Đánh máy: Vong Hồn Tiên Tử
Hồi 46
Tình không lựa tuổi

Nếu trong thành nhiều chỗ nhiệt náo, tựu điếm trà đình, chợ quán dập dìu, luân lưu không dứt, thì cửa thành là một nơi dành để cho những lúc xả hơi.
Hơn tất cả những cửa thành nào khác, những cửa của Trường An thành, nhứt là cửa đông, sáng chiều gì cũng tấp nập.
Buổi sáng, trời lạnh, mặt trời đang lên, hơi ấm tràn đầy, không còn gì thú bằng ngồi hoặc đứng dọc theo cửa thành sưởi ấm là thứ hơn đâu hết.
Biết được lợi thế đó, quan nha bèn đem những thông tri, cáo bạch dán nhiều vào ở cửa đông, nhân đó, khách tại cửa này càng đông hơn nữa.
Những người buôn bán không bao giờ không ghé mắt, họ mở ngay những sạp, những quán cốc, những hàng rượu, cũng tại cửa Đông.
Những cửa khác cũng thế, nhưng đông không bằng.
Bây giờ thì đông đủ, hạng nào cũng có.
Những kẻ giang hồ, ngồi nghĩ chân sau một khoảng đường xa, những khách nhàn du dừng chân để ngắm người qua kẻ lại và cũng để sưởi ấm ở ánh nắng ban mai.
Những cặp tình nhân trẻ tuổi đứng nép vào góc vắng rì rào.
Những vị ăn mày lẫn lộn để hành nghể độ nhựt và những lão thầy bói, du phương, cũng nhờ vào chỗ đông người mà thiết lập những phòng xủ quẻ lưu dộng đó đây.
Nói chung, tại cửa thành, không có giới nào không góp mặt.
Lý Đức Uy chấp tay sau đít đứng dựa cửa thành để vừa sưởi nắng, vừa ngắm thiên hạ cho vui cùng..thiên hạ.
Từ trong đám đông lách ra một lão hòa thượng vóc dáng nhỏ thó trong bộ áo đạo bạc màu, lão tay chấp tay cúi đầu bước đi, y như giờ nào cũng đang thương thuyết với Phật về chuyện quãng dộ chúng sinh.
Lão xăm xúi đi ngay lại trước mặt Đức Uy:
- A di đà phật, xin thí chủ cho bần tăng chút hoá duyên.
Đức Uy hỏi:
- Lão hòa thượng cần chi?
Lão hoà thượng đáp:
- Mô phật, lão tăng xuất gia, một không vì phật, hai không vì chúng sanh, mà chỉ vì mình, xin thí chủ cho ít tiền để độ nhựt.
Đức Uy mỉm cười:
- Phật môn đệ tử thì bất cứ ai cũng nên chiếu cố.
Hắn rút một tay ra phía trước lấy một ít bạc vụn đặt vào tay lão hoà thượng và lại mỉm cười Một tay nhận tiền, một tay nhà sư vẫn xòe dựng lên ngay ngực và cúi đầu thật thấp Từ trong bàn tay xoè của lão vụt xẹt ra mấy làn khói đen thật mỏng và lợt, nếu không tinh mắt thì không làm sao thấy được, thế nhưng Đức Uy đã thấy.
Cánh tay còn chấp sau đít của hắn vụt đưa ra, trên tay, cây quạt ngọc đã xoè sẵn tự bao giờ.
Mấy làn khói đen chạm vào cánh quạt dồn nhanh trở ra, lão hoà thượng hự lên một tiếng nho nhỏ loạng choạng thối lui.
Đức Uy nhìn theo nói nhỏ:
- Hoà thượng, ông vì ông, còn tôi vì người khác, không ai dễ dàng gì cả, cần chi phải làm như thế? Hy vọng đừng cho chạm mặt.
Lão hoà thượng quày quả bỏ đi, sau khi ném vào mặt Đức Uy một cái lườm căm hận.
Lão không còn đi nhanh như lúc nãy, bước đi chậm chạp nặng nề, dáng đi y như một kẻ chưa hề biết đến võ công.
Vân Tiêu lách mình tới hỏi nhỏ:
- Khốc hòa thượng, một trong tứ đại môn đồ của Văn Hương Giáo Chủ.
Đức Uy gật đầu:
- Kệ để cho lão đi, cái độc của lão tung ra dội ngay về lão, ít nhất nội lực võ công của lão đã bị phế rồi, nếu lão không chết, không còn ích gì cho Bạch Liên Giáo nữa đâu.
Đưa mắt nhìn quanh, Đức Uy nói tiếp:
- Có điều tôi chưa hiểu là Bạch Liên Giáo ngưng động tịnh khá lâu, không hiểu tại sao hôm nay nhắm thẳng vào tôi như thế ấy?
Vân Tiêu nói:
- E rằng chúng thay đổi cách hoạt động, có thể chúng rút vào bí mật và phân tán mỏng.
Đức Uy nói:
- Dã tâm của chúng không lớn, chúng chỉ nhắm vào cá nhân Dương Đô Đốc, chúng không giống như bọn Mãn Châu, Cúc Hoa Đào hay Lý Tự Thành.
Vân Tiên nói:
- Thiếu hiệp hãy đề phòng, chúng không từ một người đâu, rất có thể Tử Kim Đao cũng đến.
Đức Uy lắc đầu:
- Tử Kim Đao không còn trong bàn tay khống chế của chúng nữa đâu.
Vân Tiêu hỏi:
- Sao thiếu hiệp biết?
Đức Uy thuật lại chuyện trước về Mông Bất Danh và chuyện mới đây trong tòa trang viện Vân Tiêu sáng mắt:
- Nếu quả như vậy thì món nợ cánh tay này tôi sẽ không còn lo phải đi đòi nữa.
Đức Uy nhìn vào mặt Vân Tiêu:
- Đa tạ Vân Phân Đường chủ Vân Tiêu nghiêm mặt:
- Đó là chuyện riêng, nhưng món nợ của anh em Phân Đường nếu chưa có chỉ thị mới của Tổng Đường, tại hạ khong thể không hành động, mong thiếu hiệp lượng tình.
Đức Uy nói:
- Điều ấy tôi biết, Vân Phân Đường chủ có thể bỏ mối thù riêng của mình, bao nhiêu đó, tôi cũng đã thoa? mãn đầy đủ rồi, chuyện của Tổng Đường là lẽ tự nhiên, bây giờ phải chờ kết quả chắc chắn rồi sẽ tính sau.
Vân Tiêu nói:
- Đa tạ đại hiệp.
Hắn lách mình len lỏi qua hướng khác, Đức Uy đi thẳng vào thành.
oo Trong thành giờ này thiên hạ dập dìu.
Người buôn bán có, người đi đường có, người thành thị cũng đầy mà ngght:10px;'>
- Đã là bậc phong hoa tuyệt đại, lại thêm sở học khá cao, một người như Dương muội thật là hiếm có, lão bá lại thương tình mà bảo thế, nhưng trong hoàn cảnh này thật tôi không dám biết phải làm sao Mẫn Tuệ gật đầu:
- Ý của Lý ca, tôi biết, chính cha tôi cũng biết trong hoàn cảnh nạn dân ách nước, làm sao chúng ta có thể đem chuyện tình mà bàn bạc hay quyết định, nhưng ý kiến của cha tôi là muốn như thế mà trong lòng chúng ta hãy như đính ước, để việc chung chạ sau này không phải ngại với nhau.
Đức Uy nói:
- Tôi biết, Dương muội không như hạng thường tình vì không dám nói nhiều, chúng ta có thể một lời với nhau như thế cũng đủ lắm rồi.
Mẫn Tuệ ửng hồng sắc mặt, nhưng nàng lấy lại tự nhiên ngay:
- Không, tiểu muội biết trong lúc binh lửa rộn ràng như thế chúng ta đâu có quyền đeo đẳng bên nhau, chỉ cần trong lòng tiểu muội có Lý ca và trong lòng Lý ca có tiểu muội là đủ rồi.
Đức Uy ngồi trầm ngâm không nói.
Thật lâu, Mẫn Tuệ hỏi:
- Tổ cô nương bây giờ tính sao? Lý ca định an trí như thế nào cho ổn?
Đức Uy giựt mình vì câu hỏi có nhiều ý nghĩa của Mẫn Tuệ, hắn đáp:
- Cứ để Tổ cô nương tạm ở đây với hiền muội chớ làm sao bây giờ.
Mẫn Tuệ cười:
- Tiểu muội không phải hỏi như thế, Lý ca đã biết ý tiểu muội rồi mà.
Đức Uy đỏ mặt:
- Ngu huynh không dám có xa vọng mà cũng không hề nghĩ gì cả.
Mẫn Tuệ nói:
- Chưa hề nghĩ thì tiểu muội tin, nhưng nếu nói không dám xa vọng thì có phần quá đáng Lý huynh không biết, sở dĩ Tổ thư thư cương quyết ly khai gia đình, cương quyết làm cho nhà họ Tổ và Nam Cung Nguyệt chống nhau để không thể cùng cấu kết với Mãn Châu, sở dĩ thư thư dám hy sinh như thế một phần lớn là vì Lý huynh đó.
Đức Uy ấp úng:
- Điều đó điều đó thật ngu.huynh không biết.
Mẫn Tuệ hỏi:
- Nhưng bây giờ thì đã biết rồi?
Đức Uy lắc đầu:
- Ngu huynh không dám nghĩ đến điều ấy.
Mẫn Tuệ nói:
- Tiểu muội nói thật tình, vì chỉ có chị em bạn gái mới biết nhau thôi. Bạn gái với nhau có cảm giác về nhau bén nhạy lắm.
Đức Uy ngồi im lặng:
Mẫn Tuệ hỏi:
- Bây giờ Lý huynh biết rồi, và biết rõ ý của tiểu muội, vậy Lý huynh giải quyết như thế nào?
Đức Uy cười nhăn nhó:
- Ngu huynh đâu có biết làm sao?
Mẫn Tuệ nói:
- Dễ lắm, bây giờ tiểu muội hỏi trong lòng Lý ca có Tổ thư thư không?
Đức Uy cười:
- Vừa rồi ngu huynh đã chẳng nói rồi sao, ngu huynh không hề dám nghĩ.
Mẫn Tuệ hỏi:
- Cứ cho là thật như vậy đi, nhưng chuyện có nghĩ đến hay không là chuyện của Lý ca còn Tổ thư thư đã quyết tâm lìa Phúc An, quyết tâm lìa nhà họ Tổ, quyết tâm hy sinh cho đại cuộc, bây giờ thân gái linh đinh không nơi nương tựa, Lý ca có can đảm để cho người ta đứt ruột một lần nữa hay sao? Không thể có cách để làm cho xứng đáng sự hy sinh cao quý ấy hay sao?
Đức Uy lúng túng:
- Chuyện đó chuyện đó Mẫn Tuệ chận ngang:
- Đừng có chuyện đó chuyện kia gì cả, chỉ cần Lý ca gật đầu thôi chớ không cần Lý ca phải nói gì cả, tiểu muội sẽ thay Lý ca mà làm chuyện đó.
Đức Uy vội nói:
- Như thế làm sao?
Mẫn Tuệ lừ mắt:
- Tại sao không được? Lý ca nói cái không được đó cho tiểu muội nghe thử coi!
Đức Uy làm thinh.
Mẫn Tuệ cười:
- Biết rồi, có phải để tự Lý ca nói với Tổ thư thư phải không?
Đức Uy vội lắc đầu:
- Không không ngu huynh không phải có ý như thếâ đâu Mẫn Tuệ hỏi:
- Chớ tại làm sao? Nói cho tiểu muội nghe đi.
Đức Uy nói:
- Đã được Dương muội nghĩ đến, lẽ nào ngu huynh lại như thế hay sao Mẫn Tuệ cười:
- Lại như thế là như thế nào? Lại đứng núi này trông núi nọ phải không?
Đức Uy gật đầu:
- Đúng, có thể nói như thế ấy.
Mẫn Tuệ cười:
- Tốt lắm, trong lòng Lý ca hãy còn cứ nghĩ đến tiểu muội, như thế là tiểu muội mãn nguyện lắm rồi. Nhưng thật ra thì Lý huynh không biết tiểu muội và Tổ thư thư thương nhau lắm, có thể nói có tiểu muội mà thiếu Tổ thư thư thì cuộc sống của tiểu muội cũng trở thành vô vị và ngược lại Tổ thư thư cũng thế. Tiểu muội hy vọng được một vị thư thư như thế và nếu may ra mà được một vị muội muội nữa thì quả là toàn vẹn.
Đức Uy nhìn nàng sửng sốt Mẫn Tuệ cười:
- Tiểu muội nói thế Lý ca không biết phải hông? Thất Cách Cách đó mà.
Đức Uy cười gượng:
- Hiền muội lại đùa rồi, làm sao lại như thế được?
Mẫn Tuệ nhướng mắt:
- Tại sao lại không thể chớ? Trên đời này không chuyện gì mà không được, chỉ sợ lòng người mà thôi, tiểu muội quả quyết rằng chuyện này toàn do nơi Lý ca, chỉ cần Lý ca gật đầu là vị Thất Cách Cách ấy sẽ bằng lòng bỏ tất cả.
Đức Uy lắc đầu:
- Dương muội, chỉ sợ nàng đã xem lầm rồi, thật ra thì quả giữa ngu huynh và nàng cũng có tư giao đến mức cảm tình nhiều lắm, nhưng nhứt định không bao giờ nàng lại buông bỏ lập trường hiện tại của nàng.
Mẫn Tuệ nói:
- Tiểu muội không tin, mình đánh cá đi thử xem ai thắng.
Đức Uy cười, nhưng hắn làm thinh.
Mỗi người có một công chuyện riêng của họ.
Nếu có một chỗ đứng có thể dòm thấy hết cả sinh hoạt trong một thành thị lớn như thế này, người ta sẽ rất ngạc nhiên, không hiểu người ở đâu đông quá, không hiểu họ làm cái giống gì,không hiểu họ đang gấp rút chuyện gì mà thấy họ lăn xăn lít xít từ đầu này qua đầu khác.
Có những người nếu nhìn thấy suốt hành trình của họ thì sẽ không biết làm sao giải thích.
Có người ba hồi đi nhanh như gấp lắm nhưng ba hồi họ đi thật chậm, có nhiều lúc họ dừng hẳn lại, trông họ thật ngơ ngơ ngác ngác.
Nhưng nếu chỉ theo một người thôi, chuyện sẽ không có gì lạ cả.
Họ có thể người mua bán, họ có thể người dạo chơi, họ có thể là người đi làm, nhưng không thể nhất thiết bước chân họ lúc nào cũng đều.
Người mua bán khi thấy vật trúng vào nghề họ, họ có thể dừng chân, người đi dạo chỗ không thích họ đi nhanh, chỗ thích họ đi chậm, chỗ nào hấp dẫn mắt họ thì họ dừng đứng lại, hoặc quay đầu đi ngược khi họ vừa thấy một cái gì cần nhìn cho kỹ.
Người đi làm khi chưa đến giờ, họ có quyền thong thả, nhưng khi thấy sắp đến giờ họ phải đi nhanh Chuyện chỉ có thế thôi.
Nhưng người thiếu phụ này phải chú ý.
Nàng trạc ba mươi tuổi, hơn hay kém đôi chút, nhưng thật đẹp, đẹp não nùng.
Nàng ăn vận theo người ở làng quê lên tỉnh, nhưng dáng cách của nàng thì không quê một chút nào.
Đôi mắt nàng thật sáng thật trong và thật lanh, nhứt định không phải đôi mắt nhà quê, bàn tay, bàn chân nàng thật nhỏ, ngón búp măng, nõn nà còn hơn cô gái mười tám, mà không phải ở thành, nước da nàng thật trắng, mịn, ửng hồng, không phải nước da mét vì thiếu máu, đen vì xạm nắng Như vậy, người thiếu phụ này không phải nhà quê, mặc dầu ăn vận thật quê.
Không phải gương mặt không, vóc dáng của nàng thật đẹp, một cô gái, một thiếu phụ chừng mười chín hai mươi, nhưng nếu đã có một vài đứa con, nhứt là thiếu phụ nhà quê, đứng với nàng, họ sẽ già quá năm mươi.
Ngực nàng vun cao, eo nàng thắt lại, mông nàng thật nở nang tay chân nàng tròn dài, không có một chút nào có thể gọi là không đẹp.
Người thiếu phụ từ bên kia ngõ hẻm, sát phía ngoài cửa thành băng qua nhanh nhẹn và theo sau Đức Uy.
Vẫn với bước đi thong dong, Đức Uy làm như không hay biết có người đẹp theo sau.
Qua một khoảng vắng, người đẹp lên tiếng:
- Lý thiếu hiệp, xin thiếu hiệp đừng quay lại, cứ đi tự nhiên, thiếp có chuyện mong chờ thiếu hiệp.
Y như lời nàn,g Đức Uy không quay lại và tiếp tục đi như hồi nãy đến giờ, nhưng miệng hắn nói:
- Băng Mỹ Nhân!
Người thiếu phụ nói thật tỉnh:
- Thiếu hiệp nhãn lực thật cao, chỉ thấy Tam sư huynh của thiếp là nhận ra được thiếp, riêng cái danh hiệu đó thật tình thì chỉ mong Bạch Liên Giáo họ cố ý tặng để mua lòng, chớ thiếp đâu xứng đáng, huống chi, bây giờ cũng đã già rồi còn đâu nữa mà gọi là mỹ nhân.
Đức Uy nói:
- Vừa rồi lịnh sư huynh chực ngoài cửa thành để ám toán tôi, kết quả bao nhiêu năm trui rèn võ công của người tiêu thành bọt nước.
Băng Mỹ Nhân nói:
- Thiếp thấy điều đó thật không dám giấu, thiếp cũng được lịnh theo ám hại Lý thiếu hiệp và khi mà Lý thiếu hiệp chưa đến đây thiếp vẫn còn ý chí quyết giết, nhưng khi thấy Lý thiếu hiệp thì thiếp đã hoàn toàn thay đổi ý định.
Đức Uy ngạc nhiên:
- Sao? Bây giờ cô nương không định giết tôi nữa à?
Băng Mỹ Nhân đáp:
- Phải, có lẽ lương tâm của tôi chợt bừng dậy mà thật ra thì tôi cũng biết cái thứ tiểu xảo của Bạch Liên Giáo dùng để hại người đó, đối với Lý thiếu hiệp nào có ra chi.
Lý Đức Uy hỏi:
- Thế cô nương theo tôi?
Băng Mỹ Nhân nói:
- Vừa rồi tôi có nói, mục đích để chờ Lý thiếu hiệp giúp cho.
Đức Uy cau mày:
- Nhờ tôi giúp? Tôi có thể giúp được sao?
Băng Mỹ Nhân nói:
- Tiện thiếp yêu cầu Lý thiếu hiệp cho tiện thiếp gặp chàng Đức Uy sửng sốt, nhưng ngay sau đó hắn biết chàng mà nàng nói đó là ai, hắn hỏi:
- Cô nương muốn nói Tử Kim Đao La Hán?
Băng Mỹ Nhân đáp:
- Đúng rồi, xin Lý thiếu hiệp giúp cho tiện thiếp đạt thành tâm nguyện.
Đức Uy cảm nghe lời lẽ của nàng có chỗ không ổn, hắn hỏi:
- Cô nương còn muốn gặp hắn để làm chi?
Tiếng còn của hắn trong câu nói có một ý nghĩa rất rõ ràng.
Nàng đã gặp La Hán rồi, có lẽ nàng đã làm cho hắn thất điên bát đảo vì tà mỵ như thế còn chưa đủ tổn đức hay sao? Như vậy còn chưa đủ ác hay sao, bây giờ còn muốn gặp lại làm chi nữa? Nàng hại hắn như thế còn chưa thoa? mãn?
Có lẽ Băng Mỹ Nhân thừa thông minh để hiểu câu hỏi ấy, thừa trí óc để nghe tiếng còn thống trách nặng nề, thế nhưng nàng vẫn nói tự nhiên:
- Nói ra chắc Lý thiếu hiệp không tin, không ai tin cả, kể luôn chàng nhứt định cũng không tin, nghe ra người ta sẽ cười khinh bỉ, nhưng sự thật vẫn ngàn đời là sự thật.
Tiện thiếp mong gặp được chàng đối diện cầu xin, miễn chàng thuận lòng thì thiếp sẽ bỏ tất cả, thiếp bỏ Bạch Liên Giáo để trọn đời làm tôi mọi cho chàng Đức Uy gần như không tin thính giác của mình chính xác, hắn hỏi:
- Cô nương muốn theo hắn.
Băng Mỹ Nhân nói:
- Nói ra, chính tiện thiếp cũng tức cười cho mình, bây giờ niên kỷ đã cao rồi, có lẽ tiện thiếp đã lớn hơn chàng gần mười tuổi, tiện thiếp biết không nên mà cũng không xứng, thế nhưng Ngưng một chút như để chế ngự nỗi lòng nông nổi, như để trấn áp những gì rộn rã trong lòng, giọng nàng nói thật tha thiết:
- Thật không dám không nói thật tình, ban đầu tiện thiếp đối với chàng chỉ vì dục vọng chớ hoàn toàn không có một chút tình nào cả, nhưng mãi cho đến sau khi hắn đi khỏi rồi, tiện thiếp mới nhận ra rằng mình có tình đã quá sâu. Tiện thiếp đã bao ngày đêm suy nghĩ cân nhắc cuối cùng không làm sao được nữa, tiện thiếp quyết định ly khai Bạch Liên Giáo đệ theo chàng, quyết đem tấm chân tình chưa bao giờ có đối với ai mà dâng hiến cho chàng. Tiện thiếp chỉ tìm gặp Lý thiếu hiệp là biện pháp duy nhứt để thoát ly Bạch Liên Giáo, chỉ có chàng là cơ hội duy nhứt để cho tiện thiếp làm lại cuộc đời. Tiện thiếp muốn được tận mặt chàng để khẩn cầu chàng cứu thiếp, chàng gật đầu thì trọn đời thiếp sẽ là của chàng, nhưng nếu chàng từ chối thì thì Nàng ngưng ngang câu nói, nhưng thật ra thì cũng không cần nói nữa.
Đức Uy chợt cảm thấy lỡ cười lỡ khóc.
Một con người, đã nổi danh băng giá, nổi danh chỉ biết có nhục dục, nổi danh tim óc bằng sắt đá ấy lại có lúc cũng nói đến chuyện tình như thế hay sao?
Một con ngừơi đã đến ba mươi mà lại đi yêu một cậu trai chỉ đáng bằng đứa em út của mình như thế hay sao?
Dục hay tình?
Không, trong trường hợp này, với con người đó bằng vào cung cách như thế thì không thể gọi là dục được. Thế nhưng nếu bảo là tình thì thật khiến cho không ai có được một niềm tin.
Đức Uy không dám bộc lộ một cử chỉ nào sơ suất, nàng đang nói với tất cả sự thành khẩn, tất cả sự trang nghiêm đầu tiên của con người nàng, có thế nào đi nữa hắn cũng phải tôn trọng sự thành khẩn trang nghiêm đó.
Hắn không có quyền tạt một gáo nước lạnh vào khối nhiệt tình. Có thể một con người nào đó không tin, nhưng với Đức Uy với trực giác bén nhạy về tình người của hắn, hắn tin nàng nói bằng tiếng lòng chơn thật nhứt trong đời.
Đối với hắn, đó là lời xé ruột banh gan, hắn không thể không tin.
Nhưng sự gian hiểm của Bạch Liên Giáo tâm địa hại người để lấy làm vui của những con người ấy, có nên tin được như thế hay không?
Băng Mỹ Nhân nói ngay:
- Tiện thiếp biết Lý thiếu hiệp không làm sao tin được, thật ra thì chính tôi cũng không tin rằng tôi lại có chân tình đối với chàng như thế ấy, lúc ôm ấp chàng trong tay, tiện thiếp đã xem chàng như một món đồ chơi ngồ ngộ, một món giải trí không có linh hồn, nhưng bây giờ thì không những có linh hồn mà linh hồn đó đã nằm trọn linh hồn của thiếp Như sợ không hết ý, nàng nói tiếp một cách vội vàng:
- Đối với một người con trai chỉ bằng tuổi đứa em út của mình mà đi nói chuyện tình quả là trò cười cho thiên hạ, là tự sỉ nhục trước mọi người, nhưng tiện thiếp lại thấy khác, tiện thiếp thấy tình yêu không phải trò cười, tình yêu không phải là cái nhục.
Đức Uy buột miệng nói lên câu mà chính hắn không biết nói như thế để làm gì?
Nói để nàng được an ủi hay nói để làm một cuộc tự xác nhận những truân chuyên trong chỗ sâu kín nhứt của lòng mình, hắn nói:
- Cô nương, tôi biết, tình là một sự kỳ diệu và thanh khiết.
Hắn chợt nghe hối hận.
Tại làm sao trong hoàn cảnh này, hắn lại buông một câu như thế? Tán đồng chăng? Mà có thể tán đồng như thế được chăng?
Băng Mỹ Nhân nói:
- Cho dầu Lý thiếu hiệp không tin thì cũng không có gì đáng trách, tại vì giáo đồ của Bạch Liên Giáo toàn là những người dâm tà ác độc Nàng vụt ngẩng mặt lên nhìn thẳng vào Đức Uy và nói bằng một giọng lạ lùng:
- Lý thiếu hiệp, thiếu hiệp có thể khống chế huyệt đạo của tôi, chỉ chừa á huyệt để tôi có thể nói chuyện được với chàng.
Lý Đức Uy rúng động không phải rúng đôïng vi câu nói mà vì sắc đẹp của nàng.
Từ lâu, hắn chỉ nghe tiếng chớ chưa từng gặp mặt, nãy giờ cũng chỉ nói chuyện chớ không nhìn rõ, nhưng bây giờ thì hắn đã thấy rồi.
Nếu không biết, hắn không bao giờ có thể tin người thiếu phụ đứng trước mặt mình là một người tuổi đã đến ba mươi.
Nàng đẹp quá, trẻ quá Lần gặp nàng và La Hán dưới hầm sâu trong cựu Hoàng cung, hắn không nhìn rõ, hắn chỉ nhớ đôi mắt đầy dục vọng của nàng, bây giờ cũng đôi mắt ấy, nhưng là đôi mắt trang nghiêm thành khẩn, hắn không làm sao tìm thấy được cái dục, cái ác trong đôi mắt thật đẹp của nàng.
Giá như nàng đừng có một dĩ vãng, giá như nàng đừng phải là người trong Bạch Liên Giáo đi ra Hắn nhớ đến Triệu Nghê Thường, nàng cũng từ Bạch Liên Giáo mà ra, nhưng nàng chưa bị bùn nhơ làm hoen ố và hắn bất giác nghĩ đến một vấn đề khác biệt.
Giữa hai người, Triệu Nghê Thường và Băng Mỹ Nhân, sự khác biệt đó là gì? Cả hai cùng từ Bạch Liên Giáo đi ra, cả hai cũng đều thấy được con đường phải trái, cả hai đều muốn trở lại con đường chánh đáng, thế nhưng họ vẫn khác nhau, mà khác nhau cái gì?
Phải chăng Triệu Nghê Thường còn trinh trắng, còn Băng Mỹ Nhân đã dày dạn phong hoa?
Nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là tinh thần hay thể xác? Thể xác của nàng hoen ố, nhưng tinh thần của nàng có bị hoen ố hay không?
Con ngừơi thật là phức tạp, ý nghĩ của con ngừơi thật khó lòng giải thích. Người ta thường nói buông cây đao giết người là thành phật, người ta thường khuyên những người làm ác hãy quay về với lẽ phải, người ta nói tất cả cái dĩ vãng xấu xa sẽ nhờ hiện tại và tương lai tốt đẹp bôi xoá, nhưng có thật bôi xoá được hay không? Người ta có quên được hay không? Có được bao nhiêu người sẵn sàng và thật tình bỏ qua dĩ vãng?
- Thiếu hiệp Tiếng tha thiết của Băng Mỹ Nhân làm cho Đức Uy nhớ về hiện tại, hắn nói:
- Cô nương nghĩ rằng tôi đã cứu hắn sao?
Băng Mỹ Nhân sửng sốt:
- Sao? Không phải Lý thiếu hiệp Đức Uy lắc đầu:
- Không phải tôi.
Băng Mỹ Nhân trố mắt:
- Như vậy nhưng cuối cùng chàng vẫn ở chung chỗ với Lý thiếu hiệp?
Đức Uy lắc đầu:
- Không, hắn không có ở chung với tôi, chính tôi cũng không biết hắn ở đâu và cũng đang đi kiếm. Tuy nhiên, vừa rồi hắn có giúp cho tôi một chuyện, nhưng hắn không ra mặt.
Băng Mỹ Nhân biến sắc:
- Như vậy thì Đức Uy nói:
- Cô nương, tôi nói thật tình.
Băng Mỹ Nhân vội nói:
- Không, tôi không có ý nói rằng thiếu hiệp không thật nhưng tôi không biết bây giờ tôi phải làm sao Đức Uy nói:
- Hắn không có ở trong thành, hắn ở ngoài thành, nhưng chắc chắn là không xa, cô nương có thể ra ngoài tìm được.
Băng Mỹ Nhân lắc đầu cười khổ sở:
- Nếu chàng không xa lắm thì thiếp có thể tìm chàng chỉ có điều Lý thiếu hiệp không biết là bây giờ thiếp không thể tùy tiện lộ mặt được đâu.
Lý Đức Uy cau mày:
- Sao vậy?
Gương mặt như đóa hoa rạng rỡ của Băng Mỹ Nhân vụt héo xèo, nàng nói:
- Thiếp đã quyết định thoát ly Bạch Liên Giáo, ra đi lần này thiếp quyết không trở lại. Chuyến đi này là do mạng lịnh của đại sư huynh, đến đây tìm hại Lý thiếu hiệp.
Bây giờ Lý thiếu hiệp bình yên mà thiếp thì trở về cũng bình yên, là con người đa nghi, nhứt định đại sư huynh sẽ bảo rằng thiếp manh tâm phản giáo. Bất cứ tổ chức nào cũng có điều cấm kỵ, nhứt là Bạch Liên Giáo đối với phản đồ tàn ác lắm họ không hề thương tiếc, không hề nghĩ đến công lao. Thiếp không sợ ai cả, nhưng thiếp không sợ, chống lại nổi đại sư huynh, nếu bị bắt thì mạng thiếp còn chi? Thật thì thiếp cũng không làm sao thấy được mặt chàng Không sợ chết, nhưng chỉ sợ không thấy được mặt chàng. Lập luận nghe thật ngộ, Đức Uy thiếu chút nữa đã bật cười, nhưng gương mặt nghiêm trang, gịong nói thành khẩn tha thiết của nàng làm cho hắn không cười được, vả lại, hắn biết nàng nói thật, hắn biết nếu gặp được La Hán mà phải chết, nàng cũng không hề sợ.
Đức Uy trầm ngâm và hỏi:
- Nếu thế thì bây giờ tôi có thể giúp được gì cho cô nương?
Băng Mỹ Nhân thở ra:
- Có thể tôi đã đi hơi quá, nhưng xin thiếu hiệp niệm chút lòng thành mà giúp cho Hơi do dự một giây, nàng nói tiếp:
- Xin Lý thiếu hiệp, vì chút tình thương của một người lở dở, tấn thối lưỡng nan mà cho tôi về tá túc trong Đô Đốc Phủ. Thiếp không dám khuấy nhiễu lâu ngày, chỉ khi nào thiếp nghe chắc tin chàng thì thiếp sẽ ra đi.
Đức Uy suy nghĩ và chắc lưỡi:
- Cô nương, không phải tôi không muốn giúp, nhưng tôi chỉ là một kẻ giang hồ, không có quyền và cũng không dám thay Dương Đô Đốc mà chủ trương Băng Mỹ Nhân khẩn khoản:
- Vừa rồi thiếp đã có nói, Lý thiếu hiệp có thể khống chế huyệt đạo Đức Uy lắc đầu:
- Không phải tôi không tin Cô nương mà thối thoát, nhưng thật thì Đô Đốc Phủ vốn là trung khu hiệu lịnh của Tây ngũ tỉnh Nàng vụt thấp giọng nghẹn ngào:
- Khẩn cầu Lý thiếu hiệp thương xót cho tình này, giúp cho thiếp được có cơ hội ngộ có cơ hội làm lại cuộc đời Lặng thinh một lúc thật lâu, Đức Uy hỏi lại:
- Có một việc khá quan trọng, không biết cô nương đã có biết hay không?
Băng Mỹ Nhân nói:
- Xin thiếu hiệp chỉ giáo Đức Uy thở dài:
- La Hán đã có một người bạn thích hợp, cả hai đã có nặng mối tình Băng Mỹ Nhân nói:
- Thiếp biết, thiếp biết đó là Triệu Nghê Thường, nàng là đệ tử của đại sư huynh của thiếp, luận về bối phận, nàng là sự diệt nữ của thiếp, nhưng nàng sớm giác ngộ ly khai khỏi tổ chức dâm ác đó, chính tiện thiếp khâm phục vô cùng, chính quyết định thoát khỏi Bạch Liên Giáo của thiếp đã chịu hơn phân nửa ảnh hưởng của nàng Đức Uy chợt nhớ lại hai câu phú cũ, không biết của ai:
Thanh kỷ vãn cảnh tòng lương, nhứt thế chi yên hoa vô ngại; trinh phụ bạch dầu thất thủ, bán sanh chi thanh bạch câu phi Phải rồi, gái điếm về già chợt biết hoàn lương một kiếp bùn nhơ coi chẳng có, trinh phụ bạc đầu bỗng làm thất tiết, nửa đời trong trắng kể như không Phải rồi, nên nhìn vào hiện tại và tương lai, đừng cố chấp con ngừơi trong cuộc đời thuộc về dĩ vãng, nhưng hoàn cảnh của nàng thật quá éo le Đức Uy áy ngại:
- Cô nương, tôi muốn nói Băng Mỹ Nhân gật đầu:
- Tôi biết ý của Lý thiếu hiệp, nhưng tôi có thể nói thẳng mà không ngượng ngùng, tôi đâu lại không biết phận mình, tôi đâu dám cao vọng, chỉ cần gần được bên chàng, dầu tỳ thiếp, dầu tôi đòi cũng đã là thoa? nguyện.
Đó là thành tâm thật ý, nhưng thực tế có được như vậy hay không?
Mặc cảm tự tôn của con người đó sẽ vì tình mà gạt bỏ được hay không?
Đức Uy chắc lưỡi:
- Còn một điều khá quan trọng, tôi muốn nhắc Cô nương Băng Mỹ Nhân thành khẩn nhìn hắn:
- Xin Lý thiếu hiệp cứ dạy Đức Uy nói:
- Trong khi hắn ở trong tay của Cô nương, là tâm trí hắn bị khống chế, hắn không phải gặp cô nương trong phút bình thường, khi hắn hoàn toàn thanh tĩnh, đối với cô nương, hắn chỉ còn là thù hận chớ không phải là tình thâm, nếu cô nương đến trước mặt hắn, hắn sẽ làm cho cô nương tổn thương Vẻ mặt của Băng Mỹ Nhân như bị án bởi một lớp mây u ám, nàng nói:
- Việc đó thiếp cũng đã có nghĩ qua, nhưng yêu chàng, thiếp đã liều tất cả, cho dầu vì giận mà chàng giết thiếp, thiếp cũng cam lòng.
Đức Uy không thể nào chịu nổi trước tâm tình tha thiết đó, hắn gật đầu:
- Được rồi, tôi bằng lòng để đưa cô nương về Đô Đốc Phủ, cũng bằng lòng để cô nương ở lại đó Một nỗi mừng vô hạn ngập vào ánh mắt của Băng Mỹ Nhân, nàng vội nói:
- Đa tạ Lý thiếu hiệp, trọn kiếp này Trầm Ngọc Hà sẽ nguyện làm thân trâu ngựa Đức Uy khoát tay:
- Cô nương đã quá lời.. à, cô nương vừa nói tên là.. Băng Mỹ Nhân Trần Ngọc Hà gật đầu:
- Vâng, từ nay để cho có vẻ lần lần gột rửa bùn nhơ, xin Lý thiếu hiệp gọi thẳng tên chớ đừng gọi cái danh hiệu xấu xa Nàng ngưng lại và nhích tới:
- Xin thiếu hiệp khống chế huyệt đạo của thiếp đi.
Đức Uy lắc đầu:
- Tôi tin Cô nương, nếu không thì tôi không chấp nhận, không cần phải làm như thế.

Truyện Cô Gái Mãn Châu Phi Lộ Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 ếng:
- Chuyện đó các hạ không cần biết. Ta, Trung Nguyên Bạch Y Khách đến đây để gặp Hải Hoàng bàn chuyện buôn bán nếu các hạ muốn cản thì cứ tự nhiên.
Thanh đại đao nhoáng lên lập tức.
Côn, trượng hay đại đao, có lẽ ai cũng quen dùng trong một chiêu đầu với thế Hoành Tảo Thiên Quân, lão già mặt đỏ, cũng thế, chiêu đầu của lão quét cuốn ngang hông của Đức Uy.
Lão là con người cao lớn, cánh tay của lão to như bắp chuối, thêm đà đao đi ngang rất mạnh, cho dầu ai đó cầm trong tay món binh khí nặng cũng không dại gì đỡ theo lối đương đầu, vì như thế người đỡ bị vào thế hạ phong.
Nhưng hình như Đức Uy muốn thử qua nội lực, hắn nhích chân trái ra sau nửa bước, thân mình nghiêng theo bên trái và chỉ thẳng mũi kiếm ngay hướng mũi đao Lửa vụt loé lên như lò rèn đang thổi, lão già mặt đỏ khi tung chiêu đầu đã có hơi xuống tấn, chân lão vận đủ mười thành công lực thế nhưng thanh đao quá nặng lại bị dội ngược thành ra lão gượng không nổi phải lui luôn ba bước Đức Uy vẫn đứng yên, nhưng riêng hắn, hắn biết rõ hổ khẩu của mình đã đỏ lên vì chịu vào sức dội kinh hồn.
Đã biết sức đối phương, đã biết sự lợi hại của thanh đao nặng Đức Uy không chờ cho lão già mặt đỏ lui hết trớn, lão mới vừa lui hơn một bước thì cả người lẫn kiếm của Đức Uy đã sát bên mình lão.
Trớn dội quá mạnh, lão già mặt đỏ còn phải bị trớn đẩy hơn một bước nữa và như thế là nếu không chết cũng phải trọng thương vì thanh cổ kiếm trong tay của Đức Uy đã sát bên mình.
Đám huynh đệ của lão đứng ngoài cùng rú lên một lượt, nhưng không ai làm sao cứu kịp vì mũi kiếm đã sát rồi.
Thế nhưng tay của Đức Uy dừng ngay lại, dừng ngay khi mũi kiếm vừa ghim vào tới áo chớ chưa chạm tới da, hắn nói thật chậm:
- Được chưa? Như thế là chủ khách đã phải lễ rồi đó.
Sức mạnh, thân pháp thật nhanh, nhanh hơn đối thủ và món binh khí chém sắt như bùn – Hội đủ ba yếu tố đó là thắng, không phải thắng một người, mà có thể thắng cả một cuộc bao vây.
Trong trường hợp này, trong trường hợp đối diện là Thập đại tướng quân của Hải Hoàng. Đức Uy đã hội đủ ba yếu tố tất thắng đó.
Và hắn lui ra sau hai bước, đứng im.
Lão già mặt đỏ chống cán đao trở xuống y như tư thế cũ, da mặt đỏ rần của lão xạm xuống tím bầm.
Và thình lình, cán đao vụt bật lên, bật về hướng Đức Uy.
Cán đao bật lên vẫn có thể là thế đánh, nhưng sát thủ không phải nơi cán đoa, sát thủ vẫn là ở lưỡi đao.
Vì khi cán đao bật lên thì chân phải của lão già cũng nhích tới và như thế là lưỡi đao cuốn theo – lưỡi đao cuốn theo thế bật của cán đoa, nghĩa là từ dưới cuốn lên. Đó là thế tối hậu của Quân Vân Trường thuở trước, bằng vào thế đó ông ta đã chém Huê Hùng bọt nước chưa tan, ở Tru Văn Xủ trảm Nhan Lương để tạ Ơn Tào tại thành Bạch M㠖 nói là thế tối hậu không có nghĩa là thế sau cùng đối với người sử dụng, tối hậu ở đây có nghĩa là đối với người bị tiếp thanh đao. tối hậu có nghĩa là khi thấy đường đao đó, người tiếp thanh đao không còn nữa!
Huê Hùng, Văn Xủ và Nhan LƯơng thấy được đường đao hiểm ác đó, nhưng chỉ thấy hơn phân nửa vì khi cán đao bật lên thì họ không còn cảm giác.
Quan Vân Trường trong thời Tam Quốc, về võ dõng còn kém nhiều người, nhưng vẫn nổi danh nhờ vào đường đao đó.
Nếu chỉ kể cho người khác nghe, chỉ hình dung thế đao qua lời nói, có lẽ nó sẽ tầm thường, nhưng có ai thấy – mà đâu có ai thấy hết đường đao, vì mới thấy phân nửa là đã chết rồi – chỉ có những người ấy mới biết được cái lợi hại của đường đao đó.
Cái cán đao đang dộng xuống đất – cái cán đao bật lên xéo về hướng địch – có thể làm cho địch hết hồn và tránh đỡ, cái đó không cần thiết vì kế đó là lưỡi đao cuốn theo – cuốn từ dưới lên trên.
Đó, thế đao của Quan Vân Trường chém Huê Hùng, Tru Văn Xủ, trảm Nhan Lương là như thế đó. Có phải nghe nó tầm thường không? Thế nhưng nó không tầm thường chút nào cả, vì thế nên nó mới được gọi đường đao tối hậu – dầu chỉ mới đánh một chiêu đầu cũng gọi là tối hậu – vì người thấy đường đao ấy chỉ còn thấy một cái chớp tối hậu.
Lão già mặt đỏ trong thập đại tứơng quân của Hải Hoàng gia Cúc Hoa Đào đánh đường đao tối hậu của Quan Vân Trường – có lẽ trước hết lão có tướng mạo giống Quan Vân Trường, kế đó là lão học võ, chính lão soi gương ngó thấy hoặc có người cho lão biết là lão giống Quan Vân Trường cho nên sau đó, lão chọn món binh khí Thanh long yến nguyệt đao, thứ binh khí của Quan Vân Trường dùng thuở trước và lão phải cố gắng hết sức để học cho kỳ được đường đao tối hậu, chỉ có điều lão sử dụng nó đúng mức hay không thì không ai biết, vì đâu ai thấy Quan Vân Trường sử dụng lần nào?
Người ta chỉ biết trong hàng võ lâm đương thời ngán đường đao đó lắm – người ta ngán thực tài của lão mặt đỏ cũng có, mà ngán vì đó là đường đao đã chém Huê Hùng, Tru Vân Xủ, Trảm Nhan Lương cũng có.
Có lẽ lão già mặt đỏ cũng có thực tài, vì nếu không, làm sao lão được làm đại ca trong Thập đại tướng quân.
Bây giờ, không ai thấy được cái hay, vì lưỡi đao sáng quá, khi vung lên ánh thép loáng ngời choá mắt, đứng ngoài không ai nhìn kịp thế đao đi thế nào, cũng không ai thấy thế đối kháng của Đức Uy ra sao vì khi ánh thép nhoáng lên là thân hình hắn cũng nhoáng lên, thanh Ngư Trường Kiếm trong tay hắn cũng nhoáng lên.. Lần này thì không nghe tiếng thép chạm nhau, không thấy tia lửa bắn ra như lúc nãy, người ta chỉ thấy hai ánh thép, một bóng người nhoáng lên rồi tắt ngấm, tắt cùng một lượt.
Đức Uy bồng kiếm đứng thẳng người nhìn chăm về phía địch, lão già mặt đỏ chống cán đao thụt lui liên tiếp, tay trái bụm lấy vai bên phải, máu bựt rịn ra theo mấy kẽ tay!
Trận đấu kết thúc.
Truyền đến đời của lão già mặt đỏ này, đường đao thiên cổ của Quan Vân Trường không còn là đường đao tối hậu.
Một lão già khoảng sáu mươi trên dưới phải dùng hình dung từ cây tre miễu mới tả đúng được vóc người của lão. Oám cao, xương nhiều, thịt quá ít, gần như chỉ có da bao lấy hình xương, đặc điểm thứ hai của lão gì này là bộ mặt ngựa, mắt tròn mà quá nhỏ, mày rậm nhưng lại quá ngắn, lỗ mũi không lớn lắm nhưng hai cái lỗ không dám đi nữa trong dị hợm vô cùng.
Không biết lão có mặt hồi nào, vì người ta đang bận theo dõi trận đấu của lão già mặt đỏ và Đức Uy, nhưng khi chiến trận đã có máu, khi không khí đang lắng lại thì ngừơi ta nghe có lão.
Dùng tiếng nghe mà không dùng tiếng thấy là tại vì trước khi thấy lão, người ta đã nghe hơi lạnh bộ mặt như người chết của lão làm cho không khí dãy hành lang của tòa trang viện rộng lớn vụt lạnh như đông giá.
Trên ngực của lão có bốn bông cúc trắng.
Tia mắt của lão bắn thẳng vào mắt của Đức Uy, ngừơi ta cảm thấy khoảng giữa lão và Đức Uy làm như có những tia chớp chớp, vì tia mắt của Đức Uy cũng bắn đúng ngay vào tia mắt của lão.
Hai người đứng im như kẻ câm.
Có lẽ họ chào nhau bằng mắt.
Không biết qua như thế bao lâu, vì những kẻ có mặt bận bàng hoàng vì trận đấu vừa rồi, bàng hoàng vì bốn tia bắn vào nhau toé những tia chớp nhoáng sau đó, người ta nghe tiếng lão già:
- Khá, thật khá!
Lão ngưng thêm một chút nữa nói tiếp:
- Khắp thiên hạ hiện nay, chưa ai dám nhìn thẳng vào mắt ta mà không chớp mắt, ngươi khá lắm xứng đáng người cầm thanh Ngư Trường Kiếm. Tên gì?
Giọng nói và câu hỏi thật trịch thượng.
Không sao, lão đã lớn tuổi mà có lẽ cũng là kẻ đầu đàn của Cúc Hoa Đào, lão có trịch thương một chút cũng không sao.
Đức Uy hỏi lại:
- Có phãi Hải Hoàng của Cúc Hoa Đào đó không?
Lão già rắn giọng:
- Không, hữu thừa tướng Thiềm Đài Vô Uý.
Đã có Thập Tiên Phong, rồi Thập Tướng Quân, bây giờ hữu thừa tướng dã có hữu tự nhiên là có tả, như vậy là đủ rồi. Kẻ ngồi chót vót là Hải Hoàng gia. Thảo nào họ không coi Cúc Hoa Đào là một giang sơn.
Đức Uy lạnh lùng.
- Không phải Hải Hoàng thì không xứng để biết tên ta.
Thiềm Đài Vô Uý xám mặt ngay, lão nhích lên một bước.
Thập Đại Tướng Quân cúi rạp mình thụt lùi lại phía sau.
Đức Uy đứng yên một chỗ, mặt không đổi sắc.
Không phải chí khí bất phục không mà được, muốn trấn tĩnh trước địch hung ác, mạnh bạo hung ác, mạnh bạo như thế, còn cần phải có nhiều nội lực, nội lực không cũng đủ, vì nếu gặp kẻ có nội lực cao hơn là phải thối lui, vì thế, có thể trấn tĩnh trước bất cứ một địch thủ nào đều phải có đủ ba điều:
nội lực, chí bất khuất và con đường phải của mình. Thiếu một trong ba cái đó, đến một mức cần thiết là phải thối lui.
Đức Uy đứng vững trong trường hợp này là hắn đạt đủ ba yếu tố.
Thiềm Đài Vô Uý cười nhạt:
- Tuổi trẻ, tuổi trẻ thường ngông cuồng như thế ấy, các hạ cho dầu Ngân Bài Lịnh Chủ Bố Y Hầu đúng trước mặt ta cũng không dám vô lễ như thế ấy, biết chưa.
Đó là câu nói phủ đầu.
Đem người trưởng thượng ra để so sánh với mình, Thiềm Đài Vô Uý cố ý làm Đức Uy núng thế. Đức Uy trả miếng ngay:
- Cứ theo ta biết, lịnh chủ vốn là người nhân hậu, chính trực, vì thế, gặp một con ngừơi chính trực, dầu kẻ ấy là phu xe, hành khất thì người vẫn khiêm cung hữu lễ.
Thiềm Đài Vô Uý gặn lại:
- Nghĩa là ta không đủ tư cách chính trực?
Đức Uy đáp:
- Những kẻ dựa vào thế mạnh quên cội quên nguồn, bán thân làm tôi cho kẻ ngoại xâm, không đủ tư cách bàn về chánh trực.
Thiềm Đài Vô Uý quát lớn:
- Muốn chết!
Lão nhấc tay lên, nhưng rồi lại bỏ xuống ngay. Bàn tay lớn và đen màu đen kỳ lạ.
Lão nói:
- Để cho ngươi sống thêm vài phút. Ngươi khinh lờn Sứ giả của bản đảo, sau đó dẫn người nhiễu loạn ngự giá của Hoàng Gia bâøy giờ lại đột nhập hành cung, ý ngươi muốn gì, nói!
Đức Uy điềm đạm:
- Chuyện buôn bán giữa ta và Trương Cửu Tôn người khác không biết còn chỗ khoan dung, các hạ mệnh danh là tướng quốc mà lại không biết thì thật là quả hồ đồ.
Cúc Hoa Đào bỏ tiền ra mua một Công Tử Hoàng Tộc Mãn Châu để được kết thân với Mãn Châu như ngày nay, thế mà lại lừa người bán bằng trao ngân phiếu không đổi được, như thế ai đã lừa ai?
Thiềm Đài Vô Uý đáp:
- Ngươi muốn nói như thế thôi, không ai mua bán mà để cho lỗ vốn, mục đích của ngươi như thế nào, ngươi biết, ta cũng biết.
Đức Uy cười:
- Khá lắm, kể như thế quả đáng được làm tướng quốc cho Hải Hoàng.
Thiềm Đài Vô Uý cười gằn:
- Biết thế là tốt, nói rõ ý ngươi đến đây đi.
Đức Uy đáp:
- Các hạ biết ta là người buôn bán thì cần gì phải hỏi?
Thiềm Đài Vô Uý cau mặt:
- Sao? Ngươi đến đây cũng để bàn chuyện mua bán nữa à?
Đức Uy gật đầu:
- Đúng, nhưng nếu các ngươi sợ quá không dám mua bán nữa thì thôi Hai bàn tay của Thiềm Đài Vô Uý run lên vì tức giận.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Nhạn Môn Quan
Đượ Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92