Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên
Chương II

     ictoria Jones đang ngồi suy tư bên trong khuôn viên. Fitzjanes Gardens và như đang thả hồn hồi tưởng...
Nàng Victoria cũng như bao nhiêu cô gái khác, đã là người thì có mặt tốt, mặt chưa tốt. Về mặt tốt, tính nàng rộng rãi, nhiệt tình, không ngại khó. Nàng quen với chuyện phiêu lưu, nên thể đánh giá theo quan điểm thời nay thì khen chê đều có, vì người ta thường đề cao sự an toàn là trên hết. Tật xấu của nàng là hay nói dối, bất kể có nên hay không nên. Nàng rất khoái bịa chuyện. Nàng nói thao thao bất tuyệt, rất nhiệt tình như thể là một người chuyên nghiệp. Nếu có lúc nào nàng Victoria trễ hẹn (chuyện nhỏ) thì nàng xin lỗi vì đồng hồ đứng hoặc là đang trên đường đi bỗng dưng xe buýt đến trễ chẳng hiểu vì sao. Nàng thích nhất những câu chuyện đại loại như trên đường gặp một chú voi cản đầu xe buýt, hoặc có khi lọt vào giữa vòng vây bọn cướp và nàng ra tay giúp cảnh sát bắt cướp. Với nàng Victoria một thế giới dễ chịu nhất là khi bầy cọp đang ẩn núp trong khu phố giải trí Strand hoặc là bọn thổ phỉ xuất hiện nhan nhản ở Tooting.
Thân hình nàng mảnh mai, với dáng vẻ dễ nhìn và nhất là cặp giò thon đẹp. Nhìn chung nhan sắc của nàng xếp loại bình thường nhưng được cái nhỏ nhắn gọn gàng. Vậy mà có người lại buông những lời châm biếm rằng nàng có khuôn mặt như “một cục tẩy” khiến cho những đường nét bất động trên cơ thể nàng chuyển thành những đường nét mô phỏng kiểu dáng của bất kỳ người con gái nào.
Chính vì cái chuyện này mới khiến cho nàng khó xử. Vừa được tuyển dụng làm thư ký cho hãng của ngài Greenholtz, rồi đến hãng của Simon và Lederbetter ở phố Graysholme Street ở khu vực London, W.C.2. Nàng Victoria bỏ ra cả một buổi sáng làm trò vui cho ba nàng thư ký với mấy anh chàng chạy việc cùng với màn biểu diễn của bà Green holtz khi lại văn phòng thăm chồng. Thừa lúc ngài Greenholtz đến văn phòng luật sư nàng mới trổ tài biểu diễn.
“Này, sao ông lại bảo là bọn tôi có được chiếc ghế trường kỷ hiệu Dole?” - Victoria cất cao giọng - “Còn bà Diertakis tậu được một chiếc bọc gatanh màu xanh. Ông nói tiền bạc khó kiếm? Vậy mà ông lại dắt con bé tóc vàng ăn nhà hàng và đi chơi dancing. À, ông tưởng tôi không thể biết sao - nếu mà ông theo con bé đó thì tôi cũng tậu được một chiếc màu mận chính và lót đệm vàng. Vậy mà ông lại nói ăn một bữa cơm xã giao thì rõ là ông điên rồ - thế đấy - ra về đến nhà môi son còn dính trên áo. Bởi vậy tôi lo sắm chiếc ghế trường kỷ hiệu Dole và đặt mua thêm một áo choàng lông chồn nữa”.
Thoạt đầu mọi người đều ngạc nhiên, bất chợt họ quay lại với công việc đồng loạt khiến nàng Victoria chưng hửng, nàng thôi không diễn trò nữa, xoay người lại về phía ông Greenholtz đang đứng ở thềm cửa, nhìn theo nàng.
Victoria chưa biết ăn nói sao chỉ kịp buông một tiếng “Ồ!”.
Ông Greenholtz càu nhàu.
Cởi tạm áo khoác xong ông Greenholtz bước vào văn phòng đóng sầm cánh cửa lại. Ngay tức thì chuông gọi reo hai hồi ngắn một dài ra hiệu gọi nàng Victoria.
“Chuông gọi cậu đấy, Jonesey”, - cô bạn ngồi kế bên lên tiếng mắt nhìn sáng rỡ vì thích thú trước số phận không may của người bạn đồng nghiệp. Còn mấy cô thư ký đánh máy buông lời nói hùa theo. “Thôi ráng chịu lãnh đủ phen này nhé Jonesey”. Thằng nhóc chạy việc mọi khi hay cau có cũng cảm thấy sướng bụng ra dấu một ngón tay đưa qua cần cổ miệng lầm bầm khó nghe.
Nàng Victoria tay cầm sổ và bút chì lao ngay về phía văn phòng ngài Greenholtz trong lòng cảm thấy tự tin về mình hơn.
“Ngài cho gọi tôi, thưa ngài Greenholtz?” - Giọng nàng nghe khe khẽ, đôi mắt tinh anh nhìn về phía ông chủ.
Ông Greenholtz đang phe phẩy trước mặt ba tờ giấy tiền Pound trên tay và còn lục tìm thêm ba đồng tiền vàng nữa.
“Vậy là cô đến đây rồi” - Ông nhìn nàng. “Tôi chán cô lắm rồi, cô bé. Cô có hiểu lý do vì sao tôi không trả lương hết một tuần làm việc cho cô thay vì thông báo cho nghỉ việc”.
Nàng Victoria (vốn là trẻ mồ côi) há hốc xúc động trước hoàn cảnh một người mẹ phải chịu cuộc giải phẫu nghiêm trọng khiến nàng ngả lòng nản chí đầu óc choáng váng vì đang trông chờ vào đồng lương nhỏ nhoi nàng mang về. Chợt liếc nhìn thấy vẻ mặt ông Greenholtz hốc hác, nàng bậm môi lại, nghĩ qua chuyện khác.
“Tôi không thể nghe theo lời ông hơn được nữa” - giọng nàng thật thà dễ chịu. “Tôi cho là ông nghĩ đúng, nếu ông hiểu ý tôi muốn nói”.
Nghe xong ông có vẻ ngạc nhiên sững sờ. Ông chưa từng biết qua lối sa thải nhân viên một cách êm ả như vậy được. Để che đậy vẻ ngượng ngịu ông ngồi một chỗ xếp lại mấy đồng tiền bày ra trên bàn giấy, thò tay vào túi tìm thêm một đồng nữa.
“Còn thiếu chín xu”, - giọng ông nghe buồn xo.
“Không sao” - Nàng Victoria dịu dàng nói “Để dành xem phim hay mua kẹo cũng được đây”.
“Cũng chẳng còn tem thư nào cả”.
“Cũng chẳng sao, tôi không hề viết thư cho ai cả”.
“Để rồi tôi sẽ gởi cho cô sau” - Ông chủ Greenholtz nói vẻ chưa yên tâm.
“Ngài chớ lo. Còn giấy chứng nhận thì sao?” - Nàng Victoria hỏi.
Vẻ tức giận hiện trên nét mặt ngài Greenholtz.
“Làm quái gì cần phải có giấy chứng nhận chứ” - Ông gắt lại.
“Đó là chuyện nguyên tắc”, - nàng Victoria đáp.
Ông Greenholtz rút ra một mảnh giấy để trước mặt viết nguệch ngoạc vài dòng, xong rồi chìa ra cho nàng xem.
“Tôi viết cho cô đấy”.
“Nàng Jones làm thư ký đánh máy tốc ký đã hai tháng nay. Nàng đánh sai và không đọc được văn bản. Nàng phải nghỉ việc để khỏi phí phạm thời gian tại văn phòng”.
Nàng Victoria đọc qua rồi nhăn mặt.
“Hiếm khi có một giấy giới thiệu lạ như vậy” - Nàng chợt nghĩ ra.
“Không phải vậy đâu”. - Ông Greenholtz nói.
“Tôi nghĩ là” - Nàng Victoria cố nói “ngài phải giới thiệu tôi là một nhân viên thật thà, đứng đắn, nghiêm túc mới được chứ, ngài đã biết rõ tôi quá. Hơn nữa ngài phải nói thêm tôi là một nhân viên nói năng dè dặt”.
“Nói năng dè dặt?” - Ông Greenholtz gắt.
Nàng Victoria bắt gặp ánh mắt ông nhìn vẻ vô tư.
“Đúng, dè dặt” - Với giọng nhỏ nhẹ, nàng đáp.
Chợt nhớ lại những bức thư do nàng Victoria đánh máy, ngài Greenholtz mới nhận ra nàng thận trọng trong lời ăn tiếng nói là một cách trả thù.
Ông giật lấy trang giấy xé toạc, rồi viết lại tờ khác.
“Nàng Jones làm thư ký đánh máy tốc ký được hai tháng. Do số nhân viên văn phòng dôi ra nàng phải nghỉ việc”.
“Sao được không?”
“Ít ra cũng phải vậy”, - nàng Victoria nói “thôi được rồi, chào ông”.
Vậy là nàng ra đi trong túi chỉ vỏn vẹn một tuần lương (thiếu chín xu). Nàng Victoria đang ngồi trầm tư trên ghế đá trong khuôn viên Fitzjames. Đó là một khoảng đất với những bụi cây héo úa bao quanh khu nhà thờ nằm bên cạnh một dãy nhà kho đồ sộ.
Nàng Victoria có thói quen vào những ngày đẹp trời, nàng mua một khúc bánh mì sandwich với phó mát, rau xà lách tại cửa hàng sữa rồi ghé vào đây thưởng ngoại khung cảnh đồng quê giả tạo này.
Những lúc như thế nàng ngồi một mình nhai hết một khẩu phần với vẻ trầm tư, nàng nghĩ trong đầu đã biết bao lần việc gì rồi cũng có một thời khắc riêng của nó - và khung cảnh một văn phòng làm việc không phải là nơi học đòi theo kiểu cách của mấy bà chủ. Trong những ngày sắp tới nàng phải tự kiềm chế được thói phô trương để tìm một chỗ làm sáng sủa hơn. Trước mắt nàng không còn bị ràng buộc chỗ làm nhà Greenholtz hoặc với nhà Simmon và Lederbetter, nghĩ đến lúc tìm được chỗ làm mới khiến nàng cảm thấy lâng lâng thích thú. Mỗi khi tìm được việc làm mới nàng Victoria vui mừng ra mặt. Ở đời, nàng thường tâm sự rằng, mấy ai mà biết trước chữ ngờ.
Vừa vung vải mấy mẩu bánh mì vụn cho bầy chim sẻ tranh nhau kiếm mồi, nàng chợt nhìn thấy một anh chàng đang ngồi ở cuối dãy ghế. Nàng chỉ nhìn thoáng qua thôi, vậy mà tâm trí nàng đã định được tương lai sẽ ra sao, nàng chưa vội nhìn gã rõ hơn. Nàng vừa nhận ra một điều (ngoài tầm mắt nhìn) nàng thích gã biết mấy. Gã có khuôn mặt điển trai, tròn trịa, một chiếc cằm cứng cỏi, đôi mắt xanh biết. Nàng tưởng tượng anh chàng đang liếc trộm về phía nàng.
Nàng Victoria không ngượng ngùng lúc làm quen với người lạ ở nơi chốn công cộng. Nàng tự cho mình có khả năng phán đoán tài tình tính cách người đối diện chưa một lần quen biết.
Nàng vừa nhoẻn miệng cười ngay về phía gã, lập tức gã cười lại như con rối bị giật dây.
“Chào” - Chàng thanh niên vừa cất tiếng. - “Nơi này thật dễ chịu. Chắc cô thường đến nơi này lắm phải không?”
“Hầu như mọi ngày”.
“Cũng may là tôi chưa đến đây bao giờ. Có phải cô vừa dùng xong bữa trưa không?”
“Phải rồi”.
“Tôi nghĩ là cô chưa no đâu. Tôi ăn hai cái sandwich vẫn còn đói. Vậy thì ta đi kiếm nơi nào có món xúc xích như ở quán S.P.O ở phố Tottenham Court Road được chứ?”
“Thôi, cám ơn anh. Tôi no rồi, tôi không tài nào nuốt được nữa”.
Nàng nghĩ bụng gã sẽ nói rằng “Hẹn bữa khác”, nhưng mà không. Gã chỉ thở ra một tiếng - rồi mới nói:
“Cứ gọi tôi là Edward. Còn tên cô là gì?”
“Victoria”.
“Thì ra ở đất nước cô lấy tên một nhà ga để đặt cho người khác vậy sao?”
“Đâu phải nhà ga nào cũng mang tên Victoria”. - Nàng Jones nhắc lại. “Tên nữ hoàng Victoria cũng có đấy chứ”.
“Hừ, phải. Còn tên họ là gì?”
“Jones”.
“Vậy là Victoria Jones”. - Edward vừa nói xong rồi lầm bầm trong miệng. Gã lắc đầu “Nghe không xuôi tai chút nào cả”.
“Anh nghĩ đúng”, nàng Victoria nói. “Nếu đặt tên Jenny thì hay biết mấy - Jenny Jones. Nhưng cái tên Victoria thì có cái gì đó không sánh được. Ví dụ như Victoria Sackville -West. Đặt tên là phải đặt như vậy đó, lúc đọc lên uốn lưỡi miệng tròn vo mới thích”.
“Tôi nghĩ cô có thể ghép thêm tên vào”, - Edward nhiệt tình đề nghị “chẳng hạn như là....
Bedford Jones
Carisbrooke Jones
St. Clair Jones
Lonsdale Jones...”
Đang vui vẻ, chợt Edward liếc nhìn đồng hồ rồi buông tiếng hốt hoảng.
“Tôi phải về ngay vì ông chủ chết tiệt của tôi đang trông, - ờ này - còn cô thế nào?”
“Mình vừa mất việc sáng nay”.
“Ồ thế sao, tiếc thật”. - Edward có vẻ áy náy.
“Thôi đừng nói chuyện tiếc với thương, tôi thì chẳng tiếc gì, tìm việc khác làm cũng dễ thôi, nghĩ thật buồn cười”. - Victoria tỏ vẻ bất cần.
Nàng giữ chân Edward thêm lát nữa và biểu diễn cho gã xem màn đóng giả vai bà chủ Greenholtz lúc ban sáng khiến gã thích thú.
“Cô thật là tài tình, Victoria” - Gã nói. - “Cô phải biểu diễn trên sân khấu mới hay”.
Nghe tiếng khen, nét mặt nàng cười rạng rỡ, nàng gợi ý Edward có muốn bỏ đi theo nếu không sợ bị mất việc.
“Thích chứ - nhưng mà tôi dễ gì kiếm được việc mau chóng như cô. Xin được một chân thư ký đánh máy tốc ký là may mắn lắm đó”. - Edward vừa nói, trong thâm tâm gã ước sao mình sẽ kiếm được một chỗ làm ưng ý.
“Nói đúng ra tôi cũng chưa phải là một thư ký xuất sắc”, - Victoria thiệt tình, “cũng may là dù có kém lắm thì một người biết tốc ký cũng dễ tìm việc làm - ở một cơ sở giáo dục hoặc từ thiện - nơi đó trả lương cao cho những nhân viên như tôi đây. Tôi thích làm những việc đòi hỏi phải có trình độ. Gặp những thuật ngữ chuyên môn khoa học, địa danh, mới thật là khó nếu bạn không nhớ âm vần cho chính xác, không nên e ngại, bởi ít có ai học được. Còn công việc của anh ra sao? Tôi đoán anh phục vụ trong ngành chuyên môn thuộc không quân Hoàng gia thì phải”.
“Đoán hay đấy”.
“Phi công chiến đấu?”
“Cô lại đoán đúng nữa rồi. Tại những nơi đó nhu cầu tìm việc thoải mái nhưng khó ở chỗ là tôi không khôn khéo lắm. Làm việc ở không quân Hoàng gia không cần phải thông minh. Họ bố trí công việc tại văn phòng hồ sơ và số liệu dồn đống, thấy muốn chóng mặt. Mọi việc trước mắt chưa rõ đi về đâu. Nhưng mà thế đó. Bấy nhiêu việc đủ khiến cho cô chán nản, cảm thấy không đủ khả năng”.
Nàng Victoria hiểu ý gật đầu - Edward giọng chua chát kể tiếp.
“Mất liên lạc, không thấy gì trên màn hình. Đó là chuyện trong thời kỳ chiến tranh - coi như loại khỏi vùng chiến đấu - thời đó tôi được một huy chương - nhưng mà lúc này - tôi cũng có thể loại tên mình ngoài bản đồ”.
“Phải vậy thôi”.
Nàng Victoria chợt lặng thinh. Nàng không nghĩ ra tiêu chuẩn được trao tặng huy chương D.F.C. cho người ở một nơi nào đó trong thời kỳ những năm 1950.
“Thật là chán nản” - Edward nói. “Chẳng làm được gì cả! Thôi - tôi phải đi - tôi muốn nói - cô chớ ngại - cô thật là xinh - giá mà tôi được...”
Nàng Victoria sững sờ, cặp má đỏ ửng mắt tròn xoe nhìn gã. Edward lăm le chiếc máy ảnh nhỏ xíu trên tay.
“Tôi muốn chụp một pô ảnh. Bởi vì cô biết đó - sáng mai tôi phải đi Bát Đa”.
“Đi Bát Đa à?” - nàng Victoria chợt nói lớn tiếng, tỏ vẻ khổng hài lòng.
“Thật đó, giá mà lúc này - tôi không phải đi. Vừa mới sáng nay tôi còn hăng hái - vì thế nên tôi mới chọn việc làm - để đi khỏi nơi đây”.
“Việc gì vậy?”
“Việc làm trong ngành văn hóa - thơ ca. Sếp của tôi là Tiến sĩ Rathbone. Ông có trí nhớ rất tốt, nhiều hiệu sách do ông làm chủ mọc khắp nơi, - Ông định mở rộng qua đến tận Bát Đa. Ông cho in nhiều tác phẩm của Shakespeare và Milton được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Ả Rập, Kurd, Iran và Aménie. Khổ thật, tôi nghĩ là cô nên nhờ Hiệp hội nước Anh để xin việc. Tôi đã có việc làm nên không thể kêu nài gì được”.
“Cụ thể anh đang làm việc gì?” - Victoria vừa hỏi.
“Chỉ là công việc sai vặt mà thôi chẳng hạn như là mua vé, đặt trước chỗ ngồi, ghi hồ sơ hộ chiếu, kiểm tra mấy kiện hàng sách cẩm nang thơ ca, chạy chỗ này chỗ kia. Thế rồi lúc đến nơi tôi tưởng là được kết thân - như là một phong trào thanh niên đang trỗi dậy - với các nước cùng nhau xây dựng thành cao trào”. - Giọng nói của Edward nghe càng thêm chua sót, như chất chứa một nỗi buồn xa xăm. “Thật tình mà nói, việc đó thật quá sức, có phải không?”.
“Không đến nỗi như anh nghĩ đâu”. - Nàng Victoria xoa dịu.
“Không sao”. - Edward lưỡng lự đáp. - “Chuyện nghĩ thật buồn cười” - Gã nhắc lại - “Tôi đang liên tưởng đến một việc đáng ngờ đang chực chờ xảy đến”.
“Một việc đáng ngờ sao?” - Victoria ngạc nhiên hỏi lại.
“Phải đấy. Đó là một chuyện giả mạo. Đừng hỏi tại sao nhé, tôi cũng chưa hiểu lý do vì sao. Chuyện thường tình đôi khi người ta chợt nghĩ đến. Có lần cái van dẫn dầu gặp sự cố, mọi chuyện đều ầm ĩ lên khi phát hiện một miếng gioăng chêm vào bánh xe răng cưa”.
Nghe mấy từ chuyên môn máy móc khiến cho Victoria chẳng hiểu ất giáp gì, tuy nhiên nàng cũng hiểu đươc đại ý.
“Anh cho là có chuyện giả mạo sao?”
“Chưa rõ hư thực ra sao cả. Tôi nghĩ ông ta rất được trọng vọng, là một thành viên của nhiều hiệp hội - kết thân với các vì Giám mục, hiệu trưởng trường Đại học. Nhưng không đâu, ta chợt liên tưởng rằng - Thôi, ta cứ chờ thời gian trả lời. Chào nhé. Hẹn gặp lại”.
“Tôi cũng mong vậy”. - Victoria đáp.
“Cô định làm gì đây?”
“Đi long rong qua sở Guildrie Agency ở phố Gower Street tìm việc khác”, - Victoria buồn bã đáp.
“Hẹn gặp lại, Victoria. Đi là chết trong lòng một ít”. - Edward nói như hát bằng giọng Ăng-lê. Mấy anh chàng người Pháp thì sành đời còn mấy ông bạn Ăng-lê thì nói vớ vẩn, khi đi xa mới cảm thấy buồn thấm thía. )
“Chào Edward, chúc may mắn”.
“Tôi không nghĩ là cô sẽ nhớ đến tôi”.
“Có chứ, tôi vẫn nhớ”.
“Cô là cô gái khác hẳn những người tôi từng quen biết - tôi chỉ mong” - chợt đồng hồ chỉ quá mười lăm phút, Edward vội nói, “Chào nhé - tôi phải đi cho kịp chuyến bay”.
Edward buồn bã quay đi, gã như bị nuốt chửng vào trong lòng phố thị London. Victoria ngồi lại một mình trầm ngâm nghĩ ngợi, nàng dường như bị giằng xé giữa hai luồng xung đột từ bên trong nội tâm.
Chẳng lẽ giây phút gặp nhau lần đầu nàng đã phải lòng Edward. Tâm trạng của nàng như đang liên tưởng đến mối tình lãng mạn của chàng Romeo và nàng Juliet. Nàng nghĩ rằng hình như giữa họ có cùng hoàn cảnh, giống như là đôi tình nhân bất hạnh của giới thượng lưu kia. Tại sao vừa gặp gỡ đã cảm thấy gắn bó rồi thất vọng ngăn cách hai tâm hồn. Bỗng đâu bài hát đồng dao từ thuở bé mà bà vú già ru nàng chợt hiện ra trong đầu.
Chàng Jumbo tỏ tình với nàng Alice! “Anh yêu em”.
Alice vội đáp “Em không tin chàng đâu,
Nếu còn thương em thiệt tình, phải giữ lời,
Chàng đừng về nước Mỹ, bỏ lại em một mình trong vườn thú”.
Victoria đứng ngay dậy phủi sạch mẩu vụn bánh mì trên vạt áo, nhanh bước rời khuôn viên Fitzjames Garden thẳng ra hướng khu phố Gower Street. Nàng lưỡng lự trước hai ngã đường: một là nàng (như thể là Juliet) đang yêu, phải giữ chân gã kia lại. Hai là lát nữa đây Edward bay qua Bát Đa, nàng chỉ còn mỗi cách là theo chàng qua bên ấy, tâm trạng nàng giờ đang giằng xé giữa hai rối rẽ. Nhưng nàng quen sống lạc quan, trần đầy sinh lực, chắc chắn rằng nàng sẽ chọn được cho mình một hướng rẽ thích hợp.
Ra đi, mới thật buồn thấm thía, cái ý tưởng cứ réo rắt bên tai nàng, chắc Edward cũng buồn lắm chứ.
“Dù sao”, - Victoria nói một mình “ta cũng phải bay qua thành Bát Đa”.