Dịch giả: Nguyễn Á Châu
Chương 1

     iữa đêm 18 tháng 7 năm 1969, xe hơi của Edward M. Kennedy lạc tay bánh, đâm đầu xuống một chiếc cầu hẹp nằm trên một quốc lộ và chìm lỉm trong nước. Ông không đi một mình. Một người đàn bà trẻ, Mary Jo Kopechme, đi với ông, và nàng chết đuối.
Đây là một sự nguyền rủa - sự nguyền rủa đã ám ảnh tất cả những người mang họ Kennedy?
Thảm kịch không đơn giản. Không có thảm kịch nào giáng xuống một gia đình lớn lại đơn giản bao giờ.
Sự giữ gìn, của một gia đình có thế lực trong xã hội, luôn luôn phức tạp và cặn kẽ. Phức tạp, bởi vì gốc rễ của gia đình đã ăn sâu vào đời sống xã hội. Cặn kẽ, bởi vì tư tưởng của mọi cá nhân trong xã hội. Cặn kẽ, bởi vì tư tưởng của mọi cá nhân trong xã hội thúc bách bởi quyền lực, bởi hào quang và bởi sỉ nhục, danh dự và tủi hổ của gia đình. Không phải chúng chỉ có ở một nước Trung Hoa cổ, nơi của một phần đời tôi, mà chúng còn có ở Hoa Kỳ nữa.
Tôi nhớ lại gia đình Kung, một gia đình danh tiếng, cạnh nhà tôi ở Bắc Kinh. Tôi biết họ vì tôi ở gần, mọi người biết họ vì tiếng đồn bay xa. Họ có ba trai và hai gái. Các cô gái lớn đều có chồng giàu có, các cậu trai lớn đều có vợ dư dả. Nhưng, sự nguyền rủa đã giáng xuống gia đình họ.
Đứa con trai út bị giết bởi chính người cha, như là một hành động trách nhiệm đối với gia đình. Ở Trung Hoa thời kỳ này, một gia đình, người chủ của gia đình đó có trách nhiệm đối với mọi cá nhân trong gia thuộc, mặc dù ngay khi một cô gái đã thành gia thất đã thuộc về nhà chồng.
Đó là lý do mà đứa con trai dễ thương nhất cửa gia đình Kung ở Bắc Kinh này có thể chết, bởi chính tay của cha nó? Có thể, vì việc đó đã xảy ra. Mọi người đều biết sự phức tạp về danh dự cửa gia đình này đối với đứa con trai út của họ. Nó không vâng lời người thầy dạy từ lúc là một đứa bé. Khi lớn khôn, nó lại sanh tâm trộm cắp với sự thông đồng của tôi tớ trong nhà và sự tiếp tay của bọn vô loại ngoài đường phố. Nhưng mọi người đã không tin rằng con trai của gia đình Kung lại làm những việc đó. Nó bị đối xử khắt khe và tàn nhẫn, người ta nghĩ như thế, bởi vì nó là một người trong giòng họ Kung, chắc nó không thể nào quên điều này.
Nhưng nó cũng có cá tính của nó. Bất cứ cái gì xấu hoặc tốt, nó muốn trội hơn tất cả những người khác. Bẩm tính đó không thể cải hóa được. Khi người cha biết ra hành động của con mình, vì truyền thống của gia đình, xã hội, và vì danh dự, bắt buộc ông ra tay. Sau khi giải thích cho đứa con hiểu như vậy, hai giòng lệ chảy xuống đôi má nhăn nheo, ông vào trong nhà, kéo hộc bàn lấy khẩu súng lục, và trở ra ngồi xuống chiếc ghế bành chạm trổ mà ông thường ngồi, rồi nhanh nhẹn và chính xác, ông bắn chết đứa con.
Trường hợp này, ở một thời đại, xứ sở khác, hành động của người cha được cho là thích đáng. Tôi nghe thấy ai ai cũng cảm phục. Người cha đã không ngần ngại để chứng tỏ trách nhiệm của mình đối với kẻ khác và giòng họ Kung vẫn duy trì sự tinh khiết trong vị thế của nó. Nhưng tôi, luôn luôn tò mò và bướng bỉnh, tôi đến viếng thăm các bạn Trung Hoa của tôi, những người đàn bà, để tìm hiểu xem tư tưởng của họ về trách nhiệm, danh dự của gia đình như thế nào qua biến cố kinh khiếp trong gia đình Kung.
Tôi đã nhận lấy sự yên lặng và kiêu hãnh. Và nhiều lần tôi được danh dự là thực khách của gia đình Kung, nhưng không bao giờ chi tiết của thảm kịch được nói đến. Tất cả đều bình thản. Con gái, và con dâu của gia đình này vẫn ở trong vị trí, trong bổn phận của họ, dù rằng mỗi người đều mang một miếng vải tang, hoặc một sợi thừng màu trắng buộc quanh tóc hoặc các đôi giày mà họ mang được bao lại bằng vải trắng. Có người lại để tang bằng cách viền vải trắng quanh váy. Lúc đó phụ nữ Trung Hoa còn mặc váy thay vì mặc áo dài như hiện tại.
Tôi cũng không đề cập gì đến thảm kịch khi bà Kung tiếp đón tôi trong đại sảnh. Chúng tôi chỉ nói đến một vài vấn đề nhỏ nhặt như là hoa sen mùa hạ trong cái ao trước sân, hoặc bước đi lững chững đầu tiên của đứa cháu của bà khi người tớ gái mang nó ra trình diễn với tôi.
Tuy nhiên, cuối cùng, một sự yên lặng vây phủ, lâu đến nỗi khi tôi ngước nhìn bà Kung, tôi thấy bà như rũ xuống. Khi bà nhận ra cái nhìn của tôi, bà lau nhanh đôi mắt và giữ gìn ý tứ hơn.
Bà nói: Chúng tôi là một gia đình lớn lâu đời. Có những điều mà chúng tôi nhận thấy rất rõ rệt...
Tôi hỏi: Thưa bà, bà đã nhận thấy những gì?
Bà Kung đáp, sau khi đắn đo: Chúng tôi biết rằng cái gì khi hơn bình thường luôn luôn mang đến sự nguyền rủa. Nguyền rủa là quyền lực, của thánh thần và của con người kết hợp lại, để chống đối với sự khác thường nhằm dìm nó xuống. Và bây giờ, tôi nhớ lại lời nói quả quyết đó. Bây giờ tôi đã biết ý nghĩa và giá trị của chúng. Trong tâm hồn của người đàn ông bình thường, của người đàn bà bình thường, của đứa trẻ bình thường, đều bị khích động bởi sự oán ghét nhiên tính. Oán ghét những gì nổi bật, xuất chúng, sáng chói và sự đổi mới từ kẻ khác. Niềm oán ghét này được trộn lẫn cùng với sự ngưỡng mộ miễn cưỡng và sự cảm phục đầy đố kỵ.
Đó là sự thật trong chính xứ sở của tôi, giữa đồng bào tôi, qua từng trải của riêng tôi, giống như gia đình Kung cách đây nửa thế kỷ, khi tôi còn trẻ. Thời gian không làm đồi thay bẩm tính của con người. Điều này đã được chứng tỏ, xuyên qua lịch sử nhân loại.
Hồi tưởng lại gia đình Kung, lúc tôi còn trẻ, đối chiếu với tuổi tác hiện tại, để suy ngẫm về sự trái ngược hẳn với gia đình Kennedy. Nguồn gốc của gia đình quá tân tiến này phát xuất từ ái Nhĩ Lan, không cổ hủ, không nổi lên một cách chậm chập và sâu xa, xuyên qua nhiều thế kỷ như gia đình Kung. Nó nổi lên nhanh chóng, mạnh mẽ, hầu như bất thình lình, xuyên qua một trung điểm: người cha.
Dĩ nhiên, những gì mà tôi muốn nói đến gia đình Mỹ này, là những gì mà tôi thường đề cập khi nói đến một gia đình Trung Hoa: Người đã bà chính là trái tim của gia đình, và người đàn bà ấy không ai khác hơn là người mẹ. Tôi nghĩ, người ta sẽ không thế nào biết được người đàn bà cho đến khi họ trở thành người mẹ.
Rose Fitzgerald Kennedy lớn lên trong hào quang thành công chính trị của người cha ở Boston, John F. Fitzgerald, tên riêng của ông là Honey Fitz, và mẹ của bà, một người đàn bà lặng lẽ, chỉ biết có gia đình giống như bà Kung một phần đất khác của thế giới Yêu mến gia đình như thế, đương nhiên, người mẹ ấy không thích những nơi ồn ào, những nơi mà người chồng ưa thích. Và cô con gái của bà thường thế vào khoảng trống đó.
Có một cô con gái đẹp, thông minh, dĩ nhiên là niềm kiêu hãnh của cha mẹ. Rose tìm hiểu để biết và để yêu mến người cha sôi động, đùa nghịch và bướng bỉnh của bà. Bà có thể thản nhiên một cách vui vẻ khi người cha cất tiếng hát bài Sweet Adeline bất cứ lúc nào, và chắc bà sớm khôn ngoan để biết rằng người đàn ông có lối sống riêng của học dù người đàn ông đó là ai đi nữa.
Nhưng đời sống thật sự của bà ở nhà với người mẹ là một đời sống nề nếp. Theo học trường Sanit John North End (Boston), Rose trọ gần khu Codman ở Dorchester và rời khỏi trường này lúc mười lăm tuổi. Chính cha của bà lúc đó là thị trưởng Boston, đã kiêu hãnh trao tận tay chứng chỉ tốt nghiệp danh dự cho bà. Sau đó bà tiếp tục học trường Hart Convent, tọa lạc trên đường Commonwealth, thuộc khu quý phái Back Bay, tiểu bang Boston. Tiến xa hơn nữa: bà the( học ở đại học đường Manhattanville, thuộc tiểu bang Nữu ước. Và cuối cùng bà được gửi vào một trường dòng của người Đức ở Hòa Lan. Trong khung cảnh tuyệt vời và lặng lẽ này, bà đã học hỏi được sự bình tĩnh và yêu mến sự hiền hoà. Đặc tính này bà vẫn giữ cho đến bây giờ.
Ra trường, bà đã trở thành một con người chững chạc hơn, đáng yêu và duyên dáng hơn, trong gia đình êm ấm ở Boston. Ở đây, bà tiếp tục tháp tùng người cha trong đời sống chính trị sôi động của ông. Bà và người chị gái, Agnes, dạy khoa giáo lý ở North End.
Cả hai cùng làm việc trong các tổ chức phúc lợi, nhưng đồng thời giúp đỡ người cha những công việc nằm trong chức vụ của ông, và cả hai cũng là thông dịch viên cho các đại biểu Đức và Pháp tại các hội nghị quốc tế Chính ông John F. Fitzgerald đã khuyến khích hai con làm việc này. Niềm kiêu hãnh của người cha này đối với Rose một lần nữa được chứng tỏ, khi đang trên con đường từ phía Nam đến Palm Beach, ông đã dừng lại ở Hoa Thịnh Đốn, không việc gì khác hơn là để giới thiệu cô con gái xinh đẹp của ông với Tổng thống William Mc Kinley.
Lúc ấy, cô gái xinh đẹp này chưa hề được học hỏi để ý thức và để đối phó với biến cố bất ngờ như thế.
Rose gốc Ái Nhĩ Lan và trong xã hội bảo thủ Boston, Ái Nhĩ Lan là những kẻ xâm nhập. Khi Rose được mời gia nhập vào tổ chức Junior League (một tổ chức của thanh thiếu niên) bà từ chối. Vì khiêm tốn mà bà từ chối? Không phải, bà đứng ra thành lập một tổ chức riêng, Ace of Clubs, và hiện tổ chức này tiếng tăm không kém Junior League. Khởi đầu bà là hội viên trong một hội du lịch, sau đó là chủ tịch hội Lenox.
Ngoài ra, bà còn gia nhập nhiều tổ chức khác mà bà xét thấy thiết thực. Ngoài những hoạt động đó, bà còn là gạch nối liền một cách thiết yếu giữa người cha yêu sự vui đùa và người mẹ thích đời sống gia đình và sự yên tĩnh của bà.
Và trên tất cả, bà còn là một thiếu nữ lôi cuốn.
Thời ấy vô số thanh niên đã đổ xô theo bà. Trong giới Ái Nhĩ Lan, ở Boston, 45 tay tỉ phú trẻ tuổi, đã bàn tán về bà như là một cái gì sáng chói nhất. Trong các tay tỉ phú này, được kể lại, người hỏi cưới bà là Sir Thomas Lipton, một tay buôn trà và du thuyền, và cũng là bạn của cha bà. Hiện tại, Rose vẫn còn đùa giỡn khi đề cập đến biến cố này.
Cuối cùng bà chọn anh chàng tóc đỏ và bốc lửa: Joseph P. Kennedy, một chủ nhà băng trẻ tuổi đang khởi những bước thành công lớn trong nghề nghiệp, lúc đó đang nắm trong tay một ngân hàng tín dụng ở East Boston và sau đó, với cái tuổi hai mươi lăm, ông ta trở thành một chủ tịch ngân hàng trẻ nhất ở Massachusettes.
Hơi phiền cho cuộc tình duyên này, bà gặp phải sự chống đối của ông John F. Fitzgerald. Khi Joe đeo chiếc nhẫn cưới vào tay Rose, trong một khung cảnh gần như là ngoài đường phố, cha vợ Joe đã cấm cửa chàng rể.
Sự hiểu biết của tôi về Kung, giúp tôi hiểu biết Rose Kennedy. Hai người đàn bà rất khác biệt, dù rằng họ giống nhau trên căn bản. Ngay cả cái tên của họ cũng khác biệt. Tên riêng của bà Kung là Ngọc Lan, trang quý và thầm kín. Rose, một loài hoa, màu hồng sắc sảo hào nhoáng. Cả hai đều quý phái tuy nhiên, gia đình Kung theo tập tục và đạo lý cũ, từ nhiều trăm năm về trước ở Trung Hoa, còn gia đình Kennedy rời bỏ quê quán Ái Nhĩ Lan đến lập nghiệp ở Mỹ không đầy một trăm năm.

*

Vào năm 1949, Patrick.Joseph Kennedy rời bỏ làng New Ross ở hạt Wexford, Ái Nhĩ Lan (Ireland) và đáp tầu từ hải cảng Cork sang Mỹ Châu. Đó là năm cơ cực nhất ở Ái Nhĩ Lan, hậu quả của năm năm hạn hán.
Nạn đói ở Ái Nhĩ Lan cũng giống như nạn đói ở Trung Hoa, gây ra bởi mùa màng thất bát. Thật ra, giòng họ Kung không bao giờ biết đói là gì, vì căn cơ của họ đã tích lũy nhiều thế kỷ, trong khi giòng họ Kennedy thì không. Nhiều người ra đi như Patrick Joseph Kennedy đã phải mất mạng dưới hầm tàu chật chội, bẩn thỉu, nhét đầy người là người. Nhưng Patrick đã thoát được và đặt chân lên đảo Noddle, một phần đất thuộc Boston và ở đó, ông bắt đầu lập lại cuộc đời.
Đây là một thế giới khác biệt hắn, nếu so với gia đình Kung ở Bắc Kinh. Patrick Joseph đối chiếu với ông Kung, người chủ đại gia đình Trung Hoa đó, thì ông Kung rất đạo mạo, rất lịch sự và rất xa cách. Tôi từng không dám mở miệng nói với ông Kung một lời nào. Khi ta bước ngang qua ông ta, trên lối đi dẫn vào khu dành riêng cho đàn bà của gia đình ông. Lúc đó là mùa hạ, ngồi dưới bóng mát một tàn cây trong sân và đứng bên là một cô hầu gái đang phe nhảy cây quạt trên tay, đôi mắt ông Kung lim dim, nhưng khi tôi bước ngang qua ông, ông mở mắt ra. Tôi thấy đôi mắt ti hí và lờ đờ ấy, giống như đôi mắt của một con thằn lằn.
Tuổi già đã khiến ông không cần lưu ý đến ai. Tôi nghe những chuyện kể lại lúc ông còn trẻ, và tôi biết là đôi mắt ấy khi xưa không phải như thế. Khi xưa ông đẹp trai, mạnh dạn và bồng bột, có thể đối chiếu với Patrick Joseph Kennedy trên phương diện này. Tuy nhiên, giữa hai người có nhiều khác biệt gia thế sâu xa. ông Kung sinh ra trong một gia đình đã có nề nếp lâu đời, trong một xứ cổ kính. Patrick Joseph trái lại, mới mẻ, dốt nát, khởi nghiệp hấp tấp, từ một xứ xa lạ đối với ông. Ở Boston, nơi mà một người Ái Nhĩ Lan được xem là hạ lưu nhất đối với cư dân ở đó. Người dân Boston từng nói: Người Ái Nhĩ Lan được nhìn nhận ở đây nếu họ biết thân phận của họ. Và mọi người ở Boston đều biết thân phận đó như thế nào?
Tuy rằng cách biệt thời gian và không gian, cả hai người đàn ông này đã có những bản chất giống nhau. Cả hai đều can đảm và thích đổi mới. Patrick Joseph tìm đến một xứ mới. ông Kung đã từng góp tay canh tân một xứ sở cũ. Thuở trai tráng, ông hoạt động bí mật nhằm chống lại một nhà Thanh chuyên chế đang cai trị Trung Hoa, cùng với nhiều người khác, ông len lỏi vào hoàng thành để thuyết phục những kẻ trong hoàng tộc gia nhập vào tổ chức bí mật chống lại sự cai trị hà khắc của Từ Hi Thái Hậu lúc ấy..
Khi tổ chức bị khám phá, nhiều người bị hành quyết chàng thanh niên Kung thoát khỏi nhờ thế lực của giòng họ. Nhưng ông bị gia đình cấm cung, bắt ông hứa là không được làm loạn nữa. Và từ đó, ông không được phép ra khỏi sân nhà và dĩ nhiên ông không thể tiếp tục hoạt động. Đôi mắt ti hí, đã khép lại dĩ vãng của ông, vở bi kịch của quá khứ ấy, nhưng cũng chưa hẳn là ông đã nhượng bộ. ông Kung còn là một nhà học thức uyên thâm.
Vào tuổi đó, ông còn muốn tìm một người Tây Phương để dạy ông học tiếng Anh. Tôi lãnh trách nhiệm này. Ông học rất mau, chỉ một thời gian ngắn ông tự dịch các sách Tây phương toàn chứa đựng nội dung canh tân: Darwin, Marx, Shakespeare, Dickens và hàng trăm quyển sách khác. Hàng ngàn thanh niên Trung Hoa đã đọc các sách dịch này của ông. Từ cái sân nhà tù, trong vòng tường bao bọc đại gia đình ông, ông vẫn duy trì đường lối bất khuất của mình.
Xuyên đại dương, trong các khu ổ chuột Boston, Hoa Kỳ, Patrick Joseph Kennedy cũng đang thiết dựng đại gia đình riêng của ông, trong đường lối bất khuất đó. Lúc đó ông chỉ mới hai mươi sáu tuổi, đã trưởng thành, là một tay làm thùng phuy chứa dầu hỏa chuyên nghiệp, và tạo lập một cơ sở thương mại vững chắc riêng sau đó.
Ông kết hôn với một cô gái Ái Nhĩ Lan mạnh khỏe, hiền thục và có ba người con gái. Nhưng, như người Trung Hoa, Patrick Joseph ao ước một đứa con trai. Năm 1858, đứa con trai ấy ra đời - một Patrick mới. Nhưng, trước khi gia đình này vươn lên, Patrick Joseph đã nằm xuống. Người mẹ, Bridget Murphy tiếp tục nuôi các con. Và Patrick con lớn lên, kết hôn với cô Mary Hicker và hạ sanh một trai, cũng đặt tên Patrick. Nhưng Mary Hicker, dự trù sẵn một cái tên khác cho con, bà không muốn con trai của mình kém người cha.
Vì thế, đứa con trai trở thành Joseph Patrick Kennedy, nhận lấy tư thế của nó và tạo nên một đại gia đình Hoa Kỳ danh tiếng sau này. Sức mạnh căn bản của những gia đình ở cả hai nơi, Đông và Tây, đều nằm trên hai đặc tính: Chịu đựng và can đảm. Họ không sợ các cuộc mạo hiểm mới. Họ đều thích canh cải và quyết tâm theo đuổi đường lối đã vạch ra, bằng mọi cách.
Tôi tin rằng một người đàn ông mạnh khỏe cần phải có một người vợ mạnh khỏe và trái lại. Nếu không, cuộc hôn nhân sẽ gẫy gánh hoặc không hạnh phúc.
Mẫu tính trong người đàn bà vô lượng. Có một giai đoạn trong bất kỳ đời sống một người đàn bà nào, hoặc hầu hết, là họ muốn được làm mẹ. Ít nhất, họ muốn có một đứa bé, họ mới có uy quyền của một bà mẹ thực sự. Nhưng, giai đoạn đó sẽ qua đi, và người đàn bà đương nhiên muốn trở về với đời sống riêng của họ.
Họ không còn muốn có một ông chồng nhìn họ như là một bà mẹ. Căn nguyên sự xung khắc trong gia đình ở Mỹ là người đàn ông đã hy vọng người vợ sẽ mang hình ảnh bà mẹ của mình, trong khi người vợ muốn người chồng, chỉ là một người đàn ông. Một người đàn bà khôn ngoan chọn một người đàn ông, vì anh ta là một người đàn ông.
Khi Rose Fitzgerald đưa tay cho Joseph Patrick Kennedy đeo chiếc nhẫn cưới, bà đã là một người đàn bà mạnh mẽ, sẵn sàng thách thức quyền lực của người cha, dù chỉ lặng lẽ. Vì bà nhận thấy sự hữu hiệu của sự lặng lẽ ấy từ người mẹ. Không có bất kỳ sức mạnh nào trên trái đất này mà không thể chinh phục được, không thể phá vỡ được bằng sự yên lặng của người đàn bà, kẻ biết những gì mình muốn và quyết tâm đạt đến.
Rose quen biết Joseph Patrick tử thuở thơ ấu. Gia đình của cả hai thường cùng đến một nơi để nghỉ hè.
Cha Jose. Jose, là một chính trị gia, như cha của Joseph Patrick, Pat Kennedy. Nếu thời ấy, Joseph không để ý đến người con gái mảnh khảnh, xinh đẹp này, chẳng qua là vì còn quá trẻ - quá trẻ và quá bận rộn. Joseph bận rộn trong mưu tính làm thế nào để lên cầm đầu đội dã cầu của mình.
Lúc ấy, cậu Joseph thường nói với các anh chị: " Nếu không thể cầm đầu được, tốt hơn đừng chơi nữa."
Đó là khẩu hiệu cho đời sống của ông và được lặp lại chỉ một lần trong đời sống học đường, trong lúc mà Joseph không thấy sự học mang đến lợi lộc, sau khi ông sáng mắt vì tự tay kiếm được một đô la, và muốn bỏ học ngay. Nhưng một ông thầy dạy đã nhìn thấy tương lai đầy hứa hẹn của ông nên thuyết phục cha mẹ ông không cho phép ông bỏ học. Joseph trở lại học đường, trong khi Rose đã vào một trường dòng, đã tự kiếm được khá nhiều tiền. Và khi Joseph vào đại học Harvard thì Rose đã kiếm được một số tiền lên đến năm ngàn đô la qua nhiệm vụ hướng dẫn du khách trong các ngày nghỉ lễ.
Ra trường, Joseph đặt kế hoạch kiếm tiền, không chỉ bằng cách mạo hiểm, mà còn nhiều cách khác nhau.
Đang lúc Rose giúp đỡ các hoạt động chính trị của người cha và trở thành kẻ cầm đầu giới trẻ Ái Nhĩ Lan ở Boston thì Josph Patrick đang học hỏi cách kiếm tiền và cách sử dụng chúng. Ông quyết tâm làm giàu và phải sống trong một căn nhà lộng lẫy như căn nhà của gia đình tỷ phú Cabot Lodge đã có. Ông làm việc trong văn phòng thì mặc quần áo thường, nhưng khi ra đường ông lại mặc một bộ đồ của một ông chủ ngân hàng, đội nón Homburg và lấy dáng điệu thật trang trọng. Ông học hỏi cách cho vay và cách lập thành một khế ước mua bán như thế nào. Ông muốn trở thành triệu phú.
Tháng 9 năm 1914, khi các lực lượng quân sự ở Âu châu đang bước vào cuộc chiến thế giới thứ nhất, Rose Fitzgerald và Joseph Patrick kết hôn.