ầu nửa sau của thế kỉ XI, quan hệ bang giao giữa Đại Việt với nhà Tống trở nên rất cáng thẳng. Bấy giờ, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lăng nước ta. Để góp phần thực hiện kế hoạch nguy hiểm này, chúng đã tung sứ giả đến nhiều lân bang, xúi giục họ phối hợp tấn công, quấy phá Đại Việt. Chiêm Thành là nước đã nghe theo lời xúi giục này. Hai gọng kềm quân sự to lớn đã xuất hiện, một ở phía Bắc là nhà Tống và một ở phía Nam là Chiêm Thành, cả hai đã sẵn sàng để bóp nát Đại Việt. Trước tình hình ấy, triều Lý chủ trương lần lượt bẻ gẫy từng gọng kìm để rồi cuối cùng, đập tan toàn bộ mưu đồ xâm lăng của nhà Tống. Mục tiêu đầu tiên của Đại Việt là gọng kìm phía Nam. Đầu năm Kỉ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông đích thân cầm quân vào Nam. Khi đi, Thánh Tông giao quyền điều khiển chính cho Ỷ Lan (lúc này đã được sách phong là nguyên phi, tức người đứng đầu hàng thứ hai của vợ vua, sau hoàng hậu). Chiêm Thành tuy không lớn nhưng có địa thế hiểm trở, thắng được cũng không phải là dễ dàng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bàn kỉ, quyển 3, tờ 4 - b và tờ 5 - a) chép sự kiện này như sau:“Trận này, Vua đánh Chiêm Thành mãi không được, bèn rút quân về. Đến châu cư Liên, nghe tin nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa, hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi Bà là Quan Âm. Vua nói: “Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?” Bèn quay lại đánh nữa. Thắng được”.