ừ sáng sớm, trên đường phố Vasiuki có một ông già cao, gầy, đeo chiếc kính kẹp mũi mạ vàng, chân đi ủng ngắn, bẩn và dính đầy thuốc vẽ, đi dán lên tường những tờ áp-phích viết tay với nội dung như sau:22 tháng 6 năm 1927ở câu lạc bộ “Công nhân Các-tông”sẽ có buổi thuyết trình về đề tài:“NƯỚC CỜ ĐẦU TIÊN VÀ ĐỘC ĐÁO” VÀ BIỂU DIỄN ĐÁNH CỜ CÙNG MỘT LÚCTrên 160 bàn cờcủa đại kiện tướng O. Benđer.Mời tất cả mọi người đem bàn cờ của mình tới tham dự.Vé chơi cờ – 50 côpếchVé vào cửa – 20 côpếchKhai mạc hồi 6 giờ tối.Ban quản trị K. MikhelsonBản thân đại kiện tướng cờ cũng rất khẩn trương. Sau khi thuê câu lạc bộ hết 3 rúp, Ostap chạy ngay tới bàn cờ (không hiểu sao ban này lại bố trí bàn làm việc ở hành lang của ban phụ trách một trại ngựa giống).Ở đấy Ostap thấy có một người chột đang ngồi đọc cuốn tiểu thuyết của Shpilhaghen in từ ngày xưa.– Tôi là đại kiện tướng O. Benđer. – Vua mánh tuyên bố và ngồi ghé xuống bàn – Tôi sẽ tổ chức đấu cờ đồng thời với nhiều người của ban ông.Con mắt độc nhất của kỳ thủ Vasiukin mở rộng tới hết mức mà thiên nhiên cho phép.– Xin đồng chí đại kiện tướng chờ cho một chút – Ông chột nói – Mời ông ngồi ghế. Tôi sẽ quay lại ngay.Rồi ông chột chạy đi. Ostap nhìn nơi làm việc của ban cờ. Trên tường treo la liệt ảnh các con ngựa đua. Còn trên bàn đặt một cuốn sách đầy bụi, nhan đề: “Thành tích của ban cờ Vasiuki trong năm 1925”.Ông chột trở lại, kéo theo một tiểu đội người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Tất cả lần lượt lại gần, xưng tên họ để làm quen và cung kính bắt tay đại kiện tướng cờ.– Chúng tôi chỉ ghé qua đây trên đường đi Kadan – Ostap nói rất nhanh – vâng, vâng, biểu diễn tối nay, mời các vị tới dự. Còn bây giờ thì xin các vị tha lỗi, tôi hơi bị mệt vì mới kết thúc vòng thi đấu ở Karlsbat.Các kỳ thủ ở Vasiuki tỏ thái độ tôn kính với Ostap như con với cha. Ostap như được chắp cánh. Hắn cảm thấy dồi dào sức lực mới và nảy ra nhiều tư tưởng lớn về cờ.– Các vị chắc khó tin rằng tư tưởng về cờ đã tiến xa tới mức nào – Ostap nói – Các vị biết đấy, Lasker đã dùng thủ đoạn rất đê tiện, khiến người ta không thể đấu với lão ta được nữa. Khi thi đấu, lão cứ đốt xì gà liên miên, và cố ý hút loại nặng nhất để đối thủ khó chịu, sặc sụa vì khói. Giới cờ đang lo.Đại kiện tướng chuyển sang đề tài địa phương.– Tại sao ở tỉnh ta không có trò chơi tư tưởng nhỉ? Ví dụ ban cờ của các vị. Các vị chỉ gọi nó là ban cờ. Buồn tẻ quá! Tại sao các vị không gọi nó bằng một cái tên khác cho đẹp, cho đúng với tinh thần làng cờ nhỉ? Lúc ấy nó sẽ lôi cuốn được quần chúng cả nước chú ý. Chẳng hạn: “Câu lạc bộ cờ tứ mã”, hoặc “Nước kết đỏ” hoặc “Được cái nhanh thì mất chất”. Thế có hay hơn không nào!Tư tưởng ấy nghe cũng hấp dẫn.– Ừ nhỉ – các kỳ thủ Vasiuki nói – tại sao ta không đặt tên ban cờ của ta là “Câu lạc bộ tứ mã”?Vì nhóm lãnh đạo của ban cờ có mặt ở đây, Ostap bèn tổ chức luôn một phiên họp chớp nhoáng do mình làm chủ tọa danh dự. Phiên họp nhất trí đổi tên ban cờ thành “Câu lạc bộ tứ mã”. Vận dụng kinh nghiệm dưới tàu “Skriabin”, đại kiện tướng đích thân trình bày nghệ thuật bốn con ngựa và dòng chữ trên một miếng bìa các-tông.Biện pháp quan trọng này hứa hẹn phát triển mạnh tư tưởng cờ ở Vasiuki.– Cờ! – Ostap nói. – Các vị có biết cờ là gì không? Cờ có tác dụng thúc đẩy không chỉ văn hóa, mà cả nền kinh tế phát triển mạnh! Các vị biết không, nếu biết cách đặt vấn đề cho đúng, “Câu lạc bộ tứ mã” của các vị có thể làm thay đổi hẳn bộ mặt của thành phố Vasiuki.Từ hôm qua đến giờ Ostap chưa được miếng nào vào bụng. Vì vậy sự diễn giảng của hắn thật là hùng hồn.– Đúng thế! – hắn lớn tiếng nói. – Cờ làm giàu cho đất nước! Nếu các vị tán thành dự án của tôi, thì con đường từ thành phố xuống bến tàu của các vị sẽ được lát đá hoa! Vasiuki sẽ trở thành trung tâm của hàng chục tỉnh! Trước đây các vị đã biết gì về thành phố Zemmerig không? Chẳng biết gì cả! Vậy mà ngày nay cái thành phố nhỏ bé ấy đã trở nên giàu đẹp và nổi tiếng chỉ vì ở đấy mới tổ chức vòng đấu loại quốc tế. Cho nên tôi mới bảo là nên tổ chức vòng đấu cờ quốc tế ở Vasiuki.– Làm thế nào ạ? – tất cả đồng thanh hỏi.– Một việc hoàn toàn thực tế – đại kiện tướng cờ trả lời – Sự quen biết rộng rãi của tôi và tinh thần sáng tạo của các vị – đó là tất cả những gì cần và đủ để tổ chức vòng thi đấu quốc tế ở Vasiuki. Các vị thử nghĩ xem, nghe cũng kêu đấy chứ: “Vòng thi đấu quốc tế ở Vasiuki năm 1927”. Hoze-Raul Kapablanca, Emmanuel Lasker, Alekhin, Nimsovich, Reti, Rubinstein, Marotsi, Tarasch, Viđma và tiến sĩ Grigorev chắc chắn sẽ đến. Ngoài ra tôi cũng sẽ tham gia.– Nhưng mà tiền! – các kỳ thủ Vasiuki rên rỉ. – Tất cả các vị ấy đều phải trả tiền! Phải có nhiều ngàn rúp mới đủ! Lấy tiền đâu ra?– Tất cả đã được tính toán từ trước – Ostap nói – Lạc quyên sẽ có tiền.– Ai sẽ góp những khoản tiền lớn như vậy? Dân Vasiuki ấy à?– Dân Vasiuki thì góp được gì? Họ sẽ không góp, mà chỉ nhận tiền thôi. Điều đó cực kỳ đơn giản. Có phải là những người chơi cờ nghiệp dư trên toàn thế giới sẽ đổ xô về dự vòng đấu loại của những siêu kiện tướng không nào? Hàng trăm ngàn người giàu có sẽ đến Vasiuki. Thứ nhất, tàu thủy không thể chở ngần ấy hành khách. Do đó bộ dân ủy giao thông vận tải sẽ phải xây dựng tuyến đường sắt Mátxcơva – Vasiuki. Thứ hai là các khách sạn và nhà chọc trời để bố trí nơi ăn ở cho khách. Thứ ba phải phát triển sản xuất nông nghiệp trong bán kính hàng chục nghìn kilômét, vì phải cung cấp đủ rau, hoa quả, trứng cá, kẹo sôcôla cho khách chứ. Thứ tư, phải xây dựng một cung thể thao làm nơi thi đấu. Thứ năm, xây dựng các ga ra cho khách để xe. Thứ sáu, phải xây dựng một đài phát thanh cực mạnh để kịp thời truyền đi toàn thế giới mọi kết quả thú vị của cuộc thi đấu. Bây giờ nói đến tuyến đường sắt Mátxcơva – Vasiuki. Rõ ràng con đường ấy cũng không đủ khả năng chở hết thảy những người muốn đến Vasiuki. Do đó phải xây dựng sân bay “Đại Vasiuki” để hàng ngày chở thư từ bằng máy bay và khinh khí cầu đi khắp nơi trên thế giới, kể cả sang Lốt Ang-giơ-lét và Men-buốc.Một viễn cảnh vô cùng tươi sáng mở ra trước mắt giới hâm mộ cờ ở Vasiuki. Khuôn khổ hành lang như rộng thêm ra. Cái ổ chuột của trại ngựa giống như bị hót đi, thay vào đó là một tòa lâu đài ba mươi tầng, cửa kính sáng choang, cao vút tận trời xanh – tòa lâu đài của tư tưởng cờ. Ở mỗi phòng, mỗi lầu, thậm chí ngay trong cầu thang máy (những cái thang máy lao vun vút như tên bắn) của tòa lâu đài đều có những kỳ thủ ngồi đăm chiêu thi đấu bên những bàn cờ khảm bằng đá quý...Con đường bậc thang lát đá hoa chạy xuống dòng sông Volga xanh xanh. Những con tàu vượt đại dương đậu trên sông. Khách ngoại quốc, các bậc thầy về cờ nước Anh, các kiện tướng của Úc, các vua cờ Ấn Độ mặc áo thụng trắng, các đại biểu của trường phái cờ Tây Ban Nha, rồi người Đức, người Pháp, người Tân Tây Lan, người sống ở lưu vực sông Amadôn và tất cả những người ghen tị với dân Vasiuki (như người Mátxcơva, người Lêningrat, người Kiép, người Xibiri và người Ôđetsa) – Tất cả đang ngồi trên đường goòng treo (bắc từ dưới sông lên thành phố) lũ lượt kéo lên thành phố.Từng đoàn xe du lịch chạy như mắc cửi giữa các ôten xây bằng đá cẩm thạch. Nhưng kìa tất cả đều dừng lại! Từ khách sạn thanh lịch “Tốt qua sông”, nhà vô địch thế giới Hoze-Raul Kapablanca và Grauper bước ta. Các bà các cô xúm lại. Một anh công an trang phục theo kiểu đặc biệt (áo kẻ ô bàn cờ, cầu vai in hình con tượng) lịch sự giơ tay chào. Ông chột – chủ tịch “Câu lạc bộ tứ mã” của thành phố Vasiuki – đường hoàng tiến lại chỗ nhà vô địch thế giới.Câu chuyện giữa hai ngôi sao (diễn ra bằng tiếng Anh) bị ngắt quãng bởi chuyến máy bay chở bác sĩ Grigorev và nhà vô địch thế giới tương lai là Alekhin hạ cánh.Những lời chúc mừng làm rung chuyển cả thành phố. Hoze-Raul Kapablanca và Grauper nhăn mặt.Ông chột đưa tay ra hiệu, và một cái thang bằng cẩm thạch được áp vào máy bay. Bác sĩ Grigorev từ trên máy bay chạy xuống, tay vẫy vẫy chiếc mũ mới và vừa chạy vừa bình luận về khả năng Kapablanca đi sai nước cờ trong trận đấu sắp tới với Alekhin.Bỗng đằng chân tr!!!15878_34.htm!!!
Đã xem 6097 lần.
http://eTruyen.com