Dịch giả: Trăng Ngàn
Chương 15

     hám tử Roy McCarthy ngồi trong chiếc Crown Victoria của ông và nhìn đăm đăm ngôi nhà kiểu nông trại màu vàng, có một cái ga-ra chứa được hai xe liền kề. Bên trong ngôi nhà là một cô bé sáu tuổi. Nó là người cuối cùng trên đời này mà ông muốn gặp ngay bây giờ. Bạn nói gì với một đứa bé mà mẹ nó được tìm thấy đã chết trong nhà bếp của bà và người có trách nhiệm là ba nó? Nhân tiện cháu có thấy bố cháu đâu không? Chúng tôi đang đi tìm ông ấy đây.
Cảnh sát Huntington phải mất gần một ngày mới lùng ra cô con gái, rõ ràng là nó đang ở chỗ chị của nạn nhân khi cái chết xảy ra. Thậm chí họ không thể gọi đó là một vụ giết người bởi vì những điều khám phá của bác sĩ pháp y không thể kết luận được gì. Sau cùng trong mười bảy năm nay ở Huntington, Long Island không có một vụ giết người chính thức nào, điều mà cảnh sát trưởng ấn tượng ở Roy là khi anh nhận công việc sớm hơn bốn tháng. Trước đó, Roy đã có tám năm ở bộ phận trọng án của West Cranston, Long Island, ở bờ nam, nơi đó cứ mỗi tháng lại có một hoặc hai vụ giết người. Hầu hết những vụ giết người này đều liên quan đến ma túy hay cướp giật. Ở Huntington không có kẻ cướp và điều đó cũng khỏe cho Roy. Roy rất ghét bọn cướp giật. Lớn lên ở Brooklyn, cả tuổi thơ anh bị vây quanh không tên cướp này thì cũng tên cướp khác. Bọn chúng không để anh yên khi anh từ chối gia nhập băng. Nhưng thỉnh thoảng bọn chúng lại hăm dọa hoặc đòi anh tiền bảo kê. Điều anh thù ghét nhất nơi bọn chúng là những gì chúng làm với các bạn của anh. Khi một người bạn tham gia băng nhóm cướp giật thì đó là kết thúc của một tình bạn. Anh ta không thể kết giao với ai không phải là thành phần cướp giật, để loại Roy ra. Anh trải qua thời phổ thông trong sự cô độc. Sau hai năm học cao đẳng anh gia nhập một băng lớn nhất trong các băng, Sở Cảnh Sát Thành Phố New York. Chuyện đó đã ba mươi hai năm.
Bây giờ, đã một năm từ ngày Roy nghỉ hưu, Roy ngồi trong xe nhìn ngôi nhà kiểu nông trại màu vàng và lại cảm thấy cô đơn, mặc dù Roy xài chung xe với Fecilia Davenport. Cô là một thám tử ba mốt tuổi, lớp sau, người đã ghi điểm với Roy khi cô từ chối hai ngàn đô la để chụp hình khỏa thân cho một tạp chí đàn ông làm ảnh quảng cáo hai trang liền mặt về điển hình phái nữ ở Long Island. Cô đẹp hơn những nữ cảnh sát nhận tiền và cởi bỏ bộ đồ màu xanh của họ. Họ là điều hổ thẹn cho lực lượng cảnh sát, tới mức mà Roy lo âu.
“Chuyện đó thì sao Roy, chúng ta có vào trong không?” Cô hỏi khi nhận thấy Roy không nhúc nhích khỏi chiếc xe.
“Anh đang suy nghĩ”, Roy nói “Cái loại người giết vợ, gọi 911 rồi chạy trốn, bỏ lại đứa con gái sáu tuổi là loại người nào thế?”
“Một loại người hoảng sợ”, Fecilia nói “Chúng ta hãy bỏ qua chuyện này đi”.
“Em đã đọc bài phóng sự của tác giả ký tắt M.E. chưa?”
“Hai lần”. Fecilia nói. “Dù vậy em không có nó. Làm sao cô ấy chết thế?”
“Berry Aneurysm”
“Đúng. Berry Aneurysm là sao?”
“Một mạch máu trong não bị vỡ”.
“Anh ta phải đánh cô ấy mạnh lắm mới gây ra như vậy”.
“Đúng, à chúng ta vẫn đang chờ báo cáo sau cùng”
“Điều đó có nghĩa là gì?”
“Nghĩa là chúng ta muốn chắc chắn trước khi kết tội về việc anh ta đánh cô ta chết”.
“Công tố quận không thể kết tội anh ta hành hung không có vũ khí và sau đó đẩy nó qua giết người sao?”
“Có thể, nhưng anh ta đang ứng cử vào chức vụ gì đó và muốn mọi việc tốt đẹp trật tự. Chúng ta nên hỏi xin cho được báo cáo cuối cùng trong một vài ngày tới. Nhưng trước tiên anh muốn tìm ra anh ta”.
“Em nghĩ là con gái anh ta biết anh ta ở đâu”.
“Em có ý nào hay hơn không?”
“Anh định nói với con bé điều gì về bố nó?”
“Không nói gì cả. Anh để cho em làm chuyện đó”.
“Ồ, không”.
“Thôi nào Fecilia. Thế em nghĩ anh rủ em theo để làm gì?”
“Vì anh thích nhìn cve; tờ năm đô la. Những ý nghĩ lại hiện lên trong cái đầu đang đau của anh. “Tiền?” Anh hỏi lớn chính mình. Phải làm gì đó với số tiền này chứ. Có phải đó là lý do họ bắn anh không? Để lấy tiền.
Một tiếng rắc làm anh chú ý. Cầu thang. Có ai đang đi lên cầu thang sau. Anh tắt đèn nhà tắm và bước nhẹ xuống hành lang. Tiếng bước chân ở hiên sau, rồi, “Bò hầm đó” giọng nói quen thuộc của người chủ nhà hàng hét lên. Rồi anh nghe tiếng ly vỡ được hất qua một bên. Anh rón rén đi dọc theo bức tường cho đến khi tới một cánh cửa khác. Anh có thể nghe một tiếng rắc khi anh mở cánh cửa ở bên cạnh và bước qua. Bây giờ anh ở bên ngoài, trên ban công nhìn xuống mặt trước của nhà hàng. Ngay trước mặt anh là bệnh viện và trước bệnh viện là hai xe cảnh sát. Nhưng khi nhìn từ bên này qua bên kia, anh thấy không có lối nào đi khỏi ban công trừ lối anh vừa bước qua. Anh có thể nghe người chủ nhà hàng đập chỗ này chỗ nọ bên trong căn hộ của anh ta và làu bàu “Đồ cớm ngu ngốc. Người ta đã ở trên đây”. Anh nghe tiếng cửa đóng sầm và rồi lại yên tĩnh. Anh định đi vào trong thì thấy viên cảnh sát, người đã hụt mất anh ở hiên sau đang nói chuyện với một viên cảnh sát khác cạnh chiếc xe tuần tra. Anh phải ra khỏi đây thôi. Khi anh chạy tới chỗ cửa sau, anh thấy một món đồ mà anh cần. Đó là cái mũ đánh bóng chày với lô gô của đội Uconn Huskies trên vành. Ít nhất nó sẽ che được vết thương lớn và chỗ tóc bị cạo trên đầu anh.
Anh xuống lầu và lén nhìn chỗ góc nhà. Người chủ nhà hàng đang đi qua bên kia đường đến chỗ mấy viên cảnh sát tuần tra. Người chủ vung nắm tay và hét với viên cảnh sát đi vào nhà hàng. Viên cảnh sát nhìn lên căn hộ bên trên nhà hàng rồi vào xe tuần tra, lôi ra một cái micro cầm tay.
Người Lạ cắm đầu đi loanh quanh ra phía sau và bắt đầu rời khỏi căn nhà. Anh phải đi qua bên kia khu đất trống trước khi họ trở lại. Khi đi, anh nhìn xuống và nhận thấy đôi dép kẹp đã để lại những dấu rõ ràng trên mặt đất. Chẳng bao lâu họ sẽ bám đuôi anh. Anh cúi xuống lấy dép ra, rồi từ con đường mòn anh nhảy lên một bãi cỏ mọc cao. Đi chân trần anh chạy ù sang bên kia lô đất nhưng ở một hướng khác. Anh đến một con đường và mang dép trở lại. Khi đứng lên, anh nhìn bao quát một bụi cây ở phía sau lô đất. Có hai cảnh sát đang theo dấu băng qua lô đất nhưng xa chỗ anh đứng. Anh không thể đứng ở đây lâu được. Cách đấy vài yards có một chiếc xe buýt đang ghé vào trạm. Anh đi đến trạm và xếp hàng ở chỗ bảng hướng dẫn, anh bước lên xe và cánh cửa đóng lại phía sau. Anh rút ra một đô và người tài xế lắc đầu, rồi lại gật đầu ra hiệu qua tấm kính chắn gió “Nhận tiền lẻ hoặc tiền xu”.
“Bao nhiêu?”
“Bảy mươi lăm xu”.
Anh lấy số tiền lẻ duy nhất mà anh có và bỏ vào trong hộp cạnh bác tài. Chiếc xe buýt chạy đi, đúng lúc những viên cảnh sát bước qua bụi cây, tẽ ra, mỗi người đi về một hướng khác nhau xuôi theo con lộ.
Anh phải đi ra khỏi nơi này, nhưng với hai ba đô thì anh đi được bao xa? Anh sẽ đi đâu đây? Anh ngồi xuống một chỗ cạnh cửa sổ và nhìn vạn vật lướt ngang qua. Nơi này gọi là gì? Người tài xế nói cho anh biết. Hồ gì đó. Hình ảnh một cậu bé chỗ mép nước, cậu mặc quần bơi màu đỏ, xách một cái xô và cái xẻng bằng nhựa. Mùi gỗ cũ kỹ của căn nhà nhỏ. Lakeside. Đó là nơi tôi đang ở. Và là nơi trước đây tôi đã ở. Tôi có ở đó không? Sao không có gì có vẻ quen thuộc cả? Tất cả những câu hỏi đó không có câu trả lời. Mày bị bắn vào đầu, vì Chúa. Có thể mày đã chết. Không. Người ta thấy mày. Cảnh sát theo sau mày. Vì thế mày còn sống. Nhưng bị bắn vào đầu. Điều đó giải thích vì sao mày không nhớ gì cả. Viên đạn chắc đã quét qua vùng trí nhớ của mày. Tuy nhiên vẫn còn dấu vết gì đó. Chú bé bên hồ. Đó là tôi phải không?
Thình lình xe buýt dừng lại. “Trạm cuối cùng. Ga xe lửa Lakeside”.
Bước ra khỏi xe buýt anh che mắt khỏi cái nắng chói chang của buổi trưa. Ga tàu lửa là một cấu trúc gỗ hai tầng, có một lối đi bộ hẹp trên tầng hai trải dài bên trên những đường ray chạy đến phía bên kia. Một bảng hiệu nhỏ màu trắng trên cửa ghi “Phía New York”, có nghĩa rằng những con tàu ở các đường ray gần đó đi về phía thành phố New York. Hôm nay là thứ bảy nên chỉ có ít người chờ tàu. Hai bà mẹ cùng con cái của họ và một số thanh niên. Anh đi qua phía quầy bán vé thì dừng lại. Đứng xa một bên và cạnh mọi người mua vé là một cảnh sát. Anh kín đáo xem trang nhất của tờ báo địa phương ở một trong những cột danh dự. Không có cái tựa nào về một người bị cướp hoặc bị bắn vào đầu. Bức ảnh duy nhất là ảnh người vệ sĩ cứu đắm trên một bãi tắm với dấu hiệu ghi “Cấm bơi”. Bức ảnh ở dưới chú thích “Bãi biển khu vực đóng cửa vì ô nhiễm”.
Khi ngước lên, anh thấy một bé gái đang nhìn chằm chằm mình. Thực sự cô bé đang nhìn một bên đầu của anh. Anh rờ lên và cảm thấy ướt. Một dòng máu nhỏ từ dưới lớp băng rỉ ra. Cố không gây chú ý, anh đi chầm chậm ra khỏi ga xe lửa. Khi đi, anh lấy mu bàn tay quẹt máu và ấn cái mũ vào đầu để cầm máu lại.
Anh cần cái gì đó để chùi sạch máu. Khi xuống lộ, anh vào một cửa hàng bán đồ hộp mua một gói khăn giấy và chùi sạch chỗ máu còn lại trên thái dương và trên má. Cơn đói cồn cào làm anh dừng lại và tựa vào bên ngoài cửa hàng.
Anh ấn xấp khăn giấy vào vết thương, khi ấy người chủ cửa hàng bước ra ngoài và nhìn anh.
“Anh không thể đứng ở đó”. Người chủ nói
“Không sao đâu. Gần đây có quán ăn nào không?”
“Lakeside Diner. Cách đây hai lô nhà”.
“Cám ơn”, anh nói và đi khỏi bức tường.
Cuộn chỗ khăn giấy còn lại thành một xấp, anh nhét xuống dưới mũ và trên mặt chỗ băng dính máu. Xấp giấy nhanh chóng biến thành một màu đỏ nhưng cũng chặn được việc rỉ máu.
Khi anh đi bộ một đoạn dài, anh nhận ra rằng mình không những cần ăn mà còn phải sử dụng phòng tắm nữa.
Quán Lakeside Diner rất lỗi thời. Đó là thiết kế của một toa tàu cũ, dài và hẹp. Nó có giàn khung bằng kim loại nhưng thay vì là màu bạc như thường thấy, người ta đã sơn nó thành màu xanh lá sẫm. Đằng trước có khoảng nửa tá xe hơi đậu. Bên kia đường là Burger King và chỗ đỗ xe của nó cũng đã đầy. Không khó để đoán được có khá đông người ăn trưa ở đây. Tuy nhiên anh cảm thấy không thích tranh giành với mọi người để mua cho được một cái bánh hamburger, vì thế anh bước vào quán ăn.
Cái đầu tiên anh hít phải là khói. Hình như một nửa số người đang ăn ở quầy đều có cầm điếu thuốc trong tay. Ở cuối quán ăn, anh thấy một tấm bảng ghi “toa-lét”. Anh đi vào toa-lét, nín thở cho tới khi đến đó. Đóng cánh cửa sau lưng lại, anh hít một hơi sâu và gần nôn oẹ. Mùi nước tiểu khai muốn chảy nước mắt. Anh nhìn xuống bồn cầu và thấy có ai đó trước anh đã làm ướt chỗ ngồi và làm bắn tung tóe tứ phía lên tường và sàn nhà.
Tiểu xong, anh kéo dây kéo quần lại và rời nhà tắm. Burger King thôi. Anh bắt đầu tiến về phía cửa trước thì nghe một giọng phụ nữ phía sau anh la to, “Ê, toa-lét được dành cho khách”.
Giọng nói đó, trước đây anh đã nghe rồi. Anh quay lại xem là ai thì một giọng đàn ông từ phía nhà bếp la lên, “Lizzie, cô có điện thoại kìa”.
Đột nhiên anh lạnh cả mình. Lizzie? Anh có quen với một cô Lizzie nào đó. Anh định quay lại xem cô ta trông như thế nào nhưng tất cả những gì anh thấy được chỉ là cái lưng vì cô ta đi vòng qua quầy. Ngay lúc ấy cửa trước mở và hai người đàn ông bước vào nhưng anh đã chặn lối đi.
“Này anh bạn, anh đến hay đi?” người cao hơn hỏi.
“Xin lỗi”, anh nói và bước ra ngoài.
Anh nhìn trở lui xuyên qua một trong nhiều cửa sổ bên hông nhà và thấy người phụ nữ bắt đầu nhấc ống nghe lên, nhưng cô ta vẫn đưa lưng về phía anh. Anh đi dọc theo bên hông nhà cho tới khi đến một cửa sổ cho anh tầm nhìn rõ hơn. Nhưng bây giờ ống nghe lại che mất một phần gương mặt cô ta. Anh sẽ chờ cho tới khi cô ta nói chuyện xong và quay lại.
Lizzie giữ chặt ông nghe ở lỗ tai và nghe qua sự ồn ào của quán. “Xin chào”.
“Tôi biết điều cô đã làm”. Một giọng đàn ông như bị nghẹt nói.
Một cái nhìn lo lắng quét qua gương mặt khi cô liếc quanh quán xem có ai theo dõi không. Cô kéo điện thoại tới gần hơn.
“Ai đó?” Cô thì thào.
“Tôi cần mười ngàn đô la tiền mặt. Tiền hai chục và năm chục”, giọng người đàn ông nói. “Cô có mười hai tiếng đồng hồ. Để tiền trong thùng rác phía sau nhà hàng Burger King. Nếu nửa đêm nay mà không có thì cuộc gọi tới sẽ là gọi cho cảnh sát Lakeside”,
Chờ đã, Lizzie suy nghĩ. Mình biết giọng nói này. “Paul, phải anh không?”
Đường dây im bặt.
“Một thằng đáng tởm”, cô nói một mình khi gác ống nghe, quay ra đằng sau trở lại chỗ các khách hàng của mình. Cô không nhìn thấy gương mặt của Người Lạ chỗ cửa sổ bên ngoài quán ăn.

Truyện Án Mạng Dưới Đáy Hồ Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 !!!15708_13.htm!!! Đã xem 27978 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Trăng Ngàn
Chương 13

--!!tach_noi_dung!!--
     aul đang ngồi chỗ bàn trong nhà bếp, mặc chiếc tạp dề hiệu Cracklin’ Oat Bran thì Julia bước vào, cô bận bộ đồng phục của phòng vệ sinh răng miệng.
“Em định đi đến phòng mạch thật à?”
“Em đã nói với anh rồi. Bác sĩ Jacobs đã lên lịch sáng nay lấy tủy cho bà Pershing. Hôm qua bà ấy gọi đến khẳng định đó là trường hợp khẩn cấp”, Julia giải thích khi cô rót cho mình một tách cà phê đen. “Em sẽ trở về trước bữa trưa”.
“Thế thì có lẽ anh cũng đến ga-ra”, Paul nói “Kiếm được tí tiền làm thêm”.
“Anh không thể chờ ở đây sao? Em chỉ đi khoảng hai giờ là tối đa”.
“Sao? Em sợ anh nói gì sao?”
“Không. Em chỉ nghĩ nếu hôm nay chúng ta ở cùng với nhau là tốt nhất”.
“Làm sao chúng ta ở với nhau nếu em đến phòng nha?”
“Quên chuyện đó đi”, Julia ra hiệu khi cô bước ra cửa.
“Em không tin anh”.
Julia định đi thì dừng lại, cô quay về phía chồng.
“Em muốn anh hứa với em một chuyện”.
“Chuyện gì?”
“Đừng có làm chuyện gì ngốc nghếch nhé”.
“Em nghĩ anh sẽ làm gì chứ?”
“Chỉ là để nó một mình”.
“Ai?”
“Anh biết em đang nói về chuyện gì mà”.
“Lợi dụng một cơ hội thì có gì sai chứ?”
“Đừng làm thế”.
“Anh không sợ cô ta đâu”.
“Đó là lỗi đầu tiên của anh đó”.
“Sau cái mà cô ta bắt chúng ta phải chịu, anh nghĩ...”
“Đừng suy nghĩ nữa Paul. Hai tiếng đồng hồ nữa em sẽ về, khi ấy chúng ta sẽ nói về chuyện này, đồng ý không?”
“Nếu anh không có ở đây, tức là anh ở đằng ga-ra”.
Julia lắc đầu và đi ra cửa. Trong khi lái xe đến phòng mạch, cô mường tượng lại điều Paul đã nói, rằng John và Lizzie có thể đã tìm thấy được vật gì quý giá trong xe. Điều đó dứt khoát là có thể xảy ra. Nhất là sau những gì Lizzie đã kể cho cô nghe về tình trạng nợ nần của họ. Không biết John có ngớ ngẩn cố viết thư tống tiền họ, đòi chia những gì họ vớ được hay không? Rủi thay, câu trả lời Julia đặt ra là “có”. Đúng là cô sẽ phải tranh luận với anh đến cùng về việc này. Làm thế là đẩy Lizzie vào đường cùng, nếu cô không có mặt ở đó.
Lẽ ra cô đã gọi cho bác sĩ Jacobs để nói sáng nay cô không có mặt được, rằng ông ấy phải nhờ một người khác. Nhưng cô là người tình nguyện vì nó cho cô một cơ hội tham gia vào việc chữa răng thực sự. Cô đã và đang học lớp đêm để đáp ứng những thủ tục mà cô cần có để vào trường nha. Cô học được khoảng tám tín chỉ và dè dặt trong việc làm đơn xin. Một ngày nào đó, cô sẽ có mặt để vận hành chiếc máy khoan tốc độ cao với tài khéo léo của một bậc thầy về điêu khắc, nhưng còn bây giờ, cô chỉ có việc là cả ngày đứng cạo cao răng. Sẽ mất chỉ hai tiếng đồng hồ. Trong vòng hai tiếng đồng hồ đó Paul sẽ làm những chuyện gì? Cô quyết định không suy nghĩ về điều đó nữa.
Khi Julia đến phòng mạch, xe của bác sĩ Jacobs đã có ở đó rồi, đậu sát một chiếc xe khác có lẽ là của bà Pershing. Julia thắng chiếc Buick và lao vào trong.
Một phụ nữ trạc sáu mươi đang ngồi trên chiếc ghế làm răng khi Julia bước vào căn phòng nhỏ chật hẹp.
“Chào bà Pershing”, Julia nói và mỉm cười với bác sĩ Jacobs. “Xin lỗi tôi đến trễ”.
“Thực ra, cô đúng giờ đó”. Bác sĩ Jacobs nói, ông là một người đàn ông gầy, hói đầu tuổi bổn mấy gần năm mươi. “Tôi đến đây sớm để kịp đọc báo, bà Pershing có mặt cách đây năm phút. Chúng tôi vừa mới bắt đầu”.
“Nó có đau không?” Bà Pershing hỏi. “Tôi nghe nói nó đau lắm”.
“Đó không phải là cách chúng tôi làm, đúng không Julia?”
“Đúng vậy, thưa bác sĩ”.
“Cô chuẩn bị gạc và novocain nhé”.
Julia mở cái lọ nhỏ v&agr;'>
“Nào, bố cháu thích đi đâu nào? Có nơi nào đặc biệt mà cháu có thể nhớ được không?”
“Bố cháu thích đi xem phim”,
“Xem phim à? Thật tuyệt”, Fecilia nói “Cô cũng thích phim. Còn chỗ nào nữa không?”
“Hừm” Lisa nói và suy nghĩ.
“Bố cháu có người bạn nào không?” Roy hỏi.
“Chỉ có mẹ cháu và cháu. Bố mẹ và cháu là bạn bè của nhau”.
“Còn những chuyến đi thì sao? Bố cháu có khi nào đưa cháu và mẹ đi chơi đâu không?” Eecilia hỏi.
“Cô muốn nói Disneyland hả?”
“Bố cháu có bao giờ nói về một nơi nào đặc biệt mà có thể bố cháu đã tới khi bằng tuổi cháu không?”
Lisa nhíu mày cố nhớ. Rồi mắt nó mở to ra “Khi bố còn nhỏ, bố nói bố mẹ không có tiền đưa bố đến những chỗ như Disney World, vì thế họ thường đưa bố ra hồ. Họ cho bố mang phao cứu sinh màu cam trước khi bố xuống nước”.
“Họ có nói cái hồ ở đâu không?”
“Ở Connecticut”.
“Bố có nói chỗ nào của Connecticut không?”
“Cháu không nhớ”,
“Chờ một chút”, June nói “Tôi nghĩ rằng tôi biết chỗ nó nói. Sally có đề cập đến một lần. Lakeside chăng? Nơi đó rất đẹp. Họ đã từng thuê nhà trên một cái hồ ở đó. Ông có nghĩ rằng anh ấy đến đó không?”
“Thì cứ thử, nhưng ngay bây giờ thì đó là tất cả những gì chúng ta hỏi được. Cám ơn bà Cutter. Và cám ơn cháu nhé, Lisa!”
“Cô và bác có định đi tìm bố cháu không?” Lisa hỏi.
“Chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng”. Roy nói và viết gì đó vào cuốn sổ.
“Nếu bác gặp bố cháu thì nói cháu nhớ bố lắm”.
“Bác cá là bố cháu cũng nhớ cháu”. Roy nói và nhìn cô bé với đôi mắt buồn bã.
Khi họ trở lại xe, Roy thở dài. Ông để cuốn sổ giữa hai người.
“Em sẽ bảo fax hình này cho cảnh sát ở Lakeside”, Fecilia nói.
“Anh sẽ đi đến đó”.
“Sao?” Fecilia hỏi “Thậm chí có lẽ anh ta không còn ở đó. Em sẽ fax cho họ hình của anh ta. Họ sẽ liên lạc với ta khi gặp được anh ta và chúng ta sẽ cùng đi”.
“Anh định sẽ làm gì nữa chứ? Cứ ngồi đây và đợi sao? Anh có máy nhắn tin. Có gì xảy ra nhớ nhắn cho anh”.
“Em hiểu chuyện này có nghĩa là anh không muốn em đi theo”.
“Anh nghĩ rằng cảnh sát trưởng sẽ không vui khi cả hai chúng ta cùng đến”.
Roy nhìn lại căn nhà nông trại và khởi động xe.
“Sao anh làm vậy”, Fecilia hỏi.
“Làm gì?”
“Đi theo hắn khi thậm chí chúng ta chưa bắt được hắn”.
“Anh muốn tìm ra hắn trước khi bất cứ điều gì có thể xảy ra”.
“Như điều gì nào?”
“Anh không biết. Gã đó đang chạy trốn. Có lẽ hắn ta đã giết vợ. Ai biết hắn sẽ làm gì nữa chứ? Tất cả những điều anh biết là đối với một số người một khi mà họ đã giết người thì không khó để họ làm chuyện đó lần nữa. Hắn ta có thể cảm thấy không còn gì để mất. Ngoài ra em thấy con bé đó chứ. Anh sẽ cố gắng mang bố nó còn sống trở về. Mất cha hoặc mẹ là quá khó khăn với một đứa trẻ rồi. Mất cả hai thì sao? Thậm chí nếu hắn đi tù, nó vẫn sẽ có thể thăm hắn được. Nhưng nếu hắn đang trốn chạy và cảm thấy mình phạm tội, hắn có thể liều mạng”.
“Anh trở nên ủy mỵ hồi nào thế?”
“Anh sẽ cho em biết anh ở đâu. Nếu có biên bản cuối cùng của nhân viên điều tra về những cái chết bất thường, trường hợp anh còn ở đó thì hãy nhắn tin cho anh”.
“Hãy cẩn thận”.
“Em có thể hy vọng ở chuyện đó”.
“Nếu hắn muốn chết, McCarthy, đừng để hắn lợi dụng anh để làm chuyện đó, được không?”
“Đừng lo cưng à. Ở phân khu cũ của anh một tuần ít nhất có một vụ tự tử do cảnh sát. Chuyện đó không xảy ra với anh đâu”.
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: đưa lên
vào ngày: 15 tháng 10 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--