tay bố, con!”Luigia Vừa trở lại, mặc cái măng tô ngắn, đội chiếc mũ nhỏ, dưa tay khoác tay bố. Đến ngưỡng cửa, chú làm vườn nói: “Xin Cám ơn tất cả mọi người. Xin cám ơn tất cả mọi người với tất cả lòng thành của tôi? Tôi sẽ trở lại dể cám ơn các vị nữa”. Chú tần ngần suy nghĩ một lúc, rồi bỗng bỏ con đấy quay trở lại, tay run run như lên cơn sất, lục lọi túi áo gi lê và kêu lên: “Này, tôi chỉ là một thằng cha cùng khổ, nhưng tôi xin để lại cho học viện một đồng tiền vàng, một đồng mới ngưyên!”Chú dặt đồng tiền vàng lên bàn và đấm thình một cái.Cô giáo xúc động nói: “Không, không, ông tốt quá, ông cầm lấy tiền, tôi không thể nhận được đâu. Ông cầm lấy. Việc này không phải việc của tôi. Ông sẽ trở lại khi ông viện trưởng về. Nhưng ông ấy sẽ chẳng nhận một cái gì đâu, chắc chắn như thế. Ông đã phải làm việc nhiều mới kiếm được chút ít... tội nghiệp, dù sao chúng tôi cũng biết ơn ông.- Không, không, tôi cứđể lại dây... rồi sau... sẽ hay, chú làm vườn bướng bỉnh nói.Nhưng cô giáo đút tiền vào túi gi lê cho chú Gioocđanô, không để cho chú kịp gạt tay cô ra.Chú đành phải chịu và cúi đầu xuống, chú gật mạnh đầu chào cô giáo và cô con gái, rồi khoác tay Luigia chạy vội ra ngoài.Chú bảo con: “Đi, đi, con gái của bố, con bé tội nghiệp, yêu quí của bố” và cô bé kêu lên với cái giọng rất to của mình: “Ồ! Mặt trời đẹp quá!”.