Câu chuyện gia đình ông phán Trinh, bà y sĩ không rành rọt như thế. Bà chỉ rõ một điều: Hồng bỏ nhà trốn đi. Nhưng bà sẽ thêm thắt, đặt để cho câu chuyện có đầu đuôi.Gặp bà phủ, bà không kịp chào nữa, vội nói to:- Ðấy bà lớn coi, tôi đã bảo có sai đâu.Bà phủ chẳng nhớ bà đốc đã bảo thế nào, nhưng cũng khen liều, chừng để bà kia thuật lại ngay cho nghe:- Vâng, bà lớn thánh thật!- Con bé tính nết như thế thì thế nào chẳng có ngày theo trai?Bà phủ ghé gần lại thì thầm hỏi:- Hồng nó theo trai thực đấy à, thưa bà lớn?- Vâng, nó theo trai.- Tội nghiệp!Bà đốc cười:- Bà lớn có biết nó theo thằng nào không?- Không.- Cái thằng người chằng ra người, ngợm chằng ra ngợm, dẫn xác đến một hôm chúng mình đánh tổ tôm ở nhà bà phán ấy, bà lớn không nhớ?- Có tôi nhớ ra rồi.Bà đốc lại cười làm thích chí lắm:- Thế mới biết con người ta lúc đã say mê nhau thì liều lĩnh chằng còn sợ hãi gì nữa. Nhưng giá cái thằng chết giẫm kia đẹp trai thì đã đi một lẽ, đằng này nó xấu như ma ấy cơ, thế mà cô ả cũng say mê được.- Hay thằng ấy nó có bùa mê?Bà đốc cười càng dòn:- Bùa bèn gì! Con bé nó đĩ thõa sẵn thì thằng nào tán mà chằng chết; cứ gì đẹp, với xấu.Bà đốc thời còn ít tuổi, có lắm kẻ săn sóc, chiều chuộng phỉnh phờ nên bà đã hiểu thấu cái đức tính tán gái và tâm lý sâu xa của đàn ông.- Bọn chúng nó thấy gái như mèo thấy chuột cứ lăn vào. Chuột muốn thoát chết chỉ có cách chui rúc vào lỗ.Bà phủ dõng dạc bình phẩm:- Xét cho kỹ thì nền luân lý á đông mình vẫn hay. Con gái phải ở trong gia đình, phải dạy dỗ nghiêm khắc. Cho tự do quá, thế nào cũng có ngày xảy ra tai nạn bất ngờ.Bà đốc cười phì:- Bất ngờ! Bà lớn tính còn bất ngờ gì nữa. Thì tôi vẫn nói với bà lớn rằng con Hồng sớm muộn thế nào cũng theo trai.- Bà biết thế mà bà chằng bảo bà phán, để bà ấy giữ gìn.- Giữ gìn gì! Nó hư thì cho nó chết. Với lại con bé ấy nó có coi bà phán ra quái gì đâu. Thực là đồ bạc bẽo, bà phán nuôi nấng nó từ khi còn bế ngửa đến giờ, mà nó xử với bà ấygchẳng còn ra sao...Một dịp cười the thé ở cửa. Hai bà quay lại.- Kìa, bà Thông!- Lạy hai bà lớn.Người mới đến là bà Thanh, vợ ông thơ ký sở Thương chánh người trong Nam lấy chồng ngoài Bắc, thời ông Thông còn làm việc ở Sài Gòn.- Tôi đến đằng bà lớn, người nhà nói bà lớn vừa đi, tôi đoán bà lớn lại đây. Y như rằng.Bà phủ mời:- Bà lớn xơi nước.- Mời bà lớn.Bà Thông nay đã quen phong tục miền Bắc rồi chứ ngày bà mới về Ninh Giang, ai gọi bà là bà lớn như thế, bà giận liền, coi như người ta mỉa mai mình. Chỉ vì không kêu bà phán Trinh là bà lớn, mà bà đã bị bà kia bắt bẻ rồi thù ghét. Hai bên vẫn còn hiềm khích nhau không đi lại chơi bời với nhau.- Chừng bà Thông cũng đến hỏi thăm câu chuyện cô Hồng.- Thưa bà lớn, tôi nghe người ta đồn chị Hồng con ông phán Trinh bỏ nhà theo trai nhưng tôi không tin, chị Hồng ngoan ngoãn thế mà lại...Bà đốc vốn ghét Hồng, ghét Hồng vì thân và a dua với bà phán Trinh, liền ngắt lời:- Chưa ngoan đâu, chờ ít nữa đã mới thực ngoan.Bà phủ cười vui vẻ. Nhưng bà không thuộc ca dao tục ngữ An Nam, nên ngạc nhiên không hiểu, bà đốc đọc luôn:Không chồng mà chửa mới ngoan,Có chồng mà chửa thế gian chí thường.Bà Thông thực thà hỏi:- Tội nghiệp! Chị Hồng có chửa? Chị Hồng chửa hoang?- Chưa chửa, nhưng thế nào rồi cũng chửa!Bà đốc quay sang bảo bà phủ:- Hay nó có chửa rồi nên sợ hãi bỏ nhà trốn đi?Bà Thông bênh vực Hồng:- Chằng khi nào lại thế! Chị Hồng là người có học thức hắn hòi, không lẽ.- Không lẽ! Học dở dang càng bậy! Bà còn lạ gì những cô tự do rởm đời.- Nhưng bà phán ấy cũng ác nghiệt với chị Hồng lắm kia. Ai chịu nổi được cảnh dì ghẻ con chồng!Bà đốc nguýt dài:- Chà! đèn nhà ai nấy rạng. Bình phẩm làm gì!Bà Thông phân trần với bà phủ:- Thưa bà lớn, chính vợ chồng nhà tôi cũng đương chịu cảnh dì ghẻ tai ngược. Nhà tôi càng ở ra người con hiếu thảo, thì người dì ghẻ càng xui xiểm thầy tôi xử tệ với chúng tôi. Tết mới rồi tôi về sửa cho một trận nên thân...Bà phủ vẫn không ưa vợ lẽ, thích thú cười hè hè:- Thế cụ ông có nói gì không?- Thầy tôi nói gì! Thấy tôi vác dao dọa chém tôi. Từ đấy, tôi không về nhà nữa. Giá chị Hồng cứ liệu như tôi thì can chi chị ấy khổ sở, bị áp chế hành hạ mãi.Bà đốc mỉm cười chua chát:- Mỗi cảnh gia đình một khác. Bà bỏ nhà thì đi ở với chồng, chứ Hồng mà nó bỏ nhà thì chỉ có thể đi theo trai.- Theo trai thì theo trai, cần gì!- Thì đấy, nó theo trai đấy!Bà phủ buồn rầu nói:- Sao dì ghẻ lại cứ ghét con chồng đến thế nhỉ?Bà đốc thành thạo đáp:- Bà tính không ghét sao được. Con không phải mình đẻ ra mà chồng mình thương yêu thì bảo mình chịu sao nổi.- Nhưng ông phán có thương yêu con riêng đâu cho cam.- Bà biết đâu cảnh gia đình người ta. Con người ta khi nào người ta lại không thương yêu. Mà thương yêu thầm vụng lại càng chọc tức người đàn bà hơn là thương yêu đàng hoàng.Bà Thông giọng căm giận:- Chỉ tại ông phán nhu nhược! Ngày nhà tôi làm việc ở Hải Phòng, chúng tôi có quen biết ông phán Trang. ông ta góa vợ, có bốn đứa con. Sau lấy một người vợ tây giàu xụ. Ông ta hết sức chiều vợ, yêu vợ, nịnh hót vợ nữa. Nhưng hễ vợ đụng đến lũ con ông ta thì phảibiết! Ông ta mắng nhiếc vợ thậm tệ, có khi đánh đập nữa. Ông ta thường nói: "Những đứa con mất mẹ sớm, đến chúng nó là người dưng nước lã mình còn phải thương hại, huống hồ chúng nó lại là con mình!" Thế rồi vì mấy đứa con mồ côi mẹ ấy, hai bên bỏ nhau. Ông Trang không thèm tiếc bốn năm tòa nhà đồ sộ của vợ.- Cảm động nhỉ?Bà đóc bảo bà phủ:- Tôi còn lạ gì lão phán Trang, một kiện tướng làng đào mỏ. Hắn bỏ người vợ tây mới được một tháng đã lấy ngay một người đàn bà góa giàu gấp hai.Bà Thông nói:- Nếu thế càng đáng phục.Bà đốc cười:- Bà phục cái đức tính đào mỏ?- Tôi phục một người ham tiền tài, mà vẫn không vì tiền tài đến nơi ruồng bỏ lũ con thơ mất mẹ.Thấy bà đốc hằn học, tức tố bà Thông, bà phủ liền xoay câu chuyện ra ngả khác:- Thôi việc nhà ai mặc nhà nấy. Chỉ biết ai chết đi thì người ấy thiệt, thiệt lây cả cho con cái. Chị em chúng mình đừng chết là hơn hết.Rồi bà hỏi:- Tài bàn nhỏ chơi một lúc nhé?Bà Thông không biết đánh tài bàn đứng dậy cáo từ xin về. Bà phủ liền rủ bà đốc đến thăm bà phán Trinh. Bà tìm bà đốc đến chơi chỉ có việc ấy. Nhưng bà Thông còn ngồi lại, bà không tiện ngỏ lời vì biết bà ta với bà phán không bằng lòng nhau. Bởi vậy bà mới bày rachuyện mời đánh tài bàn để đuổi khéo bà kia về.Bà bảo bà đốc:- Dệu kế đó, bà biết chưa? Hễ khi nào muốn tống con mẹ Thông đi, chỉ việc mời nó đánh tài bàn hay tổ tôm.Hai bà nhìn nhau cười ngất, vì cả hai đều ghét bà Thông.