XƯỞNG THỢ

     hứ bảy 18.
Tối hôm qua Prêcôtxi đến nhắc tôi lời hứa đến thăm xưởng thợ của cậu ấy, và sáng nay lúc ra phố, bố cũng muốn đưa tôi đến đó một lúc.
Đến ngưỡng cửa, chúng tôi thấy Prêcôtxi ngồi trên một đống gạch, đang học bài, sách kê lên đầu gối.
Thấy chúng tôi đến, cậu đứng dậy và đưa chúng tôi vào một gian nhà rộng đầy bụi than, trên tường treo lủng liểng những búa, kìm, chất và đồ sắt đủ thứ. Ở một góc là cái lò đang đỏ, một cậu bé kéo bễ cho lò cháy liên tục. Bố Prêcôtxi ngồi cạnh một cái đe, và một người phụ việc cầm một thanh sắt nung trong lò than. “À, cậu bé tốt bụng đã cho con tôi bộđồ chơi đường sắt, - bố Prêcôtxi kêu lên khi thấy chúng tôi; - ông và cậu đến xem chúng tôi làm việc đấy ạ? Xin sẵn sàng phục vụ...” Bác vừa nói vừa mỉm cười, bộ mặt không hung tợn và đôi mắt không đục ngầu như trước nữa? Người phụ việc đưa thanh sắt dài đỏ rực một đầu ra, bác thợ rèn đặt nó lên đe. Bác ta rèn một thanh sắt cuốn, làm tay vịn lan can. Giơ một cái búa to tướng lên, bác bắt đầu đập đầu sắt nung đỏ, khi sang bên này, khi sang bên kia, ở quãng giữa lòng đe và mép đe, lại lật mặt này, mặt nọđủ cách. Nhìn thật là thích thú. Dưới những nhát búa nện nhanh và chính xác, thanh sắt cong lại, uốn lên như gợn sóng, rồi dần dần biến thành hình dạng duyên dáng của một ngọn lá, một hình xoáy trôn ốc, mềm mại tưởng như nắn bằng tay vậy. Trong lúc ấy Prêcôtxi nhìn chúng tôi, vẻ hãnh diện, như muốn nói: “Đấy, bố mình làm việc như Thế đấy”.
“Giờ cậu đã thấy người ta rèn như thế nào rồi chứ?”
Bác thợ rèn hỏi tôi khi đã làm xong, tay cầm thanh sắt đầu uốn cong như cây pháp tr ượng của một vị giám mục. Rồi, để nó sang một bên, bác đặt một thanh khác vào lò. Bố nói với bác: “Thế này thật là tốt; giờ thì bác làm việc chứ? Quyết tâm trở
lại rồi chứ?”
- Vâng, đã trở lại rồi, - bác trả lời, mặt hơi đỏ và đưa tay quệt mồ hôi trán. - Và ông có biết ai đã đem quyết tâm trở lại cho tôi không? Bố làm như không hiểu.
Chính th ằng bé can đảm này, - bác nói tiếp, tay chỉ Prêcôtxi, - chính thằng bé can đảm này, nó chăm lo học hành và đem lại vinh dự cho bố, còn bố nó thì lại quên mình trong cảnh lười biếng và đối xử với nó như với con chó... Khi tôi trông thấy cái huy chương này... Ôi, thằng con đáng thương của tôi, người chưa cao hơn một đôi ủng, đến gần đây cho bố nhìn thẳng vào mặt con một tí nào...
Prêcôtxi liền chạy đến, bác thợ rèn hai tay nhấc cậu lên, đặt đứng trên cái đe, hai tay gi ữ hai bên sườn cậu. “Này, hãy chùi sạch ngay cái trán đần độn của bốđi.” bác bảo con như vậy. Prêcôtxi hôn khắp mặt bố, cho đến khi chính mặt cậu cũng đen thủi đen thui. “Tốt lắm!” bác nói rồi nhấc con đặt xuống đất. “Hết sức tốt, cậu Prêcôtxi ạ” - bố tôi kêu lên. Rồi chào bác thợ rèn và
Prêcôtxi, bố dẫn tôi về.
Chúng tôi đi ra thì cậu Prêcôtxi nói với tôi: “Xin lỗi và đút vào túi tôi một gói đinh. Tôi Cám ơn và mời cậu đến nhà tôi nhìn qua cửa sổ xem những người đeo mặt nạđi diễu trong hội Nghi trang. Dọc đường bố bảo tôi: “Con đã cho bạn ấy bộđồ chơi đường sắt của con, nhưng giá nó bằng vàng có dính đầy hạt ngọc chăng nữa, thì cũng vẫn là một món quà hèn mọn đối với đứa con tuyệt vời đã hồi sinh lại được trái tim của bố mình”.
CẬU BÉ LÀM XIẾC
Thứ hai 20.
Cả thành phố tưng bừng rộn rịp, hội Nghi trang sắp kết thúc(2). Ở khắp các quảng trường đã được dựng lên những lều của người làm xiếc ở và những rạp xiếc. Ngay trước các cửa sổ nhà ta cũng có một rạp, mái bằng vải, do một gánh xiếc nhỏ người Vênêzia diễn. Họ có năm con ngựa. Rạp ở giữa quảng trường, và trong một góc là ba chiếc xe lớn để những người làm xiếc ngủ và hóa trang, ba chiếc nhà nhỏ có bánh, có cửa sổ, mỗi chiếc có ống khói bé ư tỏa khói suốt ngày. Từ cửa sổ này sang cửa sổ kia người ta căng dây phơi tã lót trẻ con. Có một người đàn bà vừa nuôi con bú vừa nấu ăn cho cả gánh xiếc, lại vừa múa trên dây. Họ thật tội nghiệp. Thiên hạ gọi họ là saltare in bancon như một lời chửi rủa, nhưng họ kiếm ăn một cách lương thiện,để mua vui cho người khác, mà họ thì phải khó nhọc đến thế nào, có Chúa mới biết rõ được! Suốt ngày, họ chạy từ rạp xiếc đến các xe, trời rét thế mà mình chỉ phong phanh có chiếc áo sợi đan màu hồng. Họăn vội ăn vàng, đứng màăn một miếng bốc bằng tay giữa hai buổi diễn. Không bao giờ những người bất hạnh ấy dược ai dọn bàn ăn cho mà ngồi vào đàng hoàng. Và đôi khi rạp đã đông nghịt khách xem rồi, trời lại nổi gió, xé rách trần màn, tắt hết đèn đóm, thế là đi đời buổi diễn.
Trong gánh xiếc có hai đứa bé làm việc.
Bố nhận ra đứa bé nhất, trong khi cậu tađi ngang qua quảng trường; đó là con trai ông chủ gánh xiếc, mà năm ngoái chúng tôi thấy làm trò trên lưng ngựa, trong một rạp xiếc ở quảng trường Vittôriô Emmanuêlê(2). Từ dạo ấy cậu ta lớn lên nhiều, chắc nay cũng đã tám tuổi; thật là một đứa bé đẹp, mặt tròn trặn, da nâu nâu, tóc đen xoăn tít tỏa ra quanh chiếc mũ nhọn như những đợt sóng. Cậu ăn mặc theo vai hề, bó người trong chiếc áo chật như cái ống, có hai tay màu lam thêu chỉđen, và đi giày vải. Cậu bé làm xiếc ấy khác nào một con quỉ con. Cậu làm vui lòng tất cả mọi người. Sáng ra từ tinh mơđã thấy cậu quấn mình trong một chiếc khăn quàng, mang sữa về chỗ chiếc nhà có bánh xe của mình, xong đến tàu ngựa săn sóc mấy con ngựa. Cậu bếđứa bé con đi dạo chơi, chuyển những cái vòng, cái ghế, cái ngáng, sợi dây, sợi thừng, chùi rửa xe cộ, nhen lửa, đun bếp; và những lúc rảnh rỗi rất hiếm thì ngồi bên mẹ không rời nửa bước. Bố lúc nào cũng nhìn cậu ta qua cửa sổ, chỉ nói đến cậu và những người thân thích của cậu; họ là những người trung hậu và thương yêu con cái. Một buổi tối chúng tôi đi xem xiếc, trời rét và gần như chẳng cớ ai đến xem, thế mà cậu bé tội nghiệp phải dốc hết sức ra làm trò để cho một nhúm người xem kia phải hồi hộp. Cậu nhào lộn trên không, buộc mình vào đuôi ngựa phi, đi hai tay, chân chồng lên trời, hát, cười, và khuôn mặt xinh xắn làm cho ai ai cũng mến.
Bố cậu mặc áo đỏ, quần trắng, đi bết kỵ mã cao, tay cầm roi ngựa, nhìn cậu vẻ buồn buồn.
Bố tôi động lòng thương hại những con người tội nghiệp ấy. Hôm sau, họa sĩ Đêlit đến thăm, bốđem chuyện ấy ra nói với ông ta.
“Những kẻ đáng thương ấy làm việc đến chết được, - bố nói, - thế mà có kiếm được bao lăm đâu. Nhất là đứa bé kháu quá sức. Ta có thể giúp gì cho họ được không nhỉ?”
Họa sĩ có một ý hay, ông nói:
Anh là nhà báo, anh vi ết ngay một bài cho hay đăng lên tờ Gazêta. Anh nói đến đức tốt và tài ba của cậu bé, còn tôi thì vẽ chân dung của cậu. Mọi người sẽ đọc báo Gazêta, và ít nhất là ta cũng lôi cuốn khách đến xem được một lần”. Nói là làm ngay. Bố viết một bài báo rất dí dỏm, kể lại những điều chúng tôi trông thấy qua cửa sổ nhà mình, làm cho người đọc cứ muốn nhìn, muốn vuốt ve nhà nghệ sĩ tí hon. Họa sĩ thì phác họa một bức chân dung nhỏ, giống như hệt và duyên dáng làm sao, chiều thứ bảy thì in lên báo. Thế là đến buổi diễn hôm chúa nhật, người xemđổ xô nhau đến rạp xiếc. Người ta đã báo tin là buổi diễn thu tiền ủng hộ cậu bé làm xiếc. Bố đưa tôi đến xem, ngồi ghế hạng nhất. Ngay cổng vào những người làm xiếc đã dán tờ báo Gazêta. Rạp chật mịch, nhiều người xem tay còn cầm tờ báo và chỉ cho nhau cậu bé làm xiếc; còn cậu thì lăng xăng chạy đến người này, người nọ, hớn hở quá chừng. Cả ông chủ nữa, tất nhiên xem ra cũng hài lòng! Chưa bao giờ có một tờ báo nào đã đem cho ông ta niềm vinh dựđến như thế, và chiếc quỹ hôm nay thật đầy những đồng xu và hào bạc. Bố ngồi cạnh tôi. Trong đám khán giả, chúng tôi gặp bao nhiêu người quen. Đứng ở chỗ ra vào là thầy giáo dạy thể dục, và trước mặt chúng tôi, ở ghế hạng nhì là cậu bé thợ nề ngồi cạnh ông bố khổng lồ. Vừa thấy tôi, cậu ấy làm luôn cái trò sứt môi với tôi. Xa xa một tí, tôi thấy Garôpphi đang mải đếm số khách xem và tính trên ngón tay số tiền mà gánh xiếc phải thu được đêm nay. Gần chỗ chúng tôi, ở dãy ghế hạng nhất, còn có cậu Rôbetti đáng thương (cái cậu đã cứu sống em bé bị chẹt xe ngựa) đôi nạng để giữa hai chân. Bố cậu, ông đại úy pháo binh, ngồi cạnh cậu, bàn tay đặt lên vai con.
Buổi diễn bắt đầu. Cậu bé làm xiếc diễn, tài nghệ tuyệt vời trên lưng ngựa, trên đu bay, trên dây. Mỗi tiết mục đều được vỗ tay nhiệt liệt kéo dài ra mãi.
Lại còn các trò khác của những người đi trên đây, những người tung hứng, áo quần lấp lánh những mảnh giấy bạc. Tuy nhiên cứ hễ thiếu mặt cậu bé là có thể nói rằng khán giảđã buồn rồi.
Có Một lúc tôi thấy thầy giáo thể dục đứng ở chỗ ra vào, nói nhỏ vào tai ông chủ xiếc. Ông này liền đảo mắt, nhìn khán giả như tìm một người nào. Mắt ông bỗng dừng lại phía chúng tôi. Bốtrông thấy, hiểu rằng thầy giáo vừa cho ông ta biết tác giả của bài báo là ai; và để tránh không cho ông ta cám ơn, bốđi ra và dặn tôi: “Con ngồi lại xem cho hết, Enricô ạ, bố đợi con ngoài cổng”. Cậu bé làm xiếc trao đổi mấy câu với bố, rồi lại diễn một mục nữa. Đứng trên lưng ngựa đang phi, cậu thay quần áo bốn bận, lần lượt hiện ra như khách hành hương, như người thủy thủ, như kẻ quân nhân, rồi như tay mãi võ. Mỗi lần lướt qua cạnh tôi, cậu đưa mắt nhìn tôi. Tiết mục chấm dứt, cậu xuống ngựa, đi vòng quanh sân, tay cầm mũ. Tất cả mọi người đều đua nhau ném cho cậu nào xu, nào kẹo. Tôi cầm hai xu để dưa cho cậu; nhưng khi đến gần tôi thì đáng lẽđưa mũ ra, cậu lại rụt mũ về và bước qua rất nhanh. Tôi lấy làm tủi nhục về hành động ấy. Tại sao cậu lại tỏ ra thiếu lễ độ với tôi như vậy? Hết buổi diễn, ông chủ cám ơn khán giả, và mọi người đứng dậy ra về. Tôi đi lẫn vào dámđông, và gần ra đến cổng thì thấy ai nắm lấy tay mình. Tôi quay lại và thấy cậu bé làm xiếc, khuôn mặt hiền lành rất tươi cười hai tay nắm đầy kẹo! Bây giờ tôi mới hiểu.
“Anh vui lòng nhận cho thằng bé làm xiếc mấy chiếc kẹo này chứ?” - cậu ta nói. Tôi bằng lòng và cầm lấy ba bốn chiếc.
- Vậy nhận thêm cho em chiếc hôn này nữa, - cậu lại nói.
- Hôn tôi hai cái đi - tôi đáp lại và chìa má ra. Cậu đưa tay áo quệt trái lớp phấn trên mặt, vòng tay ôm lấy cổ tôi và hôn tôi
hai cáiđánh chụt trên hai má, rồi nói: “Này, một cái gửi về cho bố anh?”
NHỮNG TRẺ EM MÙ
Thứ năm 23.
Thầy giáo của chúng tôiđang ốm nặng, nhà trường đã cử thầy giáo lớp bốn đến thay. Trước đây thầy đã từng dạy ở Học viện những thiếu niên mù. Là thầy giáo già nhất trong trường, tóc thầy bạc trắng đến nỗi người ta ngỡ thầy đội tóc giả bằng bông. Thầy có một cách nói rất đặc biệt, nhưng thầy nói rất hay và thầy biết rất rộng. Vừa bước vào lớp, thấy một học sinh có một mắt quấn băng, thầy liền đến gần và hỏi cậu làm sao vậy.
Con phải cẩn thận giữ gìn đôi mắt”, thầy nói: Đêrôtxi liền hỏi:
- Thưa thầy, có phải trước đây thầy đã dạy những trẻ mù không ạ?
- Đúng đấy, thầy đã dạy đấy nhiều năm - thầy đáp. Đêrôtxi hạ thấp giọng, lại nói: Thế thầy sẽ kể cho chúng con nghe ít nhiều chuyện ở bên ấy, được không ạ? Thầy giáo bước lên bục, ngồi vào ghế của mình. Côretti nói to: “Học viện người mùở phố Nixơ” “Con vừa nói người mù, thầy giáo nhắc lại, - ngheđơn giản như nói người
ố m hay người nghèo vậy: Các con có thật hiểu thế nào là nghĩa chữ “mù” chưa? Hãy nghĩ xem nào. Này nhé: Không bao giờ nhìn thấy cái gì cả. Không phân biệt được thế nào là đêm, thế nào là ngày; không trông thấy bầu trời, cũng như bố mẹ họ hàng. Không trông thấy bất cứ cái gì ở quanh ta, bất cứ cái gì mà ta sờ mó. Chìm đắm trong một bóng tối vĩnh viễn, và như là bị chôn vùi trong lòng đất vậy! Các con thử nhắm mắt lại, và thử nghĩ đến nỗi khốn khổ sẽ đến với mình giá mình cứ phải ở mãi trong tình trạng ấy. Chắc chắn là các con sẽ bị nén dưới một sựđè ép đau đớn, một niềm khủng khiếp như không thể nào chịu đựng nổi. Và lập tức các con sẽ gào thét lên một cách tuyệt vọng. “Ấy thế mà khi đến thăm học viện người mù lần đầu tiên, vào giữa giờ ra hơi, nghe các bạn ấy kéo đàn vĩ cầm, thổi sáo khắp nơi, nói to cười lớn, chạy lên chạy xuống các thang gác, đi qua các hành lang và các phòng ngủ một cách tự nhiên, thật người ta không bao giờ có thể ngờ rằng những người khốn khổ kia không hề nhìn thấy ánh sáng. Phải quan sát kỹ thì mới hiểu được họ. Có những thanh niên từ mười sáu đến mười tám tuổi, vạm vỡ và nhanh nhẹn, chịu đựng cảnh mù lòa với một vẻ dửng dưng nào đấy, nhưng khi thấy vẻ buồn trên mặt họ thì người ta cũng hiểu là họđã từng đau khổ ghê gớm trước khi đành nhẫn nhục chịu đựng nỗi bất hạnh vậy. Có những người trên sắc mặt tái nhợt và hiền hậu thấy rõ sự chịu đựng ghê gớm xen với nỗi buồn rầu ghê gớm, và người ta có thểđoán biết rằng đôi khi không có ai họđã phải khóc rất nhiều. Ôi, các con thử nghĩ xem trong những kẻ bất hạnh ấy có những người mù chỉ sau vài ngày ốm thôi, cũng có những người sau nhiều năm bị cơn bệnh hành hạ và sau những phen mổ xẻđau đớn vô cùng. Cuốl cùng, có những người sinh ra đã như vậy, chào đời trong một đêm tối không bao giờ có rạng đông; họ vào đời như vào một nhà mồ mênh mông trong đó họ không thể phân biệt được một hình dạng nào, một màu sắc nào. Các con hãy tưởng tượng họ phải đau khổ như thế nào khi so sánh cuộc đời của họ với cuộc đời của những người sáng mắt.
“Tại sao lại có sự khác nhau nhường ấy? Chắc họ phải tự hỏi, vả lại, đối với lương tâm, chúng ta nào có tội lỗi gì?
“Thầy đã sống nhiều năm giữa những người mù, - thầy giáo nói tiếp, - thầy không thể nghĩ đến cái lớp mà mọi đôi mắt đều đã nhắm lại mãi mãi, đồng tử đều không biết nhìn và không còn sinh khí nữa, và sau đấy lại thấy các con đây đôi mắt đều sáng ngời mà lại không nói với thầy rằng các con không thể nào không sung sướng được. Hãy nghĩ rằng chỉở nước Ý ta thôi, đã có hai vạn sáu nghìn người mù rồi. Hai vạn sáu nghìn các con nghe rõ chưa”.
Thầy giáo dừng lại. Lớp học im lặng lạ thường. Đêrôtxi hỏi có thật là những người mù có xúc giác tế nhị hơn chúng ta không?
“Thật thế, - thầy giáo lại nói. - Tất cả các giác quan khác của họđều thành tế nhị cả, bởi vì đã được sử dụng để bổ sung cho thị giác và được tập luyện nhiều hơn là ở những người sáng. Buổi sáng trong phòng ngủ, một học sinh mù hỏi một người bạn: “Hôm nay trời nắng không nhỉ? “Người bạn nhanh nhẹn nhất, mặc quần áo, xuống sân, đưa hai tay lên cao và khua để xem không khi có ấm lên do mặt trời sưởi không; rồi chạy lên báo tin vui: “Hôm nay trời nắng?” “Nghe giọng một người nói, họ có thể suy ra được người đó cao hay thấp. Chúng ta đoán biết tính tình của một người qua cái nhìn của người ấy, nhưng họ thì lại đoán qua giọng nói. Họ nhớ giọng nói của người ta rất lâu. Trong một căn phòng có nhiều người mà chỉ một người nói, còn những người khác làm thinh, họ cũng nhận ra được. Nhờ xúc giác, người mù có thể biết được một cái cùi dìa thật sạch hay không lấy gì làm sạch lắm.
“Những cô bé có thể phân biệt được len nhuộm màu với len không nhuộm. Khi đi từng đôi một ngoài đường phố, những trẻ em mù có thể nhận ra gần hết các cửa hiệu bằng cách ngửi mùi. Chơi con quay, chỉ cần nghe tiếng vù vù là họ đi thẳng đến, cầm lấy không nhầm. Họ nhảy dây cũng khéo chẳng thua gì những trẻ nhìn rõ. Hơn nữa, họ hái hoa đồng thảo như thể họ trông thấy thật; họ lấy cuội để trang trí những chiếc hòm nhỏ, họ dệt chiếu và đan rổ, tốt những sợi rơm khác màu nhau, nhanh chóng lạ thường vì xúc giác họ quả thật là tế nhị. Xúc giác là thị giác thứ hai của họ và một trong những thú vui lớn nhất của họ là được sờ mó, nắn bóp đểđoán hình dáng của đồ vật. Thật là cảnh tượng cảm động khi nhìn những người mùđược đến xem bảo tàng công nghiệp, mà người ta cho phép họđược sờ mó tất cả những gì họ thích. Với một nỗi vui mừng không thể tả hết, họ lao tới các mô hình nhà cửa, các dụng cụ sản xuất để xem các thứấy dược làm ra như thế nào. Đúng là xem, vì cũng như ta, họ có thói quen nói xem như vậy”.
Garôpphi ngắt lời thầy giáo để hỏi thầy có phải là những người mù học tính giỏi hơn những người khác không?
Rất đúng đấy, - thầy trả lời. - Họ học tính và học đọc. Họ dùng những cuốn sách riêng, khắc chữ nổi. Cứđưa các ngón tay sờ lên, họ nhận ra ngay các chứ và đọc thạo. Và thương quá, các em bé tội nghiệp ấy, mỗi khi đọc nhầm, lại thẹn đỏ cả mặt lên. Họ cũng viết, nhưng không dùng mực. Họ viết trên một loại giấy dày và cứng với một cái dùi nhọn bằng kim khí, bằng cách chấm những lỗ nhỏ và xếp theo một hệ chữ cái đặc biệt. Những lỗ nhỏấy hằn rõ trên mặt nổi của giấy, để cho người học sinh lật trang giấy và dùng tay sờ những điểm nổi lên, có thểđọc lại những gì mình đã viết. Người mù cũng nhận ra được nét chữ của người khác; họ làm những bài văn và viết thư cho nhau. Họ viết chữ số và làm các phép tính cũng bằng cách ấy; nhưng ngoài ra, họ lại làm tính nhẩm dễ dàng một cách không thể tưởng tượng được, vì họ không đãng trí như ta do mải nhìn các vật chung quanh mình, và giá các con biết họ thích nghe đọc sách như thế nào, họ chăm chú làm sao, họ nhớ tất cả và họ tranh luận với nhau, kể cả những cậu rất bé, về mọi vấn đề. Ngồi với nhau bốn hay năm người trên một chiếc băng không phải ngoảnh mặt lại với nhau, họ chuyện trò, có khi người thứ nhất nói với người thứ ba, người thứ hai nói với người thứ tư, mà nói to và tất cả cùng nói một lúc, thế mà họ nghe không sót một lời, vì tai họ thính quá chừng.
“Họ coi trọng các kỳ thi hơn các con ở đây, đúng thế, và thương yêu các thầy giáo hơn nhiều. Họ nhận ra thầy giáo bằng cách nghe bước đi, hoặc đánh hơi.
Họ đoán biết thầy đang bực hoặc đang vui, đang khỏe hay đang mệt, chỉ bằng cách nghe tiếng thầy nói một lời thôi. Họ muốn được thầy giáo sờ vào họ khi thầy khuyến khích hoặc khen ngợi họ; và họ siết chặt lấy bàn tay và cánh tay thầy để bày tỏ lòng biết ơn.
“Các học sinh mù rất thương yêu nhau và thường thường đối xử với nhau rất tốt. Trong giờ ra chơi, gần như lúc nào, những người thường chơi với nhau lại họp nhau thành nhóm. Chẳng hạn các nữ sinh thì họp nhau lại theo nhạc cụ mà họ đang học; những người học vĩ cầm, những người học dương cầm, học sáo, không bao giờ rời nhau ra. Những người mù rất chung thủy trong tình bạn: họ tìmở đấy tất cả niềm an ủi. Họđánh giá lẫn nhau với trí phán đoán rất cao; về cái tốt và cái xấu họ có ý niệm rất rõ ràng và sâu sắc. Họ phấn khởi hơn ai hết khi nghe kể lại một hành động hào hiệp hoặc một sự tích cao cả”.
Vôtini hỏi họ có giỏi âm nhạc không?
“Họ rất say mê âm nhạc, - thầy giáo đáp. - m nhạc là đời sống và niềm vui của họ. Những cậu mù bé tí, vừa vào học viện đã mải mê nghe người ta chơi một nhạc cụ nào đấy không biết chán. Họ học nhạc rất dễ và chơi nhạc với tất cả tâm hồn. Nếu có thầy giáo bảo một người mù là không có khiếu về nhạc, thì người đó khổ vô cùng, và lập tức học hết sức như một người tuyệt vọng. À, giá các con được nghe người mù chơi nhạc, giá các con trông thấy họ ngẩng cao vầng trán, nụ cười trên môi, vẻ mặt rạng rỡ, bồi hồi, xúc động, say sưa, lắng nghe một người chơi đàn đang làm rực lên một tia sáng trong bóng tối vô tận mà họ phải chìm đắm, thì các con mới hiểu rằng âm nhạc quả là một niềm anủi thiêng liêng?
“Khi một thầy giáo nói với một người trong bọn họ:
“Con s ẽ thành một nghệ sĩ” thì không thể nào tảđược nỗi sung sướng của người ấy. Đối với họ, người đứng đầu về môn nhạc, người được toàn thể khâm phục về dương cầm hoặc vĩ cầm chẳng khác nào một ông vua, họ yêu mến và kính trọng. Nếu một cuộc cãi lộn xảy ra giữa hai người bạn thì họ nhờ người ấy hòa giải. Những cậu bé nhất được người ấy dạy nhạc thì xem người ấy như cha. Trước khi đi ngủ, họđến tất cả chúc người ấy ngon giấc. Người mù luôn luôn nói chuyện về nhạc; dù là khi đã nằm trên giường, mệt mỏi vì học hành và lao động, trong cơn nửa tỉnh nửa thức, họ vẫn nói chuyện thì thầm về nhạc kịch, về các bậc thầy, về nhạc cụ, về dàn nhạc. Bỏ của họ một bài tập đọc hoặc một bài nhạc là họ coi như một hình phạt rất nặng, họđau đớn vô cùng đến nỗi gần như chẳng bao giờ có đủ can đảm để phạt họ kiểu ấy. Vả lại âm nhạc đối với trái tim của họ như ánh sáng đối với đôi mắt của chúng ta vậy”.
Đêrôtxi hỏi là học sinh có thểđược đi thăm những người mù không?
“Có th ể, - thầy giáo trả lời, - nhưng đối với các con, vì còn nhỏ, thầy khuyên chưa nên đến đấy. Sau này hãy đi, lúc đủ tuổi để hiểu hết được nỗi bất hạnh của họ và cảm thấy hết nổi thương xót đối với họ.
“ Đó là một cảnh tượng thương tâm, các con ạ. Đôi khi các con thấy những em bé ngồi sau cửa sổ hé mở, thở không khí trong sạch, vẻ mặt bất động, tưởng như đang ngắm cánh đồng rộng rãi, xanh rờn hay những dãy núi đẹp xanh lam mà các con, chỉ các con trông thấy thôi!... Nhưng khi ta nghĩ rằng các em đó chẳng thấy cái gì hết, rằng sẽ chẳng bao giờ thấy được chút gì những cảnh đẹp huy hoàng đó, thì tim chúng ta thắt lại, đúng như lúc ấy chính chúng tađang bị mù vậy. “Những người vốn đã mù từ lúc mới sinh ra, chưa hề bao giờ trông thấy thế giới chung quanh, thì ít đáng phàn nàn hơn một chút, vì họ không biết những gì mà họ không được hưởng. Nhưng có những em bé chỉ mới mùđộ vài tháng thôi, họ biết và họ nhớ tất cả những gì họ mất. Các emấy lại còn thêm một nỗi đau khổ nữa là thấy cứ tối lại đần dần trong ký ức mình những hình ảnh thân yêu nhất. Có hôm, một trong số những kẻ khốn khổđó đã nói với thầy, vẻ buồn không tài nào tảđược, rằng: “Con mong ước được nhìn thấy lại chỉ một lần thôi, chỉ một phút thôi, đểđược thấy lại khuôn mặt của mẹ mà con không còn nhớ ra nữa” “Khi mẹ các em đến thăm, các em lấy tay sờ khắp mặt mẹ, ngón tay không bỏ sót một đường nét nào, để xem mẹ mình hiện ra sao; và các em chỉ hơi làm cho mình tin rằng mình không còn trông thấy lại mẹ nữa, các em gọi tên mẹ nhiều lần như tha thiết xin mẹ cho các em được nhìn thấy mặt mẹ một lần nữa! “Biết bao nhiêu người đến thăm họ, khi ra về, vừa đi vừa khóc. Khi từ giã họ, người ta tưởng như mình là một ngoại lệ, và mình được cái đặc quyền nhìn thấy thế gian, nhà cửa, bầu trời. Hãy thương xót, các con ạ, hãy thương xót mãnh liệt những người màđối với họ mặt trời không có chút ánh sáng và người mẹ không có cả cái nhìn”.