Chương 4

Căn biệt thự vốn đã yên lặng mười tám năm nay, bây giờ chủ nhân thì không còn, đời sau thì bỏ đi. Không khí lạnh lẽo, cô đơn, trống vắng như bao trùm vú và lão quản gia...
Năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua trong sự nghiệt thở. Thời gian chờ đợi sao mà lâu thế này.
Quả thật bây giờ, vú Năm không còn sự kiên nhẫn nữa. Lòng cứ dặn lòng, nhưng khi nghĩ đến cuộc sống bên ngoài và những khó khăn trắc trở mà Ức Mi phải gặp, vú Năm nghe lòng tê tái.
Tình cảm của vú dành cho Ức Mi là tình cảm của một người mẹ dành cho con. Cho nên, nỗi lo lắng kia sẽ không dừng lại nếu như một ngày vẫn chưa thấy con bé quay về.
Chăm sóc Ức Mi từ lúc còn là một đứa trẻ bồng trên tay, vú sẽ không bao giờ thấy giận Ức Mi cho dù có xảy ra chuyện gì đi nữa. Những trò đùa nghịch ngợm bướng bỉnh, cái kiểu như bất cần của Ức Mi lắm lúc làm vú phải đau lòng, nhưng vú không bận tâm. Bởi vì vú hiểu Ức Mi là nạn nhân của gia đình phong kiến, môn đăng hộ đối.
Tại sao người ta có cha có mẹ còn mình thì không? Chỉ có một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa.
Có lẽ Ức Mi đã hận từ những ngày tháng mình bắt đầu hiểu biết, thêm những điều không thể chấp nhận được... Một cú sốc quá lớn trong đời nên đã quyết định từ bỏ nơi mang nhiều kỷ niệm đau buồn nhiều hơn vui.
Vú Năm nén tiếng thở dài trong lặng lẽ. Một khi tình cảm đã bị đánh mất thì không thể nào bù đắp được. Vú đâu thiết tha gì với nơi này. Sống trong câm lặng vì không còn là mình trong suốt mười tám năm quạ (nghĩa là sao nhỉ ) Bây giờ vú phải làm gì cho Ức Mi có được thăng bằng trong cuộc sống đây?
Ông cụ đã nằm yên dưới lòng đất lạnh. Ông có suy nghĩ gì không với hoàn cảnh của người còn sống hôm nay?
Người ta nói chết là hết, có đúng thế không? Mà ông cụ chết là ông đã phủi đời trên tay mình.
Reng... reng... reng...
Vú Năm choàng tỉnh trong suy nghĩ. Vú bật dậy thì bị lão quản gia ngăn lại:
- Để tôi chọ Chắc là ông luật sư tới đó.
-Tôi ra cùng ông.
Vú Năm theo sau lão quản gia. Cánh cổng nặng nề của biệt thự được mở ra. Xuất hiện trước mặt hai người là vợ chồng luật sư Tâm.
Không kiềm được lòng, vú Năm nói trong tiếng nức nở:
- Luật sư! Hãy giúp chúng tôi với...
Luật sư ôn tồn với bà vú:
-Bình tĩnh nào vú. Chúng ta vào nhà đi đã.
Lão quản gia như dỗ dành:
-Luật sư đã đến thì tất nhiên luật sư sẽ giúp chúng tạ Bà đừng căng thẳng nữa.
Dìu vú Năm vào phòng khách. Đợi mọi người yên vị, lão quản gia hỏi:
-Bà còn bình tĩnh để tiếp chuyện với luật sư không?
Vú Năm híc mũi:
-Tôi không sao đâu. Luật sư! Tôi đang chờ nghe ý kiến của ông.
Ông Chí Tâm bắt đầu câu chuyện:
-Tôi muốn biết Ức Mi đi từ lúc nào và vì sao con bé ra đỉ Vú và lão quản gia có thể tường tận cho tôi không?
-Ức Mi đi lúc nào thì chúng tôi không biết, vì chúng tôi cũng mới phát hiện đây thôi. Còn nguyên nhân vì sao, xin ông xem bức thư này sẽ rõ.
Đón bức thư từ tay vú Năm và nội dung trong lá thư làm ông Tâm bất ngờ. Ông ngơ ngác:
-Tôi quả thật không hiểu...
Lão quản gia chép miệng:
- Đây là nỗi đau và cũng là bí mật của mười tám năm qua được những người trong căn biệt thự này chôn giấu. Luật sư bất ngờ cũng phải thôi. Mười năm qua làm việc cho ông cụ, luật sự có từng để ý đến ông cụ hay buồn trầm lặng, không thích giao tiếp và hay dằn vặt mình không?
-Có. Nhưng tôi cứ nghĩ ông cụ đang thất vọng về điều gì đó, chứ tôi không dám tưởng tượng ra những điều kinh khủng này.
-Ông cụ đã bị dằn vặt lương tâm cho đến cuối cuộc đời, mà chúng tôi không thể nói ai đúng ai sai.
-Vậy những tin đồn về ngôi biệt thự này là có thật?
-Họ đồn nhiều và rất nhiều. Thế luật sư đã nghe tin đồn gì?
Ông Chí Tâm ngập ngừng:
-Về cái chết của vợ chồng Tô Vĩnh Bình. Họ nói...
Vú Năm cướp lời:
-Cậu mợ chủ bị tai nạn chết trong ngôi biệt thự này, phải không?
Bà nhếch môi:
-Bia miệng dư luận là chuyện trong đời mà. Tôi chẳng quan tâm họ nói gì, cái chính là những người trong ngôi biệt thự này trong sạch.
Ông Tâm chợt nhớ:
-Trước khi ông cụ qua đời, ông có gọi điện cho tôi và muốn kể cho tôi nghe câu chuyện bí mật của mười tám năm trước.
Giọng ông Tâm nhỏ hẳn đi:
-Nhưng rất tiếc, hôm ấy tôi có cuộc hẹn quan trọng ở toà án, nên tôi không hứa. Và thế rồi tôi đã không còn cơ hội.
-Rất may mắn cho ông khi ông không là người trong cuộc. Chúng tôi đã không sống thật với mình mười tám năm quạ Nay, sự việc đã vậy không còn gì là bí mật nữa, ông có suy nghĩ gì không?
-Tôi thắc mắc vì sao Ức Mi biết được bí mật kia?
-Con bé lục thấy được quyển nhật ký của ông cụ.
-Và phản ứng đầu tiên là bỏ đi?
-Vâng.
Ông Chí Tâm thở ra:
-Hai người đừng trách Ức Mị Hành động bỏ đi ấy cho thấy Ức Mi đã kiềm chế được mình. Cô bé dùng thời gian để lãng quên đau buồn. Tôi không sống gần Ức Mi, nhưng tôi có thể hiểu được cô bé. Vú và lão quản gia yên tâm, đừng quá lo lắng. Ức Mi không sao đâu, con bé sẽ luôn bình an trong cuộc sống. Việc tìm kiếm Ức Mi cũng không khó lắm, nhưng tôi e...
Vú Năm hấp tấp:
-Sao hả luật sư?
-Ức Mi không đồng ý trở về đây nữa dù lòng vẫn vương vấn nơi này.
-Không thể như thế được. Nguồn gốc của con bé là ở đây mà. Nếu Ức Mi không bao giờ quay lại, như vậy thì tôi phải nói như thế nào với ông cụ đây? Chắc chắn ông sẽ trách chúng tôi. Luật sư! Tôi xin ông hãy tìm cách đưa Ức Mi trở về.
Bà Tâm nãy giờ im lặng, giờ mới lên tiếng:
-Xin vú quá xúc động. Lời của chồng tôi không phải là không có lý. Ức Mi đã chọn cho mình con đường ra đi thì đã có một sự chuẩn bị. Vú có hiểu không? Khi một người đã không còn tha thiết thì rất khó lòng thay đổi quyết định của họ. Tôi vẫn biết bà rất lo lắng cho cuộc sống của Ức Mi và những gì con bé sắp phải đối diện trong cuộc đời, nhưng vú có thể yên tâm. Ức Mi đã lớn có nhận thức và hiểu biết, con bé biết tự chăm sóc mình. Thêm nữa, với cá tính cứng rắn của Ức Mi, tôi tin con bé sẽ không bị sa ngã trong cám dỗ.
Vú Năm tức giận:
-Nói đi nói lại, ông bà luật sư vẫn không muốn giúp chúng tôi. Tốt thôi! Cám ơn hai người đã có công đến đây. Coi như chúng tôi đã nhìn lầm người, ông bà hãy về đi.
Bà Tâm mềm mỏng:
-Chúng tôi có nói là không giúp vú đâu. Chúng tôi muốn chỉ cho vú thấy những vấn đề chúng ta cần phải hiểu, phải biết.
Vú Năm quỳ xuống:
-Luật sư! Tôi van xin ông... Hãy nhận lời tìm Ức Mi về đây. Con bé là người còn lại duy nhất của dòng họ Tộ Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi không sống nổi đâu.
Bà Tâm đỡ vú đứng dậy:
-Vú đừng làm vậy. Chúng tôi hứa sẽ tìm kiếm Ức Mi cho vú.
Bà quay sang chồng:
-Anh gọi điện cho Chí Tường và nhóm bạn của nó đi. Biết đâu sẽ giúp được cho chúng ta.
Ông Tâm nén tiếng thở dài. Sự việc của ngày hôm nay đều có một sự bắt đầu của nó. Càng nghĩ, ông càng thương cho số phận của Ức Mị Giàu sang, sung sướng đâu thể bù đắp được tình cảm.
Nếu như ngày xưa, ông Tô Tịnh không ngăn cản chuyện tình cảm của con trai ông thì ngày nay đâu có bi kịch này. Và Ức Mi, con bé đâu đến nỗi giận ông mà bỏ nhà ra đi. Đó có là số phận quá tàn nhẫn với Ức Mi không?
Bà Tâm huých chồng, ông Tâm mới chợt nhớ liền nhất ống nghe:
-Tôi mượn điện thoại nhé.
-Ông cứ tự nhiên.
Ông Tâm nhấn máy, nhưng vội buông xuống:
-Chí Tường nó tắt máy rồi.
-Vậy anh liên lạc ở văn phòng làm việc của nó đi.
- Để xem đã.
Ông Tâm ấn máy một lần nữa. Sau một hồi chuông chờ đợi, ông nghe có người nhấc máy:
-...
-Xin lỗi, cô có thể cho tôi gặp luật sư Chí Tường.
-À! Luật sư Chí Tường đã ra ngoài. Xin lỗi ông từ đâu gọi tới vậy?
-Tôi là người nhà của Chí Tường. Tôi có việc rất gấp, cô có thể giúp tôi liên lạc với Chí Tường ngay không?
- Điện thoại di động luật sư Chí Tường đã bỏ lại văn phòng. À! Hay là ông gọi số cầm tay cho ông Từ Trung Nam đi. Ông ấy mới đến đây và cùng luật sư Tường ra ngoài đấy.
-Cô có thể cho tôi biết số máy của Trung Nam không?
-Ông chờ chút nhé.
-Vâng.
Không lâu, ông Chí Tâm được đọc số cầm tay của Trung Nam. Ông cám ơn rồi vội vã cúp máy.
Thấy chồng gác máy, bà Tâm hỏi:
-Sao rồi anh?
-Chí Tường đã ra ngoài, nhưng để tôi liên lạc với Trung Nam xem.
Bà Tâm nhíu mày:
-Chí Tường ra ngoài thì liên quan gì đến Trung Nam?
-Vì Trung Nam đi chung với nó mà.
-Thế thì anh gọi nhanh đi!
- Được rồi, em cũng đừng rối lên.
Ông Tâm bấm số di động của Trung Nam.
-Hy vọng lần này gặp được Chí Tường.
-...
-Trung Nam! Là bác đây.
Đạ.
-Chí Tường có ở chổ cháu không?
-Bác Tâm! Chí Tường vừa giúp cháu lấy một ít đồ ạ.
-Cháu gọi nó ngay dùm bác đi nhé. Bác có việc rất gấp.
Đạ... Bác ơi! Chí Tường về rồi. Bác chờ máy nghe.
Ông loáng thoáng nghe Trung Nam nói gì đó với Chí Tường, rồi có tiếng xê dịch.
-Alộ Ba ơi! Ở nhà xảy ra chuyện gì, phải không? Mẹ con bị sao vậy?
Ông Tâm trấn tĩnh con trai:
-Nhà không xảy ra chuyện gì cả. Mẹ con cũng chẳng có sao. Ba tìm con là muốn nhờ con một việc.
Chí Tường lẩm bẩm:
-Tìm con gấp như vậy... Có phải là liên quan đến Ức Mi không ba?
-Con đoán đúng rồi.
-Con bé lại quậy nữa ư?
-Không. Ức Mi đã bỏ nhà đi rồi.
-Bỏ nhà đỉ Nguyên nhân?
-Ba không tiện nói qua điện thoại. Bây giờ con có thể giúp ba tìm tin tức của Ức Mi không? Vú Năm và lão quản gia đang rối tung lên ở nhà.
-Nhưng cô bé đi đâu?
-Không ai biết hết. Theo lá thư Ức Mi để lại, thì con bé đang tìm đến một nơi rất xa, không muốn trở lại nơi này nữa.
-Trời đất mênh mông, người đông như kiến, việc tìm kiếm Ức Mi không phải là dễ đâu. Với lại, cô bé cố ý trốn tránh thì lại càng khó hơn. Con nghĩ...
-Chí Tường! Con đừng nói. Bây giờ, ba không muốn nghe bất cứ ý kiến nào nữa cả. Điều con cần làm bây giờ là tìm kiếm Ức Mi giúp bạ Cho dù con bé không bao giờ trở về, thì ba vẫn muốn biết tin về cuộc sống của Ức Mị Nếu con bé bình an là ba yên lòng rồi.
Chí Tường đáp suông:
-Thôi được. Con nhận lời giúp ba.
-Ba tin con và những người bạn của con có thế làm được điều ấy. Chúng ta phải bảo vệ và bù đắp cho Ức Mi, vì con bé rất đáng thương.
-Trở thành người giàu có nhất thành phố sương mù kia, Ức Mi cần bù đắp sao?
-Con không hiểu đâu. Ức Mi là nạn nhân của một quan niệm sai lệch và khắt khẹ Sinh ra, con bé thiếu tình thương của cha mẹ. Sự bù đắp đầy sung sướng, nhưng không đủ để khoa? lấp nỗi đau kia. Ức Mi ra đi cũng từ nỗi đau kia.
-Con không hiểu, ba ạ.
Ông Tâm thở nhẹ:
-Rồi một ngày nào đó, con sẽ hiểu.
- Còn bây giờ?
- Nhiệm vụ của con là tìm kiếm Ức Mi giúp ba.
- Con biết rồi.
- À! Còn Trung Nam thế nào rồi?
- Đã khỏe nhiều rồi, ba ạ.
- Cho ba gởi lời thăm cậu ấy nhé.
- Thưa vâng.
- Ba cúp máy đây.
- Con chào ba.
Ông Tâm cúp máy rồi nhìn một lượt mọi người. Giọng ông nhẹ nhàng:
- Mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi. Chúng ta đừng nên làm vấn đề luôn phức tạp. Chí Tường và nhóm bạn của nó sẽ giúp chúng ta tìm kiếm. Không lâu đâu, sẽ có tin Ức Mi.Việc bây giờ của chúng ta là hãy trở lại cuộc sống thường ngày. cố gắng bình tĩnh trong mọi vấn đề để tránh mọi rắc rối. Vú và lão quản gia có cần tôi giúp gì nữa không?
Vú Năm lắc đầu:
-Làm phiền ông như thế đã quá đủ rồi, luật sư à. Mọi việc ở ngôi biệt thự này, chúng tôi tự lo được. Chỉ mong Ức Mi sớm quay về.
Nhìn thấy điệu bộ mệt mỏi của vú Năm, bà Tâm nhắc khéo chồng.
- Hay là chúng ta về đi, để cho vú và lão quản gia nghỉ ngơi. Những ngày sắp tới còn bao nhiêu công việc phải làm.
Bà thân mật đặt tay lên vai vú Năm:
- Vú hãy giữ gìn sức khỏe nhé. Chúng tôi luôn ở bên cạnh vú và mọi người.
Ông Tâm đứng lên.
- Xin phép vú và lão quản gia. Có gì cứ gọi cho tôi nhé.
- Vâng. Cám ơn luật sư nhiều lắm.
- Không có gì đâu, vú đừng khách sáo.
Lão quản gia định bước theo, ông Tâm vội ngăn lại:
- Không cần phải tiễn đâu. Tôi sẽ đóng cổng giùm cho.
- Cám ơn.
Ông Tâm vừa khuất ở cửa phòng khách. Vú Năm nói với lão quản gia:
- Tôi và ông ra thăm mộ Ông cụ đi, Cầu nguyện để ông cụ linh thiêng bảo vệ Ức Mi.
- Ừ. Bà tin vào luật sư chứ?
- Tin. Thế còn ông?
- Cũng như bà. Nếu không có luật sư, chúng ta không biết nhờ vả ai.
- Chị Nhu! Chị Nhu à!
Đang pha cà phê, nghe tiếng gọi của bà Hồng Hân, chị Nhu bỏ dở, vội vã chạy lên:
- Thưa bà chủ gọi tôi.
Bà Hân bỏ tờ báo xuống bàn:
- Ừ. Chị đang làm gì ở dưới bếp vậy?
- Dạ tôi đang pha cà phê.
- Chị biết Trung Nam đi đâu không?
- Ủa! Không phải cậu chủ còn ngủ sao?
Bà Hân lắc nhẹ:
- Trung Nam không có trong phòng.
- Vậy...
Chị Nhu đảo mắt nhìn quanh:
- Cậu chủ chưa lấy xe, các bạn của cậu chủ cũng chưa đến, cổng thì từ sáng giờ chưa ai mở... có lẽ cậu chủ đang tập thể dục trên sân thượng.
Bà Hân cau mày:
- Trưa như thế này mà còn tập thể dục sao?
- Dạ, chỉ mới năm giờ hơn thôi, thưa bà. Hôm nay bà dậy sớm hơn mọi khi đấy.
- Dậy sớm?
Bà Hân nhìn đồng hồ trên tường:
- Ừ đúng rồi. Càng già thì giấc ngủ càng ít đi. Đêm hôm này, tôi cứ trằn trọc mãi, luôn linh cảm có chuyện gì đó sắp đến.
Chị Nhu trấn an:
- Chắc tại bà chủ không được khỏe trong người mà thôi. Hay để tôi gọi bác sĩ nghe.
Bà Hân ngăn lại:
- Không cần thiết đâu. Tôi không sao.
- Nhừng bà chủ cứ khó ngủ hoài, như vậy...
Bà Hân trầm giọng:
- Từ ngày Trung Nam bị tai nạn cho đến nay, tôi cứ khó ngủ hoài như vậy. Hồi hôm lại nằm mơ thấy những chuyện kỳ dị, tôi lo quá.
- Bà đang lo cho cậu chủ?
- Chẳng những lo cho Trung Nam mà còn bà mẹ chồng của tôi nữa. Lâu lắm rồi, tôi chưa về Bảo Lộc thăm bà. Không biết dạo này bà ra sao nữa?
- Tại bà chủ suy nghĩ quá nhiều thôi. Nhưng nếu bà không yên tâm thì về Bảo lộc thăm bà cụ đi. Làm một chuyến du lịch cho khuây khoa? tâm hồn cũng tốt.
- Tôi đi thì cũng được. Nhưng còn Trung Nam?
- Cậu chủ đã lớn và cũng là một người đàn ông thành đạt rồi. Huống chi có tôi chăm sóc cho cậu chủ mà.
- Tôi...
Chị Nhu kề tai bà Hân nói nhỏ:
- Chuyến đi này, biết đâu bà gặp may tìm được một nàng dâu vừa ý, một người vợ tuyệt vời cho cậu chủ. Tôi nghe nói, con gái Bảo lộc cũng dễ thương, xinh đẹp và đảm đang lắm. ( có sis nào hỉnh m~ui hay không? )
Bà Hân sáng mắt.
- Ý kiến hay đấy! Năm nay Trung Nam cũng đã ngoài ba mươi rồi mà chă"ng có ý định tìm một mái ấm gia đình. Bà cụ Ở ngoài ấy cứ gọi điện vào hối thúc mãi, làm mẹ như tôi phải làm sao đây?
- Nhưng bà chủ có thích dâu và thích cháu nội không kìa.
- Tại sao không thích chứ? Trung Nam đi làm cả ngày có ở nhà đâu. Chủ nhật nào cũng rong chơi với bạn bè. Còn chị thì có công việc của chị, có một mình tôi, buồn chết đi được.
Bà Hân trầm ngâm:
- Từ ngày anh ấy mất đi, tôi dồn hết tình thương cho con. Nuôi con khôn lớn và ước mong con thành đạt. Ước nguyện đã đạt thành, nhưng tôi vẫn chưa vui trọn vẹn, vì Trung Nam vẫn còn long nhong với những cuộc tình vu vơ. Tôi không chê gái thành thị, nhưng đa số họ không sống thật lòng cho tình yêu, chỉ biết chạy theo ảo ảnh và hào nhoáng bên ngoài. Nếu hôm nay Trung Nam không làm giám đốc, không giàu sang, họ có vây quanh Trung Nam không? Đời là thế đấy.
- Nhưng trong số những người vì danh lợi cũng có những người thật lòng mà bà.
- Đúng, đúng. Chị nói không sai.
Chị Nhu ngập ngừng:
- Thế cô Bảo Uyên thì sao hả bà?
- Cũng đẹp người đẹp nết.. Nhưng hình như Trung Nam nó chỉ dừng lại ở tình bạn.
- Tôi thấy cô Bảo Uyên yêu cậu Trung Nam.
Bà Hân hơi cười:
- Trực giác và cách nhìn của những người phụ nữ như chúng ta cũng hay đấy. Tôi cũng mến Bảo Uyên, nhưng rất tiếc, con bé không có duyên với nhà này.
- Bà có nghĩ cậu Trung Nam quá kén chọn không?
- Có lẽ... sự nghiệp đối với Trung Nam còn quan trọng hơn tình yêu.
- Theo như tôi thì cậu chủ chưa gặp đối tượng của mình thôi. Đúng đối tượng rồi, bà chuẩn bị đám cưới không kịp nữa là.
Bà Hân chợt nhìn chị Nhu:
- Thế chị có thích Bảo Uyên không?
- Tôi...
- Chị hãy nói thật lòng mình.
- Bạn cậu chủ đến nhà chơi, ai tôi cũng yêu mến cả. Nhưng nếu nói chọn Bảo Uyên là người yêu của cậu chủ, thì tôi chưa nghĩ đến.
- Tại sao? Chị không bằng lòng điều gì đó ở Bảo Uyên à?
- Tôi... Có những điều tế nhị, bà chủ đừng buộc tôi phải nói ra.
- Thôi được, tôi không ép chị. Nhưng nếu ảnh hưởng đến thanh danh và tương lai của Trung Nam sau này, chị không được giấu tôi.
- Vâng. Tôi biết rồi.
Chuông điện thoại chợt reo, chị Nhu nhấc ống nghe:
- Alô.
- Nhu hả? Có Hồng Hân ở nhà không?
- Dạ thưa cụ, có ạ.
Chị Nhu chuyển máy cho bà Hân.
- Bà cụ gọi.
Bà Hân cầm máy.
- Alô. Thưa mẹ.
- Còn nhớ bà già này sao?
- Mẹ đừng nói vậy mà.
- Hừ!
- Mẹ Ơi! Mẹ có khỏe không?
- Nhờ trời, ta luôn bình an. Đợi các người nhớ đến, chắc ta chết lâu rồi. Thằng Trung Nam đâu? Hứa về thăm ta sao chẳng thấy? Đúng là con với cháu.
- Trung Nam có sắp xếp về thăm mẹ chứ. Nhưng vì gặp vài sự cố nhỏ nên không về nữa.
- Ta không cần nó về nữa. Cứ ở trên ấy mà lo chuyện của các người đi. Vùng tỉnh lị này không bằng ở thành phố đâu.
- Mẹ! Mẹ nghe con nói đã. Dạo này, Trung Nam rất bận, mẹ đừng trách cháu. Tuần sau, con sẽvề thăm mẹ và ở chơi với mẹ lâu hơn.
- Không gạt bà già này chứ?
- Dạ, con không dám.
- Vậy thì tốt. Ta có rất nhiều chuyện muốn nói cới con đây.
Bà Hân hỏi thăm.
- Mẹ à! Ngoài ấy có gì thay đổi không?
- Ngày nào mà chẳng thay đổi. Cà phê vào mùa nên vợ chồng Lê Hải hơi cực thôi.
- Mọi người vẫn khỏe hả mẹ?
- Ừ.
Bà cụ khoe:
- Ta vừa mới nhận vào nhà một con bé dễ thương. Vừa thông minh và vừa được việc. Có con bé, ta đỡ buồn hơn.
- Cô ta ở đâu tới hả mẹ?
- Con đừng lo về xuất xứ của con bé. Ức Mi xinh đẹp và thật thà lắm. Nhưng cá tính thì không khác gì Trung Nam đâu. Cứng rắn và rất bướng bỉnh.
- Con bé tên Ức Mi à?
- Ừ. Rất ấn tượng, phải không? Cuộc sống con bé rất đáng thương, không nhà, không cửa, không người thân, lại là con gái nữa. Ta muốn con và Trung Nam giúp đỡ con bé.
- Là sao hả mẹ?
- Cho con bé đến trường và cho con bé cuộc sống tốt đẹp hơn. Nghe đây, đừng hiểu lầm ý ta. Không phải là ta không lo nổi, nhưng ở thành phố gần gũi người có ăn học như Trung Nam, dù sao vẫn tốt đẹp hơn. Con nghĩ sao?
- Nếu mẹ đã yêu mến và tin tưởng con bé như vậy, thì con không có gì từ chối. Nhưng để con gặp con bé qua một lần, mẹ nhé.
- Ừ. Đó là ý của con. Mẹ đảm bảo một điều là khi gặp con bé, con sẽ mến liền. Không chừng...
Bà cụ cười vang.
- Thôi. Chuyện gì tới sẽ tới, nói trước mất hay.
- Mẹ có bí mật à?
- Con thấy vậy?
- Vâng.
- Không sai. Nhưng chưa tới ngày bật mí đâu.
- Con sẽ chờ.
- Được thôi, nếu con có kiên nhẫn giống như ta.
Bà cụ gác máy làm bà Hân ngẩn người. Giận nữa rồi ư? Tuổi về già cứ y như trẻ con vậy.
Bà Hân ngả người ra ghế suy nghĩ những điều bà cụ vừa nói.
Cụ có những ý nghĩ gì nữa đây? Chẳng lẽ.. Cụ muốn chọn cháu dâu cũng như cụ đã từng chọn ta cho ba của Trung Nam?
Mà cụ có con mắt tinh đời thật chứ bộ.. Nếu đã chọn một người con gái nào rồi, thì người con gái đó không chê vào đâu được. Nói vậy thì bà tự khen bà rồi.
Bà phải công nhận người con gái nào bước vào nhà họ Từ này đều là diễm phúc của họ. Tuy bà sống cô đơn, nhưng trong cô đơn đó không lạnh lẽo mà nó rất nồng ấm, ngọt ngào bên người thân.
Thêm vào đó, bà còn sự an ủi của cậu con trai quá tuyệt vời.
Từ Trung Nam, người đàn ông lý tưởng của bao cô gái. Trung Nam thừa hưởng tất cả những đức tính, sự thông minh của cha và nét đẹp của mẹ.
Bà Hân rất hãnh diện bởi đứa con trai của mình. Trung Nam chưa bao giờ làm bà thất vọng cả.
Nhưng trong mấy lúc gần đây, bà thấy hơi buồn, vì Trung Nam chưa chịu tìm cho bà một nàng dâu. Cứ mỗi lần đề cập đến chuyện này là hầu như Trung Nam lãng chuyện, việc đủ thứ lý do. Như vậy là thể nào đây? Chắc bà phải đích thân chọn vợ cho Trung Nam quá. Nghĩ tới bí mật của mẹ chồng, bà Hân tủm tỉm cười. Nghe diễn tả, bà muốn gặp Ức Mi ngay bây giờ. Chị Nhu đứng kế bên thấy bà cười, chị cũng tò mò:
- Bà chủ có tin vui à?
Bà Hân không giấu giếm:
- Có thể nói là như vậy. Me chồng tôi đã chấm được một cô gái cho Trung Nam. Bà muốn tôi về Bảo Lộc gặp cô gái ấy.
Chị Nhu mừng theo:
- Vậy bà chủ còn chần chờ gì nữa?
- Cho nên tôi quyết định tuần sau về ngoài ấy đây.
- Cô gái mà bà cụ chọn chắc tuyệt lắm. Chúng ta có nên cho cậu chủ biết không thưa bà?
Bà Hân xua tay:
- Không nên. Chị cũng biết Trung Nam không thích mấy cái trò ấy. Chị cứ im lặng để mặc tôi và bà cụ. Nếu đúng là duyên nợ thì đâu vào đấy thôi.
- Tôi hiểu rồi.
Bà Hân hỏi:
- Chị chuẩn bị điểm tâm cho Trung Nam chưa?
- Dạ, đã xong.
Chị Nhu nhíu mày.
- Đã hơn bảy giờ, cậu chủ không tập thể dục trên sân thượng, vậy cậu chủ đi đâu nhỉ?
- Ai nhắc tôi đó, có tôi đây.
Chị Nhu vừa dứt lời thì có tiếng Trung Nam. Bà Hân và chị Nhu đều quay lại.
Trung Nam lịch sự trong bộ đồ quần Jean, áo thun ngắn tay đang từ trên lầu đi xuống.
- Chào mẹ, chào chị Nhu.
- Chào cậu chủ. Chúc buổi sáng tốt lành!
- Cám ơn chị.
Trung Nam như một đứa trẻ sà xuống bên mẹ:
- Sao mẹ không chúc gì cho con? Lời chu"c của mẹ quan trọng với con lắm đó.
- Nếu con nói lời mẹ quan trọng, vậy sao con bỏ ngoài tao hết?
- Mẹ muốn nói gì đây?
Bà Hân hất mặt:
- Mới sáng sớm, con đã làm gì?
- Vẫn như ngày nào. Con tập thể dục trên sân thượng.
- Nhưng con đã khỏe hẳn chưa?
Trung Nam gồng tay:
- Mẹ thấy này, không gì có thể quật ngã con cả.
- Mẹ biết con mẹ giỏi rồi.
- Là mẹ khen con đó nghe.
Bà Hân mắng yêu.
- Cha mày!
Trung Nam phá lên cười. Anh nhìn chị Nhu:
- Chị và mẹ tôi đang bàn tính gì thế? Nói trước, không được có âm mưu gì nghe.
- Cậu chủ quá lo rồi. Tôi và bà chủ nói chuyện phím với nhau thôi.
- Vậy à? Có lẽ tôi giỏi suy nghĩ. - Anh xoa bụng - Chị có gì cho tôi ăn không? Đói bụng quá.
- Tôi đã chuẩn bị rồi, cậu và bà chủ sang phòng ăn đi.
Trung Nam đứng lên.
- Đi mẹ! Con không thể chịu nổi nữa rồi. Cái bao tử con "biểu tình" quá trời.
Bà Hân lườm ngang:
- Đúng là xấu hổ.
Trung Nam đi với mẹ vào phòng ăn. Vừa ngồi xuống ghế, anh đã nhỏm lên:
- Thơm quá! Chị Nhu! Chị cho tôi ăn gì vậy?
Bà Hân nạt nhỏ:
- Lớn rồi, ngồi xuống đàng hoàng đi nào. Chị N. cho con ăn gì thì chốc nữa biết.
Trung Nam gãi đầu:
- Sao hôm nay mẹ khó khăn quá vậy?
- Con biết mà.
- Chẳng lẽ vì...
Vừa lúc chị Nhu mang thức ăn ra tới, bà Hân khoát tay:
- Ăn đi.
Trung Nam lấy làm thắc mắc khi hôm nay mẹ anh có vẻ khó khăn. Anh cố ý đùa nhưng bà không đùa lại như thường ngày. Trái lại, bà còn cau mày và khó chịu.
Thường đó là tín hiệu của người bị bệnh. Trung Nam lo lắng cho mẹ, mà tô hủ tíu Nam vang trở nên vô vị.
Cố gắng ăn thật nhanh, nhưng Trung Nam chưa kịp buông đũa thì đã nghe bà Hân hỏi:
- Con chuẩn bị ra ngoài à?
- Thưa vâng. Con có hẹn với Thế Khiêm và Chí Tường, nhưng bọn họ chưa tới nên con chưa đi bây giờ. Mẹ có gì muốn nói với con à?
- Ừ. Cũng không có gì quan trọng lắm nên không nhất thiết phải rườm rà.
Trung Nam khoanh tay lại:
- Con đanh chờ nghe.
- Bà nội con vừa gọi điện vào lúc nãy.
Trung Nam hơi nhỏm dậy:
- Có chuyện gì không mẹ?
- Thì cũng là những thắc mắc sao con không về Bảo lộc như đã hứa.
Trung Nam hồi hộp:
- Rồi mẹ nói sao?
- Gặp một vài trục trặc nhỏ.
- Chúa ơi! Bà nội mà biết con bị tai nạn, bà dám vào thành phố lắm à. Căn bệnh huyết áp của bà làm con rất sợ.
- Nếu con biết sợ thì con đừng nên làm bà nội nổi giận nữa. Xem ra lần này, nội con giận con thật đấy.
- Không về thăm nội được ư?
Bà Hân lắc nhẹ:
- Đó chỉ là chuyện nhỏ trong sự giận dỗi của nội con.
- Còn chuyện gì ghê gớm hơn nữa sao?
- Con nghĩ đi.
Trung Nam nhíu mày:
- Con nghĩ con chưa làm gì cho nội phải giận.
- Thật ư? Nội con đang mong muốn ở con điều gì, con có biết không? Không phải sự giàu sang của con đâu.
- Vậy... Thôi chết rồi mẹ Ơi! Lại chuyện nội muốn con sớm tìm cho nội một đứa cháu dâu.
- Thế con đã làm được chưa?
- Con... tại sao nội và mẹ cứ lấy chuyện ấy làm đề tài giận con vậy?
Bà Hân nghiêm giọng:
- Trung Nam! Năm này con cũng đâu còn nhỏ nữa. Công danh và sự thành đạt không thể đánh mất con. Hãy tìm và xây dựng cho mình một mái ấm gia đình đi chứ. Nội và mẹ đâu còn thời gian để chờ.
- Mẹ Ơi! Chuyện ấy với con lúc này chưa thích hợp đâu.
- Vậy bao giờ mới thích hợp? Năm năm, mười năm hay đợi đến lúc bà nội và mẹ không còn nữa.
Trung Nam nhăn mặt:
- Đừng nói vậy mà mẹ. Con nhất định đưa về cho nội và mẹ một nàng dâu ưng ý.
- Đừng nói vậy mà mẹ. Con nhất định đưa về cho nội và mẹ một nàng dâu ưng ý, nhưng không phải là bây giờ. Hãy cho con thời gian đi.
- Cho con thời gian, đó không phải là quyền của mẹ. Nội con đã già rồi, những ngày tháng cuối đời đâu còn bao nhiêu nữa. Con không thể làm cho nội con vui lòng sao?
- Mẹ Ơi! Chuyện hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời người đó. Hai người cưới nhau phải có tình yêu, bây giờ bảo con cưới vợ thì con cưới ai đây?
- Bảo Uyên.
- Mẹ đừng có nhầm lẫn. Giữa con và cô ấy đơn thuần chỉ là tình bạn thôi.
- Nhưng mẹ không thấy vậy. Bảo Uyên yêu con.
- Cô ấy yêu con là quyền của cô ấy. Với con, Bảo Uyên mãi mãi là một người bạn.
- Con khẳng định mình không yêu Bảo Uyên thì con phải làm sao chứ? Đừng để sự nhầm lẫn kéo dài không hay đâu.
- Mẹ bảo con phải làm sao đây? Chẳng lẽ nói thẳng với cô ấy? Như thế thì không tế nhị cho lắm.
- Không cần thiết. Trong cách đối xử của con, rồi Bảo Uyên sẽ hiểu.
Trung Nam chép miệng:
- Tìm một nửa của mình không phải là dễ.
- Nếu con tìm không ra thì để bà nội và mẹ tìm cho con.
Trung Nam xua nhanh:
- Không thể như thế được.
- Tại sao?
- Phải nói như thế nào đây?
Trung Nam ôm đầu:
- Chúa ơi! Tại sao có những lúc con khó xử như thế này!
- Đừng than vãn nữa. Bà nội và mẹ đang chờ đợi câu trả lời của con. Con không làm được thì mọi người phải giúp con thôi.
Bà Hân liếc con trai xem phản ứng thế nào. Bà thấy Trung Nam nhăn mày có vẻ suy nghĩ, sau đó quyết định nhanh.
- Cho con hai năm nữa đi, con nhất định làm được.
- Là con nói đó nghe.
- Vâng.
Bà Hân mỉm cười hài lòng
- Nếu con chịu hứa như vậy thì bà nội đâu có giận con. Nè, tuần sau mẹ về Bảo Lộc đấy, bà nội muốn mẹ lên trên ấy ở chơi lâu lâu một chút
Trung Nam gật gật
- Hay đấy! Bà nội sẽ có người bầu bạn. Để con bảo với tài xế đưa mẹ đi. Nếu con sắp xếp được thời gian, con sẽ sớm về thăm nội.
- Công việc làm ăn là lâu dài, con đừng để nội con phải giận nữa.
- Con biết rồi, thưa mẹ.
Trung Nam vừa dứt lời thì chị Như vào tới:
- Cậu chủ, bạn cậu đã đến.
- Chị bảo họ chờ tôi chút nghe.
- Vâng.
Chị Như vừa dợm bước đi thì bà Hân ngăn lại:
- Không cần đâu. Trung Nam, con hãy ra với bạn của con đi.
- Nhưng còn …
- Mẹ chỉ có bấy nhiêu lời, không còn gì nữa. Con nhớ đừng quên buổi nói chuyện hôm nay.
- Vâng.
Bà Hân quay sang chị Nhu:
- Chị xem chúng nó có cần gì không.
- Dạ.
Trung Nam đứng dậy:
- Mẹ nghỉ ngơi nhé.
- Chúc con vui vẻ.
- Cám ơn mẹ.