ột hôm, ông Alfred đưa con trai đến chơi, ở lại nhà em trai vài hôm. Như ta đã có dịp biết qua về tính khí anh em nhà này: Clare thì vóc dáng mảnh khảnh, tâm tính hiền lành, tốt bụng. Người anh khác hẳn: nóng nảy, khắc nghiệt. Tóm lại, họ rất khác nhau về tính nết, dù vậy, họ rất thương nhau. Con trai ông Alfred cũng giống cha: tóc đen, dáng dấp cao lớn, có vẻ kiêu ngạo, bảnh trai và độc đoán. Cậu bé 13 tuổi đó tuy còn nhỏ đã có cái vẻ hung hãn của một chủ nhân ông da trắng rồi.Vừa gặp cô em gái, con chú ruột mình, Henrique tỏ ra vui vẻ lắm. Eva cũng mừng không kém, hai anh em định cỡi ngựa đi dạo chơi một vòng.Eva có con ngựa bạch còn nhỏ, rất đẹp, lông nó trắng như tuyết và mịn như nhung, nó như cái nôi êm ái dành cho cô bé xinh đẹp, và chính nó, nó cũng xứng đáng với cô chủ nhỏ.Bác Tom lo dắt con ngựa bạch của Eva ra cùng lúc với một thằng bé lai da đen tên Dodo khoảng mười bốn tuổi cũng đang dắt con ngựa ô giống Ả Rập đen tuyền đến cho cậu chủ.Henrique rất hãnh diện về con ngựa này. Thay vì đón lấy dây cương, cậu ta xem xét con vật thật kỹ, cau mặt lại, quát to:- Dodol Thằng mọi nhác nhờn kia! Mày chưa chải lông ngựa sáng nay, phải không?- Thưa cậu, tôi có chải, tại vì...Thằng bé chưa nói dứt câu, Henrique đã giơ cao ngọn roi lên, giận dữ:- Câm lại! Ai cho phép mày trả lời tao?Dodo, tên nài ngựa lai da đen này khá xinh xắn và không đen mấy, vì vậy khi bị mắng oan, nó đỏ bừng mặt lên:- Thưa cậu...Henrique không cần nghe nó phân bua chi cả, cậu quất tưới lên đầu, lên mặt đứa nô lệ với dáng bộ cực kỳ hung tợn, rồi còn bắt nó quỳ xuống và đánh cho kỳ đến mỏi tay.- Đồ khốn! Để mày nhớ đừng có hỗn láo với chủ mày. Phải nhớ săn sóc ngựa tao cho kỹ càng. Nếu còn dắt nó đến như kiểu này nữa thì sẽ còn khổ với tao.Tom can thiệp:- Thưa cậu, cậu quá nóng nên không rõ: Dodo đã chải ngựa kỹ lắm trước khi dắt đến đây cho cậu, nhưng con ngựa vừa nghịch, nằm lăn xuống đất nên lấm láp trở lại. Cậu đã đánh oan nó...- Câm đi! Tao không hỏi, ai cần giải thích?Henrique vẫn cái giọng chủ nhân ông nói với bác Tom và quay đi. Eva trong bộ quần áo kỵ mã xinh xắn đang nhìn sững cảnh tượng thô bạo mà anh cô đang thủ diễn, cảnh tượng không bao giờ xảy ra trong gia đình cô giữa chủ với tớ. Mặt cô tối sầm lại, làm Henrique biết là em mình phật ý, vội vàng chống chế:- Em đừng giận anh, anh thật ân hận vì điều lố bịch này, lại bắt em chờ lâu, phải không? Chịu khó đợi một chút đi, em Eva!Eva buồn rầu nói:- Anh ác lắm, anh có thể đánh đập người ta như vậy sao? Em không ngờ đấy, tội nghiệp Dodo quá!- Cái gì? Ác? Tội nghiệp à? Eva thân mến của anh ơi! Em hơi đâu mà để ý đến tụi mọi đen.Giọng Henrique hơi xẵng trở lại. Eva nói:- Em nói thật, em không thể là Eva thân mến của anh đâu, nếu anh còn cư xử với người dưới kiểu đó.- Trời ơi! Em chưa biết rõ thằng quỷ này. Nó nói dối như ranh, gian hết chỗ chê. Phải đánh nó, chính ba anh cũng bảo vậy đó, em ơi!- Bác Tom là một người có tư cách và đáng tin, bác không bao giờ nói sai, bác đã nói với anh là bác thấy Dodo có chải kỹ ngựa, mà anh cứ gạt đi, mắng luôn người ta.- Vậy ư? Nếu có một tên nô lệ nói thật thì quả là chuyện hi hữu, chứ thằng Dodo thì ôi thôi, nó nói dối đều đều.- Em nghĩ rằng có thể nó nói dối, vì quá sợ anh.- Này, em chú ý đến nó hơi nhiều đó, Eva ơi!- Em không chú ý đến nó nhiều đâu, chỉ tại anh đánh nó tàn nhẫn mà nó không có lỗi gì nên em thấy phải lên tiếng, vậy thôi.- Thì có sao đâu, có thể lần này nó oan, nhưng còn bao nhiêu lần khác nó đã đáng đòn mà anh không đánh, hay không biết để trị tôi nó. Nhưng mà thôi, nếu em không thích thấy nó bị đòn, thì anh sẽ không đánh nó trước mặt em.Eva không hài lòng với lối dàn xếp của anh cô, nhưng cô thấy vô ích nếu còn cãi cọ thêm. Henrique giống cha cậu cũng như Eva giống cha mình.Dodo đã chải lại ngựa và vừa dắt tới. Henrique tỏ vẻ hài lòng:- À, lần này thì khá lắm đây. Thôi, giờ thì lại giữ ngựa cho em tao trong lúc tao đỡ em tao lên ngựa.- Làm sao người ta bưng bít chân lý mãi được? Rồi cũng như ở Pháp cho mà xem! Như ở St. Dominique chẳng hạn...- Xứ ngoài khác, xứ ta khác. Ta phải chặt chẽ chứ, ta chống lại thứ lý thuyểt tai hại ấy...Alfred nói và dí mạnh gót giày xuống như định chà nát hệ thống tư tưởng trái với ý muốn ông.- Để xem! Tôi, thì tôi cho là chúng ta đang làm sứt mẻ mối liên lạc giữa nhân loại với nhau. Ta cư xử với đồng loại như với súc vật, lối giáo dục của ta - mà điển hình là con trai anh đó - tàn ác, phi nhân, sẽ phải thay đổi, không phải một hai người mà cả một cơ cấu quốc gia.- Chú hùng biện dữ há? Nhưng đừng lo xa. Rồi sẽ có cách, yên tâm! Hạng như tôi không chịu nhượng bộ đâu. Tụi hạ lưu thì ngàn đời vẫn là tụi hạ lưu...- Nhưng có một ngày kia, bọn hạ lưu lại nổi lên... rồi thì, anh đã chà đạp họ ra sao, họ sẽ chà đạp anh như thế, không sai.- Tôi đã nói ta thừa nghị lực mà!- Phải! Với những công dân như con trai anh chứ gì? Trông nó xử sự tôi không khỏi đặt câu hỏi: nó có đủ tư cách không? Một người không đủ bình tĩnh, tự chủ như nó... Người xưa có nói “Kẻ nào không tự trị được mình thì khó lòng mà cai trị được kẻ khác”. Anh công nhận lời ấy đúng chứ?Lần đầu tiên trong cuộc đối thoại, Alfred có vẻ suy tư:- Chú nói đúng, đó là điều khó khăn đấy. Tôi cũng thắc mắc về điều này. Tôi có ý muốn gởi nó lên miền Bắc, có môi trường thuận tiện cho việc giáo dục trẻ hơn. Ở đây, nó có vẻ cao quá, nó là chủ nên nó dễ sinh kiêu ngạo, hư hỏng. Nền giáo dục của ta, tại đây, coi ra không mấy thích hợp. Miền Bắc, giữa những người bình đẳng, việc giáo dục dễ dàng.Họ cùng cảm thấy không nên cãi vã nhiều hơn. Anh em đến thăm nhau mà lại cãi nhau? Họ đã cãi nhau nhiều lần, rốt cuộc cũng không ai nhượng bộ ai, mỗi người giữ nguyên ý tưởng, quan niệm của mình. Vì vậy, họ chấm dứt cuộc cãi cọ, bày bàn cờ ra.