Chương 26
Một trận đấu căng thẳng với Gestapo

     ới ba mươi chín tuổi, thủ trưởng Dàn Nhạc Đỏ, nay Leopold buộc phải đóng vai về hưu ít nhiều lão suy tại một ngôi nhà yên tĩnh tên là Nhà Trắng (Maison Blanche) tại Bourg-la-Reine. Anh chẳng còn có cách lựa chọn nào khác và đành quyết định đóng vai một con người ốm yếu cần có sự trông nom của hộ lí. Không thể để bà Georgie có mặt ở đây, Leopold phải thuê bà May, vội góa của một ca sĩ ứng tác khá nổi tiếng, căm ghét phát xít và sẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu bí mật. Anh biết ơn bà Georgie đã tìm được một con người hiếm có như thế vì trong hoàn cảnh nguy hiểm của anh có một người kiên quyết đối đầu với hiểm nguy thật là khó đấy. Bề ngoài bà May phải đóng một bà dì già nua rất tận tụy. Trên thực tế, bà là giao liên.
Ban đầu Leopold sống hình thản ỏ Nhà Trắng, nhưng dần dà anh nhận xét có nhiều khách trọ cũng khổ tâm là phải đóng vai của các ông già bình thản. Không nghi ngờ gì những biểu hiện mâu thuẫn với cùng độ tuổi cũng như tình cảnh thật của họ. Giống như anh, họ có dấu hiệu phải đóng kịch để khỏi bị bọn Đức chú ý... Không khí trong nhà ký túc là thân ái, nhưng ai cũng giữ kẽ hình như là không tin những người xung quanh nên thường mang cơm vào phòng riêng để ăn. Đúng, đây là một ngôi nhà dưỡng lão không bình thường...
Khả năng chống lại kế hoạch của Pannwitz không lớn nhưng Leopold vẫn tìm cách chống: cuối tháng chín, anh viết cho hắn bức thư thứ hai. Bức thư trước anh kể rằng hai nhân viên phản gián đã buộc anh sang Thụy Sĩ, nhưng Pannwitz đã lần ra được dấu vết của anh ở Saint Germain, Vesinet, và Suresnes... Nhằm cung cấp cho Pannwitz một giải thích có thể chấp nhận được, anh kể cho hắn rằng được phản gián xô viết đồng ý, anh đã trở về Paris.
Anh thấy ngay mâu thuẫn: người ta sẽ đặt ngay câu hỏi: “Thế bạn không còn cách gì hay hơn là báo cáo cho Đội Đặc nhiệm biết thành phố mà anh đang ở hay sao? Đối với một người đang trốn tù mà thú nhận như thế là tối kiến! Đơn giản việc đó giống như chỉ cho người đi săn những dấu vết của con mồi, thật là vô cùng liều lĩnh...” Anh thông cảm sâu sắc với sự ngạc nhiên đó, nhưng anh thấy tâm lí khá sơ lược của một tên Gestapo thường là ta nói ta ở Paris, thì nó sẽ truy tìm anh ở khắp bốn phương trời châu Âu!
Leopold có một lí do nghiêm túc nữa: Paris là thiên đường của những lén lút và trong tình thế của một người bị truy lùng đã cắt được những quan hệ đã có thì người đó có nhiều khả năng chắc chắn chạy thoát khỏi những kẻ đang truy đuổi người đó.
Anh đã viết bức thư với giọng bình tĩnh, chắc chắn, tỏ lộ sự phẫn nộ về thái độ của ĐĐN, lên án ĐĐN đã cố tình gây sợ hãi khi bắt bớ những người không liên quan gì đến DNĐ. Anh viết thêm rằng anh sẽ đối lại với ĐĐN một cách thỏa đáng nếu ĐĐN tha những người đã bị đơn vị này bắt giữ.
Tưởng rằng ĐĐN chủ động ngay từ đầu trong Trò Cao thủ, Pannwitz phải bối rối vì bức thư kể trên. Hắn tự hỏi về ý đồ của Leopold, hắn không hiểu vì sao sau khi trốn thoát mà Leopold vẫn chưa báo cáo toàn bộ sự thật cho Trung tâm. Rõ ràng hắn mù mờ về việc Moscow đã nắm chính xác tình hình kể từ ngày xảy ra kế hoạch Juliette, vào tháng hai năm 1943.
Leopold trước hết lo lập lại liên lạc với Trung tâm qua trung gian là Đảng cộng sản Pháp; anh hi vọng sẽ lập lại được qua trung gian là chị Suzanne Spaak. Chị tuy không phải là Đảng viên nhưng chị hợp tác với bác sĩ Chertok, một thầy thuốc trẻ có quan hệ với một đảng viên cộng sản là luật sư Lederman. Luật sư là một trong những người có trách nhiệm chính trong lực lượng kháng chiến người Do Thái tại Pháp và Leopold đã gặp ngày trước, khi anh tham gia Đảng cộng sản Pháp. Trên bình diện cả nước, luật sư này có quan hệ với trưởng ban các chiến sĩ quốc tế là đồng chí Kowalski, phó thủ trưởng cơ quan Nhân công Di cư trong Đảng cộng sản Pháp.
Leopold quen Kowalski: Đây là một đồng chí anh rất cần vì đồng chí này vừa biết lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp vừa biết Michel, người liên lạc giữa anh với Đảng cộng sản. Liên hệ được với Kowalski không dễ dàng; cứ ngày một và ngày rằm, anh cử phái viên đến nhà thờ Buttes-Chaumont là một điểm liên hệ thường xuyên được qui ước từ lâu với Trung tâm. Liệu điểm này còn hoạt động không? Ngày 1-10 Georgie đến đó nhưng không thấy ai.
http://eTruyen.com

Đánh máy: hoi_ls
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 12 năm 2013

Ý nghĩ của anh thật là lẩm cẩm, nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Bởi vì quan hệ của anh với bà Lucie chẳng ai biết, hơn nữa ĐĐN sẽ bất ngờ về việc Leopold dám lẩn tránh ở sát ngay trụ sở của chúng. Chỉ có một trở ngại là có một số người đứng ở cổng. Anh chờ khi họ đi xa rồi, đến 10 giờ đêm anh quyết định vào ngôi nhà này, ở phần không có bọn “tay sai Đức”.
Leo lên tầng bốn, anh bấm chuông nhà bà Lucie. Bà mở cửa, nhận ra anh và tái mặt đi:
- Ông có việc gì thế? - bà Lucie hỏi, - ông ốm à?
Leopold kéo bà vào trong nhà để trình bày. Bà nói thêm:
- Ông hoàn toàn khác trước, ông không còn là người mà tôi gặp trước đây nữa.
Con người mà bà biết trước đây là một nhà công nghiệp Bỉ qua Paris vài ngày. Leopold nói luôn một hơi:
- Bà Lucie ạ, tôi là kẻ trốn tù đang bị Gestapo truy nã ráo riết, bà có thể cho tôi ở trong nhà bà trong vài ngày được không? Xin bà cứ trả lời thẳng thắn cho tôi, tôi xin bà, được hay không được. Nếu không được, tôi không van nài bà, tôi sẽ đi ngay lập tức!
Nước mắt bà tràn đầy khóe thu ba. Bà trả lời với một giọng đau sót:
- Tại sao ông lại nghĩ tôi có thể từ chối ông, dù chỉ một giây thôi?
Bà dẫn anh vào một căn phòng và bảo anh:
- Ở đây ông sẽ an toàn. Ông có thể ở đây bao nhiêu lâu tùy theo ý của ông, tôi đi tìm cái gì cho ông uống nhé!
Leopold vào giường: vải trải giường trắng toát, chăn đệm ấm đã chờ anh. Anh thư giãn hết sức lực và lăn ra ngủ. Khi bà Lucie trở vào buồng Leopold, anh mới tỉnh dậy. Chắc chắn dáng hình anh tiều tụy như kẻ sắp chết, cho nên bà Lucie cứ hỏi anh:
- Thế chúng nó làm gì ông! Chúng nó hành hạ ông như thế này à?
Sau khi dùng cơm, anh lại ngủ, nhưng không sao nhắm được mắt. Người anh đã trở lại hình thường, anh kiểm tra những giờ phút vừa qua. Có lẽ đã nửa đêm khi anh nghe thấy có tiếng chuông bấm ở cổng. Có phải bọn Gestapo hay không? Anh vội cầm lấy ngay viên nhân ngôn.
Có tiếng đàn ông. Hình như có tiếng nói rất nhỏ. Có tiếng chân đến gần cửa buồng anh và bà Lucie đi vào đem theo một luồng ánh sáng. Anh hỏi:
- Ai đó?
Có lẽ bà hiểu giọng xúc động của anh, bà lại gần giường anh và nói với một giọng thật là thành thật... nhưng với một vẻ ngây thơ khiến người nghe không thể giận được:
- Ông Gilbert ạ, ông hãy bình tĩnh, đó là một người bạn của tôi, ông ta là sĩ quan quân đội Pháp, tham gia kháng chiến và đến đây để qua đêm...
Hai chiến sĩ kháng chiến cùng trú ở một nhà, sát nách tên Pannwitz, thật là quá nhiều, quá đông… Anh giải thích cho bà Lucie và ung dung đề nghị mình đi nhà khác. Bà từ chối và đi ra. Họ nói nhỏ. Một lúc sau, bà quay lại, khép cửa và nói:
- Xong rồi, ông ta đã đi đến một địa chỉ khác rồi...
Hôm sau, ngày 19, anh trở dậy và bị sốt nặng. Không thể nhấc mình nổi, phải nằm và lần đâu tiên trong đời anh lăn ra ngủ với đầy ảo giác. Cả cuộc đời anh đã diễn ra như một cuộn phim, hình ảnh nối tiếp nhau diễn ra, lúc có thứ tự, lúc chồng lên nhau, lúc cắt quãng nhau. Những cảnh đời anh ở Ba lan, Palestine, ở Moscow rồi ở Paris nối tiếp nhau không theo một thứ tự nào. Mọi cảnh diễn ra xa xôi nhưng lại rất gần, tối và sáng, mờ ảo và trật tự, anh thấy người cha từ trần. Với sức mạmh và hiện thực kì lạ, anh thấy sống lại những cảm súc đã qua, vui và buồn, đau thương lẫn yêu thương. Cơn mơ kéo dài đó đã làm cho anh không rơi vào tình trạng mất phương hướng. Dần dần, hiện tại kéo anh trở lại bình thường.
Một hiện tại mẫu mực, đáng lo ngại. Trong hai ngày nữa anh phải gặp Spaak ở nhà thờ Ba Ngôi. Ngày 22 tháng 10 hẹn gặp Kowalski ở Bourg-la-Reine tại một ngôi nhà có Gestapo phục kích! Tâm hồn anh kinh hoàng: anh chị Spaak có được an toàn không? Spaak đã kịp báo động cho Kowalski chưa? Đau đớn quá, anh lại ngủ say đến tận sáng bảnh mắt hôm 20. Anh đọc tờ Paris Buổi chiều (Paris-Soir), báo của ngụy quyền, bỗng anh đọc thấy ở trang hai có dòng tin vặt “Edgar, tại sao anh không gọi điện cho tôi? Georgie.” Anh đọc đi đọc lại mấy lần và hiểu rõ: Pannwitz đã bắt mất Georgie rồi. Kín đáo báo tin chiến thắng, tên đó cảnh cáo anh phải ra đầu thú. Sau này anh được biết Pannwitz hai lần dùng báo để báo tin chiến thắng của hắn. Sau khi vây bắt ỏ Correze, hắn đã đưa lên báo dòng chữ “ Georgie, tại sao bà không tới. Patrick đã đến ở nhà chú nó rồi”.
Việc Georgie bị bắt làm cho Leopold choáng váng vì không thể ngờ được, cho nên anh phải giành lại chủ động ngay tức khắc. Tối 20, anh ra khỏi căn hộ của Lucie đi gọi điện thoại hai lần. Trước hết gọi đến phố Beaujolais để kiểm tra xem nhà Spaak đã bị Gestapo chiếm chưa. Nhà của hạn anh không thể nào mà Gestapo lại buông tha, trừ khi nó đặt bẫy ở đó. Việc không có ai trả lời đã giải thích thực trạng ngôi nhà Spaak.
Gọi cú điện thoại thứ hai là đến Nhà Trắng, phố Bourg-la-Reine. Anh xin nói chuyện với bà Parrend. Một giọng của người nước ngoài trả lời rằng bà đó đi vắng. Anh nhắn lại rằng anh không trở lại Bourg-la-Reine nữa và anh sẽ gặp bà tại nhà của bà ở Paris. Cáu kỉnh, đầu dây bên kia yêu cầu anh phải nhắn lại ý kiến nhắc: anh phải nói rất chậm ý kiến kể trên. Ý đồ của anh là gì? Là đánh lạc sự chú ý của Gestapo càng được nhiều càng tốt để chúng không chú ý đến Nhà Trắng trước khi Kowalski rơi vào bẫy. Thật là một hành động hầu như tuyệt vọng, nhưng anh nhắc lại câu nói nổi tiếng: “Không có tình huống thất vọng, chỉ có con người thất vọng mà thôi...”.
Giữa lúc đó, ngày 21 tháng 10, Leopold đi tìm gặp Spaak tại nơi hẹn là nhà thờ Ba Ngôi. Để giết thời giờ và xua đuổi lo lắng, anh ngồi ngắm qua cửa sổ xe cộ của ĐĐN ra vào qua lại trụ sở phố Saussaies. Chúng nó có vẻ bị cuốn vào một trận lốc... Đến 21 giờ, anh đến gần nhà thờ Ba Ngôi. Trời tối như mực, cách vài mét cũng không trông thấy gì. Anh cố giữ bình tĩnh, một điều không dễ dàng do những sự kiện mới xảy ra. Cuối cùng anh gặp Spaak đang chờ anh.
Hai người ôm chầm lấy nhau, không nói lên lời.
Anh cần biết tình hình ngay. Phút xúc động qua đi, anh chỉ hỏi được một câu: Tình hình thế nào?
Khi hai người đi về phía phố Clichy, Spaak kể cho Leopold biết vợ con anh đã sang Bỉ ngày 17, vợ anh không chịu đi vì không cho rằng tình thế không nguy hiểm đến thế, anh buộc phải ép chị lên tầu. Anh qui ước với vợ rằng nếu chị kí tên “Suzette” trong thư nghĩa là tình hình bình thường, nhưng nếu kí là “Suzanne” tức là không tin được nội dung là thư đó nữa.
Ba tuần sau, Suzanne Spaak bị tố cáo và ngày 8 tháng 12 năm 1943 chị bị bắt. Thế là bắt đầu quãng đời đau khổ của chị, nó kết thúc bởi cái chết của chị vào tháng tám năm 1944.
Nhưng cái hôm 21 tháng mười đó, Leopold được tin chị và hai cháu đã sang Bỉ, anh mừng lắm. Thảo luận với Spaak về cuộc hẹn ngày hôm sau với Kowalski. Nội dung không vui vẻ. Bác sĩ Chertok phải gọi điện ngay cho Spaak hôm 19 để qui định giờ hẹn. Spaak đã quay lại nhà để chờ Chertok. Đúng bữa trưa, vào giờ qui ước, chuông điện thoại reo. Spaak hét trong máy: “Thất hẹn rồi, đùng ai tốn công nữa!”.
Đầu dây bên kia cúp máy luôn.
Bác sĩ Chertok liệu có hiểu ra không? Liệu anh có báo kịp cho Kowalski không? Toàn là những câu hỏi đầy lo âu...
Đó cũng là cuộc gặp Spaak lần cuối cùng trong thế chiến. Chỉ sau ngày giải phóng, họ mới gặp lại nhau. Trong khoảng giữa hai cuộc gặp đó, máu đã chảy dưới các chiếc cầu của Paris...
Leopold quay lại nhà bà Lucie, bị ám ảnh bởi cuộc hẹn với Kowalski. Cách duy nhất để đánh lạc hướng bọn ĐĐN là về Nhà Trắng, là thu hút sự chú ý về con mồi được ưa thích là thu ĐĐN chú ý vào anh. Sau khi suy tính, anh tiến hành lịch trình: sáng sớm mai 22 tháng 10, anh gọi điện đến nhà Spaak. Một giọng nữ trả lời. Anh hỏi:
- Tôi có vinh hạnh được nói chuyện với ai đó?
- Tôi là nữ thư kí của ông Spaak...
Spaak chưa hề có thư kí riêng. Vậy là Đội đặc nhiệm đã đến đó rồi. Con bé tự xưng là thư kí của Spaak chỉ là mật thám Đức mà thôi. Anh lấy giọng nghiêm trang, nói tiếp:
- Xin cô nói với ông Spaak rằng ông bạn Henri của ông sẽ đến đó thăm ông vào lúc 14 giờ... Xin cảm ơn cô, đây là một việc rất quan trọng đấy.
- Vâng, tôi sẽ nhắn hộ ông.
Rồi anh bỏ máy xuống.
Anh biết thủ đoạn đó hơi lộ, nhưng với bọn Gestapo không phải lúc nào cũng tế nhị với chúng, có khi dương bẫy thô sơ như thế chúng vẫn mắc. Dù thế nào đi nữa, thủ đoạn làm lệch hướng của Leopold đã đạt kết quả ngay: lúc 14 giờ Pannwitz và bầy chó đã xông ngay vào nhà của Spaak. Trong khi ấy, tại Bourg-la-Reine, bác sĩ Chertok và luật sư Lederman phục gần đó đã kịp đón chặn Kowalski. Số may vẫn còn mỉm cười với các anh.
Ngày 22 tháng 10 là kỉ niệm ngày sinh của mình, Spaak, anh định kiếm mấy chai có chất cay ở nhà anh. Trước khi đi, anh gọi điện cho bà phục vụ, bà Melandes, vì hai người đã qui ước mật hiệu với nhau đề phòng bất trắc: nếu bà nói “thưa ông thân mến” tức là tình hình bình thường, anh có thể về nhà tự do, ngược lại nếu bà trả lời cụt lủn “ông” có nghĩa là gặp nguy hiểm.
Claude Spaak gọi điện thoại. Bà Melandes trả lời liên tiếp: “ông”, rồi bà thét lên: “Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với ông đấy!”.
Nếu đến như thế mà Claude không hiểu, thì thật là nguy hiểm... Đến lúc đó, đường dây bị ngắt một cách tàn bạo. Điên tiết, bọn chó Gestapo lao vào đánh bà Melandes.
Cũng vào ngày 22- 10 đó, trên tờ Paris - Buổi chiều (Paris-Soir) lại xuất hiện tin nhắn như sau “Edgar, tại sao anh không gọi điện thoại?”
Nhưng tên Pannwitz nói để chính hắn nghe mà thôi.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: hoi_ls
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 12 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--