Phùng Quán

- Triệu-tử-Long trong nhóm đối lập. Những bài thơ của anh được dư-luận gọi là những "bom nguyên-tử".
Chúng tôi trích đăng bài "Chống tham ô lãng phi" đăng trong Giai-Phẩm Mùa Thu, tháng 10, 1956 và bài "Lời Mẹ dặn" đăng trong tờ Văn, tháng 9, 1957.
Anh không đòi hỏi gì khác hơn là quét sạch những rác rưởi trong xã hội và yêu cầu các nhà văn phải trung thành với tâm hồn của mình: "yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét". (°). Anh bị khủng-bố chỉ vì dám nói như vậỵ
Phùng Quán bị lôi đi chỉnh-huấn và phải viết bài thú tộị Trong bản này nhà thơ trẻ tuổi thú nhận rằng sau khi nhóm Nhân-Văn Giai-Phẩm bị giải tán thì suốt ngày chỉ chơi với một con bú dù. Các bạn hỏi tại sao thích nuôi bú dù Phùng Quán trả lời: " Chơi với người chán lắm rồi, thành phải chơi với bú dù".
Một chế độ đã đào luyện cho thanh niên một tâm trạng như vậy đủ làm cho chúng ta suy nghĩ về chân giá tri của chế độ đó vậỵ
(°) Trong cuốn " Bác sĩ Zhivago" Boris Pasternak có viết: " Muốn chiều Cộng-sản thì dể lắm. Cứ nói là yêu cái mình ghét, và cứ nói là ghét cái mình yêu".

CHốNG THAM Ô LãNG PHí

Trích Giai-Phẩm Mùa Thu Tập II tháng 10-1956.
Thơ Cái Chổi
Ta đã đi qua
Những xóm làng chiến-tranh vừa chấm dứt:
Tôi đã gặp
Những bà mẹ già quấn dẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa
Tôi đã gặp
Những cô gái trồng bông
Hai mươỉ ba mươỉ
Tôi không nhìn ra nữa
Mồ hôi sôi trên lưng
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng.
Tôi đã đi qua
Những xóm làng vùng Kiến-an Hồng-quảng
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng
Hai mùa lúa không có một bông
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp
Những đứa em còm cõi
Lên năm, lên sáu tuổi đầụ
Cơm thòm thèm độn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mong đến Tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày"...
Tôi đã đi giữa Hà-nội
Giữa Hà-nội những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm.
Tôi đã gặp
Chị em công-nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần,
Quần xăn quá gối,
Run lẩy bẩy chun vào hầm xí tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác.
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con.
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao-động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống.
Để dựng xây kiến thiết nước nhà,
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm từ bỏ
Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa,
Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa,
Như giấy trang kim
Dán lên quân trang.
Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách-mạng.
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng-chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam-Định mà xem
Đài xem lễ, họ cao hứng dựng lên (1)
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười lăm triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách-mạng!
Nghe gió thâu đêm xuốt sáng
Nhớ "đài xem lễ" tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm thiếu áọ
Những tên quan liêu Đảng đã phê-bình trên báo
Và bao nhiêu tên chưa ai biết, ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy
Khắp mặt đất như ruồi nhặng
ở đâu cũng có!
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân Dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt, xé toang chùi đít.
Những người này không bao giờ biết
ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i-tờ!
Tôi đã dự những phiên tòa
Họp xuốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mặc quần áo bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đóị
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai.
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô dích, trước cam làm kiếp chó,
Nhân văn, nay lại hít gì voi,
Sống dai thêm tuổi, cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời, chẳng thấy gai.
Đại khái thì toàn bộ giai cấp mới đều đểu cáng và hèn hạ như vậy.
Trên đây là thơ, còn những đoạn văn xuôi chứng nhận rằng hiện nay ở miền Bắc đã phát xuất những hạng người thô bạo và hống hách như vậy thì có rất nhiềụ
Cụ Phan Khôi, trong bài "Phê bình lãnh dạo văn nghệ" (xem phần tài liệu) mang Cộng sản ra so sánh với Phong kiến và kết luận rằng Cộng sản còn tàn bạo và quan liêu hơn Phong kiến gấp nhiều lần.
Trần Dần trong bài "Những người khổng lồ" (xem phần tài liệu) ví bọn cán bộ Cộng sản như một lũ người "không tim".
Ngoài ra ông còn vẽ bức tranh khôi hài nhan đề "Một phương pháp xây dựng văn nghệ", đăng trong báo Văn số 30 ra ngày 29-11-1957, trong đó ông chế diễu sự can thiệp thô bạo của chính trị vào lĩnh vực văn nghệ
Nhưng đặc biệt nhất là bài " Thi sĩ máy" của Như Mai đăng trong tờ Nhân Văn số chót trong đó ông chế diễu sự ngu dốt của cán bộ Cộng sản về văn nghệ và cách chúng đối xử với văn nghệ sĩ sau này như thế nào. Ông viết:
Nhạc sĩ ảo Huyền được cử đi học lớp "nghiên cứu nghề làm nước mắm"; hoạ sĩ Lập Thể được điều động sang Mậu dịch; nữ sĩ Trong Trắng ném bút làm nghề đỡ đẻ, thi sĩ Mây Nước ra Bờ Hồ làm nghề bói Kiều, tán róc về thành phần giai cấp cho những người có óc mê tín.
Văn sĩ Đắng văn Cay phải ra chợ Giời làm nghề bán văn kiêm bán săm lốp. Săm lốp vì cần được khuyến khích nên miễn thuế, còn văn của Đắng văn Cay thì bị liệt vào hạng vô dụng và phải chịu thuế bốn phần trăm. Rất ít người chịu quăng tiền ra muạ Đôi ba vị khó tính lại còn rỉa rói:" Văn chương anh thì ra cái đếch gì! Không ích lợi bằng chiếc đế dép cao su của tôi nữa kìa!".
Nhà đạo diễn Kinh Kha được chuyển sang ngành nuôi cá vàng, mỗi khi luyến tiếc sân khấu, thường ngắm cá bơi lội rồi tưởng tượng con cá vây bạc óng ả này là Điêu Thuyền, con cá mặt đen nọ là Bao Công, cặp cá đuôi cờ lồi mắt kia là đôi nhân vật tiểu tư sản v.v..."
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Viết mấy giòng này Như Mai có ý nhắn nhủ những trí thức nào còn mê "thiên đường Cộng sản" thì hãy nên biết trước số phận mà Cộng sản sẽ dành cho mình trên cõi thiên đường đó.
c) Tâm trạng của giới trí thức ở miền Bắc
Tâm trạng của đại đa số trí thức ở miền Bắc, nhất là những tir' thức đã dầy công theo đuổi kháng chiến, là thấy mình bị lợi dụng tài năng, bị bạc đãi, khinh miệt và cuối cùng là ruồng bỏ, và khủng bố. Tâm trạng đó giống hệt tâm trạng một người đàn bà đẹp, bị rơi vào phận lẽ mọn, và bị chồng và vợ cả vùi dập. Nếu ngày xưa Hồ xuân Hương đã cám cảnh vợ lẽ mà thốt ra câu:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Thì ngày nay cụ Phan Khôi cũng phải ngán cảnh "kháng chiến ngõ ngoài" mà ngâm mấy vần thơ sau đây:
Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ta
Mối sầu như tóc bạc
Hễ cắt lại dài ra.
Ông Nguyễn mạnh Tường trong bài diễn văn của ông nói về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất cũng phải nêu lên câu hỏi sau đây:
Có một chỗ nào mà người trí thức ngoài Đảng nắm được thực quyền hay không? Tác dụng "hiếu hỉ" hay "cười gật" thì có, mà lại có nhiềụ Nhưng ngay ở các cương vị ấy, ngoài vai trò hiếu hỉ, cười gật, người trí thức có một trách nhiệm gì không? Có quyền nói gì, làm gì không? Quần chúng đã biết và tôi miễn giả lời.
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Trí thức "sống chung" với Cộng sản, chỉ được đặt vào địa vị "hầu non" cưới về để tô điểm cho nhà cửa thêm sáng sủa, còn thực quyền thì bao giờ cũng do vợ cả nắm. Vợ cả đây, ai cũng biết là bần cố nông, vì Cộng sản chẳng hề dấu diếm điều đó.
Tâm trạng thứ hai của trí thức là thấy sự hy sinh của mình trong chín mười năm trời không đưa lại mảy may hạnh phúc. Trong chế độ "dân chủ cộng hoà" ngày nay vẫn đầy rẫy một lũ chuyên môn nịnh hót để chấm mút và tác oai tác quái.
Hữu Loan đã phải rên rỉ như sau:
"Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ "Dân chủ Cộng hoà"
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống...".
Rồi ông hô hào mọi người hãy đứng lên làm "tổng vệ sinh" quét sạch lũ chúng, ông hô:
Những người
.đã đánh bại
xâm lăng;
Đỏ bừng mặt
vì những tên quốc sỉ
Ngay giữa thời nô lệ
Là người, chúng ta
không ai biết cúi đầu
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Vì đỏ bừng mặt, không chịu được sự khinh mạn của Cộng sản, nên họ phải vùng dậỵ Cụ Phan Khôi phẫn uất quá chừng nên nói liều như sau:
Làm sao cũng chẳng làm sao,
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi,
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.
Từ chỗ uất ức đó tiến tới chỗ ra báo để ngang nhiên chống lại Đảng chỉ có một bước.
Lịch Trình Đấu Tranh Của Trí Thức ở Miền Bắc
Chúng ta đều biết rằng trí thức ở miền Bắc mới nổi dậy tấn công ào ạt vào lãnh đạo từ mùa Xuân 1956, nhưng nếu ta kể cả những cuộc chống đối lẻ tẻ và ngấm ngầm thì ta phải công nhận rằng cuộc đấu tranh giữa Đảng và quần chúng văn nghệ đã có từ lâu. Sở dĩ ta không nghe nói đến là vì trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ không dám đứng lên công khai chống chọi với Đảng, vì hồi đó hơi một tí là đảng có thể khép vào tội Việt gian phản quốc.
Vả lại, lúc bấy giờ đa số trí thức tham gia kháng chiến cũng chưa muốn công khai chống lại Đảng. Họ vẫn biết Đảng là Đảng cộng sản, ông Hồ Chí Minh là tên ngụy trang của Nguyễn ái Quốc, nhưng vì lòng chân thành ái quốc, và vì chưa ý thức được cái nguy cơ cộng sản, họ vẫn thụ động để cho cộng sản lãnh đạo, vì họ quan niệm rằng, sau khi đánh đuổi được Pháp ra khỏi bờ cõi, thì sẽ quay trở lại chống Cộng cũng vừa.
Điển hình của thái độ này là kỹ sư Hồ Đắc Liên, em ông Hồ Đắc Điềm. Ông Liên trong lúc mới tham gia kháng chiến có giơ cao nắm tay trước mặt người bạn thân mà tuyên bố rằng: " Còn phải chống Pháp thì tôi còn đi với chúng ( ám chỉ Cộng sản ) khi nào độc lập rồi thì chúng sẽ biết tay tôi ".
Ông Liên là một trí thức du học ở bên Pháp về nên ngây thơ đến mức đó. Những người khác sinh trưởng trong nước, không đến nỗi ngây thơ như ông. Tuy nhiên, ai cũng mắc phải cái lỗi là không ngờ rằng chế độ cộng sản dã man quá mức. Nhiều người đã đọc cuốn Retour de l'URSS của André Gide, nhưng ai cũng hy vọng rằng Cộng sản ở Nga lúc xưa khác, Cộng sản ở Việt Nam bây giờ khác.
Nói chung ai cũng nghĩ rằng Việt Minhh tuy là Cộng sản, nhưng nhiêm vụ của họ là kháng chiến chống Pháp trước đã, khi nào độc lập rồi mà Việt Minh thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản, lúc bấy giờ họ xoay sở cũng kịp. ít ai ngờ rằng Cộng sản sẽ phản bội Quốc Gia trước khi kháng chiến thành công, vì không mấy người nhớ rằng ngày xưa, khi Cộng sản Trung Hoa liên kết với Quốc Dân Đảng trong cuộc Bắc phạt, họ đã bị Quốc Dân Đảng trở tay trước và tiêu diệt họ.
ít ai nhớ rằng Nguyễn ái Quốc lúc bấy giờ phải chạy long tóc gáy mới thoát nạn, nên rút kinh nghiệm, lần này họ liên kết với những người kháng chiến có tinh thần Quốc gia, họ Hồ phải trở mặt trước. Cũng vì sự xao nhãng đó nên giới trí thức ở miền Bắc, như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, là những người chỉ tham gia kháng chiến vì lý tưởng Quốc Gia, ngày nay lâm vào tình trạng khó khăn.
TìNH HìNH VĂN NGHệ TRONG VùNG KHáNG CHIếN 1946 - 1954
Thời kỳ ấy là thời kỳ kháng chiến của nước ta, nhưng nếu đem so với lịch Cộng sản quốc tế thì có thể gọi thời đại ấy là Triều đại Stalin. Ngay từ thời bấy giờ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến đã chia làm hai phái. Một phái đảng viên, và một phái không đảng viên. Tuy chưa có xung đột công khai, nhưng hai phái vẫn không ưa nhau.
Phần lớn những văn nghệ sĩ đảng viên như Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu đều tập trung ở Việt Bắc, gần trung ương, gần Đảng để nắm vai lãnh đạo. Còn quần chúng văn nghệ sĩ thì phần đông đều cố ý muốn tránh trung ương, tránh đảng, nên họ vẫn lẩn quất ở miền xuôi, miền đồng bằng, gọi là khu Ba, và sau khi khu Ba bị quân Pháp chiếm cứ thì họ tản cư vào Thanh Hóạ
Lúc bấy giờ các văn nghệ sĩ không Đảng này được Nguyễn Sơn, một thiếu tướng Việt cộng trọng dụng, biệt đãi, nên họ có dịp tụ hội lại một nơi và gây thành một sức mạnh. Ngày nay nói đến vụ án Nhân Văn tưởng cũng nên nói đến vai trò của Nguyễn Sơn, vì nhóm Nhân Văn coi Nguyễn Sơn như một ân nhân. Chứng cớ là hồi Nguyễn Sơn chết tháng 10 năm 1956, báo Nhân Văn có đăng một bài khóc Nguyễn Sơn.
Tuy Nguyễn Sơn là 1 tay Cộng sản đã nổi danh ở bên Trung quốc, nhưng Nguyễn Sơn vẫn chưa gột hết tinh thần quốc gia. Thấy nước nhà kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn nằng nặc xin với Mao Trạch Đông cho về để giúp nước, và khi về nước thì chỉ chú trọng đến việc đánh Pháp, không chú trọng đến việc bành trướng Đảng. Sau này Nguyễn Sơn ngang nhiên chống lại đảng vì phản đối chủ trương nhận viện trợ của Trung cộng. Nói cho đúng thì Nguyễn Sơn là một thứ Tito trong hàng ngũ Cộng sản Việt Nam.
Khi Nguyễn Sơn làm khu trưởng khu Bốn, ông ta tập trung tất cả các văn nghệ sĩ ở Khu Bốn lại một nơi rồi giúp cho họ phương tiện để sinh sống, để sáng tác vì Nguyễn Sơn đề cao văn nghệ, và yêu mến văn nghệ. Nhưng từ 1950 trở đi, sau khi Nguyễn Sơn bị đuổi về Tàu thì cuộc đời của nhóm văn nghệ sĩ khu Bốn bắt đầu đen tốị Họ bị bạc đãi nên họ không chịu sáng tác nữạ
Mỗi lần cấp bộ lãnh đạo đòi hỏi thì họ cứ khất lần, họ nói rằng họ còn " đương thai nghén " chưa sản xuất được, và cuối cùng trong mấy năm, từ 1950 cho đến 1954 chẳng có văn nghệ sĩ nào sản xuất gì hết. Thái độ " đình công tập thể " này được chứng minh bằng một câu của cụ Phan Khôi trong bài: " Phê bình lãnh đạo văn nghệ " của cụ.
Nói về Thế Lữ cụ viết: "Còn Thế Lữ có lần tôi hỏi tại sao anh không làm thơ như trước kia. Anh trả lời rằng đợi đến bao giờ anh "chỉnh" được tâm hồn, cảm thông được với quần chúng cần lao, bấy giờ anh sẽ làm ". Thái độ này không phải chỉ riêng Thế Lữ. Văn Cao, tác giả bài "Tiến quân ca" cũng đã thốt ra rằng: " Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo sai, ai còn biết đường nào mà sáng tác ".
Nói chung từ 1950 trở đi, nghĩa là từ khi chính sách của Việt cộng thay đổi và các cố vấn Tàu đã sang Việt Nam thì các văn nghệ sĩ không Đảng đã đình chỉ mọi công việc sáng tác. Vì vậy nên từ 1950 trở đi các văn nghệ si kháng chiến không sản xuất được một tác phẩm nào có giá trị, ngoài những bài thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, của nhóm văn nghệ sĩ thuộc thành phần lãnh đạo viết. Tuy có viết, có xuất bản, nhưng những thơ văn nịnh hót đó cũng chẳng có ai đọc.
Đây là 1 bài Tố Hữu tán dương Hồ chí Minh và Sít-ta-lin:
Hoan hô Hồ chí Minh
Cây hải đăng vô sản
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ cách mạng
Hoan hô Sít-ta-lin
Đời ĺng không chuyển, không xoay trời đất?
Sao chúng không chắp được cõi bờ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
........ làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn
....... tôi làm thơ chính trị
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
...... không thấy phố
............ không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
...... trên mầu cờ đỏ
Em ơi! ---- ta ở phố Sinh Từ
Em đương có chuyện gì vui hử
à cái tin trên báo --- ừ em ạ
Chúng đang phải dậm chân đấm ngực!
Vượt qua đầu chúng nó.
............ mọi thứ hàng
Những tấn gạo vẫn vượt đi
Những tấn thơ, tài liệu
Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh gì?
ý muốn dân ta
............ là lực sĩ khổng lồ
Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
Nhưng
Trời mưa to lụt cả gian nhà
Ôm tất cả che mưa cản gió
Con chó mực nghe mưa là rú
Tiếng nó lâu nay như khản em a
Thương nó nhỉ --- nó gầy --- lông xấu quá
Nó thiếu ăn --- Hay là giết đi ư?
Nó đỡ khổ --- Cả em đỡ khổ.
Em thương nó --- ừ thôi chuyện đó
Nhưng hôm nay anh mới nghĩ ra
Anh đã biến thành người định kiến
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
...... không thấy phố
.................. không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
.................. trên mầu cờ đỏ
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng người ầm ả.
------ Chúng phá hiệp thương
------------ Liệu có hiệp thương
------ Liệu có tuyển cử
------ Liệu tổng hay chẳng tổng
------ Liệu đúng kỳ? hay chậm vài năm?
Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng
Ôi Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương lai
Ngươi quên mất Mỹ là sư tử giấy.
Người vẫn vội --- Người chưa kiên nhẫn mấy
Gan người ta chưa phải đúng công nông
Người chửa có dạ lim trí sắt
Người mở to đôi mắt mà trông!
A tiếng kèn vang
............ quân đội anh hùng
Biển súng
...... rừng lê
............ bạt ngàn con mắt
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà...
Lá cờ ấy là cờ bách thắng
Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
Từ đất dấy lên
...... là quân vô sản
Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
Thắng được Chiến tranh
............ Giữ được Hòa Bình
Giặc cũ chết --- lại lo giặc mới
Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hãi
Chưa bao giờ mất bụng dân yêu
Dân ta ơi! Chiêm nghiệm đã nhiều
Ai có Lý? và ai có Lực?
Tôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
Biết nhân dân
...... Biết Tổ quốc Việt Nam này
Những con người từ ức triệu năm nay
............ Không biết nhục
............ Không biết thua
.................................... Không biết sợ!
Hôm nay
Cả nước chỉ có một lời hô:
THốNG NHấT
Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi
--- Giả miền Nam
.................................... Tôi ngửa mặt lên trời
Kêu một tiếng --- bỗng mầu trời rơi xuống
Vài ba tia máu đó rớt vào tôi
Dân ta ơi!
Những tiếng ta hò
Có sức đâm trời chảy máu
Không địch nào cưỡng nổi ý ta
Hiền hậu lắm --- Nhưng mà đi cả quyết...
Hôm nay
Những vần thơ tôi viết
Đã giống lưỡi lê: đâm
...... Giống viên đạn: xé
...... Giống bão mưa: gào
...... Giống tình yêu: thắm
Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
Tôi là người vô địch của lòng tin.
Sao bỗng đêm nay,
............ tôi cúi mặt trước đèn?
Gian nhà vắng --- chuột đêm nó rúc.
Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
Hừ! Chúng nó đã biến thành tảng đá
.............................. chặn đường ta!
Em ơi thế ra
Người tin tưởng nhất như anh
........................ vẫn có phút giây ngờ vực
Ai có lý? và ai có lực?
Aời cây đại thọ
Rợp bóng mát hòa-bình.
Hoặc là:
Chúng ta có bác Hồ
Thế giới: Sít ta Lin
Đảng ta phải mạnh to
Thế giới phải đỏ mình
ở một chỗ khác, thi sĩ khát máu hô:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ-tịch, thờ Sít-ta-lin... bất diệt.
Trên đây là thơ của Tố Hữu, còn sau đây là thơ của Xuân Diệu:
Mỗi lần đấu tranh gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm,
Nghe lời bác dạy khuyên răn,
Chúng con ước muốn theo chân của người...
Chúng con thề nguyện một lời:
Quyết tâm thành khẩn... lột người từ đây.
Trên đây là thơ Xuân Diệu nịnh bác, còn sau đây là lời Xuân Diệu nạt nhân dân. Ta hãy nghe lời hò hét:
Anh em ơi! quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi...
Đại khái thì từ 1950 cho đến 1954, trong vùng cộng sản kiểm soát chỉ có 1 lối thơ khát máu như vậy thôi. Là những người văn nghệ sĩ chân chính, còn giữ vững bản tính cao quý của con người, dĩ nhiên ai cũng phải tạm thời gát bút, vì không thể nào hòa điệu được với một hạng người như vậy.
Tóm lại, các văn nghệ sĩ ở vùng kháng chiến đã đình công dài hạn từ 1950 trở đi, để tỏ ý không tán thành đường lối của Đảng, chế độ độc tài của Đảng, và nhất là chính sách " đấu tố " do các cố vấn Trung quốc nhập cảnh vào Bắc Việt.
Những triệu chứng báo hiệu cuộc nổi loạn
Sau khi Việt cộng về Hà Nội, thì báo chí, sách vở xuất bản ở Hà Nội vẫn đầy rẫy những bài ca tụng đảng, ca tụng Bác, những bài "anh hùng ca" kêu gọi nông dân đứng dậy tàn sát địa chủ, phản động, lừng thừng. Nhưng hình như từ ngày bác Malenkov bị hạ bệ thì uy tín của Đảng có bị giảm mất một phần.
Trên mặt báo giới tuy chưa có bài nào công kích hẳn chế độ, nhưng báo Thời Mới, 1 tờ báo của tư nhân còn sót lại nêu ra nhiều vấn đề để độc giả thảo luận, trong số đó có vấn đề " Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không? ", nghĩa là: Có nhất thiết phải là cán bộ Đảng mới đáng đươc. các cô con gái yêu không?
Ngụ ý của người đưa ra vấn đề này là đả phá cái tệ mới phát hiện ở Hà Nội là các cô gái chưa chồng đua nhau lấy cán bộ Đảng, cán bộ "Bốn túi" (Cán bộ bốn túi là cán bộ cao cấp, vì cán bộ cấp dưới chỉ được mặc áo có hai túi). Lúc bấy giờ có khẩu hiệu " Phi bốn túi bất thành phu phụ"
Những bài này không đả động đến đường lối chính sách của Đảng, nhưng một phần nào cũng đã làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo.
Thế rồi cụ Phan Khôi xuất đầu lộ diện. Nhà Nho bảy mươi tuổi bắt đầu đả kích chế độ bằng một mưu mẹo mà cán bộ Cộng sản mắc ngay tức khắc. Cụ được cán bộ giao cho dịch một cuốn sách có chữ Pháp sang tiếng Việt, trong đó có 1 chữ " Pomme de terre ", cụ dịch ngay ra là " khoai nhạc ngựa ". Cuốn sách cụ dịch được xuất bản, và sau đó ít lâu báo Cứu Quốc viết một bài phê bình cụ là lẩm cẩm, bảo cụ: " Sao không dịch là "khoai tây" mà lại dịch là khoai nhạc ngựa. Khoai nhạc ngựa là cái quái gì?"
Báo Cứu Quốc cứ yên trí rằng cụ Phan đã 70 tuổi đầu nên cụ đã lẩm cẩm. Không ngờ trẻ mắc mưu già. Cụ trả lời ngay bài phê bình đó. Cụ nhận ngay là lẩm cẩm, nhưng cụ phân bua rằng: Cán bộ phụ trách lâu nay cấm cụ dùng chữ "tây". Có lần cụ dùng chữ " đường tây " chúng xoá đi mà thay vào chữ "đường kính". Cụ dùng chữ "chè Tàu" thì chúng chữa là "chè Trung quốc", chữ "thịt kho tàu" thì chúng chữa là "thịt kho Trung quốc". Lần này để chiêù ý chúng, cái gì cũng phải Trung quốc mới hay, thì cụ dịch "pomme de terre" ra "khoai nhạc ngựa" vì người Trung quốc gọi nó là "mã linh thư".
Đấy là lần đầu tiên cụ Phan Khôi mang cái dốt của cán bộ ra diễu trên mặt báo chí. Việc này chứng tỏ rằng uy tín của cán bộ đã bắt đầu bị suy sụp.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu
Ngày 20 tháng 2 năm 1956 Krushchev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin. Tuy bài diễn văn này đọc trong một khóa họp bí mật, nhưng tài liệu đó cũng lọt ra ngoài, và không bao lâu toàn thể thế giới đều biết. Việt cộng cố dấu, nhưng giới văn nghệ miền Bắc vẫn biết được, vì họ đọc một vài tờ báo Pháp lọt vào tay họ.
Không khí chống lại Đảng dưới hình thức chống tinh thần Stalin bắt đầu.
Vào khoảng tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Đức ở chiến khu về cho ra ngay một cuốn sách nhan đề " GIAI PHẩM 1956 ". Trong cuốn này có nhiều bài nêu lên những thối nát của chế độ. Phùng Quán viết một bài nhan đề là " Cái chổi quét rác rưởi " trong đó anh nói rằng chệ độ miền Bắc đầy những rác rưởi dơ bẩn và anh, lấy tư cách là nhà văn, tình nguyện làm cái chổi quét cho sạch những rác rưởi đó. Cũng trong số đó Lê Đạt có viết một bài nhan đề là " Ông Bình vôi ", trong đó có câu:
Những kiếp người đã sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Bề ngoài thì bài này chỉ công kích những cán bộ nhiều tuổi Đảng, sống lâu lên lão làng, nhưng kỳ thực người dân Bắc Việt có thể hiểu ngay là ám chỉ ông Hồ chí Minh, càng sống, càng tồi, vì ngày nay ông Hồ không còn thương nước thương nòi như ông còn là Nguyễn ái Quốc nữa.

Nếu vầng nhật
........................ thui tôi làm bụi,
nắng oan khiên đốt lại
....................................... làm tro
Bụi tôi sẽ
................... cùng ta ---
..................................... vẫn sống
vẫn chia nhau gió bấc
...................................... xẻ mưa phùn.
Nếu dĩ vãng đè trên lưng
............................................ hiện tại
nặng nề
............ hàng tạ đắng cay,
tôi sẽ nổ tung
..................... ngàn kho đạn tiếng kêu
tan xác pháo
.................. mọi cái gì cũ rích,
Nếu
.... hàm răng chuột nhắt của gia đình
gậm nhấm
.................. cả tình yêu cùng dự định
tôi sẽ biến thân tôi thành
.......................................... thép nguội
làm thất bại
..................... mọi thứ rũa đã quen rũa người
.............................................................................. tròn trặn quá hòn bi.
ở trong tôi
..................... nếu còn sức mạnh gì
chính là sức những ai
.......................................... nghèo khổ nhất.
những ai
................ lao lực nhất ---
............................................... địa cầu ta.
Tôi vẫn nâng chiếc đầu lâu
.......................................... nặng nề sáng tạo
như
.... nâng một viễn vọng đài
trên cuộc sống hàng ngày
.......................................... nhí nhách
Tôi vẫn cháy
..................... ngọn hải đăng con mắt
ở trong biển sống
..................................... từng đêm.
Tôi vẫn đóng những câu thơ
.......................................... như người thợ
.................................................................. đóng tàu,
chở khách
.................. đi về phía trước,
nói
.... loài người ---
..................... đã biết sống chung nhau.
Nói
..... tất cả ---
..................... chẳng còn ai bần tiện,
chẳng còn lo
..................... cơm áo
....................................... nợ nần.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--