TẬP III - Phần Thứ Năm - Điện Biên Phủ - 1954
- 10 -

Đúng một tiếng đồng hồ trước nửa đêm mồng 6 tháng Năm 1954, Ngô VănĐồng kéo chiếc mũ trận bằng tre đan, trẹt và mỏng mảnh xuống ngang mi mắt, rồi thận trọng nhô đầu lên trên mép giao thông hào dẫn thẳng tới mặt trước của cứ điểm A1 trong cụm cứ điểm A+ và C+. Với tư thế ngồi lom khom trong lòng chiến hào đầy bùn sình lầy lội, miệng khô rang và ngang ngực ôm chặt khẩu các-bin cắm sẵn lưỡi lê, anh sẵn sàng vọt lên mép chiến hào ngay nghe khi nổ ra hiệu lệnh xung phong.
Cũng như các bộ đội thuộc Trung đoàn 59 thuộc Đại đoàn 312 của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đồng mang khẩu trang bịt kín miệng và mũi vì sợ hít phải vi trùng trong các giao thông hào nhầy nhụa ngập ngụa bùn, nơi họ phải liên tục dẫm lên những xác chết đang thối rữa của đồng đội lẫn lính Pháp. Những hầm hố nối liền các giao thông hào và những lô cốt nơi binh lính hai bên quần thảo suốt năm mươi lăm ngày qua giờ đây nồng nặc mùi xác người, phân người lẫn mùi ói mửa, và trong cái nóng ban ngày, từng lớp ruồi nhặng giòi bọ bu đầy các thi thể trương sình.
Dưới ánh sáng hoả châu lơ lửng do máy bay vận tải của Pháp vẫn từ Hà Nội lên thay nhau thả bằng dù, Đồng có thể nhìn rõ các đơn vị Việt Minh khác đang ào lên những chốt phòng thủ bên ngoài một cứ điểm nhỏ hơn trong cụm AC. Từ mấy đỉnh đồi phía trên, các toán lính Pháp cùng lính Lê dương co cụm và tuyệt vọng, đang ào ạt xả súng máy và bắn hàng loạt đạn súng cối xuống hàng hàng lớp lớp bộ đội nhưng vẫn không chận nổi những người lính á đông đang cảm thấy chiến thắng trong tầm tay. Họ xung phong hết đợt này tới đợt khác, tràn qua thân thể đồng đội vừa ngả xuống và cố đè bẹp binh lính âu tây bằng sức mạnh quân số áp đảo.
Đồi A1 nằm ngay trước mặt đại đội Đồng là pháo đài chính của cụm cứ điểm. Nó được trấn giữ bởi số lính còn lại của Tiểu đoàn Dù Thuộc địa Số 1. Đối phương lập bộ chỉ huy tiểu đoàn trên đỉnh đồi, ngay trong ngôi nhà trước đây dành cho công sứ Pháp tại Điện Biên Phủ. Vì ngọn đồi này là cứ điểm chủ lực sau cùng của thung lũng vẫn còn trong tay quân Pháp nên mấy ngày vừa qua, công binh Việt Minh đã ra sức đào một đường hầm ngầm dẫn sâu vào bên trong sườn đồi. Sau đó, họ buộc cả ngàn ki-lô thuốc nổ lại với nhau, làm thành một quả bộc phá khổng lồ, rồi đặt sâu trong lòng đất, chỗ cuối đường hầm. Thời điểm bộc phá phát nổ được ấn định là 11 giờ khuya nay. Và trước đó nửa giờ, Đồng đã dẫn đại đội của anh thầm lặng di chuyển qua các giao thông hào đan nhau chằng chịt, tiến vào vị trí.
Trong số các bộ đội lúc này ngồi chung chiến hào với Đồng và đang hờm súng chờ hiệu lệnh xung phong, chỉ còn sót lại vài người từng cùng anh tham dự những cuộc đụng độ ác liệt diễn ra suốt tháng Tư vừa qua. Khi chiếm xong cụm cứ điểm Nà Ngọng, lực lượng bốn đại đoàn tham chiến của tướng Võ Nguyên Giáp từ năm chục ngàn bộ đội sụt xuống còn ba chục ngàn. Giờ đây, nhiều bộ đội trong đại đội của Đồng là những thiếu niên mười sáu tuổi, mới được bổ sung tuần trước. Trong các buổi học tập chính trị nhồi nhét hằng ngày, chính trị viên phải liên tục nói cho họ in trí rằng binh đoàn mười ba ngàn quân của Pháp lúc này chỉ còn chưa tới một phần ba, và con số bốn ngàn quân thù sống sót ấy đều đang kiệt sức. Suốt mấy ngày vừa qua, người ta nói cả trăm lần với bộ đội rằng chiến thắng dứt điểm đang trong tầm tay. Thế nhưng khi bộ đội ngồi khom mình chung quanh Đồng dưới giao thông hào chờ quả bộc phá khổng lồ phát nổ, anh vẫn có thể cảm giác được sự sợ hãi và căng thẳng đang làm đanh mặt và loạn nhịp thở của từng người lính trẻ.
Đồng cũng thế. Khác với các lần xung trận trước đây, anh đang rất khích động và căng thẳng. Những cuộc đánh giáp lá cà ác liệt diễn ra gần nửa tháng nay làm cả đôi bên, phía tấn công lẫn phía phòng ngự, đều chịu tổn thất kinh hoàng. Dù Đồng không cảm nhận thấu đáo nhưng cũng giống những bộ đội còn lại của quân Việt Minh, bản thân mỗi người quả thật sắp vượt quá giới hạn sức chịu đựng.
Kể từ đầu tháng Hai tới nay, họ ăn cầm hơi mỗi ngày khoảng vài ba nắm cơm tẻ nhạt và mỗi tuần một lần được nhai hơn chục hạt đậu phọïng. Họ cũng đang sống với nỗi kinh sợ triền miên rằng nếu chỉ bị một vết thương nhẹ thôi, trước sau gì mình cũng chết. Phương tiện y tế tiền tuyến - chỉ năm sáu y sĩ và bác sĩ giải phẩu làm việc tất bật trong những túp lều lợp lá gồi cất lên vội vã sâu trong núi - thô sơ gấp mấy lần bệnh viện dã chiến của Pháp dưới đáy lòng chão lúc này không còn chỗ chứa những quân nhân Pháp thương vong hoặc đang hấp hối. Hầu hết bộ đội tử thương vì bị đạn bắn trúng đầu khi vừa nhô lên vành mép chiến hào. Riêng Đồng, ngoài vài mảnh đạn pháo mới ghim vào vai trái và đã được băng bó, anh chiến đấu suốt mà không bị trúng đạn. Và lúc này, anh biết đang tới giờ cực điểm của cuộc bao vây dài ngày nên tự nhiên quên hết mệt nhọc.
Trong khi nôn nao chờ tiếng nổ phát ra tự lòng đất làm hiệu lệnh tấn công, Đồng bất giác nghĩ tới lần đầu tiên trong đời mình đã ngồi chờ tấn công quân Pháp như thế này, tại Yên Bái. Anh nghiến chặt răng, người ơn ớn lạnh khi hình dung rõ nét khung cảnh đêm đó: ngồi sát hai bên vai anh là cha và cậu em Học. Lúc này, chỉ còn một mình anh chờ giờ xung phong, trên vai mang theo ba cái chết của cha lẫn mẹ và em. Nhìn những đốm đèn hỏa châu leo lét đang từ từ rơi xuống cuối sườn đồi sau khi soi sáng mặt trận, Đồng mường tượng đó là ba linh hồn thân yêu ở thế giới bên kia. Bỗng dưng anh cảm thấy co giật nơi mi mắt. Anh đưa hai tay lên xoa mắt thật mạnh, như một cử chỉ thề hứa rằng đây sẽ là đêm anh xả thân chiến đấu, quyết liệt hơn mọi đêm về trước. Hương hồn của cha của mẹ của em đang cùng anh ra trận, đòi lại món nợ máu của gia tộc, và đang phù hộ anh sống sót tới tận cùng con đường chiến thắng.
Cuối cùng, trễ vài phút sau mười một giờ, quả bộc phá khổng lồ phát nổ. Từ đỉnh đồi tới chân đồi rung chuyển như động đất. Đất đen vọt thẳng lên trời và khói phun cao, như phọt từ một lòng giếng vĩ đại. Kế đó, đêm ngất ngư với tiếng ầm ầm dội như thác đổ, bùn và sỏi đá bắt đầu rơi như mưa rào xuống khắp phòng tuyến Việt Minh. Cơn mưa đất đá chưa kịp dứt, Đồng bật người phóng lên mép chiến hào. Thét lớn "Xung phong! Xung phong!" anh lao mình lên sườn đồi.
Chân phóng hết sức nhanh, miệng hô hết sức lớn, Đồng nghe mọi âm thanh phát xuất từ cơ thể mình hòa nhịp với tiếng chân chạy và tiếng gào xung phong của cả ngàn đồng đội. Tất cả phát xuất từ bầu máu nóng căm thù giặc tận xương tủy. Tất cả réo sôi ý chí quyết chiến quyết thắng. Tất cả biến mọi sự thành một trạng thái mê cuồng hiếu sát. Trượt chân rồi gượng, hết nhảy lại phóng qua những chiến hào lở lói, Đồng cảm thấy có một luồng sóng đang đẩy mình tới trước. Nó trào lên không ngừng và không cưỡng lại nổi. Đôi dép râu sút quai, tuột một chiếc. Đồng hất chân đá mạnh cho văng chiếc còn lại.
Thét lên mấy tiếng man dại và đắc thắng, Đồng thọc lưỡi lê lần lượt đâm chết tươi hai lính dù Pháp bị chấn thương trầm trọng, đang quẩy mình trong đám gạch đá ngổn ngang của một lô cốt vừa sập do cú nổ của quả bộc phá ngàn cân. Súng đại liên và trung liên còn lại của quân phòng ngự, từng khẩu rồi từng khẩu, nóng dần, nóng tới độ tay không sờ được không cầm nổi hoặc tắt tịt vì hóc đạn. Đồng và bộ đội diệt gọn vài lính Pháp sống sót sau tiếng nổ kinh hoàng, đang choáng váng chúi đầu sau bức vách phòng ngự làm bằng xác đồng đội tử trận trong những cuộc tấn công trước đó.
Khi đang chạy dọc một kẽ nứt sâu hoắm và đen sạm do quả bộc phá vừa nổ làm toang hoác một bên sườn đồi, Đồng bỗng chửng lại. Anh thấy năm sáu bộ đội trẻ vừa được tăng cường cho đơn vị mình rú lên rồi ngã vật xuống lòng hố vì trúng phải một loạt đạn súng máy từ ngôi nhà viên công sứ cũ bắn xuống. Dương hai con mắt đỏ ngầu thương hận, Đồng nhìn lên toà nhà kiên cố đang nằm quái đản trên đỉnh ngọn đồi.
Bỗng dưng anh điên tiết với ấn tượng rằng toà nhà kiểu châu Âu đang án ngự đỉnh đồi quê hương kia là biểu trưng cho nền đô hộ khốn nạn của thực dân Pháp lên dân tộc. Không dừng chân suy xét lợi hại, Đồng phóng người qua mấy dãy chiến hào còn lại. Kếâ đó, anh lẹï làng chạy xéo qua khoảng đất trống bọc quanh bộ chỉ huy Pháp. Áp sát vách tòa nhà, rút lựu đạn cầm tay, Đồng lao mình xuống cầu thang dẫn tới một khung cửa le lói ánh đèn dưới hầm nhà. Ở đó, nghe có tiếng lính truyền tin Pháp đang khẩn trương gọi bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm, Đồng đứng lại, thu mình nép một bên cửa, nghe ngóng.
Hiệu thính viên gào lớn, lặp đi lặp lại và nhấn mạnh nhiều lần lời cầu viện khẩn cấp, để giọng nói của anh ta át tiếng súng đạn đang vang vào điếc tai long óc:
- Trình đại tá Devraux ngay. Rằng đồi A1 không còn giữ được lâu, cần tiếp viện lập tức. Trình với đại tá Devraux rằng chúng tôi cần tiếp viện gấp - ngay tức khắc!
Mắt Đồng nheo lại, ghim thật kỹ vào óc não cái tên đó. Rồi anh nhảy bật người, đá tung cửa, bắn ba phát vào máy truyền tin cho nó tan tành hết sửa chữa. Anh lính truyền tin Pháp trẻ tuổi, vành tai vẫn đeo ống liên hợp, giật mình quay lại đã thấy một mũi lê dí sát ngực mình.
Đồng gầm lên bằng tiếng Pháp:
- Ai là thằng "đại tá Devraux" mầy vừa gọi? Hắn chỉ huy đơn vị nào?
Anh lính truyền tin hãi hùng ú ớ. Đồng chích mạnh mũi lê vào ngực anh ta:
- Mầy không nói, tao giết. Tên đầu của thằng Devraux đó là gì? Hắn làm gì?
Người lính Pháp run lập cập, thì thào:
- Ông ấy là đại tá Paul Devraux... Ông làm tham mưu trưởng cho thiếu tướng De Castries.
- Hắn biết nói tiếng Việt không?
- Tôi không biết. Tôi có nghe nói ông biết rõ Việt Nam - ông ở xứ này mấy chục năm...
Trên bộ mặt bùn đóng thành từng bệt của Đồng hai con mắt bỗng rực lửa. Với cử động toàn thân xốc tới, anh thọc lưỡi lê vô ngực chàng trai Pháp, lút cán.

Truyện TRĂNG HUYẾT Lời Nói Đầu Tập I - Phần I - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - !!!8679_7.htm!!! Đã xem 875360 lần. --!!tach_noi_dung!!--

TẬP I - Phần Thứ Nhất - Đời Thuộc Địa Là Thế! - 1925
- 6 -

--!!tach_noi_dung!!--
Cơ sở chính thức của quan sứ thần tọa lạc bên một con đường rợp bóng cây thuộc khu vực Tân Định, phía bắc Nhà thờ Đức Bà. Phòng lớn nhất của ngôi nhà cho thấy rất ít bằng chứng về tài sản to lớn được dòng họ Trần tích lủy qua ba thế hệ hợp tác chặt chẽ với Pháp. Bên ngoài cửa sổ, các lùm bụi và cây ăn quả vùng nhiệt đới như mảng cầu, đu đủ, xoài tượng, lựu, vươn lên rậm rạp từ mặt đất ẩm bên trong khu vườn có tường thành bao quanh. Đồ đạc trong phòng thưa thớt, hợp truyền thống khắc khổ và hiếu học của giới quan lại An Nam. Nổi bật cuối phòng là bàn thờ gia tiên gồm ba chiếc tủ thờ sơn son thiếp vàng. Cái lớn nhất và cao nhất là tủ thờ chính, đặt ngay chính giữa. Sát hai bên tủ thờ chính là hai tủ thờ phụ, cao ngang nhau, trên mỗi cái đặt linh vị, hai ngọn đèn cầy, bát nhang và lư hương nhỏ. Trước mỗi bàn thờ phụ kê một chiếc bàn nhỏ, trên đó đặt các lễ vật của thân nhân mang đến gồm cau, rượu, trà, vàng hương. Sau phần nghi lễ chính, họ sẽ lần lượt bái lạy trước bàn thờ trước khi cùng ngồi vào ăn giổ.
Trên mặt tủ thờ cao trưng bày hai bình bông huệ trắng mới hái, tươi nguyên, như còn long lanh sương sớm. Bốn cây đèn cầy màu đỏ cắm trên bốn chân đèn bằng đồng đánh bóng loáng. Giữa bàn thờ có một bát nhang bằng gỗ, trên cắm tua tủa chân nhang còn lại từ những lần thắp buổi sáng buổi chiều trong suốt tháng chạp này. Mé ngoài bát nhang là một lư đồng, khói lên nhè nhẹ, tỏa hương dìu dịu làm không khí mỗi lúc một thêm vẻ linh thiêng. Ngay trên bàn thờ chính, xếp hai khay gỗ bày đầy hoa quả, chất vun cao theo hình kim tự tháp, được hái từ những cây trái sum sê trong vườn. Kế bên khay hoa quả và sâu vào bên trong một chút là phần cúng cơm, gồm một bát cơm, một quả trứng. Cơm sới có ngọn trong cái chén đầy, úp lồng một cái chén khác làm thành bát cơm lồng. Trứng gà luộc bóc vỏ, ấn dẹt cho nứt ra, đặt trên dĩa với một ít muối hạt. Bên cạnh là ba chiếc ly nhỏ chưa rót rượu. và trầu cau têm sẵn.
Mé trước bàn thờ chính kê một chiếc bàn thấp, bày cổ cúng gồm những dĩa nhỏ chưng dọn thịt luộc, chả lụa và cá, kèm theo gỏi ngó sen và rau, các tô miến nấu đặc biệt có nấm và kim châm, hương vị đậm đà; xôi chè; cơm trắng, hai hàng chén đơm sẵn cơm có kèm theo các đôi đũa đặt ngay ngắn bên cạnh mỗi chén; mấy chiếc ly thủy tinh đựng rượu trắng hơi vơi một chút; mấy chiếc tách sứ để không và bình trà đã pha, sẵn sàng châm trà khi các hương linh thụ xong cổ, và chuẩn bị cho người chủ lễ vái ba lần sau cùng, hoàn tất phần nghi lễ. Ngay đằng trước mâm cổ cúng trải chiếc chiếu hoa cạp điều, dùng để bái lạy. Tuy thế, tâm điểm của bàn thờ là bức chân dung khung thiếp vàng của một vị quan trông rất khả kính, mình mặc triều phục, ngự chốn danh dự và cao nhất trên bàn thờ chính giữa.
Tất cả phẩm vật và cách thức trưng bày ấy không là sáng kiến cá biệt của dòng họ Trần. Số lượng nhiều hay ít tùy gia cảnh, nhưng nói chung, chúng được bày biện theo những qui định có tính truyền thống, làm thành phong tục của người An Nam về lễ giỗ. Đó là một nghi lễ được cử hành hằng năm và suốt đời, để tưởng nhớ ngày lìa trần của ông bà cha mẹ. Họ là những đấng sinh thành nên con cháu phải chịu tang trọn đời, khác với tang vợ tang chồng chỉ chịu ba năm. Không ai biết rõ phong tục và nghi thức ấy bắt đầu từ thời điểm nào trong lịch sử dân tộc, nhưng thực tế nó hiện hữu đã ngàn năm trên đất Việt.
Bắt đầu từ đồng bằng bắc bộ, cái nôi của dân tộc và văn hóa Việt, chúng theo chân đoàn lưu dân đi dọc Trường sơn vào các đèo cao và vùng đất sỏi đá miền trung. Rồi sau đó, chúng cùng đi với đoàn người khai phá vào phương nam, nơi gạo rất trắng nước rất trong, khí hậu thoáng mát, đồng ruộng cò bay thẳng cánh và mùa nước lên cá lội tràn bờ. Qua bao nhiêu thay đổi triều đại, thăng trầm với lịch sử, biến thái theo hoàn cảnh địa phương, dị biệt về lập trường chính trị hay giai tầng xã hội, người Việt khắp nơi vẫn tuân giữ và thực hiện những qui định căn bản trong phong tục tập quán ấy. Giới giàu sang phú quí thường cử hành lễ giỗ để vinh danh người chết và chiêu đãi kẻ sống. Hạng nghèo khổ cơ cực tới ngày giỗ ông bà cha mẹ cũng rán cúng chén cơm ly nước cây nhang mới khỏi tủi thân và ngủ yên giấc.
Hôm nay là ngày chính giỗ vị thượng quan cụ thân sinh của người An Nam mặt nhăn nheo, mặc áo bào vua ban chỉ may bằng một tấm vải được thượng nghị sĩ Sherman khéo lấy lòng một giờ trước đó.
Chiều hôm trước đã có lễ cúng tiên. Thường là để họ hàng thân thuộc đến nhóm họ, ở lại chầu chực gia tiên và chuẩn bị cho sáng sớm ngày mai bắt tay chuẩn bị cỗ bàn. Như thế, lễ giỗ ngoài mục đích tưởng niệm người đã khuất còn là dịp tụ họp để siết chặt tình gia tộc trong phúc ấm của ông bà tổ tiên, quấn quít thêm vòng sống của người Việt trong bốn vòng gia đình, thân tộc, làng xóm và dân tộc. Việc thực hiện nghi lễ này là một trong vô số cách để củng cố thêm văn hóa cùng tín ngưỡng của đại gia đình người Việt trong đó kẻ sống và người chết quần tụ bên nhau, hằng ngày hằng đêm tương tác cảm thông, vượt không gian và thời gian. Từ đó làm thành một cuộc sinh hoạt vừa chan chứa tình nghĩa vừa dồi dào tâm linh trong quân bình và hài hòa giữa con người với tổ tiên, có trời cao lồng lộng là cha nghiêm minh và đất thấp bao la là mẹ từ ái.
Đúng ra phần nghi lễ cúng giỗ theo truyền thống phải cử hành buổi trưa vào giờ chính ngọ. Nhưng đặc biệt lễ giỗ này hằng năm thường cử hành lúc hoàng hôn vì hôm trước giỗ là ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng bận đưa ông táo về trời nên có một số người sáng nay mới từ lục tỉnh lên kịp. Thêm nữa, cũng vì phải tham dự buổi tiếp tân dành cho gia đình thượng nghị sĩ Nathaniel Sherman tại dinh thống đốc nên vị thượng quan bộ Lễ quyết định cử hành vào buổi tnhúng tay vào của tham mưu trưởng chẳng khác nào làm nhục họ. Cũng như Paul, các sĩ quan khác lúc này hẳn đang choáng váng bởi cường độ và mức độ pháo kích dồn dậïp của đối phương, vì trước đây chính đại tá Piroth đã kịch liệt bác bỏ khả năng đó. Ông khẳng định nhiều lần rằng nếu muốn phóng ra một cuộc pháo kích, địch chỉ có thể bố trí trọng pháo ở mặt ngoài vòng đai, mé bên kia sườn núi, và như thế, đường đạn cầu vồng qua núi sẽ đi quá, không thể rơi trên tập đoàn cứ điểm.
Paul lại lắng tai nghe và anh tự hỏi phải chăng lần đầu tiên đại tá Piroth lầm. Nếu các cổ trọng pháo của đối phương đặt ở mé bên kia sườn núi ngoài lòng chảo, chúng phải cách xa trung tâm chỉ huy ít nhất tám chín cây số, nhưng tai anh nghe có vẻ địch khai hoả gần hơn. Sau vài giây ngập ngừng, Paul đội mũ sắt lên rồi quay cần truyền tin dã chiến, gọi chỉ huy trưởng pháo binh.
Anh nói hết sức lớn, cố át tiếng đạn pháo, để đầu dây đằng kia nghe rõ:
- Charles này, hình như bọn chúng sử dụng pháo hiệu quả hơn chúng ta tiên liệu, tôi nói như vậy có đúng không?
Đầu ống liên hợp đằng kia kêu lách tách. Paul hét lớn hơn, gằn câu hỏi chậm lại:
- Có phải bọn chúng đặt các khẩu 105 li trên sườn núi mé bên trong này. Hình như gần hơn ta tưởng.
- Đúng... nhưng tôi thấy ba cái chuyện nhỏ đó nhằm nhò gì.
Lần này Paul nghe rõ câu trả lời của Piroth. Anh cũng có thể nghe ra trong giọng nói của ông không còn âm điệu tự tin quen thuộc.
- Anh bạn ạ, anh nghĩ chỉ có mấy khẩu thôi sao?
Ở đầu dây đằng kia im lặng khá lâu. Sau cùng, Piroth trả lời, giọng không giấu nổi vẻ miễn cưỡng:
- Không, hình như địch không chỉ có vài khẩu 105. Tôi đoán địch còn đặt nhiều khẩu ở phía trên nữa, rất cao.
Paul thúc giục:
- Nhưng anh đang xác định vị trí của chúng, phải không. Bộ để chúng ho và khạc xuống chúng ta lâu thêm chút nữa à?
- Chúng tôi đang cố hết sức khoá mõm chúng.
Đường dây thình lình im bặt nhưng rõ ràng giọng nói của Piroth rất thảng thốt, dù chỉ nghe qua máy truyền tin dã chiến. Cảm thấy lo lắng tới thắt ruột, Paul chụp kẹp hồ sơ, lao ra giao thông hào. Anh phóng tới hầm chỉ huy trưởng. Vừa ló mình vào anh đã thấy đại tá chỉ huy trưởng De Castries đứng cạnh bàn bản đồ, mặt ông trắng bệch. Đầu ông đang nghểnh qua một bên, nghiêng tai lắng nghe tiếng gầm rú bất tận như một cơn bão sầm sập cả bầu trời đen đặc bên trên lòng chảo.
De Castries hỏi, giọng thì thào nghèn nghẹt:
- Hỏa lực của đối phương mạnh hơn chúng ta tưởng nhiều, phải không?
Paul chào và nghiêm trọng gật đầu:
- Đại tá Piroth nói rằng bằng cách nào đó đối phương đã đưa được trọng pháo 105 li lên những cao điểm trên sườn núi mé bên này, sát ngay vành đai.
De Castries quẫn trí quay mặt không nhìn Paul. Ông bắt đầu loay hoay với cây thước gỗ:
- Nhưng hỏa lực phản pháo của chúng ta sẽ dập tắt chúng ngay tức khắc. Có phải tất cả các đơn vị đang sẵn sàng ứng chiến khi bộ binh đối phương tràn xuống?
- Trình đại tá, đương nhiên là vậy.
- Vậy chẳng việc gì chúng ta phải băn khoăn, đúng không? Anh liên lạc với chỉ huy trưởng từng cứ điểm để nắm tình hình và báo cáo ngay cho tôi, càng sớm càng tốt.
Sau khi Paul về lại hầm tham mưu trưởng, tiếng gầm thét liên tục của pháo Pháp và pháo Việt Minh khiến anh không thể ráp nối tình thế thành một hình ảnh rõ nét vì trận pháo mở màn đầy bất ngờ của địch đã phá hỏng đường dây truyền tin dã chiến.
Dù một số đơn vị báo cáo rằng sau những tuần lễ chờ đợi căng thẳng tinh thần, binh lính đang háo hức dàn chào cuộc tấn công của đối phương, hầu hết các chỉ huy trưởng lính Lê dương và lính dù đều không thể truyền tin về một cách thông suốt. Paul lo lắng gọi qua máy nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời nào rõ ràng. Khi nghe một tiếng nổ thật lớn, át hẳn các tiếng nổ khác, anh chạy ra chiến hào thông với cửa hầm, nhìn vào bóng đêm.
Mắt Paul bắt gặp một cảnh tượng làm môi anh bất giác mím chặt, kinh hoàng. Một loạt đạn pháo của địch từ trên đỉnh núi bắn thẳng xuống trúng kho nhiên liệu và kho bom xăng na-pan của binh đoàn. Từ hai vị trí đó, phụt ra những ngọn lửa màu da cam và dần dần bốc lên cao trong bầu trời đen đủi bên trên lòng chảo. Paul có thể nhìn thấy kế bên đám cháy, mấy chiếc máy bay đang bắt lửa hoặc đã bị thiêu rụi, thành một đống trơ khung sắt bên cạnh phi đạo nhỏ bé. Nhưng cái làm anh thật sự mất thở là cảnh tượng trên các sườn núi bọc quanh thung lũng.
Trước con mắt quan sát của Paul, mé dưới các sườn núi sống động hẳn lên với từng đợt rồi từng đợt bộ đội cộng sản. Đối phương di chuyển như những đàn kiến đông vô số kể. Trong ánh lửa kho xăng bốc lên chiếu sáng rực, hàng ngàn lính Việt Minh đồng phục xanh lá cây đầu đội mũ trệt bằng tre đan, vọt ra khỏi giao thông hào trong rừng, ào xuống hai cụm cứ điểm Him Lam và Đồi Độc Lập, hai ngọn đồi trọng yếu được phòng ngự bởi các đơn vị thiện chiến lính Lê dương nước ngoài. Dù Paul cố sức liên lạc liên tục nhưng không một chỉ huy trưởng cứ điểm nào trong hai cụm cứ điểm đó trả lời anh. Và bỗng nhiên tình thế rõ ràng rằng đối phương đã dồn hết hỏa lực của trận pháo đầu tiên trút xuống hai cụm cứ điểm đó.
Đang chăm chú quan sát, Paul giật nẩy mình thấy có một xe díp chạy tới, đậu lại bên ngoài căn hầm nằm xéo với hầm của anh. Trong ánh lửa màu da cam chói lọi, anh nhận ra thân hình cao lớn lực lưỡng của đại tá Piroth. Và anh sửng sốt khi thấy vị chỉ huy trưởng ấy lái xe từ bộ chỉ huy pháo binh về đây trên đầu không đội mũ sắt. Paul lớn tiếng gọi nhưng ông hình như không nghe, cứ lầm lũi bước xuống xe díp rồi đi loạng choạïng tới hầm trú ẩn của mình.
Cảm thấy có điều không ổn, Paul nhảy lên mặt đất, lao tới túm vai Piroth:
- Charles, anh phải cẩn thận lo cho mình hơn mới được. Mũ sắt của anh đâu?
Khi người sĩ quan pháo binh một tay ấy quay đầu lại, Paul choáng váng vì diện mạo ông thình lình biến đổi kỳ lạ. So với vẻ ngạo nghễ thường thấy trong những lần anh gặp Piroth trước đây, bộ mặt bạnh quai hàm nay bỗng hốc hác phờ phạc với vẻ ám ảnh dữ dội của một kẻ biết mình đắc tội. Ánh mắt ông vô cùng xa xăm, gần như mụ mẫm, và ông tỏ ra chẳng muốn trả lời chút nào.
Paul gằn giọng dứt khoát:
- Đại tá tới hầm tôi ngay, tôi pha cà phê mình uống với nhau. Tôi cần anh cho biết ý kiếnứng có quy củ theo thứ bậc và theo nhóm nội ngoại, họ hàng gần rồi họ hàng xa, không phân biệt tuổi tác hay nam nữ.
Quan Tham tri bộ Lễ Trần Văn Lung bước tới gần bàn thờ. Ông cẩn thận kiểm soát lễ vật, cả số lượng đủ thiếu lẫn qui cách chưng bày. Xong ông đưa tay nhận cây nến nhỏ vừa được thắp sáng từ một thân nhân làm chấp sự. Kính cẩn cúi đầu trước bức chân dung của thân phụ, ông mồi nến vào từng tim đèn cầy cao màu đỏ đặt hai bên bức chân dung. Khi bốn ngọn lửa trên cao toả sáng khắp bàn thờ, ông bước vào giữa chiếc chiếu trải trước bàn thờ, lễ bốn lạy, rồi quỳ xuống, hai tay chấp lại, vòng lên ngang trán.
Dù tuổi cao chân yếu, vị lão quan phải lạy đúng theo truyền thống qui định. Đứng thẳng, chắp hai tay dơ cao lên ngang trán, khom mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, quì gối bên phải rồi gối bên trái xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống sát hai bàn tay lúc này lật ngửa trên mặt chiếu, gọi là thế phủ phục. Sau đó, ông cất đầu và thẳng lưng đồng thời co hai tay đã chắp lại trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy. Kế đó, ông đem hai bàn tay vẫn chấp xuống, tì vào đầu gối bên phải để đứng lên. Chân trái đang quì tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên.
Thấy ông lão đã lễ đủ bốn lạy, người chấp sự lấy ba nén hương châm lửa thắp, đưa cho ông. Trần Văn Lung cầm hương vái một vái dài rồi trao lại cho chấp sự cắm lên bát nhang. Kế đó, chấp sự mở nút bình rượu, rót vào ba cái chén nhỏ để trên bàn thờ. Chờ mọi sự cử hành đâu vào đó, vị thượng quan Bộ Lễ bắt đầu đọc lời lễ khấn bằng tiếng Hán Việt trong tờ sớ, đại ý:
“Nước Đại Nam, triều vua Đồng Khánh năm thứ chín, nhằm năm Giáp Tý, tháng chạp, ngày hai mươi tư, tại thành Gia Định. Con xin cùng với cả gia đình, và các con các cháu thành khẩn kính dâng lễ vật rượu, trầu, hoa quả, xôi, chè, cổ bàn, lên thân phụ là đấng sinh thành, tên húy là Trần Văn Soạn, tên thụy là Xuyên Vân, mất ngày hai mươi tư tháng chạp năm Mậu Tý, an táng ở cánh đồng Hòa Hưng. Hôm nay là ngày giỗ, với lòng thành xin kính dâng chút lễ bạc, cung thỉnh thân phụ soi xét lòng thành hâm hưởng, phù hộ cho con cháu cả nhà được mạnh giỏi, mọi sự tốt lành. Xin cung thỉnh ông bà tổ tiên tam đại tứ đại cùng hương linh thân tộc thượng hạ về cùng hưởng cúng lễ. Xin cung thỉnh hương linh tiền nhân liệt sĩ, dù văn dù võ, sống trung dũng chết anh hùng, không phân biệt địa phương, thời gian, địa vị, chính kiến và triều đại, cùng quần tụ về đây thượng hưởng.”
Tuy mới mười tuổi nhưng vì hầu như đã trải qua suốt ngày quan sát mẹ đôn đốc người nhà và thân nhân chuẩn bị làm cỗ, Lan biết rõ trên bàn thờ đang bày những thức ăn thức uống thuở sinh thời, vị thượng quan nội triều ấy thích thưởng thức nhất. Được cho phép phụ dọn cỗ cúng và chợt nhận ra rằng kèm theo các món cao lương mỹ vị kia là sáu cái chén với sáu đôi đũa, Lan hỏi mẹ tại sao như vậy. Và được mẹ thì thầm giải thích:
- Chúng ta cúng thêm thức ăn thức uống để cụ cố c - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 21 - TẬP III - Phần V - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP III - Phần VI - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - TẬP IV - Phần VII - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - TẬP IV - Phần VIII - 1 - - 2 - - 3 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - - 15 - - 16 - - 17 - - 18 - - 19 - - 20 - - 21 - TẬP III - Phần V - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - TÁI BÚT THAY LỜI BẠT của Hoàng Khởi Phong PHỤ LỤC - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM Ðài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng vấn Nguyễn Ước Nguyên văn Lời Mở đầu của A. Grey