TẬP II - Phần Thứ Tư - Chiến Tranh và Nạn Đói - 1941-1945
- 18 -

Trung úy David Hawke quành tay lái chiếc díp OSS sang phải rồi quặt trái, phóng xe chạy ngoằn ngoèo qua một ô phố đổ nát trên Đại lộ Catinat. Tiếng đạn súng cối nghe như giả gạo cùng tiếng đại liên đột ngột vang lên tạch tạch cách con đường chiếc xe vừa lao ra năm chục thước, báo cho Joseph và Hawke biết cả hai hầu như đang lọt vào khu vực đụng độ giữa một trung đội thuộc Đệ nhất Khinh binh đoàn Népal và một lực lượng đông đảo dân quân Việt Nam. 
Những binh lính Népal nhỏ thó, da ngăm ngăm đen, đang ra sức đánh chiếm Đại lộ Galliéni, một đường phố ngang qua ga xe lửa gần chợ Bến Thành, chạy thẳng hướng nam vào Chợ Lớn. Nhưng dân quân vừa bị xua khỏi khu vực này liền lẹ làng xuất hiện và tức khắc lập nút chận ở khu vực khác. Joseph nghe xa xa có tiếng nổ uỳnh uỵch của đại bác bắn đạn nặng hai mươi lăm cân Anh. Thỉnh thoảng anh thấy có mấy chiếc máy bay một động cơ loại Spitfire và Mosquito mang quân huy đỏ, trắng và xanh của Không lực Hoàng gia Anh, gầm rú lướt thật thấp, xạ kích một ổ đề kháng của Việt Nam.
Hôm đó 27 tháng Chín. Những cuộc tiến công điên cuồng và phóng ra từ khắp hướng của dân quân Việt Nam ở chính giữa trung tâm Sài Gòn đã sang ngày thứ tư. Các toán dân quân ngụy trang xâm nhập những cơ sở trọng yếu nội thành, ra sức gia tăng những cuộc tập kích chớp nhoáng vào các bộ chỉ huy quân Anh và quân Pháp. Ba ngàn lính Anh chịu sức ép nặng nề phải cùng với đám lính Nhật bị lùa ra tham chiến, cố sức chận đứng cuộc tiến công của Việt Nam. Phía bên kia, các dân quân chứng tỏ cho thấy họ là đối thủ rất khéo xoay xở và rất giỏi lẩn tránh. Giờ đây, họ không chỉ là những thanh niên mới gia nhập hàng ngũ Việt Minh và tập đoàn Bình Xuyên nữa, mà còn đông đảo gấp bội. Họ gồm các các toán quân tự lập và tự lực của lực lượng vũ trang của các giáo phái, các đảng phái chính trị dân tộc chủ nghĩa, cùng Việt Minh mặc nhiên liên thủ với nhau.
Thấy một loạt đạn bắn ra từ một toán quân du kích núp đâu đó nổ ran, phá lổ rổ bức tường của một toà nhà cách mười thước trước mặt, Joseph kéo sụp mũ sắt xuống ngang mi mắt, miệng lẩm bẩm chửi thề và hụp người xuống phía dưới bửng chắn bùn. Quành xe vọt ra khỏi tuyến lửa và phóng thẳng tới công viên trước mặt nhà ga, Hawke lầm bầm giận dữ:
- Quỉ cắt ma thẻo hai hòn của lão Gracey đem mà làm thịt nướng! Lão nghĩ lão là thứ người gì chớ? “Chỉ có xe limousine của sĩ quan chỉ huy Anh mới được quyền cắm cờ”! Nếu lá cờ Sao Sọc được phép cắm trên chiếc xe díp khốn nạn này chắc chắn bọn bản xứ hung hăng sẽ thôi nổ súng vào chúng ta. Tôi có nên kiếm một lá cờ Mỹ không đại úy?
Tiếp tục giữ mắt nhìn dè chừng con đường trước mặt, Joseph trả lời:
- Không thì tốt hơn. Lúc này người Anh đủ điên tiết để đưa chúng ta ra toà án binh vì tội bất phục tùng nếu chúng ta không làm đúng theo mệnh lệnh của họ.
Hawke miễn cưỡng gật đầu đồng ý. Suốt bốn ngày qua kể từ cú đảo chánh của người Pháp, cả hai quan sát với cảm giác giận dữ và thất vọng càng lúc càng tăng vì thành phố Sài Gòn bị nhận chìm trong các cuộc đụng độ. Sáng sớm Chúa Nhật, sau khi bị đánh thức bởi tiếng súng nổ liên tục, Joseph và Hawke lái xe vào trung tâm thành phố và thấy cờ tam tài của Pháp bay phất phới trên cột cờ Toà Thị chính, Dinh Toàn quyền cùng tất cả các công thự khác. 
Rồi suốt hôm đó, cả hai chứng kiến những hoạt cảnh kinh tởm, y hệt họ đã thấy trong đêm trước đó, nhưng với mức độ rộng lớn hơn nhiều. Thấy Toà Thị chính vắng vẻ, lính Pháp bắt đầu lùng sục hết nhà này sang nhà khác. Vô số người Việt Nam bị đánh đập tàn nhẫn trên đường phố hoặc bị bắt giải bộ tới nhà giam, hai tay trói chặt, trong khi đó, lòng uất hận lâu ngày của binh lính và thường dân Pháp bùng nổ thành cơn thèm khát trả thù điên dại.
Trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, người Việt Nam bị sỉ nhục lập tức trả đũa. Họ tuyên bố đình công bãi thị toàn diện và chỉa mùi dùi tiến công rất kiến hiệu của mình vào nhà máy điện và nhà máy nước. Những ngôi chợ chính trong trung tâm thành phố rực cháy. Khắp các đường phố dựng đầy chướng ngại vật. Chỉ nội một đêm, Sài Gòn trở thành một khu đất cô lập, không điện và không nước. 
Trong tình trạng hoang mang và hổn loạn đó, đồ đảng Bình Xuyên tung ra một cuộc tàn sát ghê rợn các viên chức dân sự Pháp cùng gia đình họ, tại một khu vực Sài Gòn đang được giao cho lính Nhật canh gác. Đêm ấy tàn bạo và man rợ tột cùng. Gần hai trăm đàn ông, đàn bà và trẻ em bị đâm chém tới chết và bị hành hạ ngay trên giường ngủ. Hai trăm người khác bị bắt đem đi làm con tin. Sáng hôm sau, Joseph và Hawke chứng kiến hàng ngàn thường dân Pháp ào vào khách sạn Continental, lúc này trở thành một pháo đài cứ điểm. Tại đó, các tây thuộc địa và gia đình sống lăn lóc trên sàn hành lang và các phòng sinh hoạt công cộng trong khi chung quanh họ, trên các đường phố bên ngoài, chiến cuộc mỗi giờ một dữ dội.
Kinh hoàng vì sự xoay chuyển của các biến cố, chỉ hai mươi bốn giờ sau khi phóng thích các quân nhân Pháp, tướng Gracey ra lệnh phong tỏa họ lại trong doanh trại, đồng thời bắt giữ Bá tước Thống chế Terauchi, tư lệnh quân Nhật. Sau khi hăm doạ truy tố Bá tước như một tội phạm chiến tranh, Gracey ra lệnh cho vị tư lệnh quân Nhật ấy phải lập tức lùa binh lính của mình ra chiến tuyến đánh nhau với người Việt Nam. Từ đó, mắt của Joseph và của Hawke nhanh chóng làm quen với cảnh tượng quân Nhật võ trang đầy đủ nhào vào chiến đấu bên cạnh lính Népal của quân Anh. Trong mấy ngày đụng độ đầu tiên, lính Nhật tiếp tay giết được hơn một trăm người Việt Nam. Và Joseph choáng váng khi nghe các sĩ quan Anh ca ngợi tinh thần kỷ luật cùng khả năng tác chiến của quân Nhật, những kẻ lúc này đứng mũi chịu sào các tai biến.
Bên ngoài nhà ga, một đại đội Quân đội Thiên Hoàng Nhật đang leo lên xe tải dưới quyền điều động của một sĩ quan Anh. Thấy cảnh tượng đó, Joseph buột miệng kêu lên với vẻ mặt nhờm tởm:
- Khốn nạn! Làm sao họ có thể sống với bụng dạ yên ổn khi dùng kẻ thù để đánh lại bạn hữu của mình? Những dân sơn cước Népal nhỏ thó và gan dạ kia từng đánh chận quân Nhật ở Miến Điện, nay cảm thấy ra sao khi khắp chung quanh họ đầy dẫy những kẻ cách đây mới hai tháng đã giết các đồng đội thân thiết nhất của họ?
Mỉm miệng cười ác liệt, Hawke trả lời:
- Có lẽ tối nay đại úy sẽ có dịp hỏi họ. Cả thiếu tá, ông và tôi đều được mời dùng bữa tối với các sĩ quan của họ. Chắc chúng ta phải ngồi đưa tay lên bịt mồm bịt miệng mình lại, chứ ăn với uống cái nỗi gì!
Joseph lắc đầu không tin nổi. Chàng thanh niên Boston nói thêm, phát âm nhại giọng Anh:
- Đại úy không biết sao, phải có cái gì đó lớn hơn cuộc chiến tranh thuộc địa nhỏ xíu này mới có thể làm cho người Anh thôi giữ thói phong nhã trong tập quán tiệc tùng và những bữa ăn tối tập thể.
Joseph gật đầu, cảm thấy sôi giận thêm vì sự bất lực của mình. Làm khán giả khoanh tay nhìn thành phố Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn độn quả là một kinh nghiệm chua xót  - không chỉ vì những xúc động quá chằng chịt và rất ràng buộc của bản thân anh đối với cuộc rối loạn này. Lòng buồn thấm thía vì chứng kiến thái độ tàn bạo và đáng hổ thẹn của người Pháp, suốt mấy đêm qua anh để nguyên quân phục đi ngủ, và chỉ chập chờn từng giấc ngắn. 
Bên cạnh đó, kể từ lúc gặp lại Lan, Joseph cảm thấy lòng mỗi ngày một thêm xao xuyến. Cơn choáng váng khi nghe nàng nói cả hai có chung một đứa con gái tám tuổi hiện sống nơi làng quê heo hút phương bắc vẫn triền miên dày vò tâm trí anh cả ngày lẫn đêm. Joseph khắc khoải thèm ghé thăm Lan lần nữa để được nghe nàng nói thêm về Tuyết, đứa con gái bé dại và côi cút, nhưng viễn ảnh thêm lần nữa lừa dối Paul khiến lòng anh đầy mặc cảm phạm tội. Càng chứng kiến cuộc đụng độ lan rộng, Joseph thấy mình càng có thêm thiện cảm sâu xa đối với người sĩ quan Pháp ấy, kẻ để cho cuộc đời mình bị buộc chặt vào người An Nam vì những lý do vị tha.
Trong một lần ghé qua bộ tư lệnh của đại tá Cédile hồi đầu tuần, anh quẫn trí khi biết tin Paul bị thương ngay trong giờ phát khởi cú đảo chánh và được máy bay chở lên điều trị tại quân y viện trên Đà Lạt. Việc biết ra rằng cuộc đụng độ này đang gây nhiều tác hại sâu rộng và làm Paul bị thương trầm trọng khiến Joseph cảm thấy thêm xót xa và vừa oán ghét vừa kinh tởm cung cách người Anh giải quyết cuộc khủng hoảng. 
Tâm trí Joseph váng vất những ý nghĩ đó khi anh ngồi xuống dùng bữa ăn tối tập thể với các sĩ quan Anh cao cấp bên bàn ăn cấp trung đoàn có những bộ đồ ăn bằng bạc lấp lánh, những ly tách bóng loáng và khăn trải bàn trắng tinh dệt bằng vải lanh. Trong bữa ăn, bên vành ly rượu vang Tây Ban Nha màu nâu sóng sánh, các sĩ quan Anh rôm rả và hóm hỉnh bàn luận về những khó khăn trong việc lần theo dấu vết của quân du kích khi họ rút lui và lẫn vào các làng mạc trong rừng bên kia ngoại biên thành phố. 
Tới khi người ta mang ra món xúp đựng trong liễn có khắc phiên hiệu Sư đoàn Mười hai Ấn độ, một thiếu tá phốp pháp nêu vấn đề ấy ra lần nữa. Giọng anh ta sang sảng:
- luôn luôn sử dụng lực lượng tối đa!
Uốn lưỡi nhắc lại mấy tiếng cuối đó với vẻ mặt khoái trá, anh ta tiếp:
- Nếu ta dùng quân số tối thiểu, chắc gì còn sống để mà kể chuyện  - nhưng nếu ta dùng rất nhiều lính thì chẳng tổn thất gì lớn. Tôi nói như thế, thưa quí vị, có đúng không ạ?
Hỏi xong, anh ta cười khúc khích, nâng ly rượu chát lên nhắp một cách thú vị rồi nhìn lòng vòng chờ lời tán thưởng của mọi người.  Quanh bàn ăn râm ran tiếng thầm thì nho nhỏ. Một đại tá mặt hồng hào và ngạo nghễ, đưa khăn ăn lên chấm hai bên mép bộ ria quặp màu hung:
- Hoàn toàn chính xác. Tôi còn viết cái đó vô nhật lệnh. Tôi bảo các chàng trai của tôi rằng thật hoàn toàn hợp pháp khi ta xử như kẻ thù đối với tất cả các dân địa phương mà ta tìm thấy ở bất cứ nơi nào gần hiện trường có nổ súng  - vậy đó, toàn là thứ dân cực kỳ xảo trá. Tôi phải nói rằng cái lệnh thứ hai này cũng gặt hái kết quả đúng với yêu cầu.
Viên sĩ quan ngồi bên phải của Joseph, Ngài Đại tá Harold Boyce-Lewis, người đối tác tình báo với anh, nhướng đôi lông mày thú vị về phía Joseph. Ông ta nói phớt tỉnh:
- Đại úy ạ, có vẻ mấy ông bạn Việt Minh thân thiết của đại úy đạt được nhiều hơn cái mà họ muốn mặc cả, đúng không? Theo như bản tường trình của anh chuyển cho chúng tôi thì họ làm ồn ào cái chuyện muốn điều đình. Nhưng với cách đọc của tôi, tôi thấy thật ra họ chỉ muốn bấm cò súng cho bùng nổ một cuộc chiến tranh kiểu cổ điển. Được thế, nó sẽ làm nổi bật vai trò của họ hơn và sẽ biến cuộc cách mạng hạng bét của họ thành có vẻ rất hiện thực. Từ giữa tháng Tám tới nay, mới võn vẹn hơn năm tuần lễ, Việt Minh ở đây từ chỗ không ai biết đã độc chiếm sân khấu chính trị. Nhờ thế, họ chiêu dụ được nhiều thanh niên ra trận và cắt cổ mổ họng hằng trăm địch thủ người Việt của họ. Đại tá Cédile bảo đảm với tôi rằng đại đa số người An Nam ủng hộ Pháp và muốn thấy nền cai trị ổn định của người Pháp được phục hồi.
Joseph đăm đăm ngó Boyce-Lewis, không tin nổi mắt mình:
- Thưa đại tá, ông chẳng thể nào lầm lẫn hơn được nữa. Tất cả dân Việt Nam, dù có đứng chung hàng ngũ với Việt Minh hay không, đều căm thù Pháp vì họ có lý do chính đáng, trừ một thiểu số hết sức nhỏ. Họ bị tổn thương sâu xa vì người Anh đã tiếp tay lấy đi cái mùi vị độc lập tự do mà từ một trăm năm qua, nay là lần đầu tiên họ có được. Nhưng Việt Minh là những người có đầu óc thực tế  - tôi biết như vậy vì tại miền bắc tôi đã đàm đạo với Hồ Chí Minh. Ông ấy là một lãnh tụ kiên cường vháp lẫn lợi ich của những người trung thành với Pháp khiến những người Pháp có danh dự phải gánh vác nhiệm vụ trao cho xứ sở chậm tiến này một điểm khởi hành tốt hơn điểm xuất phát hiện nay của Việt Minh. Để từ đó, dân chúng An Nam được bảo hộ, bước từng bước hòa bình và ổn định trên con đường dẫn đến một nền tự do dân chủ chân chính? Phải chăng, dưới sự kiểm soát của Việt Minh, nền bảo hộ của Pháp sẽ bị thay thế bằng một cái gì đó sắt máu và tệ hại hơn, đó là sự khống chế của Mát-cơ-va qua Cộng sản Quốc tế Đệ tam? Câu hỏi ấy làm Paul đột nhiên và nhanh chóng lấy lại lòng tự tin rằng mình đang chọn lựa đúng. Anh đưa tay vẫy binh sĩ tiến vào con hẻm nhỏ cặp bên hông trụ sở của Việt Minh. Tâm trí Paul lại tập trung vào việc điều động sao cho thuộc cấp áp sát mục tiêu mà không bị phát hiện.
Lực lượng đột kích của Pháp không biết rằng hầu hết các ủy viên của Ủy ban Hành chánh Nam bộ đã rời Tòa Thị chính. Lúc mới chấp chánh, họ dùng Dinh Toàn quyền Đông Dương làm trụ sở cho guồng máy chính quyền cách mạng mới thành lập; sau đó, tướng Gracey buộc họ phải dời qua Tòa Thị chính. Công tác ngày càng nhiều và tình hình khẩn trương hiện nay khiến họ có mặt suốt ngày đêm tại đây, gần như không thiếu người nào. Nhưng tối hôm qua, dự tính tiến công bằng quân sự của Pháp không lọt khỏi tai mắt mạng lưới đặc vụ cảnh báo của người Việt Nam. Để bảo toàn lực lượng, các ủy viên  - trừ một người  - đều nương theo bóng đêm thoát về nhà mình. Ngô VănLộc tình nguyện làm người ở lại vì anh không có bà con ruột thịt nào ở Sài Gòn, nhưng động cơ chính là ngừa trước việc người Pháp có thể viện cớ rằng sự kiện không một ủy viên nào có mặt tại Toà Thị chính chứng tỏ Ủy ban Nam bộ đã bỏ phế guồng máy hành chính, có nghĩa là từ bỏ quyền cai trị Sài Gòn.
Trời sắp rạng sáng. Lộc nằm lơ mơ ngủ trong chiếc giường bố trên rầm thượng vắng vẻ, ngay dưới tháp chuông đồng hồ dùng làm chóp đỉnh của toà nhà thị chính già gần trăm tuổi; mặt tiền được trang trí bằng hàng chục phù điêu lấy sự tích từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Sát bên giường, trên sàn nhà, anh để sẵn một khẩu tiểu liên tự động báng ngắn, lấy cắp của quân Nhật. Trên chiếc ghế cạnh cửa ra vào, một dân quân Việt Minh trẻ tuổi, cận vệ của Lộc, ngồi ngủ gà ngủ gật, trên đùi gác khẩu súng cùng loại.
Cả ông thầy lẫn đệ tử đều giật mình choàng tỉnh khi nghe có tiếng súng nổ ròn ở đường phố bên dưới. Tiếng thét báo động chưa kịp thoát khỏi thanh quản, cả bốn dân quân Việt Minh gác mặt tiền đã bị lính dù đốn gọn bằng súng tự động. Vài giây sau, thầy trò Lộc nghe tiếng súng nổ thật gần và tiếng chân chạy rầm rập lên các tầng trên. Lắng tai chốc lát, Lộc ra lệnh cho cận vệ vào núp bên trong chiếc tủ lớn đựng ly tách kê ở cuối phòng. Kế đó, Lộc kiểm tra cửa rầm thượng. Hơi an tâm vì cửa tuy mỏng nhưng được khoá chặt, Lộc quay vào đứng trước mặt tủ, hờm sẵn súng thủ thế. 
Chầm chậm, tiếng động của lính Pháp rõ dần khi họ đi lên theo ngả cầu thang. Lộc nghe loáng thoáng một mấy câu chửi thề bằng tiếng Pháp khi thấy trong toà nhà gần như không một bóng cán bộ Việt Minh. Tiếng lục lọi các tủ hồ sơ rồi tiếng đạp đổ loảng xoảng vang tới tai Lộc. Kế đó, anh nghe tiếng bước chân hối hả chạy ngoài hành lang dẫn lên rầm thượng.
Cửa bị đá tung. Hai lính dù xuất hiện, đồng loạt khai hỏa, dù chưa thấy rõ trong phòng. Lộc nhoài người xuống sàn nhà tránh loạt đạn quét đường, đồng thời anh buông súng. Một lính dù đưa chân giữ yên cánh cửa rồi cả hai bước hẳn vào phòng, hè nhau chỉa súng lên người Lộc. Cùng với viên thiếu tá đi theo họ, những bệt sơn trên mặt lem luốc như nhọ nồi tạo cho cả ba cái vẻ quái đản trong khung cảnh rầm thượng tranh tối tranh sáng. 
Gã lính dù đứng gần nhất tung giày, đá một cú ác liệt nhắm thẳng mặt Lộc. Anh vặn người cố né nhưng không kịp. Mũi giày quất thẳng giữa trán làm Lộc choáng váng mặt mày. Trong mơ hồ, anh nghe tiếng Paul Devraux giận dữ, quát lính lui ra.
Vừa quì xuống một bên Lộc, Paul nhận ra ngay người “bồi” trại săn của cha mình thuở nào. Anh nói thật lẹ:
- Lộc ơi, tôi đây, Paul đây!
Cúi mình và luồn tay dưới hai vai còm cỏi của Lộc, Paul nâng anh ngồi lên rồi lớn tiếng gọi quân y. Lính cứu thương vừa từ cầu thang vọt lên còn thở hổn hển, Paul liền chụp xắc cứu thương, lấy miếng băng cấp cứu tẩm sẳn thuốc khử trùng ấn thật chặt lên lằn nứt dài và sâu đang ứa máu trên trán Lộc, chỗ mũi giày chọc trúng. Máu tạm cầm, Paul để miếng băng qua một bên và thở ra, nói như nghẹn:
- Anh Lộc, tôi xin lỗi đã xảy ra chuyện như thế này.
Lộc quắc mắc nhìn Paul, không nói một tiếng. Da mặt Lộc tím lại thành chiếc mặt nạ đắp bằng hận thù và kinh tởm. Lộc hít vào một hơi thật sâu, có vẻ như đang gom hết sức lực để mở miệng nói một câu gì đó. Nhưng đột nhiên anh đổi ý, nhổ toẹt một bãi nước bọt bay thẳng vào chính giữa mặt Paul. Viên sĩ quan Pháp dội người lui, đưa tay áo lên chầm chậm quệt má. Anh nhún vai và nói, giọng rầu rĩ:
- Lộc ạ, anh đừng nên qui lỗi cho hết thảy người Pháp vì hành vi của một thiểu số. Tới một ngày nào đó, các anh sẽ được trao trả độc lập  - nhưng cái đó đòi hỏi thời gian.
Điên tiết trợn con mắt đầy gân máu nhìn quanh rồi ngó trừng trừng gã lính dù vẫn đứng kềm súng tiểu liên chỉa thẳng vào đầu mình, Lộc xoay người lại quát thẳng vào mặt Paul:
- Láo khoét. Nhân dân tao căm thù bọn Tây chúng mầy vô hạn. Mầy sẽ thấy. Tụi tao quyết chiến đấu giành độc lập tự do cho tới hơi thở cuối cùng.
Kinh hoàng bởi hận thù ngùn ngụt trong hai con mắt của người Việt Nam, Paul đứng lên chầm chậm, cảm thấy tức ngực và tuyệt vọng. Anh quay lưng sắp bỏ đi bỗng nghe từ dưới sàn vang lên tiếng thét ra lệnh bằng tiếng bản xứ:
- Giết! Giết thằng quan tư!
Ngoái mắt lui, Paul thấy cửa tủ ly tách nơi cuối phòng bật tung. Trong chớp mắt, khẩu tiểu liên báng ngắn của người dân quân trẻ khạc lửa. Paul cảm thấy đầu đạn trúng lổ chổ trên lưng mình, sức dội làm người anh xoáy vòng rồi hất anh văng tới đằng kia phòng. 
Loạt đạn ấy chưa dứt tiếng nổ, hai lính dù đã khai hỏa. Thân thể gầy gò của người thanh niên Việt Nam bị hơn một chục đầu đạn cắm phập vào. Kế đó, lính dù quay mũi súng sang Lộc, bắn và tiếp tục bắn vào ngực vào đầu anh cho tới khi hai chân hai tay của Lộc không còn co giật, và anh nằm lịm chết trong vũng lai láng máu của chính mình.

Truyện TRĂNG HUYẾT Lời Nói Đầu Tập I - Phần I - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - /acronym> - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP II - Phần III - 1 - - 2 - - 3 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP II - Phần III - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - TẬP II - Phần IV - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 21 - TẬP III - Phần V - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP III - Phần VI - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - TẬP IV - Phần VII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - TẬP IV - Phần VIII - 1 - - 2 - - 3 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - TẬP IV - Phần VII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - TẬP IV - Phần VIII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - TÁI BÚT THAY LỜI BẠT của Hoàng Khởi Phong PHỤ LỤC - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM Ðài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng vấn Nguyễn Ước Nguyên văn Lời Mở đầu của A. Grey