uốc vương Oman rất nhạy cảm và tinh ý khi nhận xét về thảm kịch đã xảy ra. Chúng tôi dự tiệc trưa trang trọng trong cung điện do chính các Sultan (Sultan theo nghĩa Ả Rập là Quốc vương - ND) từ nhiều đời trước tự thiết kế trong thủ đô Muscat của Oman, một nước ở cực nam thuộc bán đảo Ả Rập, vừa dự tiệc chúng tôi vừa được nghe bản quân hành ca “Tiếng chuông Tự do” của John Philip Sousa. Quốc vương Qaboos, trong trang phục áo choàng dài khoác ngoài, bên thắt lưng đeo con dao cong chuôi nạm ngọc theo nghi lễ, đội chiếc khăn màu sặc sỡ, mỉm cười rạng rỡ. Ban công phía trên đầu chúng tôi, ẩn sau bức rèm lộ ra một phần ban nhạc cùa Đoàn giao hưởng Hoàng gia Oman. Một cử chỉ khôn ngoan, duyên dáng, thể hiện yêu thích âm nhạc của Quốc vương, người hiểu được mối quan hệ với Hoa Kỳ quan trọng như thế nào, đồng thời sử dụng quyền lực tối cao để hiện đại hóa đất nước trong hơn bốn thập niên ông nắm quyền. Vậy Quốc vương đã có những nhận xét ấn tượng ra sao. Đó là ngày 12-1-2011, chỉ vài ngày trước khi xảy ra Mùa Xuân Ả Rập làm thay đổi ván cờ địa chính trị ở Trung Đông. Tôi vừa từ Yemen đến, một nước láng giềng phía nam của Oman đang gặp rắc rối, trên đường tới dự hội nghị khu vực ở Qatar với mục đích cảnh báo các nhà lãnh đạo khu vực nếu không cải cách kinh tế, chính trị thì chế độ của họ có thể “bị chìm trong sa mạc”. Nhưng chính ngày hôm nay, sự lưu ý tập trung của Quốc vương lại nhằm vào Iran. Sự bế tắc về chương trình hạt nhân bất hợp pháp của Iran đã leo thang, trở thành mối đe dọa khẩn cấp đối với an ninh khu vực và toàn cầu. Kể từ năm 2009, chính quyền Obama đã theo đuổi chiến lược “kép” vừa dùng áp lực vừa đám phán, nhưng các cuộc đàm phán giữa Iran và năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) cùng với Đức – (P5 + 1)-, coi như không kết quả. Triển vọng cuộc của cuộc xung đột vũ trang đang tiềm ẩn, kể cả cuộc không kích của Israel nhằm đánh sập các cơ sở hạt nhân của Iran như họ đã tửng thực hiện năm 1981 và Syria năm 2007. Quốc vương nói: “Vấn đề này cá nhân tôi có thể giúp được.” Ông là một trong số ít những nhà lãnh đạo được các bên đánh giá là nhà môi giới trung thực, có quan hệ mật thiết với Washington, với các quốc gia Vùng Vịnh và cả Iran. Ông đề nghị được đứng ra tổ chức cuộc đàm phán bí mật trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân. Những lần đàm phán với chế độ mang tính thần quyền trước kia đã từng thất bại, nhưng Quốc vương cho đây có thể là cơ hội mà ông tin có thể tạo bước đột phá. Cuộc đàm phán cần giữ bí mật tuyệt đối để các phe cứng rắn, bảo thủ của Iran không thể tìm cách phá hoại trước khi thực hiện. Vậy tôi có nên kỳ vọng vào ý tưởng này hay không? Một mặt chúng ta khó tin vào sự thành tâm của Iran, nhưng cũng có nhiều lý do cần tranh thủ khai thác với bất kỳ cơ hội nào có thể được, không nên chậm trễ hay bỏ phí thời cơ. Cuộc đàm phán có thể chỉ là trò “mèo vờn chuột” giúp Iran mua thời gian để đạt mục tiêu tìm kiếm vũ khí hạt nhân đe dọa Israel, các nước láng giềng và thế giới. Bất kỳ sự nhượng bộ nào của chúng ta trong quá trình đàm phán, có thể lùi lại trong năm sẽ được tính toán kỹ lưỡng để tập hợp được sự đồng thuận quốc tế đối với lệnh trừng phạt cứng rắn và tăng áp lực với chế độ Tehran. Mặt khác, đề nghị của Quốc vương có thể là cơ hội tốt nhất tránh được sự xung đột và những người bạn tiềm năng của chúng ta không chấp nhận và không công nhận một nước Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu chúng ta khước từ phương cách ngoại giao có thể làm sói mòn với các liên minh quốc tế rộng lớn mà chúng ta đã xây dựng áp dụng và thực thi các biện pháp trừng phạt Iran. * * * Rất khó tin vì những gì đã xảy ra, trước kia Iran từng là đồng minh của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Một quốc gia quân chủ, các Shah còn mắc món nợ với Hoa Kỳ khi Chính quyền Eisenhower đã giúp đỡ đập tan cuộc đảo chính của chính phủ dân cử được cho là có cảm tình với cộng sản. Đây chính là hình thức cũ thực hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà người Iran khó quên đối với Mỹ. Quan hệ giữa hai nước tốt đẹp hơn 25 năm cho mãi đến năm 1979, Shah độc tài bị lật đổ sau cuộc cách mạng của dân c!!!15982_20.htm!!!
Đã xem 1933 lần.
http://eTruyen.com