Chương 1

-Alô. Cho tôi gặp luật sư Du Chí Tâm.
-Vâng. Xin ông vui lòng chờ chút.
-Alô. Tôi là Chí Tâm đây. Xin hỏi ai đầu dây?
-Tôi, Tô Tịnh.
-Ồ! Thưa ông, có việc gì ạ?
Ông Tịnh ngập ngừng:
-Anh đến biệt thự của tôi ngay nhé.
-Ông không được khoẻ ư?
-Không. Đột nhiên tôi muốn kể cho anh nghe một câu chuyện về một con người bị lương tâm giày vò suốt mười tám năm qua.
Luật sư Chí Tâm nhíu mày. Hôm nay ông Tô Tịnh có vẻ làm sao ấy, giọng nói ray rứt.
Chí Tâm biết dòng họ Tô này cũng hơn mười năm rồi, kể từ ngày ông Tô Tịnh cho người đến tìm ông, nhờ ông làm luật sự riêng cho ông.
Chí Tâm vừa là luật sư, vừa là người quản lý của biệt thự "Tô Bình".
Ông Tô Tịnh tin tưởng, đối xử với ông như người trong thân tộc, và ông có quyền tham gia ý kiến khi bàn luận một công việc gì đó.
Ở thành phố sương mù này, ai mà không biết dòng họ Tô giàu có tiếng. Ông Tô Tịnh là người lừng lẫy một thời.
Nhưng người ta vẫn không quên thắc mắc, tò mò. Lúc được gọi đến nhận công việc, Chí Tâm không thấy ai trong ngôi biệt thự họ Tô ngoài ông Tô Tịnh, người quản gia, người phụ nữ gọi là vú Năm, và cô cháu gái quý nhất của ông Tô Tịnh: Tô Ức Mi. Con bé mới có chín tuổi thôi, nhưng nét đẹp hoang dại làm cho người ta ngẩn ngơ.
Chí Tâm nghe người ta đồn, trong căn biệt thự cổ kính của dòng họ Tô có người chết oan, nên đêm nào cũng nghe tiếng kêu khóc oán than. Họ còn đồn ông Tô Tịnh là một kẻ giết người. Những người là nạn nhân của ông ấy chính là con trai và con dâu ông: Tô Vĩnh Bình - Hàn Uyển Hoa.
Nhiều lời đồn như vậy làm cho người đàn ông sống hơn nửa đời người cũng hoang mang. Và Chí Tâm cũng đang lưỡng lự trước công việc.
Nhưng khi tiếp xúc với ông Tô Tịnh, nét hiền lành, sự bình dị chan hoà làm cho ông thay đổi cách nhìn. Thêm với óc tò mò, luật sự Du Chí Tâm quyết định nhận công việc ở biệt thự họ Tô.
Mới nhận việc, không ngờ ông Tô Tịnh đã giao toàn bộ công việc cho ông. Và khi hỏi đến, ông Tô Tịnh chỉ cười và bảo:
-Tôi tin anh, bởi vì tôi có mắt nhìn người.
Làm việc được hơn một năm, ông Chí Tâm mới phát hiện được thêm một vấn đề nữa. Tô Vĩnh Bình - Hàn Uyển Hoa, ba mẹ của Tô Ức Mi qua đời lúc con bé mới vừa tròn hai tháng tuổi. Một cái chết đầy thương tâm, nhưng ông Tô Tịnh không hề nói đến.
Tô Ức Mi từ bé đã thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, nên con bé có phần chai lì. Thêm việc cưng chiều của ông nội, con bé càng bướng bỉnh, ngang tành. Ức Mi chỉ nhìn ông bằng nửa con mắt không thiện cảm.
Chí Tâm không thắc mắc, chấp nhất bởi anh thông cảm cho sự mất mát của cô bé.
So với bọn trẻ đồng lứa tuổi, Ức Mi trông có vẻ già dặn hơn. Có lần ông đưa gia đình đến thăm ông Tô Tịnh. Ức Mi còn dám cả gian chọc giận đứa con trai hai mốt tuổi của ông: Du Chí Tường.
Đã đôi lần ông có góp ý về cách dạy dỗ Ức Mi, nhưng vô hiệu lực, con bé như không nghe bất kỳ ai.
Nói thì nói, nhưng cũng phải nhìn lại. Ức Mi hỗn hào, ngang tàn, chứ còn việc học hành thì số một, bởi vì con bé vốn thông minh. Sổ liên lạc thì y như lúc nào cũng xuất sắc. Còn về đạo đức thì.. Ôi thôi, không thể nói. Ức Mi quậy còn hơn con trai.
Mười năm qua, ông là người quản lý cho gia đình họ Tô, có chuyện gì mà ông chưa gặp. Nhưng những người trong gia đình này, hình như ông không hề hiểu ai. Ông Tô Tịnh thì trầm lặng, trước mắt bao giờ cũng là một màn đen. Bà vú ít nói, người quản gia thì càng lầm lì hơn.
Họ sống một cuộc sống như không có quan hệ. Ông Chí Tâm cố tìm hiểu, nhưng hầu như không được gì.
Tô Ức Mi bây giờ có phần cởi mở hơn, vì con bé đã lớn, và có được một cách nhìn tương đối tốt về xã hội phức tạp này.
Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua trong gia đình họ Tô. Nhưng cách đây một tuần, ông Tô Tịnh bị xỉu ở cầu thang. Bác sĩ khám nói sức khoẻ của ông vẫn bình thường. Thế mà...
Ông Tô Tịnh càng tránh né thì ông Tâm càng nghi ngờ. Nhất định ông phải tìm ra nguyên nhân vì sao dòng họ Tô tách dần với thế giới bên ngoài.
Hôm nay, đột nhiên ông Tô Tịnh muốn kể cho ông nghe về một câu chuyện.. Liệu đó có phải là bí mật của biệt thự họ Tô không?
Tiếng ông Tô Tịnh cắt ngang dòng suy nghĩ của ông:
-Sao hả? Anh có sang được không?
Chợt nhớ lại cuộc họp quan trọng ở toà án, ông Chí Tâm băn khoăn:
-Ngay bây giờ thì tôi không thể.. Chiều tôi sang được không, thưa ông?
Ông Tô Tịnh nén tiếng thở dài:
-Cũng được, nhưng tôi sợ không còn cơ hội.
Chí Tâm hoang mang:
-Thưa ông..
- Đừng áy náy. Nếu anh sang không gặp tôi, thì hãy mở cửa phòng tôi rồi lấy một món đồ nhé. Tôi đã để sẵng cho anh.
-Ông định làm gì?
-Không gì hết. Chiều nay, tôi định đi thăm mộ người bạn.
Ông Chí Tâm thở phào:
-Ông cứ lo công việc của mình đi.
-Vậy thì chào anh, làm phiền anh quá.
-Không có gì thưa ông.
Ông Tô Tịnh ngồi đó, trước mắt ông là một chuỗi dài của quá khứ.
Mười tám năm trước hiện rõ trong đôi mắt già nua của ông. Nỗi đau đớn, ân hận làm nước mắt ông tuôn rơi. Tô Vĩnh Bình - Hàn Tuyết Hoa - Ông thầm gọi tên hai người trong sự giày vò.
Ông Tô Tịnh phóng tầm mắt ra xa, hình ảnh mười tám năm trước hiện về...
Nhờ vú Năm mang cho bình một bình trà. Ông Tô Tịnh lấy ghế ra sân nhâm nhi trà mà ngắm trời ngắm đất.
Nhưng có ai biết được ông ngồi ngắm cảnh hay không? Trong màn đêm, khuôn mặt ông lạnh lùng kín bưng. Ông đang nghĩ gì?
Cả năm nay, người ta phát hiện thấy ông thường im lặng, ít nói ít cười. Thay vào đó là một sự lạnh lùng khó tả.
Nguyên do từ đâu? Có ai biết không?
Tô Vĩnh Bình, đứa con trai độc nhất của ông là một chàng trai thông minh, tài giỏi. Ông Tô Tịnh đã đặt hết niềm hy vọng vào con. Ông đã sắm sẵn cho anh cả một thiên đường và tương lai phía trước..
Sau một lần nghỉ mát cùng bè bạn, Tô Vĩnh Bình quen được một cô gái tên Hàn Uyển Hoa. Tiếng sét ái tình, rồi tình yêu chớm nở giữa hai người. Những lời thề non, hẹn biển dệt một tương lai.
Vĩnh Bình đưa Uyển Hoa về ra mắt cha, và ông đã phản đối kịch liệt.
Uyển Hoa đau khổ lắm, cô đành hy sinh mối tình đầu khuyên van Vĩnh Bình hãy làm tròn chữ hiếu. Nhưng Vĩnh Bình đâu chịu, anh nhất quyết cưới Uyển Hoa.
Hai người đưa nhau ra Nha Trang đăng ký kết hôn. Vĩnh Bình quyết định tạo dựng cuộc sống gia đình bằng hai bàn tay trắng.
Ông Tô Tịnh là người giàu có và có thế lực. Ông đâu để yên cho Vĩnh Bình. Giận dữ, ông Tô Tịnh cho người ra Nha Trang bắt Vĩnh Bình về, và bắt Vĩnh Bình phải tuyệt giao với Uyển Hoa.
Yêu chồng, đau khổ vì bị chia lìa, bụng mang dạ chửa, Uyển Hoa tìm về Đà Lạt van xin ông Tô Tịnh cho nàng ở cạnh chồng đến lúc sinh nở.
Khóc hết nước mắt vẫn không lay chuyển được ông, Uyển Hoa đành quyên sinh. Cũng may lão quản gia cứu kịp, nên tánh mạng Uyển Hoa và đứa bé trong bụng mới an toàn.
Không cầu xin được cha, Vĩnh Bình hóa điên, hoá dại. Rồi thảm kịch bắt đầu xảy ra khi đứa bé ra đời được hai tháng tuổi.
Hôm ấy, bầu trời xám xịt, mưa giăng phủ kín. Ông Tô Tịnh đang ở phòng làm việc thì nhận được một hung tin. Tô Vĩnh Bình bị té xuống đèo và đã chết.
Trời đất như đảo lộn, ông Tô Tịnh điên cuồng mắng nhiếc Uyển Hoa. Ông cho rằng vì cô mà con trai ông mới chết.
Qúa uất ức, Uyển Hoa lao ra ngoài mưa. Vừa đau khổ, vừa thương tâm cho cái chết của chồng, Uyển Hoa đã lao xuống vực sâu phía sau ngồi biệt thự.
Qua cơn mưa đó, sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trong ngồi biệt thự "Tô Bình" có hai cái quan tài đặt song song nhau. Người chết còn quá trẻ.
Đứng bên cạnh hai quan tài ấy là một người phụ nữ, trên tay bồng đứa trẻ sơ sinh, đầu quấn khăn tang trắng. Đứa bé đang khóc, có lẽ đòi sữa mẹ.
Ông Tô Tịnh từ trong bước ra, nhìn đứa bé trên tay vú Năm, nhỏ nhẹ:
-Hãy vào cho nó uống sữa đi!
Chỉ trong một đêm thôi, ông Tô Tịnh đã khác đi thấy rõ. Khuôn mặt vốn già còn già thêm. Đôi mắt ông luôn ánh lên những tia đau khổ, dằ vặt. Cái chết của hai con người, hai cuộc đời đã làm ông triền miên trong dau khổ.
Vú Năm ẵm đứa bé trở ra, nó không còn khóc nữa. Đôi mắt ráo hoảnh nhình ông Tô Tịnh mỉm cười.
Ôm đứa bé vào lòng, ông Tô Tịnh bật khóc:
-Cháu của ông..
Lão quản gia và vú Năm cũng không cầm được nước mắt. Họ nói trong nghẹn ngào:
-Ông chủ! Đừng bỏ rơi con bé, nó vô tội.
Ông Tô Tịnh quắc mắt:
-Ai bảo tôi bỏ rơi nó? Từ đây hãy gọi nó là Tô Ức Mi. Tôi muốn con bé được sống trong sung sướng và vui vẻ.
- Da.
-Vú Năm có trách nhiệm săn sóc Ức Mi. Câu chuyện hôm nay, không ai được nhắc đến!
- Da.
Sau cái chết của Tô Vĩnh Bình và Hàn Uyển Hoa, ngôi biệt thự trở nên độc lập âm thầm và lặng lẽ. Tiệc tùng và cả một người khách cũng không.
Ông Tô Tịnh như sống đời ẩn dật, ông chỉ biết vui đùa với cháu.
Tô Ức Mi là người thân duy nhất của ông và cũng là người ông yêu thương nhất.
Ngày Ức Mi lớn, con bé muốn gì là được nấy. Chơi đùa nghịch phá, Ức Mi quậy phá như một đứa con trai, có khi hỗn cả với ông Tô Tịnh, nhưng ông không nói gì. Bởi vì ông đang bù đắp cho Ức Mi mà.
Ức Mi không hề có khái niệm về cha và mẹ của mình. Cô bé chỉ biết họ mấ do một tai nạn, thế thôi.
Ức Mi càng giống Vĩnh Bình và Uyển Hoa bao nhiêu thì ông Tô Tịnh càng ray rức bấy nhiêu. Tội lỗi do ông gây ra muôn đời không thể tha thứ.
Hàng đêm nằm mơ, ông thường thấy Vĩnh Bình và Uyển Hoa, nhưng họ không hề trách ông. Họ chỉ yêu cầu ông dạy Ức Mi nên người.
Câu chuyện mười tám năm tưởng đâu quên lãng, nhưng không ngờ nó lại tái diễn trong đầu của ông. Nó giết lần mòn ông trong đau khổ và ăn năn. Hai đêm nay, ông luôn thấy Vĩnh Bình. Và mỗi lần thấy như vậy, sức lực của ông cạn kiệt dần. Chẳng lẽ Vĩnh Bình đang chờ đợi ông sao?
Cho ông giày vò lương tâm mình ngần ấy cũng đủ rồi. Đã đến lúc ông phải nợ cho quỷ thần. Nhưng Ức Mi còn quá nhỏ, lãnh quản gia và vú Năm cũng đâu sống dược bao lâu.
Chậm chạp đi về phòng, ông Tô Tịnh quyết định viết cho người bạn mình bao năm không gặp một lá thư...
-Hù!
Vú Năm giật mình buông rơi cái rổ:
-Phật độ mi à?
Bà còn chưa hết hoàn hồn thì đã nghe tiếng cười trong trẻo vang lên ở phía sau lưng. Vú Năm quay lại, mắng:
-Còn cười được sao? Con thật là quá quắt nghe Ức Mi.
Cô bé ôm bụng:
-Ố là la! Con không ngờ vú cũng "thỏ đế" đến như vậy. Mà vú nè! Vú còn câu nào hay hơn nữa không?
Vú Năm nhướng mày:
-Câu nào hay hơn là sao?
-Thế đại khái là ngoài câu "Phật độ mi à", vú còn câu nào khác nữa không?
Vú Năm cốc vào đầu cô bé:
-Chết con nghe. Dám ngạo vú hả?
Cô bé nghiêng đầu thắc mắc:
-Vú giật mình là vú tuôn ra nhiều câu nói, chứ con giật mình con có nói gì đâu.
-Con còn trẻ.
-Thế sao ông nội của con cũng già, mỗi lần ông nội giật mình, ông nội đâu có nói như vú.
-Mỗi người mỗi khác. Con hỏi nhiều quá, tránh ra cho vú làm công việc nè.
-Nhưng con chưa thỏa mãn.
-Vú không thể giải thích thêm được, con tìm ông nội mà hỏi đi.
-Tìm được ông nội thì mất hứng rồi. - Cô bé chàng ràng - Vú có cần con giúp gì không?
Vú Năm xua tay:
-Không cần dâu. Con không giúp là vú cám ơn nhiều rồi đấy.
Ức Mi xụ mặt:
-Làm như con hay phá phách lắm vậy.
-Là tự con nói đó nghe.
Cô bé giậm chân:
-Ghét vú quá đi.
Ức Mi bỏ đi, nhưng không hiểu sao cô bé quay lại:
-Càng giận càng rơi vào cạm bẫy của vú thì sao. Con không ngu đâu.
Ức Mi chồm lên hít hít mũi:
-Vú làm món gì, con nghe thơm quá?
-Tôm lăn bột chiên
-Ôi! Món khoái khẩu của ông nội.
Cô bé nhìn vú Năm bằng đôi mắt "gian gian":
- Mấy ngày nay, con để ý thấy vú thường làm mấy món khoái khẩu của ông nội. Như tôm lăng bột nè, gà nấu nấm nè, tôm hấp dừa nè... vú có ý gì đây? Chẳng lẽ vú...
-Con chỉ giỏi tài suy luận. Sao con không chịu quan tâm người khác một chút đi?
-Ai nói con không quan tâm chứ?
-Vậy nội con buồn, ăn không ngon miệng mấy ngày nay, con có biết không?
-Cái đó..
Ức Mi so vai:
-Cả tuần nay con bận ôn thi, cả giờ ăn của mình còn không nhớ thì nhớ ai đây?
Vú Năm lắc đầu:
-Con đã mười tám tuổi rồi, không còn nhỏ nữa đâu Ức Mi. Con càng lớn thì ông nội càng già đi. Ông nội chỉ có một mình con là cháu, thế mà..
Ức Mi bực bội:
-Một mình con là cháu thì sao chứ? Ông nội chỉ thích nói chuyện với luật sư Chí Tâm thôi. Cứ mỗi lần ông ta ghé sang thì ông nội như mê mẩn đi, đã vậy còn bày ra những trò lén lén, lút lút. Họ nói gì với nhau, tại sao không cho con nghe, không cho con biết?
-Luật sư Tâm là người quản lý cho ông nội con tật cả công việc trong ngoài.
Ức Mi mím môi:
-Con thấy không phải vậy. Tất cả mọi người trong nhà này còn đang giấu một điều gì đó. Vú cũng vậy. Hình như mọi người đều sống trong dối trá.
Vú Năm nạt:
-Không được ăn nói lung tung.
-Vậy thì vú nói cho con nghe đi. Điều con muốn biết là ba mẹ con qua đời như thế nào.
Vú Năm quay mặt đi:
-Nhắc lại chuyện đau lòng ấy làm gì nữa?
-Con luôn có linh cảm, ba và mẹ con chết không phải là do tai nạn như lời ông nội kể, mà họ chết rất uất ức.
Vú Năm giật mình:
-Tại sao con lại nghĩ như vậy?
-Con thường mơ thấy ba và mẹ. Họ nhìn con bằng đôi mất buồn bã và nén tiếng thở dài.
Ức Mi nắm tay vú Năm:
-Vú à! Con còn nghe đồn, ngôi biệt thự này có hai linh hồn vất vưởng. Liệu đó có phải là ba và mẹ con không?
-Vú sống ở ngôi biệt thự này lâu lắm rồi từ lúc chưa có con lận. Vú không thấy gì ngoài sự yên tĩnh, thoáng mát của nó. Con đừng nghe người ta nói bậy.
-Nếu thật sự ngôi biệt thự của mình không có gì, thì tại sao không thấy ai viếng thăm, hàng xóm thì cứ đứng xa mà nhìn?
-Ở đời có nhiều chuyện để người ta tò mò lắm. Con thắc mắc không thấy ai viếng thăm cũng đúng. Vì từ sau cái chết của ba mẹ con, ông nội con buồn bã, khép chặt cuột sống mình, từ bỏ thương trường, ít qua lại với ai. Ông đã chọn cho mình sự yên tĩnh. Con đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của nội. Ông kỳ vọng ở con rất nhiều, con đừng làm ông thất vọng nhé.
Vú Năm vuốt mái tóc ngắn của Ức Mi:
Đù sao con cũng có chút hiểu biết rồi, phải nghe lời ông nội, đừng bướng bỉnh nữa.
-Vì sao con trở nên như vậy, mọi người cũng biết mà.
-Con đang trách mọi người trong ngôi biệt thự này, phải không Ức Mi?
-Con không dám. Từ lúc hiểu biết, con đã tự nhủ với lòng: con là đứa mồ côi, chỉ có tình thương tạm bợ vào ông nội. Rồi không biết ông phải ra đi lúc nào, con lại trở thành con bé bơ vơ. Con không thể để cho nước mắt mình rơi, tập dần cho mình bản tính cứng rắn, không thua ai để sau này ra đời không khỏi ngỡ ngàng.
-Con không nghĩ là còn vú đây sao?
-Vú cũng như ông nội. Không thể ở mãi bên con.
-Ức Mi...
-Cho nên vú đùng hỏi vì sao con ngang ngạnh, con phá phách. Con đang lãng quên nỗi đau của mình đấy.
Đôi mắt cô bé thật xa vắng:
-Mười tám năm... là mười tám năm con sống trong cô đơn chẳng có lấy một người bạn thân. Vú có hiểu tại sao không? Con đi đến đâu cũng như là một bà hoàng nên ai thấy cũng sợ. Họ xa lánh con, vì con đang ở trong ngôi biệt thự nhiều ma.
-Nói vậy... những lần đi chơi với bạn..
-Là con nói dối đấy. Con chỉ rong ruổi một mình với con chó nhỏ trên đời cho hết ngày. Con cười, con vui vẻ vì con không muốn mọi người lo lắng cho con.
Vú Năm ôm cô bé vào lòng:
-Ức Mi! Tội nghiệp cho con.
Ức Mi cười buồn:
- Đã quen rồi vú ạ. Chơi một mình buồn vui cũng một mình, có sao đâu.
-Nhưng sao luật sư Tâm nói...
-Con rong chơi rồi khó dạy chứ gì? Tại con muốn vậy để con không cho mình yếu lòng. Ngang tàng, bướng bỉnh cho mọi người khinh ghét con nhiều hơn. Sau này con sẽ giống như ông nội, khép chặt đời mình không bon chen, không cần thiết chuyện ở đời.
-Ông nội con thì được, còn con thì không.
-Tại sao?
-Con còn một tương lai dài ở phía trước. Xã hội cần con, con không thể hủy hoại sức sống tuổi trẻ của mình. Con có nghe vú nói không?
-Cuộc sống hiện tại của con có khác gì ông nội đâu.
-Tốt nghiệp lớp mười hai, con sẽ rời nơi này.
Ức MI mở to mắt:
-Rời nơi này, con đi dâu?
-Vào thành phố tiếp tục theo đuổi sự nghiệp và việc học của mình.
-Con đâu có người quen ở thành phố?
-Vú nghe nói ông nội sẽ gởI con cho người bà con của luật sư Tâm.
-Ức Mi phản ứng:
-Không đời nào
Cô bé quay lưng:
-Con phải hỏi ông nội cho rõ. Ông nội đâu vú?
-Hình như ở hoa viên. Nhưng con không được chọc giận ông nội đó.
Khong biết Ức Mi có nghe không. Thoắt cái, con bé mất hút ở cửa phòng ăn.
Chạy dài theo hành lang dẫn ra hoa viên, Ức Mi áo dác tìm kiếm nhưng vẫn không thấy ông nội đâu.
Bình trà và cái tách vẫn còn đây mà?
Ức Mi đi vòng ra sau vườn. Khu vườn rộng mênh mông, tiếng cô gọi như bay vèo theo trong gió.
Lòng vòng được một lúc, Ức Mi thấy đôi chân mình mỏi nhừ. Cô ngồi bẹp xuống thảm cỏ, lòng nghĩ ngợi lung tung.
Có thệ Ông nội gởi cô vào thành phố như lời vú nói không? Chẵng lẽ ông nội đã hết thương cô rồi sao?
Ức Mi không tin đâu. Mới hôm qua đây ông nội còn âu yếm nói với cô rằng: ông sẽ ở mãi bên cô, không bao giờ để cô xa ông. Ông yêu thương cô hơn cả bản thân mình. Ông nói cô là viên ngọc quý của ông...
Ông nội nói và nói nhiều lắm. Cô đã sung sướng với những điều ông nói. Thế mà, hôm qua và hôm nay chỉ khác nhau có một từ. Ông nội đã quên rồi.
Ông nội! Tại sao ông là người lớn nói mà không giữ lời? Như vậy làm sao con nít nó nể chứ.
Ông nội! Cháu ghét ông. Bởi vì ông không còn là người ông dễ thương của cháu nữa. Ông nói những lời yêu thương với con đều là giả dối, giả dối.
Ức Mi tự nhiên thấy giận ghê gớm. Đôi mắt cô nhìn ngôi biệt thự cô ở trở nên xa lạ. Và mọi người trong ngôi biệt thự ấy không chân thành.
Họ chưa bao giờ yêu thương cô. Họ chỉ thương hại cô mà thôi, bởi vì cô là một con bé mồ côi. Họ cho cô tình thương, họ cho cô cuộc sống và bây giờ đã đến lúc họ tống cổ cô đi.
Ức Mi mím môi, những giận dỗi trẻ con làm cô phá tan những chậu hoa đó. Hứ! Hứ!
Tô Ức Mi này nhất định không để cho nước mắt mình rơi, nhất định là vậy. Cô phải tập dần cho mình khô cằn tình cảm để không phải bi luỵ, để người ta không thể nhìn cô bằng đôi mắt khinh khi.
Nếu như ông nội đã quyết định đuổi thì cô không cần cái họ Tô này nữa. Cô tìm cho mình cái ọ khác và cũng làm người được mà.
Mải lo theo đuổi suy nghĩ, Ức Mi không để ý đến tiếng gọi của lão quản gia. Rồi tiếng gọi mỗi lúc càng to hơn và gấp rút hơn.
Ức Mi định bụng sẽ im lặng luôn, nhưng tiếng gọi kia cho cô cảm giác có chuyện gì xảy ra. Ức Mi lật đật ngồi dậy, lấy tay làm loa:
-Con ở đây nè... Sau giàn hoa phong lan..
Lão quản gia chạy lại, hổn hển nói:
-Vào nhà mau! Ông cụ có chuyện rồi.
-Ông nội đang ở đâu?
-Phòng riêng của ông cụ.
Chẳng đợi lão quản nói thêm, Ức Mi phóng nhanh qua bậc tam cấp, vào phòng khách... Ức Mi ào luôn lên lầu.
Trước cửa phòng của ông nội, Ức Mi đụng ngay luật sư Du Chí Tâm, thêm vị bác sĩ của gia đình, khuôn mặt ai cũng nhuộm một màu u buồn.
Ức Mi nghe tim mình thắt lại. Bước hẳn vào trong, Ức Mi thấy ông nội đang nằm trên giường, mắt nhắm như ngủ, còn vú Năm thì ngồi gần đấy, nước mắt không ngừng rơi.
Ức Mi tiến dần đến bên giường. Cô đưa tay sờ lên mặt ông Tô Tịnh. Cảm nhận được làn da của người đã chết, Ức Mi giật tay ra:
-Tại sao như vầy?
Vú Năm trả lời:
-Bác sĩ nói, ông cụ đã ra đi khoảng mười lăm phút trước.
-Không thể nào đâu.
Vú Năm kể lể:
-Ông cụ có bệnh hoạn gì đâu. Sáng nay, ông còn bảo tôi pha giùm cho bình trà mang ra phòg khách.
Ức Mi cắt ngang:
-Ai đã phát hiện ra ông nội?
-Là lão quản gia. Lúc lão ấy lên gọi ông cụ nghe điện thoại.
Ức Mi đưa mắt nhìn lão gia:
-Ông nội con đã nằm như thế này à?
-Không. Ông cụ ngồi ở bàn làm việc của mình, đầu gối lên tay, kế bên có ba lá thư. Ta nghĩ ông cụ vừ mới viết xong.
-Thế ai đã cho luật sư và bác sĩ hay?
-Là ta.
Luật sư Du Chí Tâm buồn bã:
-Lúc sáng, ông cụ có gọi điện cho tôi. Ông nói muốn kể cho tôi nghe một câu chuyện. Nhưng do bận buổi họp ở toà án, nên tôi không đến được đành hẹn lại chiều. Ai ngờ... tôi đã tới chậm. Ông cụ ra đi mà chưa thỏa mãn tâm nguyện.
Ức Mi mím môi:
-Vậy bây giờ ông còn tới đây làm gì nữa? Ông đi đi! Cả một chuyện nhỏ, ông cũng làm không được, vậy ông làm luật sư làm gì?
Đôi mắt Ức Mi ráo hoảnh nhìn một lượt mọi người:
-Rồi ba lá thư của ông nội tôi đâu?
-Tôi đang giữ đây. - Luật sư Tâm lên tiếng - Ông cụ đã giao trách nhiệm đó về tôi. Cô yên tâm đi ~ Tôi sẽ làm đúng với những gì ông cụ dặn.
-Hừ! Ông dám làm sai sao?
Ức Mi cúi xuống hôn lên trán ông Tô Tịnh rồi ra ngoài. Trước đôi mắt bao người có mặt, cô bé không rơi một giọt nước mắt cũng không tỏ ra đau đớn.
Ức Mi là vậy đó. Cô giấu đi tình cảm của mìh rất hay. Cô không để mình yếu đuối. Ánh mắt cô hờ hữbg, nhưng trong lòng cô thì đang dậy sóng.
Ông nội là người thân duy nhất, bây giờ cũng bỏ cô mà đi. Ức Mi thấy mình cô đơn và lạc lõnmg giữa muôn người xa lạ.
Ra khỏi phòng ông nội, Ức Mi không biết phải đi đâu. Chung quanh ngôi biệt thự này đều có dấu chân của hai ông cháu, và đâu đâu cũng có hình bóng ông.
Phải thoát ra khỏi nơi đau khổ này thôi. Cánh cổng căn biệt thự bỏ lại sau lưng, Ức Mi cứ lầm lũi đi, con người cô bây giờ chẳng còn cảm giác.
Ức Mi đi rồi, luật sư Tâm mới hỏi:
-Con bé sao vậy?
Vú Năm và lão quản gia đưa mắt nhìn nhau. Họ không hiểu, nhưng vị bác sĩ thì hiểu đấy.
Luật sư Tâm quay sang bác sĩ:
-Bác sĩ có thể giải thích hành động của Ức Mi không?
Vị bác sĩ điềm đạm:
-Một khi con người quá đau khổ thì trở nên như vậy đấy. Không nói, không rơi nước mắt, cứ im lặng mà chịu đựng mà đôi lúc cũng không ý thức được hành động của mình.
-Bác sĩ muốn nói là...
-Tôi nghĩ nên cho người theo cô bé đi, nếu không muốn những chuyện đáng tiếc xảy ra.
Luật sư Tâm giục:
-Chú quản gia chú đi theo Ức Mi đi! Nhưng nhớ, đừng cho con bé đi đâu xa.
-Vâng.
-Còn vú, vú lo công việc cần thiết. Chuyện ma chay cho ông cụ cứ để tôi.
Vị bác sĩ quay lưng:
-Tôi xin chia buồn cùng gia đình. Không cần phải tiễn tôi.
Luật sự Tâm bắt đầu công việc. Ông gọi điện về toà án xin nghỉ, gọi điện cho vợ và sau đó gọi điện cho con trai Du Chí Tường đang làm việc tại thành phố. Họ phải có mặt trong đám tang của ông Tô Tịnh, vì ông cụ đã từng là ân nhân của gia đình họ Du. Trong lúc này, ông giúp đỡ coi như là một sự đền đáp.