ui hoạch sách lược trong lúc nguy cơ. Cổ nhân nói: “Sống hay lo việc, chết được yên tâm”, đích xác là điều khá chân thực. Từ việc lớn quốc gia đến việc nhỏ cá nhân, thường trong một giây lát mà có được thành công bước đầu. Đối diện với sự khiêu khích của khó khăn, đại đa số nhà kinh doanh đều nơm nớp lo lắng, để tâm cẩn thận mà nỗ lực, từ hành động bảo thủ, không phạm phải những sai lầm lớn, chỉ cần chống chọi vững vàng, phần nhiều đều đạt được những thành công tốt đẹp. Trái lại khi vận may đến, thành quả đáng vui mừng liên tiếp xuất hiện, nhà kinh doanh dễ mắc sai lầm về đánh giá. Có thể tự cho rằng đã sẵn vận may mà mạo hiểm khuyếch trương, có thể vô địch mà mạo hiểm tiến lên quá mức, thường tạo thành sự đổ vỡ đột nhiên. Qua hơn 20 năm gian khổ, cuối cùng tập đoàn Lưu Bị cũng giành được đại bản doanh sáng nghiệp, sau khi thành công mau chóng, cũng rơi vào nguy cơ khinh địch, nhìn nhận sự việc thiếu suy nghĩ chín chắn. Đầu tiên là Tiền tướng quân Quan Vũ trấn giữ ở Kinh Châu, trước khi làm tốt việc phòng ngự hậu phương, đã tự mình dẫn đại quân bắc phạt, cuối cùng bị quân Ngô đột kích, binh bại tướng chết. Trận tuyến Lưu Bị chẳng những mất đi bàn đạp bắc phạt rất quan trọng, mà sự tan rã quân đoàn Quan Vũ rất giầu sức tác chiến là một tổn thất không thể bù đắp được. Lại tiếp đến Trương Phi đột nhiên mất đi, trước nguy cơ thiếu một chủ tướng tự mình đảm đương một vùng, Lưu Bị bởi muốn phục thù tự mình dẫn đại quân đông chinh. Chẳng nghĩ đến Đông Ngô có địa lợi, lại cơ ưu thế binh lực, Lưu Bị vẫn nóng nảy báo thù, cuối cùng lâu dài ở nơi đất giặc với quân Ngô đối trận. Cũng bởi chủ quan, bị Lục Tốn dùng hoả công đánh bại, quân Thục lại bị một đòn nghiêm trọng đại bại hơn cả đạo quân ở Kinh Châu. Bởi thế ở nơi biên ải, chủ soái Lưu Bị âu lo thành bệnh, bệnh tình chẳng khỏi, cũng khiến cho nguy cơ của Thục Hán càng diễn biến xấu đi mau chóng. Gia Cát Lượng trước tình thế ấy đã tiếp thu đặc quyền điều hành đất nước. Xử lý nguy cơ rất vất vả là xem xét những công việc chẳng thể làm thì dừng lại, trước nguy cơ uy hiếp từ bên ngoài, phải điều chỉnh tốt lực lượng nội bộ. Bởi đối phó với tình thế phát sinh, người quyết định phải có uy quyền tuyệt đối, mau chóng quyết định hành động để tập hợp lực lượng nội bộ. Nếu mỗi việc đều phải thương lượng hoặc hội họp, ắt bởi chậm trễ không quyết mà mất thời cơ; lịch sử Nhật Bản có chép câu chuyện “bình định Điền Nguyên” gắn liền với viên tướng Bắc Điền Thị nổi tiếng, ông ta đã ứng xử không dứt khoát. Bắc Điền Thị khi ứng phó lại những lời công kích của Phong Thần Tú Cát, đã liên tục họp hội nghị quân sự suốt ba tháng, vẫn không thể đưa ra nghị quyết là đánh hay hoà, đến khi quân địch kéo đến trước thành mới vội vàng đầu hàng vô điều kiện, khiến đạo quân Bắc Điền Thị to lớn hoàn toàn chung nói “ông có thể tự đảm nhiệm được”, trao cho Gia Cát Lượng quyền uy tuyệt đối, mà Gia Cát Lượng cũng có được chức phận hợp pháp, với quyết tâm không lùi bước độc lập ứng phó lại nguy cơ. Lý Nghiêm cùng làm phụ chính đại thần, là Trung đô hộ giữ cung Vĩnh An. Bởi Gia Cát Lượng một mình trở về Thành Đô, ngoài việc trao cho Lý Nghiêm đại quyền biên phòng, cũng ngăn cản thành công Lý Nghiêm có thể tham gia vào những quyết sách xử lý nguy cơ của Gia Cát Lượng. Sự mất đi của chủ tướng ắt sẽ tạo thành sự không ổn định nội bộ nghiêm trọng, đối với việc tập hợp lực lượng có ảnh hưởng rất bất lợi. Bởi thế, Gia Cát Lượng trước tiên công bố quan niệm trị quốc từ nay về sau của ông ta, rõ ràng chỉ ra tính quan trọng của việc đoàn kết nội bộ để cùng nhận biết, và khẩn thiết nói rõ những bất đồng của mình, khiến quyền lực lãnh đạo Trung ương được củng cố hơn. Nội bộ đã mau chóng được củng cố, tiếp đến phải làm sao ổn định quan hệ với bên ngoài.