Chương 21
Imbaba, Cairo

    
ám giờ 23 phút sáng Chủ nhật
Khu ổ chuột ở Cairo được gọi là khu Imbaba là một trong những nơi nghèo khổ nhất thế giới. Nằm ngay bên kia sông Nile nhìn qua khu đảo thời trang Zamalek, Imbaba đông đúc đến nỗi những khu chung cu ọp ẹp thường bị sụp đổ dưới sức nặng của dân cư. Những con hẻm không trải nhựa, không có tên và lúc nào cũng tối tăm. Chạy dọc hai bên là chất thải và những đống rác không được thu gom. Đêm đến, những bầy chó hoang ngự trị nơi đây. Những đứa trẻ ở Imbaba mặc những bộ đồ giẻ rách, uống nước ô uế bẩn thỉu, sống trong nỗi sợ hãi bị chuột ăn thịt sống. Nước khan hiếm thi thoảng mới có điện. Chỉ có Hồi giáo. Hồi giáo cấp tiến. Dòng chữ này được viết trên những bức tường nham nhở bằng sơn xanh xám: HỒI GIÁO LÀ CÂU TRẢ LỜI … CHỈ CÓ THANH KIẾM ALLAH MỚI CỨU ĐƯỢC CHÚNG TA…
Tình hình ở Imbaba sáng hôm đó căng thẳng hơn thường lệ. Cảnh sát chống bạo động đi tuần khắp các con hẻm và nhân viên SSI mặc thường phục đi kiểm tra những khu vực xung quanh từ những quán cà phê đến những quầy falafel. Hussein Mandali, một giáo viên dạy lớp bốn ở trường tiểu học Imbaba đã từng nhìn thấy cảnh này trước đây. Lực lượng an ninh sẽ đến càn quét. Bất kỳ người đàn ông nào có râu và mặc galabya – hay bất kỳ phụ nữ nào mặc niqab – sẽ bị bắt và ném vào nhà tù Bò Cạp, khu vực nổi tiếng tàn bạo thuộc khu nhà tù Torah ở Cairo dành riêng cho người Hồi giáo. Mọi người, không cần biết là nam hay nữ, sẽ trải qua ít nhất vài phút trên bàn tra tấn. Mật vụ của Pharaoh không quan tâm lắm đến luật lệ hay quy định về xác minh bằng chứng. Nhiệm vụ của chúng là gieo rắc nỗi sợ hãi và chúng làm việc đầy hiệu quả bằng tất cả sự nhẫn tâm.
Hussein Mandali không có râu, dù hắn mặc đồ galabya, bộ quần áo duy nhất hắn có thể mua được với đồng lương còm cõi của mình. Hệ thống giáo dục của Ai Cập, gần giống như mọi thứ khác ở đất nước này, cũng đang vỡ vụn. Giáo viên không kiếm được đồng nào còn học sinh thì ít được học hành tử tế. Trong nhiều năm qua, 25.000 trường công của đất nước này nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo. Kết quả là chúng còn ít hơn số lượng tổ chức mỗi năm đào tạo ra hàng ngàn thanh niên và phụ nữ tình nguyện phá hoại chính quyền và những kẻ ủng hộ cho nó ở phương Tây. Hussein Mandali biết rõ hiện tượng này. Hàng ngày, hắn đã giảng giải cho học sinh của mình về những thành quả do thánh chiến và tử vì đạo mang lại, kể cho chúng nghe rằng giết người Mỹ và người Do Thái chính là bổn phận thiêng liêng của chúng. Những đứa trẻ ở Imbaba lúc nào cũng là những kẻ sẵn sàng được tuyển mộ. Bằng chứng về sự lãnh đạm của Pharaoh đối với tình trạng khó khăn của chúng đang hiện diện khắp mọi nơi.
Một nhóm sĩ quan cảnh sát đang đứng gác ở cuối đường. Họ nhìn Hussein Mandali đầy nghi ngại khi hắn ta lẻn qua mà không nói lời nào và đi dọc theo đại lộ ồn ào nhìn xuống bờ tây của sông Nile. Hai phút sau, hắn ta rẽ trái lên một cây cầu băng qua khu Zamalek. Hắn nghĩ, chỗ này sao mà khác quá. Zamalek là một hòn đảo riêng biệt được bao quanh bởi một biển nghèo khổ, một nơi đa số dân Ai Cập không có đủ tiền mua một cái bánh bao hay một tách cà phê. Zamalek sẽ chẳng mấy chốc cảm nhận được cơn cuồng nộ của những binh đoàn Hồi giáo bị áp bức, Madali nghĩ. Và cả thế giới cũng vậy.
Hắn đi theo đường 26 tháng 7 băng qua đảo, sau đó lang thang một lúc qua những con phố yên tĩnh phía bắn khu Câu lạc bộ thể thao Gezira để bảo đảm mình không bị ai theo dõi. 30 phút sau khi rời Imbaba, hắn đã đến một khu căn hộ cao tầng sang trọng tên là Ramses Tower. Tên Xu-đăng cao to đứng gác ở lối vào là thành viên của tổ chức Thanh kiếm Allah. Hắn dẫn Hussein Mandali vào sảnh bằng đá cẩm thạch, hướng dẫn hắn ta sử dụng cầu thang bộ phía sau để không có người dân ngụ cư nào nhìn thấy một người đàn ông nghèo khổ đi trong chiếc thang máy sáng bóng của họ. Kết quả là, Mandali gần như kiệt sức khi bước tới cửa căn hộ số 2408 rồi gõ cửa theo cách đã định: hai tiếng gõ, dừng một chút rồi ba tiếng gõ nữa.
Vài giây sau, cửa được mở bởi một người đàn ông mặc bộ đồ galabya xám nhạt. Người đàn ông đưa Mandali đến một lối vào trông trang trọng rồi chỉ vào phòng khách nhìn xuống sông nile. Ngồi bắt chép chân trên sàn, mặc bộ galabya trắng và đội chiếc mũ trắng đan móc là một ông già có bộ râu xám dài. Husei Mandali hôn lên đôi má như da thuộc của ông già rồi ngồi trước mặt ông ta.
“Anh có tin gì trên phố không?”, Sheikh Tayyib Abdul-Razzq hỏi.
“Lực lượng Mubarak đã bao vây Imbaba rồi bắt đầu sục sạo vào khu vực này. Ở những vùng khác của đất nước, quân đội và cảnh sát đang bao vây chúng tôi. Fayoum, Minya, Asyut và Luxzpt đều đã chứng kiến những cuộc tấn công rất dữ dội. Tình hình căng đến mức nếu có người châm ngòi thì bạo lực sẽ bùng nổ ngay”.
Sheikh – lãnh tụ Hồi giáo lấy ngón tay đếm chuỗi hạt cầu nguyện rồi nhìn người đàn ông kia. “Hãy đem máy thu âm đến”, ông ta nói. “Ta sẽ cho anh hiệu lệnh châm ngòi”.
Người đàn ông đặt máy thu âm dưới chân Sheikh rồi mở máy. Một tiếng sau, Hussein Mandali một lần nữa đi qua những con hẻm khu Imbaba, lần này có chiếc băng Cassette giấu trong tất giày. Đến đêm, bài thuyết giáo sẽ được truyền đi khắp mạng lưới nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng và những căn cứ thánh chiến nằm ngầm dưới đất. Cuối cùng nó sẽ nằm trong tay Allah. Hussein Mandali chỉ chắc chắn một điều, những cống rãnh lộ thiên của Imbaba chẳng mấy chốc sẽ đỏ tươi vì máu của quân lính Pharaoh.