ồng quân theo gót người Mỹ tiến chiếm Nordhausen. Những chuyên viên của ủy ban Malenkov đã ngạc nhiên và thỏa mãn vô cùng khi nhận thấy những Mittelwerke (trung tâm sản xuất V2) và những cơ xưởng kỹ thuật đều còn nguyên vẹn.
Trong khi trung tâm Peenemunde lớp bị Đồng Minh oanh tạc, lớp bị chính người Đức phá hủy, bấy giờ chỉ còn là đống tro tàn, thì các công xưởng ở Nordhausen hầu như không có gì biến đổi. Tình trạng các xưởng ngầm, sâu 250 thước dưới lòng đất này, cũng y như tình trạng lúc Kammler còn điều khiển các nô dịch để sản xuất hàng tháng sáu trăm quả V2. Dĩ nhiên là người Mỹ đã tải đi những vật liệu cần thiết để ráp lại một trăm trái V2. Người Pháp, người Anh cũng không quên thu nhặt những chiến lợi phẩm về phần mình. Nhưng người Nga
vẫn còn lại những dụng cụ cần thiết để ráp lại hàng trăm chiếc hỏa tiễn khác. Người ta đã chở đi những bản chính của tài liệu V2 trước mắt họ, nhưng họ cũng tìm lại được các bản sao, trong số đó có cả bản sao về đồ thức của hỏa tiễn A9, A10 nữa.
Chắc chúng ta không quên vào năm 1903, một ông giáo Nga tên là Coustantin Tsiolkovsky đã xuất bản một tập sách nói về những nghiên cứu đầu tiên về hỏa tiễn và các cuộc du hành không gian. Ông cùng với người Mỹ tên là Goddard và người Đức tên Oberlh được coi là ba người tiền phong nghiên cứu về sức đẩy tới bằng phản lực. Hồng quân đã thí nghiệm trong địa hạt này vào những năm 1920- 1930. Mặc dầu công trình khai phá của Tsiolkovsky, trong cuộc Đệ II thế chiến, người Nga cũng chỉ có những hỏa tiễn nhỏ chứa thuốc súng. Những hỏa tiễn này được đội phòng không đặt trên những khẩu Stourmovik. Chính những giàn hỏa tiễn trên đồi Studebaker đã gieo rắc bao kinh hoàng cho những đơn vị bộ binh Đức.
Và bây giờ bỗng dưng người Nga lại được làm chủ nhân của loại hỏa tiễn tầm xa độc nhất hoàn cầu. Họ chỉ cần vài ngàn người có khả năng nữa là họ có thể chế tạo lại trên hình vẽ, rồi sản xuất được hỏa tiễn.
Ban Tình báo Anh-Mỹ yên trí khi thấy người Nga đã không di tản bất cứ một dụng cụ nào về xứ họ cả. Nhưng đồng thời họ cũng chú ý đến việc mật vụ Nga đang nỗ lực tập trung tất cả những nhân viên của Elektromechanische Werke đang ở trong khu vực của họ và khuyên khích những người này hợp tác với họ. Phần lớn họ thường dùng vũ lực để cưỡng bách. Trong năm 1945, ở tại quê hương mình, một kỹ thuật gia Đức thường đứng trước hai con đường phải chọn lựa: thứ nhất là khoanh tay đứng nhìn vợ con chết đói; thứ hai là kiếm sống lây lất qua ngày bằng cách sửa radio, sửa xe đạp hay sửa xe hơi. Trong lúc đó thì người Nga hứa hẹn đủ thứ. Đối với những người mà họ cần, họ hứa hẹn sẽ trả lương cao kèm theo không biết bao nhiêu là đặc ân. Hơn nữa, họ còn bảo đảm những người này sẽ không bao giờ bị bắt buộc phải bỏ xứ sang Nga.
Vào đầu tháng 7 năm 1945, Tinh báo Mỹ không hề biết được ý đồ của Nga, đối với những Mittelwerke mà họ đang canh phòng rất nghiêm nhặt. Nhưng có một điều rất rõ ràng ai cũng thấy là người Nga không thể triệt để khai thác chiến lợi phẩm của họ được. Vì họ thiếu một yếu tố tốt cần thiết: chuyên viên xuất sắc. Ở khu vực họ có hàng ngàn kỹ sư, đốc công và thợ giỏi, nhưng chính những người có khả năng để phát động chương trình đại qui mô về hoả tiễn lại không có. Những người này đang ở trong vùng chiếm đóng của người Mỹ.
Nếu người Mỹ không cao tay ấn, họ sẽ gặp không biết bao nhiều điều bất lợi. Nhân viên Tình báo Nga không ngớt khuyến dụ những người cũ đã làm việc ở Peenemude. Nhất là đối với Von Braun, Dornberger, Kurt Debus, Helmut Grottrup, Eberhard Rees, Ernst Steinhoff và vài nhân vật trọng yếu nữa, người Nga luôn luôn mở rộng tay đón mời, nếu họ không tìm thấy an ninh bên người Mỹ. Một điều khá hiển nhiên là không có một chuyên viên nào đang mong mỏi về với Nga, mặc dầu họ ở cách Nordhausen không đầy một trăm cây số và người Mỹ cũng không hứa hẹn với họ những bảo đảm chắc chắn cho lắm. Thời gian trôi qua, tuần lễ này nối tiếp tuần lễ kia, người Mỹ thấy cần phải thực hiện gấp chương trình di tản theo kế hoạch của Ngũ Giác Đài.
Ngày 24 tháng 6 năm 1945, Đại tá Holger Toftoy đang ở Bruxelles. Ông phải tới Na Uy để thanh sát xưởng nước nặng ( eau lourde) nơi đã cung cấp cho chương trình nguyên tử năng của người Đức - chương trình này dĩ nhiên là cũng đã thất bại. Chính ở tại thủ đô nước Bỉ này, ông được quân cảnh cho hay Ngũ Giác Đài đang triệu hồi ông khẩn cấp. Vậy là ngày mai ông phải sang Ba Lê để đáp máy bay về Hoa Thịnh Đốn.
Ông cũng không biết tại sao người ta gọi ông về bất thình lình như vậy. Ông đến trình diện với tướng Barnes là chỉ huy trưởng sở nghiên cứu kỹ thuật thuộc nha Quân cụ. Vị này bảo cho ông biết rằng tướng Levin Campbell đang cần nói chuyện với ông. Ông hơi xúc động và cũng tò mò không biết vị giám đốc nha Quân cụ này có chuyện gì bất thường đến nỗi phải triệu ông đang ở bên kia Đại Tây Dương phải trở về. Ông bước vào văn phòng tướng Campbell với tâm trạng băn khoăn ấy.
Tướng Campbell tỏ ra rất ôn hòa. Ông nói với Toftoy: “Bộ Chiến tranh vừa ra lệnh tất cả sĩ quan hiện dịch đang phục vụ tại quốc nội đều phải đổi ra hải ngoại tức khắc. Đó là trường hợp của Đại tá Trichel, chiếu theo công lệnh, ông ta được đề cử làm giám đốc Quân cụ khu vực Thái Bình Dương. Toftoy được chỉ định thay thế ông ta để chỉ huy phân bộ hỏa tiễn”.
Viên Đại tá quay lại. Ông tự hỏi: “Không biết ông tướng có nói chuyện với ai khác không”. Nhưng không, trong phòng không còn người nào khác nữa. Qua một thoáng kinh ngạc, ông nghĩ ngay đến những chuyên viên Đức đang được nha Quân cụ giữ ở Âu châu. Ông đã ra lệnh chuẩn bị gởi ba trăm chuyên viên Đức về Mỹ. Bây giờ ông lại sắp đảm trách chương trình hỏa tiễn theo chỉ thị của nha Quân cụ. Ông biết rằng những người này sẽ là những cánh tay đắc lực giúp ông thực hiện chương trình hỏa tiễn hãy còn đang ở giai đoạn sơ khai của Hoa Kỳ. Vì vậy, ông quyết định đệ trình lên Bộ Tham mưu, kế hoạch di tản các nhà bác học Đức.
Chương trình này đã được Bộ Chiến tranh và Bộ Nội vụ bàn cãi từ tháng 11 năm 1944. Một số công chức cao cấp, khoa học gia và các nhà quân sự đã hoàn toàn bác bỏ. Toftoy thấy rõ một tình trạng nghịch thường và trớ trêu đang xảy ra. Ở Hoa Thịnh Đốn thì người ta đang phân vân không biết có nên du nhập những nhà bác học Đức vào Hoa Kỳ không. Trong lúc đó, ở Âu châu các cơ quan Tình báo Anh và Nga đang nỗ lực thuyết phục cũng như những nhà bác học đó hãy bỏ ý định hợp tác với Mỹ đi!
Những người phản đối chương trình này cũng có nhiều lý do khác nhau. Những viên chức ở Bộ Nội vụ thì sợ rằng việc thu dụng những nhà bác học Đức sẽ gây phẫn nộ cho các nước bạn. Dầu những người này không thuộc thành phần Quốc Xã, nhưng họ cũng đã đem tài năng họ ra phụng sự chế độ Quốc Xã. Ngoài ra cũng còn vài vấn đề nan giải khác, chẳng hạn như vấn đề chiếu khán, vấn đề qui chế di trú và vấn đề pháp lý. Theo luật lệ hiện hành thì việc du nhập một số khoa học gia vào nước Mỹ không phải là một vấn đề ít rắc rối. Còn Bộ Thương mãi và Bộ Lao động thì lại lo lắng về vấn đề sử dụng văn bằng và điều hành luật lệ áp dụng đối với nhân công ngoại quốc. Bộ Tư pháp không chút hào hứng trước viễn ảnh phải bắt cơ quan F.B.I. trông chừng một số người Đức, mà trong đó chắc chắn còn sót vài tên Quốc Xã chính cống.
Một thành phần của cộng đoàn khoa học gia Mỹ cũng đặt ra vấn đề hạn chế, ý tưởng của họ được trình bày minh bạch trong bản tuyên ngôn của Dr. Robertson. Ông là người điều khiển cơ quan F.I.A.T. (Field Information Agency Technical) phụ trách việc thẩm vấn các nhà bác học Đức đang bị giữ ở trại Dustbin gần Francfort. Nội dung bản tuyên ngôn như sau: “Để cho các nhà bác học tiếp tục nghiên cứu hỏa tiễn là chúng ta đã dung dưỡng để họ tiếp tục hoạt động góp phần vào việc gầy dựng tiềm lực chiến tranh. Mà điều này thì hoàn toàn trái ngược với chủ đích của Đồng Minh, mặc dầu họ không bao giờ được trở về Đức quốc hay liên lạc với người Đức nữa.
Nhiều sĩ quan cao cấp cũng nổi lên chống đối chương trình này một cách vô cùng mãnh liệt. Sự phản đối của họ được biểu lộ rõ ràng qua cuộc điện đàm sau đây giữa hai vị tướng Không quân và ban Tình báo không lực ghi được ngày 26 tháng 5-1945. Hồi đó Không quân chưa được tự trị, nhưng mà hai sĩ quan phi công là tướng Knerr và Thiếu tá Putt lại nghĩ đến việc phát triển một ngành hàng không độc lập trong tương lai. Họ khẩn khoản yêu cầu gởi đến cho họ hai chuyên viên về khí động học người Đức. Chỉ có hai người này là người duy nhất có kinh nghiệm về phi cơ phản lực, nên họ được yêu cầu đưa tới phục vụ ở trại Wright Fields, trong tiểu bang Ohio: Hai vị tướng, một ở trại Wright, một ở Ngũ Giác Đài đã bàn bạc với nhau cũng vì vấn đề trên.
Tướng A: Tuần rồi, ở Gillespie, Don Putt có nói đã chiếm được hai nhà bác học Đức xuất sắc... Đó là hai chuyên viên về lãnh vực siêu thanh... Và đây mới là vấn đề, vì chúng ta thuộc ngành kiến tạo hàng không nên chúng ta muốn đánh điện tín yêu cầu Don Putt tìm mọi cách để gởi hai người đó đến đây. Chúng ta sẽ tra hỏi họ chi tiết hơn.
Tướng B: Tôi sẽ nói về lối hành sự của họ... ở Hoa Thịnh Đôn, Bộ Chiến tranh đã hội họp liên miên về vấn đề đó. Họ đã quyết định nếu chúng ta xin đích danh một người nào, thì G.2 (cơ quan quân báo) sẽ có biện pháp an ninh cần thiết để di chuyển họ đến chúng ta. Một trong những điều lệ căn bản là chúng ta chỉ được quyền sử dụng họ một thời gian thôi. Sau khi không cần họ nữa, ta sẽ gởi họ trở về Đức.
Tướng A: Người ta cũng nói như vậy với Bill. Điều này rất hợp lý: chúng ta đâu có muốn để họ ở đây...
Tướng B: Tôi dám quả quyết rằng một vài sở kỹ thuật, đặc biệt là Nha Quân cụ không hề lo lắng gì cả. Hôm qua, tôi có tiếp chuyện với tướng Knerr và tôi đã khám phá ra việc ông ta đã giữ hai chuyên viên mà chúng ta đang nói đến, để thực hiện những dự án của ông ta. Don Putt và ông ta đã mang từ Âu châu về một toán chuyên viên mà hình như hai người kia là hai người có khả năng nhất. Tôi nhấn mạnh ở điểm này, mặc dù không biết anh có thể làm được việc gì không: Knerr có ý định riêng muốn dùng hai người này vào một mục đích gì khác chứ không phải chỉ khai thác hời hợt mà thôi.
Tướng A: Không biết ông ta có định giữ họ ở đây thường trực không?
Tướng B: Tôi không hiểu anh dùng tiếng “thường trực” ở đây với ý nghĩa gì. Theo tôi tưởng, thì ông ta định giữ họ trong hai năm.
Tướng A: À, vậy là họ thấy thời gian đó là đủ rồi. Nhưng mà tôi phản đối, Pop-Powers phản đối, toàn thể Bộ Chiến tranh phản đối. Chúng tôi phản đối những người có khuynh hướng cho rằng chiến tranh với nước Đức đã chấm dứt và từ đây về sau sẽ không bao giờ xảy ra một cuộc chiến nào khác với họ nữa. Thế rồi chúng ta mở rộng vòng tay đón mời họ đến với chúng ta, chúng ta rước họ vào phòng thí nghiệm của chúng ta và đối đãi với họ như những thượng khách. Trong khi Bộ Chiến tranh chưa phân biệt được trắng đen thì họ sẽ hưởng một qui chế cư trú tạm thời. Trong bao lâu? Ồ, điều đó không ăn thua gì với tôi! Có thể một hay hai năm gì đó. Nhưng chúng ta phải đả phá những tư tưởng cho rằng bây giờ chính là lúc phải chấp nhận. Nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ thu nhận được họ vĩnh viễn, không bao giờ đón rước được họ vào không lực của chúng ta và không bao giờ biến đổi họ thành công dân Mỹ được nữa.
Tướng B: Tôi chắc chắn đó không phải là ý định của Knerr.
Tướng A: À, như vậy càng tốt! Bởi vì Bộ Nội vụ đã nói, nếu có trường hợp đó, thì Bộ sẽ không phải làm gì cả. Mặc cho Bộ Chiến tranh canh giữ họ, rồi gửi trả họ về Đức, Bộ Nội vụ cũng không muốn biết cả những gì họ sẽ làm được. Nhưng có điều tôi biết là đặc biệt Nha Quân cụ mong muốn một vài người trong đám chuyên viên Đức đó được làm việc mãi mãi ở đây.
Tướng B: Đúng vậy.
Tướng A: Và tồi cũng biết rằng trong đám sĩ quan chúng ta cũng có vài người có ước muốn đó.
Tướng B: Cũng có thể lắm. Nhưng ở đây chúng tôi chống lại, toàn thể Bộ Chiến tranh đều chống lại.
Dĩ nhiên là không phải toàn thể Bộ Chiến tranh đều một lòng một dạ chống lại việc thu dụng thường trực một nhóm bác học Đức đã được chọn lọc kỹ càng rồi. Nhiều giới cao cấp, chẳng hạn như phụ tá tổng trưởng Bộ Chiến tranh là John J. Me Cloy cũng nằm trong thiểu số người đã cực lực bênh vực chủ trương thu dụng trên. Đại tá Trichel, vì luôn luôn nghĩ đến phân bộ hỏa tiễn của mình, nên đã tranh đấu quyết liệt để đưa những chuyên viên của V2 vào Mỹ quốc. Đại tá Toftoy cũng vậy, khi thay thế Trichel, ông cũng tranh đấu y như ông này. Thứ trưởng Bộ Chiến tranh là ông Robert Patterson đã trình bày quan niệm của ông trong một tập ký lược đệ lên Tổng tham mưu:
1. Theo thiển ý, ta phải tận dụng tất cả những tài liệu đã khai thác được từ người Đức, hoặc dùng những tài liệu này trong mục đích theo đuổi cuộc chiến với người Nhật. Cái mục tiêu phụ này cần phải được thực hiện với điều kiện phải có biện pháp loại trừ những mầm mông nguy hiểm cố hữu.
2. Những người này vốn là kẻ nghịch thù đối với ta, vậy chúng ta phải đề cao cảnh gác trường hợp có thể phá hoại năng lực chiến đấu của chúng ta. Việc đưa họ vào quốc gia ta, tạo ra những vấn đề rất tế nhị. Chẳng hạn như làm cho quần chúng phẫn nộ vì không biết tại sao lại du nhập những người ngoại quốc ấy vào xứ này và họ sẽ được hưởng những quyền lợi gì. Hành động như vậy mà tham khảo ý kiến của Đồng Minh chúng ta, kể cả người Nga, có thể gây ra nhiều điều rắc rối. Trước khi nhât quyêt hành động, tôi mong rằng ông phụ tá Me Cloy nên thông báo để phôi hợp chặt chẽ với tiểu ban chính trị về nước Đức” hoặc với ủy đấu quyết liệt để đưa những chuyên viên của V2 vào Mỹ quốc. Đại tá Toftoy cũng vậy, khi thay thế Trichel, ông cũng tranh đấu y như ông này. Thứ trưởng Bộ Chiến tranh là ông Robert Patterson đã trình bày quan niệm của ông trong một tập ký lược đệ lên Tổng tham mưu:
- Theo thiển ý, ta phải tận dụng tất cả những tài liệu đã khai thác được từ người Đức, hoặc dùng những tài liệu này trong mục đích theo đuổi cuộc chiến với người Nhật. Cái mục tiêu phụ này cần phải được thực hiện với điều kiện phải có biện pháp loại trừ những mầm mông nguy hiểm cố hữu.
2. Những người này vốn là kẻ nghịch thù đối với ta, vậy chúng ta phải đề cao cảnh gác trường hợp có thể phá hoại năng lực chiến đấu của chúng ta. Việc đưa họ vào quốc gia ta, tạo ra những vấn đề rất tế nhị. Chẳng hạn như làm cho quần chúng phẫn nộ vì không biết tại sao lại du nhập những người ngoại quốc ấy vào xứ này và họ sẽ được hưởng những quyền lợi gì. Hành động như vậy mà tham khảo ý kiến của Đồng Minh chúng ta, kể cả người Nga, có thể gây ra nhiều điều rắc rối. Trước khi nhât quyêt hành động, tôi mong rằng ông phụ tá Me Cloy nên thông báo để phôi hợp chặt chẽ với tiểu ban chính trị về nước Đức” hoặc với ủy ban Liên bộ Nội vụ - Chiến tranh - Hải quân.
3. Hơn nữa, tôi mong rằng chúng ta hãy dùng tất cả biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu ở Đức về. Còn đối với vấn đề nhân sự, chỉ gởi về nước những chuyên viên đặc biệt cần phải hiện diện mà thôi. Suốt thời gian họ lưu trú trong nước ta, ta phải canh phòng họ thật nghiêm nhặt. Khi công việc xong rồi, phải gởi trả họ về Đức tức khắc.
Bộ Tổng tham mưu Mỹ đã hoạch định một chương trình mà tham mưu liên minh đã chấp thuận ngày 6 tháng 7 năm 1945 với sự đồng ý trước của người Anh, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ là Cordell Hull phải đưa ra quyết định chấp thuận sau rốt. Ngày 20 tháng 7, văn phòng tham mưu liên quan ban hành một bản văn như sau:
Bí danh sau đây đã được ủy ban an ninh liên quân sử dụng, và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 7 năm 1945 thuộc vào loại mật.
OVERCAST - kế hoạch này nhằm mục đích khai thác những nhà bác học dân sự Đức và đặt họ dưới sự kiểm soát của cơ quan Tình báo quân đội. Họ sẽ được sinh hoạt trong một doanh trại mà trước kia gọi là trại Fort Standish, nằm trong một cù lao thuộc hải cảng Boston.
Overcast là một dự án ngắn hạn với một mục tiêu “khai thác, quân sự nhất thời... đặc biệt là để trợ lực cho việc thu ngắn chiến tranh với người Nhật”. Người Đức được mời ký một hợp đồng làm việc trong sáu tháng. Điều đó có thể chứng tỏ rằng họ không phải là phạm nhân chiến tranh, mà cũng không phải là đảng viên Quốc Xã. Người ta không mời đến ba trăm năm mươi người Đức ký hợp đồng đâu, mặc dầu giao kèo đó có những điều khoản không hấp dẫn chút nào. Chẳng hạn như phải để gia đình ở lại Đức, phải lãnh “một số lương công nhựt rất khiêm nhường do Bộ trưởng Bộ Chiến tranh đài thọ”. Nha Quân cụ chỉ được quyền chọn tối đa là một trăm chuyên viên hỏa tiễn để ký giao kèo mà thôi.
Ngày 25 tháng 7, vị Tân Chỉ huy trưởng phân bộ hỏa tiễn của Nha Quân cụ là Đại tá Toftoy được chỉ thị phải sang Âu châu “để tuyển chọn một số khoa học gia Đức”. Đó là một việc làm khá thích thú đối với Toftoy. Ông là một người rất mềm mỏng, ông rất cẩn thận đối với vấn đề nhân bản con người. Ông luôn luôn xem xét khía cạnh ấy rất kỹ lưỡng trước khi chọn một quyết định. Sau này, Von Braun có nói về ông là “một tâm hồn cao thượng … một người khả ái”. Thật vậy, Toftoy đã vận dụng tất cả cái tính chất nhân bản của ông, đã thi thố tất cả tài năng thuyết phục của ông để lôi cuốn những chuyên viên Đức về phe Mỹ. Quốc gia ông chỉ cho phép ông đưa ra những đề nghị thật là khô khan, kém cỏi nếu đem so với những đề nghị béo bở, quyến rũ của người Anh, người Nga.
Khi xưa, ở Peenemunde có đến năm ngàn bác học và kỹ thuật gia Đức, mà bây giờ Toftoy chỉ có thể chọn được một trăm người mà thôi. Những bản hợp đồng lại thuộc loại ngắn hạn, nó không hề chứa đựng một lời hứa hẹn nào về việc nhập quốc tịch Mỹ trong tương lai. Tiền thù lao lại quá ít ỏi, mỗi ngày làm việc chỉ lãnh được sáu Mỹ mà thôi. Hơn nữa, các đương sự lại không thể đem gia đình theo với họ. Trong lúc đó người Nga lại hiến dân đủ thứ, nào nhà ở, nào phụ cấp dồi dào, nào công việc làm ăn đầy đủ cho tất cả mọi người. Điều quan trọng hơn hết là họ bảo đảm các chuyên viên có thể tiếp tục làm việc tại ngay quê hương của họ, chứ không phải đi đâu cả. Người Anh cũng vậy, ai nhận hợp tác với họ sẽ được cư trú trong những khách sạn sang trọng cùng với cả gia quyến.
Toftoy đến Ba Lê bằng phi cơ, rồi ông đáp xe lửa đến một thành phố nhỏ ở Witzenhausen. Trường học ở đây là nơi tá túc của tám mươi chuyên viên thượng thặng của Đức và gia đình họ. Những người khác thì ở trong một làng kế cận Eschwege.
Ngày 9 tháng 7 năm 1945, ở tổng hành dinh Quân cụ, ông đã thông báo trước với Dr. Porter, nên Thiếu tá Staver và ông này đã soạn thảo sẵn những danh sách. Đó là “danh sách những khoa học gia và những kỹ thuật gia... theo giả thuyết thì các cựu nhân viên của những Elektromechanische Werke sẽ thành lập tại Mỹ quốc một cơ quan có nhiệm vụ phát triển, thực hiện, kiến tạo và thí nghiệm những loại hỏa tiễn mới. Dr. Von Braun và các trưởng toán của ông phụ trách việc tuyển chọn nhân viên với sự góp ý kiến của Thiếu tá Staver và người ký tên dưới đây: Dr. Porter”.
Theo Von Braun thì tổ chức này cần phải sử dụng khoảng năm trăm nhân viên. Porter nói: “Tôi biết rằng con số đó khó được chấp nhận, nên tôi nài nỉ để giảm xuống, còn ba trăm thôi”. Bởi vậy, khi Đại tá Toftoy đến Witzenhausen, vào đầu tháng tám, ra lệnh chọn một trăm chuyên viên thôi, thì Von Braun tỏ ra nản chí vô cùng. Thiếu tá Staver cũng ngã lòng không kém, nhất là khi ông hay tin những chuyên viên này chỉ đi Mỹ một mình thôi, không được đem gia đình theo. Vấn đề trở nên hết sức trầm trọng. Toftoy đến trường học thăm viếng gia đình các chuyên viên. Ông thấy ở tầng thứ nhất có một gian bếp nhỏ với một cái bếp điện hai lò, có hai cái lavabô. nhưng không có bồn tắm. Giường ngủ đặt san sát với nhau, nên muốn đi xuống cuối phòng thật là khó khăn, ở đây không có gì riêng biệt, kín đáo cả: từ trẻ sơ sinh cho đến các cụ nội ngoại đều sống lẫn lộn nhau. Nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ, họ cũng phải sống chung đụng trong những điều kiện thật là đáng “phàn nàn”, theo sự nhận xét của Toftoy là người đã lập gia thất và có hai con rồi.
Đôi với Toftoy, trước hết, đây là những con người, sau đó họ còn là những chuyên viên, họ phải có một đời sống tương xứng hơn. Ông đem tất cả thiện chí của ông để giải quyết vấn đề cho được ổn thỏa: trong khi những gia trưởng vắng mặt thì vợ con họ phải được quân đội Mỹ bảo trợ. Họ được đưa về Landshut ở Bavière, cư ngụ một doanh trại cũ của người Đức. Mặc dầu có sự nhân nhượng như thế, nhưng chắc chắn không có một chuyên viên nào chịu ký hợp đồng nếu không có sự can thiệp, điều giải của một người. Người đó cương quyết phải bảo vệ sự đoàn kết của toàn khối Peenemunde. Vài năm sau, có người hỏi Dr. Porter: “Ai đã có ý đem nhóm Von Braun vào nước Mỹ”, thì ông này trả lời vắn tắt như thường lệ: “Chắc là Braun chứ còn ai khác nữa”. Với sự điều khiển của Braun, một số nhà bác học và kỹ sư đã được chọn lọc, họp thành một toán chuyên viên rất đồng đều bằng lòng sang Mỹ để theo đuổi công việc nghiên cứu hỏa tiễn.
Trong danh sách thứ 1, như người ta thường gọi, không hề có một kỹ thuật gia, một viên quản đốc hay một người thừa hành thông thường nào. Ở đó toàn là những người có một kiến thức vô song, không thể có ai thay thế được. Nhưng mà danh sách 1, cũng vượt qua con số chỉ định một chút, vì muốn thành thật một ê kíp đầy đủ thì phải có tối thiểu là một trăm mười lăm người. Cho nên Toftoy phải vượt quyền hạn, tự ý mời một trăm mười lăm chuyên viên Đức ký hợp đồng.
Trong suốt tháng tám và tháng chín, Dr. Porter, Thiếu tá Staver và Von Braun chỉ lo mỗi một việc tuyển chọn chuyên viên tối cần mà thôi. Trong khi ấy, Staver lại nghe tin đồn rần rộ ở khắp Witzenhausen rằng người Nga đã bắt tay vào việc chế tạo hỏa tiễn tại Nordhausen. Mặc dầu họ không chiếm hữu được những chuyên viên lỗi lạc Đức như người Mỹ, họ vẫn có đủ điều kiện để thực hiện chương trình hỏa tiễn. Ngày 10 tháng 8, Karl Otto Fleischer, người đã kiếm được các tài liệu chôn giấu ở Dornten, đã gởi cho Staver một bản báo cáo:
Chúng tôi có những tin tức sau đây về việc thiết lập chương trình hỏa tiễn của người Nga tại Đông Đức:
Người Nga tổ chức ba nhóm để hoạt động. Nhóm thứ nhất ở Bleicherode, nhóm thứ hai ở trung tâm sản xuất Mittelvverke, nhóm thứ ba ở Peenemunde. Tất cả các hoạt động trên đều thuộc về một viện gọi là “Institution Rabe”.
Chỉ huy ở Bleicherode là một viên Thiếu tá người Đức, ông ta điều khiển khoảng năm mươi nhân viên. Ông ta có một văn phòng nghiên cứu và một xưởng nhỏ ở Bleicherode. Việc hành chính thì đặt ở trụ sở Kaliwerke Bleicherode. Nhóm người đó đang c ố gắng chế tạo lại những thành phần của A4 hoặc sản xuất những hỏa tiễn khác nữa.
Ngày 15 tháng 8, viên kỹ sư Elmi lại gởi về Staver một bản báo cáo khác:
Tôi đã sống nhiều ngày ở vùng Nga quản lý trong những miền lân cận Bleicherode để tìm kiếm một số hành lý mà tôi đã để lại ở đó. Tôi đã tình cờ gặp gỡ và nói chuyện với một cộng sự viên cũ của tôi. Tôi tạm thời giấu tên anh ta để tránh cho anh những khó khăn với người Nga. Anh ta nói người Nga có ý định thực hiện một hỏa tiễn khổng lồ với tầm tác xạ ba ngàn dặm. Họ đang cần chuyên viên am tường những nguyên lý về cơ giới phi hành và về các bộ phận điều khiển. Người Nga hứa sẽ ban thưởng trọng hậu cho ai thuyết phục được Von Braun và Dr. Steinhoff trở về vùng của họ.
Ngày 15 tháng 9, Staver lại nhận được một bản báo cáo nữa. Tin tức lần này lại càng đáng quan tâm hơn vì phát xuất từ Dr. Martin Schilling là người xưa kia đã phụ trách các cuộc thí nghiệm ở Peenemunde:
Một viên kỹ sư của Mr. Hutter đã trở về Haynrode, gần bên Bleicherode, để tìm cách đưa gia đình rời khỏi vùng chiếm đóng của người Nga. Ông ta ở lại đó độ một tuần lễ, ông ta nói với tôi rằng bà vợ của ông đã biết tất cả những ý đồ của người Mỹ liên quan đến việc phát triển về sau...
Ông ta cũng nói rằng người Nga đã biết rất tường tận những tên nằm trong danh sách thứ I của người Mỹ và những điều kiện của bản hợp đồng người Mỹ đưa ra... Vài ngày sau, họ thông báo với tôi có một người từ Lehesten vừa đến Witzenhausen. Ông ta ra lệnh phải xúc tiến việc thí nghiệm những lỗ thoát khí (sau đuôi phản lực cơ) tại Lehesten- Ortelsbruch từ ngày 6 tháng 9. Tin này có vẻ hữu lý lắm, vì ở Ortelsbruch còn có hàng trăm ống thoát khí, hơn nữa, âm thanh của những cuộc thí nghiệm vang dội cả thành phố, âm thanh này rất đặc biệt, dễ nhận lắm. Cũng như ngày trước việc thí nghiệm ở Lehesten luôn luôn ăn khớp với việc ráp nôi ở Mittelwerke.
Bản báo cáo này không phải là một đòn phép tinh thần: thật sự, người ta đang thực hiện việc ráp nối V2 ở Mittelwerke dưới sự điều khiển của người Nga và những thí nghiệm về cơ tĩnh học cũng đang bắt đầu ở Lehesten. Thiếu tá Staver là người biết rất rõ về cách thiết trí ở Lehesten vì ông là người đầu tiên đã thử ở đó một động cơ của V2 trước khi lực lượng Mỹ rời khỏi Thuringe.
Những người đang làm việc ở Lehesten và trong các Mittelwerke chỉ là những chuyên viên hạng nhì. Người Nga đã thất bại, họ không thuyết phục được một chuyên viên thượng thặng nào của Peenemunde để bỏ Mỹ mà trở về khu của người Nga. Tuy nhiên, những người này muốn trở về vùng kiểm soát của người Nga lúc nào cũng được vì họ chỉ là thường dân, không ai có thể giữ họ mãi nếu họ không bằng lòng.
Kế hoạch của Bộ Chiến tranh Mỹ đã được sự thỏa thuận của tham mưu Anh. Người Anh bằng lòng cho Mỹ đem 350 nhà bác học Đức về nước. Trong khi những đại diện của kế hoạch Overcast ở Âu châu, như Thiếu tá Staver chẳng hạn, đang thương lượng trực tiếp với các người Đức thì người Anh lại bắt đầu có những hành động mà người Mỹ không ngờ để đề phòng trước. Tình báo Anh mở chiến dịch tấn công mạnh mẽ, họ xúi giục người Đức từ chối, đừng ký hợp đồng với người Mỹ, hãy nhận lời hợp tác với họ. Họ đặc biệt chú trọng tới một nhóm người mà họ đã theo dõi từ tháng 4 năm 1943, là thời gian mà Sandys bắt đầu cuộc điều tra về hỏa tiễn V2.
Người Anh mở chiến dịch Backfire với mục tiêu chính thức là phân tích kỹ thuật toàn thể V2. Trong một căn cứ hải pháo cũ của người Đức gần Cuxhaven, bên bờ Bắc Hải, người anh đã phóng thử những quả V2 để thí nghiệm. Ở đó, những chuyên viên Anh đã chất vấn cặn kẽ các nhà bác học Peenemunde. Những người này cũng được người Mỹ đưa tới đây để tham dự chiến dịch Backfire, họ sẽ trở về trại của người Mỹ khi thí nghiệm xong.
Đại tá Toftoy và Thiếu tá Staver được mời tới dự các cuộc phóng thí nghiệm, với tư cách quan sát viên Đồng Minh. Cả hai đều tin rằng chiến dịch này rất có lợi, vì sau khi thu được kết quả thì người Anh, người Mỹ đều cùng hưởng cả. Họ không dè sự thật không phải như vậy. Chính mắt họ thấy người Anh đang trổ tài tuyên truyền với các chuyên viên Đức. Họ thuyết phục những người này đừng trở về khu vực Mỹ nữa, hãy cộng tác với họ.
Theo lời Porter: “Người Anh đã giở trò lừa bịp chúng tôi. Họ đã dùng mưu mô xảo trá để chiếm đoạt một số kỹ sư Đức quan trọng mà họ đã mượn trong chiến dịch Backfire. Họ đã viện dẫn những lý sự cùn để trì hoãn việc giao trả các người này lại quân đội Mỹ...”
“Những tháng sau cuộc đình chiến, chính người Anh mới thật sự tranh giành những nhà bác học Đức một cách quyết liệt nhất... Họ đã phỗng tay trên chúng tôi năm vị kỹ sư mà tôi đã chọn để thực hiện việc phóng V2 ở Mỹ, và mãi đến khi những cuộc thí nghiệm của họ ở Cuxhaven chấm dứt chúng tôi mới đòi lại được”.
Bộ Chiến tranh và Bộ Nội vụ Mỹ phải trổ tài ngoại giao khéo léo người Anh mới chịu nhân nhượng trả lại những chuyên viên Đức họ đã mượn. Không có một chuyên viên nào chịu ký hợp đồng với họ cả. Tuy nhiên, Nha Quân cụ Mỹ cũng phải tỏ ra biết điều, nhượng bộ người Anh một chút. Họ bằng lòng cho sáu chuyên viên xuất sắc ở Peenemunde sang Luân Đôn mười ngày để giúp người Anh thực hiện cuộc điều tra kỹ thuật của họ.
Khoảng giữa tháng tám, Von Braun, Domberger và bốn vị giám đốc của Peenemunde đáp phi cơ qua Anh. Họ ở trong một trại gần Wimbledon. Từ đó họ được đưa bằng xe hơi đến Bộ Tiếp liệu. Vì họ đi ban ngày nên họ có thể quan sát tận mắt những cảnh tượng tàn phá do V2 gây ra.
Sau này, Von Braun có viết: “Tôi nhận rằng tôi đã tưởng người Anh sẽ tỏ ra thiếu thiện cảm với tôi. Nhưng tôi biết ngay là tôi đã lầm. Tôi đã hội kiến với Sir Alwyn Grow là người phụ trách việc phát triển hỏa tiễn của nước Anh. Vừa vào đến văn phòng ông là chúng tôi đã bắt đầu trò chuyện thân mật ngay. Chúng tôi nói chuyện huyên thuyên”.
Khi người ta tiết lộ với Thiếu tá Staver về buổi nói chuyện này, thì ông lại có những lời bình luận rất kém ngoại giao. Ông giải thích một cách trái hẳn với cảm tưởng lạc quan của Von Braun: “Cuộc bàn luận ấy chỉ qui tụ về một mối là làm thế nào để thành lập một nhóm nghiên cứu do các chuyên viên Đức đảm nhiệm để phục vụ Anh quốc. Những người đã định đi Mỹ, cũng có thể xét lại thái độ khi người Anh đưa ra những điều kiện quá hấp dẫn. Trong trường hợp ấy, liệu còn có ai trong số những người ở lại, vẫn vững lòng tin tưởng nơi thành quả của những cuộc nghiên cứu sau này? Nhóm người Đức này có thể nào làm việc cho một dự án hỗn hợp Anh-Mỹ không? Cuộc thí nghiệm sẽ thực hiện ở đâu? ở Gia Nã Đại chắc? Người ta đã bàn ngang tán dọc nhiều vấn đề, nhưng tuyệt nhiên không có vấn đề nào liên quan đến ngành kỹ thuật cả. Người Anh không hề để ý đến việc thẩm vấn kỹ thuật”.
Dù sao đi nữa thì những vị thủ lãnh ở Peenemunde, đã ký hợp đồng với Mỹ trước khi sang Luân Đôn, lúc trở về cũng không có người nào hủy bỏ giao kèo cả. Von Braun và các bạn thiết của ông đều nghĩ đến một tương lai xa hơn, chứ không chú trọng đến những lợi lộc vật chất nhất thời. Họ hiểu rõ chỉ có người Mỹ và người Nga mới hội đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện một chương trình hỏa tiễn trong một kỳ hạn lâu dài.
Khi Von Braun và bốn cộng sự viên dân chính của ông về đến khu vực Mỹ một cách bình yên, thì riêng Dornberger lại không thể rời khỏi Anh quốc. Ông mới chính là người già giặn kinh nghiệm nhất trong chương trình hỏa tiễn V2, thế mà ông lại bị người Anh giữ lại. Người Mỹ đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Anh trả tự do lại cho Dornberger, nhưng lần nào cũng bị bác bỏ. Nhưng không phải họ giữ Dornberger lại để dùng trong chương trình hỏa tiễn, mà là để “tính sổ” với ông.
Trong suốt mùa hè năm 1945, Đồng Minh đã đem những phạm nhân chiến tranh hạng nặng lại để giải về tòa án Nuremberg xử. Bởi những lý do rất dễ hiểu, người Anh quyết định làm mọi cách để xử tử người đã ra lệnh pháo kích V2 vào dân chúng ở Luân Đôn. Người mà họ đang truy lùng là vị ủy viên đặc biệt quân đoàn V, đó là Hans Kammler. Nhưng nhân viên Tình báo Anh không tìm thấy dấu vết của ông ta đâu cả.
Dornberger cũng muốn biêt số phận của Kammler, vì một lý do riêng. Và ông đã biết rằng từ rày về sau không ai có thể gặp ông này được nữa. Với phương tiện thông tin riêng, tình cờ ông đã biết được những điều mà Tình báo Anh chưa biết.
Kammler không hề ẩn trốn ở tu viện Ettal. Không biết do những động lực nào thúc đẩy ông đã rời vùng Alpes để sang Tiệp Khắc. Lúc bây giờ Hồng quân đang quét sạch hai bên bờ sông Vitava để tiến chiếm thành phố. Sự thật thì Tiệp Khắc chỉ thất thủ ngày 9 tháng 5 năm 1945, nghĩa là hai ngày sau khi Đức ký kết hiệp định đầu hàng ở Reims.
Do những nhân chứng đã trông thấy tận mắt báo cáo lại, tướng Dornberger biết rằng: sáng ngày 9 tháng 5, Kammler đang ở trong một pháo đài thuộc miền Trung Tiệp Khắc. Sáu trăm nghĩa quân Tiệp đang tấn công hai mươi hai lính của Kammler. Kammler ở trong bước ra, miệng vẫn điểm nụ cười, ông ta ria một tràng tiểu liên vào đám quân tấn công, vẫn giữ đúng theo lời dặn của vị chủ tướng, Thiếu tá Starck theo sau ông ta mười bước. Lần này thấy rằng tình thế đã tuyệt vọng, Starck liền kết liễu đời ông ta bằng một loạt súng của chính mình.
Người Anh luôn luôn giữ vững ý định là phải bắt cho được một phạm nhân để đền tội đã pháo kích vào Luân Đôn và Anvers, Vì không có Kammler nên Dornberger phải thay thế. Họ đưa ông một bộ đồ màu sôcôla, sau lưng có chữ P.W (tội nhân chiến tranh). Họ nhốt ông vào khám đường gần Windermere Bridge. Ở đây ông gặp lại những bạn bè quen thuộc cũ, như Thống chế Von Rundstedt, Thống chế Von Brauchitsch.
Ông được một viên Thiếu tá, tên Scotland thẩm vấn. Ông này rất vui vẻ với bộ mặt có điểm hàm râu ghi đông xe đạp. Ông ta có vẻ mừng báo với Dornberger rằng: Chính Sir Harley Shawcross vị công tố viện, đang thiết lập hồ sơ của ông, là người chịu trách nhiệm đã phóng những quả V2 sát hại thường dân Anh. Kammler vắng mặt nên tướng Dornberger sẽ chịu tội thế. Vụ án sẽ kéo dài nhưng rất công minh.
Dornberger phản đối việc giam cầm và xét xử ông. Ông nhấn mạnh rằng lệnh pháo kích V2 không phải do ông. Nếu chỉ vì ông giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển loại hỏa tiễn tầm xa mà ông bị xử tử, thì số phận của những người đã chế tạo những vũ khí mới sẽ ra sao? Tất cả những nhà bác học, những viên kỹ sư, những vị chỉ huy quân sự của các quốc gia, kể cả Anh Cát Lợi và Hiệp chủng quốc, cũng cùng chịu một tội trạng như ông vậy sao?
Viên Thiếu tá ngồi nghe Dornberger lập luận một cách chăm chỉ. Sau đó, ông ta nói rằng: chỉ có Sir Harley Shawcross và văn phòng Quốc vương mới có thẩm quyền quyết định số phận Dornberger. Ông ta đề nghị với Dornberger trong khi rỗi rảnh chờ đợi ngày xử,
Dornberger nên thảo một bài thuyết trình đầy đủ về V2 và những khả năng của nó trong lương lai, theo lời yêu cầu của chuyên viên hỏa tiễn người Anh. Dornberger từ chối. Do đó, người ta dời ông về một lâu đài ở xứ Galles, ông bị giam chung với nhiều sĩ quan cao cấp người Đức khác nữa.
Trong khi Dornberger còn đang phập phồng chờ đợi ngày xử, thì một trăm mười lăm chuyên viên Peenemunde đã ký hợp đồng Overcast đang qui tụ lại để lên đường sang Mỹ. Đây là thành phần nòng cốt ở trung tâm Peenemunde, mà cũng là toán chuyên viên lỗi lạc nhất thế giới. Không có một người.nào trong số này bằng lòng hợp tác với người Anh hay Nga.
Tuy vậy, Tình báo Nga cũng tìm được một người khả dĩ điều khiển được chương trình hỏa tiễn. Họ không đến nỗi hoàn toàn thất bại vì họ đã chiếm được một kỹ thuật gia trẻ mà Von Braun vẫn thường xưng tụng là vị “kỹ sư sáng chói”, đó là Helmut Grottrup.
Grottrup thật sự chưa phải là một trong những “người lớn” ở Peenemunde, nhưng ông đang chuyển mình trong bóng tối để trở thành một “người lớn”. Khi ông được làm phụ tá cho Dr. Ernst Steinhoff. Năm 1944, ông đã bị S.S. bắt cùng với Von Braun và Riedel. Nhờ Dornberger can thiệp, cả ba đều được thả ra. Sau đó ông di chuyển về Nordhausen. Ở Bleicherode, ông đã bị Staver thẩm vấn ngày 25 tháng 5. Người Mỹ đã đánh giá ông là người khá quan trọng nên đã đưa vợ chồng ông về khu vực Mỹ trước khi Hồng quân tới chiếm Bleicherode. Nhưng ông đã không nhận ký hợp đồng Overcast với người Mỹ và cũng rời bỏ Witzenhausen luôn.
Sau này, trong nhật ký, vợ ông là Irmgard có giải thích tại sao vợ chồng bà đã bỏ rơi Mỹ:
“Về phương diện chính trị, quả thực người Mỹ cố gắng hết sức rồi! Nhưng chúng tôi vẫn mong gặp được một chính khách nói: “Đàng sau các người!”. Khi tình hình trở nên nguy kịch, thì sự văn minh cũng bị xáo trộn. Ai tới trước thì hưởng trước, đó là luật tự nhiên. Người Mỹ đã hành động đúng theo nguyên tắc ấy và họ đã chiếm hữu được Wernher Von Braun, Hutter, Schilling, Steinhoff, Grottrup và những chuyên viên hỏa tiễn khác, trước khi giao lại Thuringe, Peenemunde cho Hồng quân.
Họ dồn chúng tôi về Witzenhausen và điều tra chúng tôi. Sau mấy tuần lễ họ đề nghị Helmut ký một giao kèo ngắn hạn. Theo hợp đồng đó thì Helmut phải sang Mỹ một mình, gia đình không được theo. Hơn nữa, sau khi đã ký rồi thì không dễ gì hủy bỏ được, vì muốn hủy bỏ phải có chữ ký của quân đội Mỹ. Chúng tôi muốn sống ở quê hương, nên chúng tôi trở về vùng của Nga. Tôi tiếp tục công việc ở nông trại của tôi và Helmut thì lo việc của chàng. Người Nga hứa cho chúng tôi ở lại Đức và sinh hoạt bình thường như cũ”.
Helmut Grottrup được cử chức vụ chỉ huy ở Institut Rabe. Viện này do người Nga giám sát và bao gồm cả những hoạt động ở Nordhausen và Bleicherode về hỏa tiễn. Các trung tâm sản xuất Mittelwerke đổi tên lại là Zentralwerke. Không bao lâu Grottrup đã thành lập được một nhóm khoảng hai trăm người. Nhóm này tuy không bằng nhóm của Von Braun, nhưng cũng có khả năng và cũng nhờ sự đóng góp của năm ngàn kỹ thuật gia nhiều năm kinh nghiệm.
Lúc bấy giờ, Grottrup vừa hơn ba mươi tuổi, ông chịu trách nhiệm toàn thể chương trình hỏa tiễn. Địa vị của ông chẳng khác gì địa vị của Von Braun hay Dornberger ngày trước. Ông có một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, có đầy đủ thức ăn, có tôi tớ phục dịch và được lãnh lương bổng trọng hậu. Chính quyền Sô Viết ở Nordhausen bảo đảm gia đình của Grottrup cũng như của những chuyên viên khác đều không bao giờ bị bắt buộc rời xa quê hương.