út cuộc, bất chấp lời mời gọi tha thiết của Dung, mỗi buổi sáng dù mưa hay tạnh, dù biển lạnh hay biển ấm, dù sóng to hay sóng nhỏ, người ta vẫn chỉ thấy mỗi một mình cô hoạ sĩ xuống biển. Tắt nhiên bao giờ cũng có mặt anh chàng Quang tâm thần nhưng anh ta vẫn hồn nhiên giữ một cự ly vùng vẫy chếch về phía sau một chút và lên bờ tạt sang phải một chút. "Kệ họ, chị bận tâm làm gì! Có phải ai cũng yêu biển như chị cả đâu". Hoà nói. "Đây không phải chuyện yêu hay ghét - Dung trả lời - Con người phải biết lấy từ biển những cái gì tinh lọc nhất cho mình. Và luôn cả em nữa, Hoà ạ! Em cũng phải tập xuống biển đi". "Em chịu thôi - Hoà giãy nảy - Người ngợm như em mà mặc quần áo tắm thì đến cá cũng phải di tản sang vùng nước khác mất thôi". Chiều nay Dung đi vẽ về muộn và hình như người ta thấy cứ mỗi chiều, Dung lại về muộn hơn một chút. Tuy mệt mỏi phờ phạc đấy nhưng ánh mắt lại thật vui. Ở chị có cái gì như tranh cướp lấy thời gian để vẽ, tranh cướp lấy thời tiết để hoàn thành công việc của mình. Thường là ở trên đồi về, chỉ kịp ăn uống qua loa một chút, Dung lại Trang 120 Được bức sơn dầu ấy, chị đã xé đi vẽ lại bao nhiêu lần. Chiều nay cũng vậy, vừa về đến chòi, Dung đã thấy Tư Đương ngồi sẵn ở đó. Nhìn thấy chị, anh vội đứng dậy, giụi tắt điếu thuốc đang cháy dở: - Đáng lẽ anh sẽ về đúng ngày sinh nhật Dung nhưng hội nghị lại tan sớm quá! Ở lại cũng không biết làm gì… - Có sao đâu anh - Dung trả lời bình thản - Đây là nhà của anh, anh muốn về muốn đi lúc nào là tuỳ ở anh. - Không phải thế - Anh cau mày - Không đơn thuần chỉ là cái chuyện ấy. Anh muốn giữ cho Dung. Dù sao cũng đất lề quê thói mà tính Dung, anh còn lạ gì. - Anh giữ cho Dung cả bằng cách trao nhiệm vụ cho vị chủ tịch thị trấn này nữa đấy hẳn? Sao mà chu đáo thế! - Cái thằng!… Vô tâm vô tính đến thế thì thôi. Đối với nó, không có cái gì là kín đáo được cả. - Thôi anh Tư, nói giỡn chơi cho vui chứ em hiểu lòng anh. Mới ở trên xuống chắc anh đói bụng, để em kêu Hoà kín nước cho anh tắm, còn em đi ra chợ kiếm cá lóc về nấu canh chua, món ăn anh thường thích. - Khỏi đi em. Anh xuống đây không được lâu nên dọc đường đã có chuẩn bị cả rồi. Đây này - Anh lôi từ trong túi du lịch ra mấy lon bia, cây giò lụa, bịch thịt heo quay và một gói những gia vị: ngò húng, hành, kiệu, mắm tép. Anh bày tất cả ra bàn. - Ra ngoài đó, anh có tranh thủ đi Lạng Sơn một ngày, cốt để lùng mua cho em lô bút lông Trung Quốc thứ thật đây. Dung cầm lấy hộp bút gồm đủ mười hai cái lớn nhỏ, mắt sáng lên: - Cám ơn… Cám ơn anh Tư! Đây có lẽ là món quà em thích nhất bấy lâu chỉ ao ước có được hộp bút này. -Có gì đâu, chuyện vặt - Anh làm bộ nói cứng để che đi niềm vui bất ngờ của cô gái đang lan rất mạnh sang anh: - Anh vừa gửi cậu bạn tổng giám đốc sắp sang Tokyo kiếm mua cho em hộp nữa. Nghe nói hàng Nhật tốt hơn hàng Tàu. Nhân tiện mua ít hộp màu và vải vẽ. Khốn khổ, đến ba cái thứ này ta cũng không sản xuất nổi nữa? À, còn đống tạp chí và báo anh để ở ngoài xe, lát nữa nói cô Hoà ra lấy. - Anh thật đúng là một cái bưu điện,- Dung cắt giò ra thành những lát mỏng xiên xiên - Ăn đi anh, em cũng đói rồi. - Hoà đâu rồi? Gọi cô ấy vào ăn luôn. - Đi thị trấn rồi. - Làm gì? Dung mỉm cười kín đáo: - Chắc là đi giao áo len? - Nào thôi, chúc sức khoẻ em! Dạo này em hơi gầy đi, có ngủ được không? Ăn uống thế nào? - Ngon. Em đang ăn ngon đây này. Kìa, anh ăn đi chứ, sao cứ ngồi nhìn hoài vậy? - Giá mãi mãi cứ được nhìn thấy em vui vẻ trẻ trung như thế này! - Vui vẻ có thể có chứ trẻ trung thì là nịnh rồi. Anh còn nhớ tuổi em không? - Sao quên. Em tuổi Thìn, cái tuổi không mấy nhàn nhã. - Tức là năm nay em vừa bước sang cái tuổi ba mươi lăm rồi đó. - Anh biết nhưng dù cố tưởng tượng đến đâu, dù gần gụi em thế nào, ngay cả khi sớm mai em mới tỉnh dậy chưa kịp điểm trang gì, anh cũng chỉ có thể nói em đang ở độ tuổi hai mươi lăm. Bí quyết gì vậy? - Nỗi buồn. - Buồn? - Vâng? Chính nỗi buồn làm cho người ta đánh lừa được thiên hạ. -em bao giờ cũng nói ngược, ngược cả với chính em. - Em bảo này, anh đã đỡ mệt chưa? - Hả… Mệt gì? Sao mà mệt. Anh có bao giờ biết mệt đâu. - Vậy bây giờ nghe em nói chuyện nghiêm túc nhé! - Hệ trọng lắm à? - Tư Đương hỏi thảng thốt. - Không hệ trọng cho em, cho anh nhưng lại hệ trọng với người khác. - Người nào vậy? - Anh có biết Hoàng không? Lê Bá Hoàng? - Lê Bá Hoàng… Hoang nào nhỉ? - Hoàng giám đốc lâm nghiệp thuộc tỉnh anh. - À, Hoàng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị liên hiệp các vùng phía bắc sông. Biết! Sao? - Anh ấy đang ở ngay đây. - Hả… Ngay đây? Khu chòi nảy? Cái người mà lần trước em nói đang gặp nạn? - Vâng! Chính con người đó. - Thì ra là như vậy - Trán anh cau lại - Nghe Sở báo cảo lên cậu ta đang bị treo giò để làm tự kiểm, xác định kỷ luật. Ai dè họ lại bố trí cậu ta ra trúng chỗ này? Chà, gay nhỉ? - Chuyện ấy không quan trọng. Anh ngại à? - Không, không… Nhưng nếu… - Quan trọng là anh Hoàng đang bị trấn áp, đang bị đứng trước những thử thách ác nghiệt một mất một còn. - Ai? Ai trấn áp? Sao em lại gọi như vậy là trấn áp? Mà bây giờ em cũng để ý đến những chuyện rối rắm ấy nữa à? - Thế theo anh cái gì mới là không vớ vẩn? Các anh đặt con người vào những tình huống giả tạo như vậy mà đang tâm được à? Trong phút chốc, Tư Đương ngồi thẳng dậy, trở thành một con người khác hẳn. - Thôi được, Dung thử nói cho anh nghe xem nào. Dung bật cười khúc khích: - Cứ như trong hội nghị. Chỉ còn thiếu nước Đồng chí Dung thử nói… Thú thật, em thích cứ như thế này hơn là bộ điệu lúc nào cũng si tình ảo não. Rõ là ra cái dáng uy nghi của con người đang gánh chịu những trọng trách chủ chốt của một tỉnh đồng bằng đông dân nhiều của nhé? Nhưng em nói thật và anh cũng phải nghe thật chứ không có nói thử nghe thử gì đâu đấy. Anh ấy không có tội. Bất cứ thời kỳ nào, thể chế nào cũng không có tội. Anh ấy làm tất cả đều là vì con người. Còn các anh chỉ chú mục vào số đông, vào cả một giai cấp mà quên đi từng con người riêng biệt. Thế là vấp. Cái riêng vấp với cái chung. Mà cái riêng ấy nhiều khi lại là tất cả là vĩnh cửa muôn đời. Cái chung u mê không chấp nhận hay cố tình không chấp nhận, nó tìm mọi cách để tiêu huỷ tất cả những cái gì đi trật ra ngoài đường ray quen thuộc của nó, trong khi nó không tự biết rằng nó đã han gỉ gần hết rồi. Và anh ấy bỗng trơ thành nạn nhân. Nạn nhân một cách hết sức phi lý. Rút cục, trước mặt kẻ gặp nạn ấy chỉ có hai cách thức để lựa chọn. Một là gục mặt nhận lỗi rằng mình đã không tuân thủ theo cái đại thể, rằng mình đã ăn phải bả tư sản cùng phương cách làm ăn sặc mùi bóc lột của nó. Trong trường hợp này anh ta sẽ được trắng án và trở về cương vị cũ của mình. Còn ngược lại, như anh biết rồi đấy, sẽ mất hết, mất chức, mất bổng lộc và mất luôn cả danh dự chính trị, mà thứ danh dự chính trị ấy, em biết những người như các anh vốn coi trọng hơn chính cả tính mạng mình. - Dung nói tôi không hiểu gì cả - Tư Đương thoáng nhìn đồng hồ - Có cụ thể hơn được không? trong tay tôi không phải chỉ có một anh chàng Hoàng mà còn có hàng trăm loại giám đốc nhỏ kia mà. - Vâng, tất nhiên em sẽ nói cụ thể nhưng với điều kiện anh không được thỉnh thoảng lại nhìn đồng hồ theo cái kiểu yếu nhân lúc nào cũng bận rộn như thế. Đã xuống đây, con người là bình đẳng, anh chỉ còn là anh, mọi thứ quan trọng om xòm khác, anh nên tháo ra gửi lại nhiệm sở. - Lại thế nữa - Anh cười hiền - Em đầy mâu thuẫn. Thì chính là em, bằng câu chuyện của mình, có cho tôi được khoác cái áo đời thường dung dị đâu. - Ừ nhỉ! Em mâu thuẫn thật đấy. Xin lỗi anh nhá! Tất cả câu chuyện chỉ có thế này… Gần một tiếng đồng hồ sau đó… - Em đã nói hết chưa? - Tư Đương hỏi ôn tồn. - Hết - Dung thở dốc. Chỉ có điều anh nên biết là trong câu chuyện này, em không đứng về phía ai cả, cũng không sa vào những vấn đề chính trị rắc rối, em chỉ nói lên suy nghĩ của em, suy nghĩ về cách thức con người ăn ở với con người. Hết. - Một điều kỳ lạ là anh đang có cảm giác mình vừa được nghe một bản tường trình có trình độ chuyên nghiệp, rất rành mạch và giàu chất khái quát. - Đừng lãng xẹt? Em muốn anh trả lời thẳng vào chuyện kia. - Tất cả câu chuyện này em chỉ nghe qua miệng Hoàng hay còn được thu nhận những thông tin ở đâu nữa? - Cả hai. Được chưa? Nào, cho em nghe quan điểm của anh. - Khoan, một câu nữa: Giữa em và Hoàng có một mối quan hệ với nhau từ trước phải không? Nếu không, làm sao mọi chi tiết rối rắm về làm ăn kinh tế cũng như các nguyên tắc đấu tranh nội bộ lại được em thấu hiểu tường tận vậy? - Mấy anh ích kỷ lắm, chẳng lẽ chỉ việc gì liên quan đếm mình, mình mới quậy quã, còn việc thiên hạ, dửng dưng thây kệ sao? Nếu cứ như vậy thì ngày xưa các anh đánh nhau với Mỹ thế nào được nhỉ? Hay ngày ấy các anh là những con người khác? Em hy vọng rằng anh không phải như thế. Anh tốt, anh nhân ái, điều đó em biết, mặc dù trong anh đầy khuyết tật mà thế hệ năm mươi hay những người cầm cân nảy mực như các anh thường mắc phải. Em nói thực lòng, nói bằng những điều tai nghe mắt thấy và bằng cái trực giác không mấy khi sai của một người đàn bà đã trải qua đủ đoạn trường chứ em không nói sách vở hay nói theo lối chính trị đâu. Tư Đương dang rộng hai tay làm một động tác bất lực: - Mèng đéc ơi! Tưởng biển cả và sự yên tĩnh làm cho đầu óc em cân bằng êm dịu trớ lại, ai dè nó càng làm cho đầu óc em phức tạp đáo để thêm? - Thế mới lầm! Em nghe nói để hoạch định những chiến lược tiến công đợt này hay đợt khác, quan hệ đến vận mạng của cả một dân tộc, đến tính mạng của hàng trăm ngàn con người, các vị lãnh tụ ở Hà Nội dạo ấy thường kéo nhau ra biển để soạn bàn cả đấy. - Đó, đó! Lại muốn khuấy động thiên cung? - Lại sợ rồi. Em bảo này… - Cái gì nữa? - Ra biển tắm một cái đi! Bơi thật xa, không sợ đâu, em sẽ dìu anh. Tắm xong, anh sẽ tỉnh táo và nhân hậu hơn. Khi đó anh sẽ quyết định về chuyện này. Nhé! - Em ngây thơ và giản đơn quá? Cả một hệ thống nguyên tắc, cả một cơ chế, mình anh quyết định sao nổi. - Tức là anh không muốn ra biển? - Để khi khác! Anh đang… vội. - Vội hay sợ? Sợ mang tiếng, sợ tổn thương đến uy danh ông lớn? Vậy ông lớn còn mò xuống đây làm gì? Một mình anh cứ quyết định thử xem. Dù có bại chăng nữa thì cũng bộc lộ được tư cách. Cái đó mới là chủ yếu chứ không phải chỉ là chuyện thắng thua. Anh có hiểu ý em không? - Hiểu, nhưng em lại không chịu hiểu anh. Đáng lẽ em cứ nên vùi mình vào nghệ thuật. Nghệ thuật sẽ tránh cho em được những nhìn ngó vẩn vơ. - Nguy biện! Giá dối! - Cứ cho là thế đi nhưng cuộc đời nó có những niêm luật của nó, muốn bẻ sang hướng này hay hướng khác đều tức khắc bị trả giá cả. Đấy là còn chưa tính đến những chuyện… - Khuất tất? - Tiếng nói Dung đanh lại.. - Lâu lâu gặp nhau. Dung không mềm mại với anh được một chút ư? Sao em thích gây sự vậy? Không có cái đó anh đã đủ đau đầu lắm rồi… Em biết không? Đợt rồi về, cô ấy vẫn không chịu ký vào đơn, còn dậm doạ là sẽ theo đến cùng. - Thôi, anh đừng nói chuyện ấy ra với em nữa. - Nhưng anh không muốn lập lờ mãi thế này! - Em lại thích như vậy. - Anh không hiểu? - Để tự do. Cả hai đều được tự do. Đã lấy gì để đảm bảo rằng anh sống với em sẽ được hạnh phúc và ngược lại, sống với anh em sẽ được mãn nguyện. - Thế cứ kéo dài mãi tình trạng này sao? Để không gặp thì nhớ mà gặp rồi lại toàn những đôi co cãi lộn? - Tại anh. Em cho anh được toàn quyền quyết định kia mà. Em không muốn vì em mà anh mệt mỏi thêm, nhưng anh biết rồi đấy, em cũng không thể quyết định hộ anh. Em… Em rất sợ nhìn thấy người khác… đau khổ. Hiểu em không? - Em ác lắm! Rất ác! Mặc dù anh biết em không muốn ác với ai cả. Có lẽ tại anh thật, đối với em, anh không đủ sức quyết định gì hết. Bởi lẽ em là một cái gì đã quá… - Lại sa đà rồi! - Cô gái cười xoà, đi đến bên Tư Đương, dịu dàng nhổ cho anh mấy sợi tóc bạc đang rơi xuống trán - Sa đà vào chuyện này không bao giờ cạn lý cả, ông có biết không, ông già đau khổ của tôi! - Đã nhiều lần tôi cố kìm chế để không đến với em nhưng rồi đều bất lực - Tiếng nói của Tư Đương đã có nước mắt bên trong - Tôi trọng em, thương em, muốn ký thác vào em những suy nghĩ nghiêm chỉnh và lâu dài, nhưng em luôn luôn ở phía trước, tôi không thể nào với tới được. Nói thực, tôi mệt mỏi quá rồi, tôi chỉ cần có em thôi. - Im! - Cô lay tay bịt miệng ông lại, nước mắt cũng rơm rơm trên mi - Không được nói nữa! Không còn lâu nữa đâu… một ngày rất gần đây thôi, em sẽ giải thoát cho anh. - Giải thoát? - Em sẽ đi lấy không? - Có thể là như thế. - Không! Anh không tin! Không bao giờ tin cả - Ông gần như hét lên. - Thôi, bình tĩnh lại đi! Em nói đùa. Đêm nay anh có ở lại đây không? - Muốn lắm? Rất muốn nhưng tối nay anh có cuộc họp. - Lại có cuộc họp! Mấy anh họp hành nhiều như thê có mụ người đi còn lấy sức đâu mà làm việc nữa? Em bảo này… - Gì kia. Dung? Ngay bây giờ anh chịu khó ra đóng cửa lại rồi… bế em lên giường. Được không? - Vẫn chỉ là để chiều anh thôi ư? - Ông vẫn đứng im, hỏi thật thiểu não. - Còn muốn gì nữa? - Không. Nếu chỉ có thế thì không! - Ông quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn mông lung ra ngoài. - Ôi chao! Quan lớn đang cố chứng minh rằng mình lặn lội hơn trăm cây số xuống đây không phải chỉ do sự lôi cuốn của thể xác! - Đúng thế - Ông quay lại, giọng rất đanh - Nếu chỉ là thể xác thì không bao giờ tôi thèm bước chân ra khỏi thành phố nửa bước. - Mà chỉ cần ngồi nhà, tức khắc sẽ có có hàng đàn các cô thư ký, các thiếu nữ và thiếu phụ đủ loại đến xin được dâng hiến, cung phụng? - Hiểu như vậy cũng được. Dung cất tiếng cười to: - Hoá ra anh phong phú hơn em tưởng. Với tay lấy cái kính ở trên bàn, giọng Tư Đương dịu xuống: - Anh đi nhé! Ngày sinh nhật em, anh sẽ về. Lúc đó em có muốn đuổi cũng không được. Đừng dại đánh thức thằng đàn ông thô bạo trong anh tỉnh dạy. Còn chuyện kia, anh sẽ suy nghĩ lời em nói và quyết định đúng lòng mình, dù em có chịu hay không. - Anh Tư! Còn chuyện của… - Chuyện của Hoàng, ngay ngày mai anh sẽ cho xem xét lại. Cũng vì em thôi. Mặc dù rất ít hy vọng, bởi lẽ cả nước lúc này còn đang dò dẫm tìm đường, biết ai đúng ai sai, công hôm nay lại là tội ngày mai và tội hôm nay biết đâu ngày mai chả là… Tuy nhiên anh cũng thử tìm xem. Tìm để bộc lộ nhân cách như em nói, hả? - Ông chợt mỉm cười. Một cái cười khá trẻ trung. - Anh hứa nhé! - Anh hứa. Dung đi đến bá lấy cổ Tư Đương, nũng nịu và bé bỏng như một cô em gái: - Nhớ cho em một điều: Đây không phải chỉ là chuyện cứu vót một con người sắp sụp đổ. Con người ấy có sụp đổ hay không cũng chả ăn nhằm gì với bao nhiêu những cái nhiễu nhương, phi lý hôm nay. Nhưng sự sụp đổ ấy đồng nghĩa với sự phản bội hàng ngàn mạng sống khác. Đừng để cho Hoàng trở thành kẻ phản bội. Nếu vậy thì buồn lắm!… Phải chăng chính vì lẽ ấy mà em còn gắn bó được với anh. Anh không phải là người phản trắc. Anh chỉ nhu nhược thôi. Hôn em đi! Nhưng thay vì chiếc hôn tình ái, Tư Đương chỉ đặt nhẹ lên má cô một cái hôn tạm biệt. Để tiếp tục chế ngự lòng mình, để không chếnh choáng bế xốc cái thân thể nóng hổi kia lên giường, ông hỏi một câu chẳng ăn nhập vào đâu: - Pho tượng kia là pho tượng gì mà hồi ở thành phố cũng như xuống đây. Dung cứ đậy điềm hoài vậy? - Sợ bụi. Nhưng… cũng sắp tháo rồi. - Còn cái bàn thờ nữa? Xuống đây Dung không còn thắp nhang nguyện cầu cho vong linh người… chồng đã chết trận của mình nữa hay sao mà lạnh tanh thế? - Hình như anh ta chưa chết? Tư Đương ngó chăm chăm vào mắt người đàn bà giây lâu…