Chương XVIII
TIẾN CỬ NGƯỜI HIỀN

    
au khi Gia Cát Lượng làm thừa tướng, đặc biệt cho xây dựng ở phía nam Thành Đô một “đài đọc sách”, để tập hợp các nhà nho gia, kiêm tiếp đãi hiền sĩ bốn phương. Ông ta cũng đặc biệt đưa ra hai nguyên tắc lớn để thu thập nhân tài: một là có tầm hiểu biết rộng, hai là có năng lực thực tế.
 
1. Đạo lý trị quốc, xem trọng cử hiền.
Theo như ghi chép lịch sử, Gia Cát Lượng là một nhân vật bi kịch một đời tận tụy cho đến chết, bởi thế mà không ít nhà sử học phê bình Gia Cát Lượng không biết dùng người, chẳng hữu hiệu bồi dưỡng thế hệ kế cận mới tạo thành thất bại sau này. Thực ra trong Tam quốc diễn nghĩa, sau khi mô tả tô vẽ quá mức kỳ tài của Gia Cát Lượng, để giải thích cho thất bại của Thục Hán, không thể không cho là Gia Cát Lượng không biết dùng người, tạo ra ấn tượng sai lầm Thục Hán thiếu nhân tài.
Trong Tam quốc diễn nghĩa có nói: “Thục Trung không còn đại tướng, đến như Lưu Hoá cũng được cử làm tiên phong”, như vậy là rất không công bằng, trong thời gian Gia Cát Lượng còn sống và cả sau này nữa, Thục Trung có rất nhiều nhân tài, giỏi văn giỏi võ không kém thời đại Lưu Bị. Thất bại của Thục Hán, có những nguyên nhân khác, riêng về nhân tài thì một chút cũng không thiếu vậy.
Trong “Gia Cát Lượng văn tập” từng chỉ rõ đạo lý trị quốc, phải xem trọng việc tiến cử hiền tài. Bởi thế Gia Cát Lượng điều hành nước Thục rất quí trọng nhân tài. Như trên đã nói, ông từng đề bạt Trương Nghi xuất thân hèn kém, Vương Bình không biết chữ nào, chỉ cần là người có tài thực sự, bất luận bối cảnh xuất thân, đều có thể được trọng dụng, Trương Nghi và Vương Bình sau này đều lập công lớn, trở thành nhân vật quan trọng của vương triều Thục Hán.
Dương Hồng là thuộc hạ của Lý Nghiêm, khi Lưu Bị với Tào Tháo đối trận ở Hán Trung, tiến thoái do dự không quyết. Dương Hồng đề nghị rằng: “Hán Trung là yết hầu của Ích Châu, không có Hán Trung làm bình phong, Thành Đô luôn bị uy hiếp. Vì phải huy động tất cả con trai ra chiến đấu, con gái đều phải vận chuyển lương thực, chiến trường này không thể không đánh đến cùng”.
Được sự giúp đỡ của Dương Hồng, Lưu Bị cuối cùng đã đoạt được Hán Trung, Gia Cát Lượng rất khẳng định năng lực của Dương Hồng, dâng biểu đề bạt ông ta làm Thái thú Thục Quận. Dương Hồng là người chủ quản rất hiểu rõ việc đề bạt nhân tài. Ông ta có một viên thư lại tên gọi là Hà Chi, rất có tài cán, đã tiến cử với Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng sau khi xem xét kỹ, cũng rất thích tài cán quản lý về hành chính của Hà Chi, trong mấy năm, cuối cùng đã đề bạt ông ta làm Thái thú Quảng Hán, ngang hàng quan chức với Dương Hồng.
Có lần hai người chạm mặt ở trong triều, bởi đã cùng thứ bậc, Dương Hồng nói đùa rằng: “Ngựa của ông sao chạy nhanh đến thế?”. Hà Chi cũng cười mà rằng: “Chẳng phải ngựa của tôi chạy nhanh đâu, bởi ông chưa quất roi phóng ngựa ấy thôi!”
Câu chuyện giữa hai người trở thành giai thoại đương thời.
2. Quyền thuật - Tính tình - Ý chí
Khương Duy là người kế thừa Gia Cát Lượng về mật quân sự sau này, cũng là người được Gia Cát Lượng đặc biệt đề bạt.
Khương Duy là người Thiên Thủy, vốn là một viên quan nhỏ ở quận lị của Tào Ngụy, khi Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ nhất, Khương Duy qui hàng, Gia Cát Lượng rất cảm mến tài năng, ngoài việc để ở bên mình làm tham mưu chủ yếu, lại phong ông ta làm Phụng nghĩa tướng quân, Khương Duy lúc đó mới 27 tuổi mà thôi.
Gia Cát Lượng trong thư gửi cho Trương Duệ và Tưởng Uyển vẫn khen ngợi Khương Duy là người trung cần với công việc, suy tư kỹ lưỡng, là kẻ sĩ hàng đầu của Lương Châu, hơn nữa lại mẫn cảm về quân sự, có can đảm, hiểu rõ binh pháp. Không lâu lại đề bạt làm Chinh tây tướng quân trở thành một tướng lĩnh quân sự quan trọng của vương triều Thục Hán. Trong cuốn sách của Trương Dực có tên là “Sử trát ký”, có so sánh đạo dùng người của Tào Tháo, Lưu Bị, anh em Tôn Quyền và Gia Cát Lượng. Ông ta cho rằng Tào Tháo dùng người thì tìm kiếm ở phương pháp, thậm chí nặng về quyền thuật. Lưu Bị thì nặng về cảm tính, về việc dùng người thì xem trọng tính tình phù hợp. Anh em Tôn Quyền hào kiệt, tìm kiếm người hợp với chí khí. Gia Cát Lượng thì tổng hợp cả ba mặt nêu trên.
Bởi vương triều Thục Hán ở nơi xa xôi, so với Ngụy Ngô thì lãnh thổ bé mà người thì ít, bởi thế Gia Cát Lượng càng phải chú ý đến, yêu mến nhân tài chỉ cần có tài năng một mặt ví như họ có khuyết điểm, cũng phát huy hết sở trưởng của họ. Ông ta với Ngụy Diên, Dương Nghi, Hứa Tĩnh, Lý Nghiêm, Lưu Lập, cách nhìn nhận là cơ thuật, có thể nói ít nhiều là quyền thuật.
Song về bản tính Gia Cát Lượng mà nói, ông ta vẫn thích những kẻ sĩ trung trực. Xem những hiền tài là cây cột trụ bền vững. “Xuất Sư Biểu” cũng nói đến thân hiền thần, xa tiểu nhân, ông ta cũng tiến cử với hậu chủ Lưu Thiện những người như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn, Hướng Sủng, và sau này là những trụ cột hàng đầu của triều đình như Trần Chấn, Trương Duệ, Tưởng Uyển; những người này tài cán có chỗ khác nhau, song tư tưởng phẩm cách đều là những kẻ sĩ trung trực, ông ta cho rằng gỗ tốt mọc ở rừng sâu, kẻ chân sĩ ở trong quần chúng. Bởi thế thường chú ý tìm kiếm các quan lại địa phương bình thường, những kẻ sĩ tài cán có kinh nghiệm.
Phương Hiếu Nhụ là nhà nho học lớn đời Minh, cho rằng Gia Cát Lượng làm thừa tướng, đã nỗ lực tiến cử hiền tài, các tể tướng từ Tần Hán đến nay cũng chẳng thể sánh kịp.
3. Chú trọng giáo dục, tăng cường thực tiễn
Bởi muốn tiến cử được nhiêu người hiền tài giúp nước, Gia Cát Lượng rất xem trọng việc giáo dục. Thời Lưu Yên, Lưu Chương nước Thục có thể nói rằng suy vi về học vấn.
Sau khi Lưu Bị cai trị Ích Châu, Gia Cát Lượng xem trọng giáo dục, còn đặc biệt lập ra người chủ quản phụ trách giáo dục, gọi là khuyến học tòng sự, những đại nho ích Châu như Trương Sản, Duẩn Mặc, Tiều Chu đều đã từng đảm nhiệm chức vụ này.
Sau khi Lưu Bị xưng đế, Gia Cát Lượng lại chính thức thành lập Phủ thái học tối cao, do những tiến sĩ truyền dạy. Lấy kinh sách cổ văn và sách kinh điển nho gia làm giáo trình chủ yếu, bởi thế chính quyền Thục Hán đã bồi dưỡng được không ít nhân tài. Tiều Chu đảm nhiệm chức Khuyến học tòng sự rất lâu, là một nhà sử học và kinh điển học nổi tiếng lúc đó, đôi với thiên văn tướng số nghiên cứu rất sâu sắc. Học sinh được ông bồi dưỡng, bao gồm cả nhà đại sử học Trần Thọ từng viết Tam quốc chí, và Lý Mật nổi tiếng với Trần tình biểu.
Sau khi Gia Cát Lượng làm thừa tướng đặc biệt cho xây dựng ở Thành Đô một đài đọc sách để tập hợp các nhà nho, kiêm tiếp đãi các hiền sĩ bốn phương. Ông ta đặc biệt nêu ra hai nguyên tắc tập hợp nhân tài một là có suy nghĩ sâu rộng, hai là có năng lực thực tế. Trước là động viên thuộc hạ nói hết ý mình, tập hợp trí tuệ để tìm kiếm được sách lược và chế độ tốt nhất cho quốc gia, lại bởi những can gián phê bình trực tiếp mà bồi lấp những khuyết điểm điều hành. Sau là thông qua những khảo sát nghiêm chỉnh, để tìm kiếm những thành tích thực tế tránh hư danh phủ lấp làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân.
Ví như khi đang bắc phạt rất bận rộn, Gia Cát Lượng vẫn không quên công việc thu thập nhân tài. Ông thậm chí còn áp dụng chế độ này ở tiền tuyến, nơi biên cương cũng cho lập không ít đài đọc sách. Tương truyền ở ngoài cửa bắc Miếu huyện có một nơi cũng gọi là Ngọa long cương, trùng tên với Gia Cát Lượng sống thời nhỏ, cũng có một đài đọc sách của Gia Cát Lượng. Lục Du là nhà yêu nước đời Tống từng qua đấy thăm đài đọc sách của Gia Cát Lượng có để lại bài thơ, trong đó có viết: “Thế sự nho gia từng hiểu rõ, đài cao ngày đó đọc thơ gì”. Mở rộng việc xây đài đọc sách, tin rằng đối với việc thu thập của chính quyền Thục Hán có ảnh hưởng rất lớn.
Tam quốc chí có chép: “Diêu Điền là Thái thú ở Quảng Hán, Gia Cát Lượng đặc biệt trước trăm quan ở triều đình, khen ngợi Diêu Điền rằng: “Người làm quan, công việc có ích nhất đối với quốc gia là tiến cử hiền tài. Diêu Điền không ngừng tiến cử hiền tài cho triều đình, hy vọng mọi người sẽ làm được như ông ta, đó là cống hiến rất lớn cho quốc gia”.
Đề bạt nhân tài, còn phải hiểu được vận dụng nhân tài, để vận dụng đầy đủ trí tuệ của họ, thì cách làm này mới có ý nghĩa. Bởi thế, sau khi bình định Ích Châu không lâu, Gia Cát Lượng thiết lập một cơ cấu gọi là “Tham thự”. Gia Cát Lượng nói: “Tham thự là nơi tập hợp tư tưởng quần chúng để có những đóng góp lớn”. Hấp thụ các ý kiến địa phương, khiến mỗi quyết sách đều được thảo luận đầy đủ, lấy ý kiến mọi người để châm chước lợi hại trong trước tác của mình. Gia Cát Lượng từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu thập lời ăn tiếng nói, để thông suốt trên dưới, kế sách tập hợp được ý kiến quần chúng. Bỏi thế “đạo lý chính trị trọng ở nghe nhiều, phàm lắng nghe để thu nạp lời nói quần chúng, mưu kế của kẻ sĩ, thì vạn vật như ở trước mắt, mọi âm thanh đều ở bên tai”. Ông rất xem trọng thuộc hạ dám nói thẳng, bởi mọi người có thể biểu đạt ý kiến đầy đủ thì sai lầm về quvết sách mới giảm đến mức thấp nhất.
Hơn 1700 năm trước, mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới đã được chú ý, làm công việc chủ quản vất vả, trách nhiệm của vị thống soái ở chỗ để mọi người biểu đạt đầy đủ ý kiến, để tổ chức và vận dụng hữu hiệu, ví như quản lý xí nghiệp hiện đại cũng khó làm triệt để như thế.
Ông ta nhắc nhở những quan chức cao cấp chớ không chịu lo lắng nghe lời nói của kẻ dưới, nếu như các cán bộ cao cấp tự đắc thái quá, ắt sẽ làm hỏng việc này, khiến cho tất cả pháp lệnh đều không thể thúc đẩy. Cho nên ông vận dụng kinh nghiệm hưng vong trong lịch sử, huấn thị các cán bộ cao cấp rằng: “Nguy sinh ra trong lúc yên, mất sinh ra trong lúc còn, loạn sinh ra trong lúc đang bình trị”. Lại biểu thị: “Người không lo xa, ắt có hoạ gần”. Ông nhắc nhở mọi người muốn an cư phải nghĩ đến nguy hiểm, chẳng thể chủ quan, lắng nghe nhiều ý kiến phản đối, có thể đưa ra được những phản đối, có thể đưa ra được những phán đoán chính xác hơn.
4. Thêm điều thiện, bỏ điều ác, làm hạn chế bớt tham nhũng
Sau khi đảm nhiệm chức Thừa tướng, Gia Cát Lượng viết huấn lệnh bảo ban mọi người, động viên mọi người nói thẳng hơn nữa, ông nói: “Nếu tránh những xích mích nhỏ, không trao đổi với nhau thì hại đến triều đình”. Nếu như nhận phê bình mà không vừa lòng hoặc bởi tránh hiềm nghi, sợ đắc tội với người, không thể thảo luận rõ hai mặt trái phải của vấn đề, thì quyết định kế sách sẽ có sai lạc mà tạo thành tổn thất quốc gia. Gia Cát Lượng chủ trương, quyết sách gì cũng phải qua trao đổi mà thống nhất, cũng tức là vận dụng phương pháp tranh luận phản để để đưa ra kết luận chính xác. Chẳng những yêu cầu thuộc hạ phải làm được, Gia Cát Lượng tự mình thi hành, lấy kinh nghiệm bản thân ngày xưa quan hệ với những người thầy, người bạn tốt như Thôi Châu Bình, Từ Thứ mà thản nhiên nói với mọi người. Đặc biệt với những trợ lý thân cận lâu năm đi theo ông như Đổng Hoà và Hồ Tế, thái độ xử sự của ông là luôn luôn nhắc nhở thẳng thắn, chỉ bảo rõ ràng, để các quan chức cao cấp và thuộc hạ cùng tham khảo.
Tích cực khuyến thiện cố nhiên là quan trọng, song việc xua đuổi cái xấu cũng là trách nhiệm của người làm việc quan.
Trong thiên “Tiện nghi” Gia Cát Lượng nhấn mạnh, làm việc quan phải nghĩ đến “Tăng điều thiện bớt điều xấu” cũng tức là thái độ tiến cử hiền tài, giảm bớt tham nhũng. Trong “Xuất Sư Biểu” ông muốn hậu chủ Lưu Thiện thân hiền thần, xa tiểu nhân, ông cho rằng thiếu vắng hiền tài thì sẽ còn kẻ xu nịnh, là bắt đầu sự bại hoại tất cả, cho nên “phàm nước nguy không sửa sang, dân không an cư, bởi thiếu hiền tài mà không nguy, được hiền tài mà không yêu, chưa từng có vậy”.
Gia Cát Lượng tuy thuộc phái Thanh Lưu, song rất trọng thực tiễn, ông rất biết những phần tử tri thức cuối đời Hán trọng hư danh dựa dẫm với nhau, phong cách kẻ sĩ bại hoại, người thích xa xỉ quá nhiều, là nguyên nhân chủ yếu nguy vong quốc gia, là sự không biết nhục của sĩ đại phu, là mối sỉ nhục cho quốc gia.
Gia Cát Lượng nhấn mạnh nguyên tắc “trị thực mà không trị hư”. Ông ta nói: “Vì người mà chọn quan thì loạn, vì quan mà chọn người thì tốt”. Ông coi trọng thực tiễn, cốt là người hiền, không cứ xuất thân, không kể từng trải, lựa người không nghĩ đến hạn chế của họ. Dương Hồng, Hà Chi được đề bạt đặc biệt là phát huy tinh thần ấy của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng đối với người ta tuy có điểm nghiêm túc mà ít thông biến, song ông đối đãi khiêm nhường, tuyệt không áp chế kẻ dưới. Ông rất phản đối hành vi cậy mình lão thần, tranh quyền đoạt lợi, nếu bị phát hiện, thường không xét đến địa vị cao, quan hệ thân thuộc, nhất định nghiêm khắc chỉ trích, đối với những việc hỗn loạn nội bộ nguy hại lớn cho quốc gia quân đội, thì nhất luật trừng trị tuyệt không tha thứ. Đối với những người có cá tính riêng mình cậy tài, đố kỵ nhỏ nhen, tuy không phải là điều xấu lớn, cũng nhẫn nại thuyết phục để có thể sửa đổi được. Trong chính quyền Thục Hán, những người có địa vị cao như Lý Nghiêm, Liêu Lập, Lai Mẫn đều bị bãi chức, phế làm thường dân. Còn Lưu Đàm, Trương Duệ, thì được Gia Cát Lượng khuyên răn không mỏi, có được cơ hội hối lỗi. Lý Nghiêm, Liêu Lập như trên đã nói không được phục chức. Lai Mẫn là người Nam Dương vốn hậu duệ của đại lão thần Lai Hấp đời Quang Vũ đế, là dòng dõi cao sang. Ông vốn là tân khách của Lưu Chương sau khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu được bổ nhiệm làm Điển học hiệu uý.
Chỉ phải Lai Mẫn vẫn tự cho mình là danh sĩ nước Sở, thích phê bình chính sự, xem thường các đại thần trong triều, làm căng thẳng quan hệ với mọi người, thường có xung đột với xung quanh.
Gia Cát Lượng thường cảm thán rằng: “Lai Mẫn làm rối loạn quần thần, chẳng khác Khổng Văn Cử” (Khổng Văn Cử là cháu Khổng Tử tự coi mình là danh sĩ, thường va chạm với Tào Tháo, sau bị Tào Tháo giết đi). Lưu Bị xưng đế, lúc đó Thượng thư lệnh Lưu Ba tiến cử Lai Mẫn làm Thái tử gia lệnh. Lưu Bị tuy không vừa ý, song ngại mặt Lưu Ba miễn cưỡng bổ nhiệm.
Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, bổ nhiệm Lai Mẫn làm Hổ bôn trung lang tướng, nắm quân túc vệ, có quyền lớn trong triều đình.
Gia Cát Lượng khi chuẩn bị bắc phạt, đối với Lai Mẫn rất không yên tâm, bèn đề bạt Đổng Doãn là người biết lo công việc, kiêm chức Hổ bôn trung lang tướng thay cho Lai Mẫn. Còn Lai Mẫn thì được thăng làm Tế tửu, phục quốc tướng quân đi theo ở trong quân để dễ khống chế. Song lại dẫn đến sự bất mãn của Lai Mẫn, chẳng những phê bình Gia Cát Lượng dùng người không đích đáng, lại công khai phỉ báng Đổng Doãn, tạo nên không khí căng thẳng trong triều đình. Gia Cát Lượng đành phải phạt tội bồng bột của Lai Mẫn, bãi cả quan chức, lại lệnh cho đóng cửa suy nghĩ, đối với việc này Gia Cát Lượng còn viết ra một thiên giáo lệnh, nhắc nhở các quan chức trong triều đình chẳng thể tái diễn hiện tượng như Lai Mẫn, nếu không sẽ xử tội nặng.
Trương Duệ tên chữ là Quân Tự, là danh sĩ ở Ích Trung, rất ham nghiên cứu lịch sử. Thời Lưu Chương làm Trướng hạ tư mã, từng dẫn quân kháng cự lại Lưu Bị, sau thua trận phải đầu hàng. Lưu Bị có được Thục Trung, lại bổ nhiệm Trương Duệ làm Thái thú Ba Quận, kiêm Trung lang tướng. Khi Ung Khải phản loạn ỏ phía nam, được bổ nhiệm làm Thái thú Ích Trung, song Trương Duệ không bình loạn được mà còn bị giặc bắt, đưa đến Đông Ngô thành tù binh.
Gia Cát Lượng thấy Trương Duệ có học vấn, làm việc tích cực, đã lệnh cho Đặng Chi trao đổi với Tôn Quyền, xin tha cho Trương Duệ. Trương Duệ sau khi về nước Thục, Gia Cát Lượng rất quý trọng ông ta, hai người có quan hệ khá sâu đậm. Năm Kiến Hưng thứ năm, khi Gia Cát Lượng đóng ở Hán Trung chuẩn bị bắc phạt, đặc biệt bổ nhiệm ông ta làm Trưởng sử, cùng với Tưởng Uyển phụ trách việc chỉ huy phủ Thừa tướng.
Song Trương Duệ có quan chức cao, lại chỉ nghĩ đến tư riêng, với các đại thần trong triều thường xảy ra xung đột. Hơn nữa với Thái thú Dương Hồng và Hiệu uý Sầm Thuật lại xảy ra va chạm nghiêm trọng. Dương Hồng với Trương Duệ vốn không có thù hằn, song con trai Trương Duệ là Trương Úc, là thuộc hạ của Dương Hồng, bởi phạm lỗi mà bị xử phạt, Trương Duệ bèn nhân việc ấy, cãi cọ với Dương Hồng, hai người đổi bạn thành thù. Sầm Thuật bởi công tác lâu năm giỏi giang, được Gia Cát Lượng xem trọng. Trương Duệ uy hiếp địa vị của Sầm Thuật, sẵn lòng ghen ghét, thường kiếm cớ làm phiền ông ta tạo thành sự bất hoà nghiêm trọng.
Việc này khiến Gia Cát Lượng khá bực mình, song Tưởng Uyển bởi nể nang không tiện khuyên can, nên tình hình càng ngày xấu đi. Gia Cát Lượng nghĩ đến tình cảm cũ, đặc biệt viết thư khuyên răn:
Từ cổ đến nay, bạn hữu có quan hệ sâu nặng, càng phải cử người hiền mà không nghĩ đến thù riêng, xử tội mà không nghĩ đến thân tình, mọi việc đều lấy phép công làm đầu, huống chi ta trọng dụng Sầm Thuật cũng là bồi dưỡng nhân tài quốc gia, ông sao chẳng hiểu ra nhỉ?
Bởi thái độ Gia Cát Lượng cương quyết mà thành khẩn, Trương Duệ rất cảm động, bèn chủ động giao hoà với Dương Hồng, Sầm Thuật lại cùng với Tưởng Uyển hợp tác mật thiết, cùng trông coi việc triều đình. Trương Duệ sau này khen Gia Cát Lượng “Thưởng không kể xa, phạt không kể gần”, nghĩ rằng cũng là kinh nghiệm thân thiết, lời nói chân thực vậy.
Lưu Đàm tên chữ là Uy Thạc, người nước Lỗ, thời Lưu Bị làm Dự Châu mục, có cho ông ta làm tòng sự. Bởi cùng họ với Lưu Bị cho nên rất thân thiết. Tam quốc chí có chép: Lưu Đàm phụng chỉ cung kính, giỏi việc đàm luận, Lưu Bị rất cảm mến ông ta thường dẫn theo ở bên mình.
Danh vị ở triều đình gần với Lý Nghiêm, kể ra trong nội các của Gia Cát Lượng là một quan chức trọng yếu. Song Lưu Đàm lại sinh tính xa xỉ, sinh hoạt bừa bãi, thị tỳ thường có vài chục người, trong nội các thanh liêm của Gia Cát Lượng kể ra đó là người đặc biệt. Gia Cát Lượng đối với hành vi của ông ta rất đau đầu, bất đắc dĩ đành phải biên chế ông ta vào đạo quân bắc phạt, nếm trải những ngày gian khổ ở doanh trại. Song Lưu Đàm cậy mình có công lớn, với chính quyền họ Lưu có quan hệ mật thiết, thường vẫn uống rượu ở trong quân, nói năng bừa bãi, đến như mãnh tướng Ngụy Diên đứng đầu trong quân, cũng không vừa lòng với ông ta, khiến cho Gia Cát Lượng chẳng thể nhường nhịn, cho gọi đến doanh tướng, nghiêm khắc trách cứ cùng cảnh cáo nặng nề. Lưu Đàm bị nạt nộ như vậy, ông ta chẳng ngờ Gia Cát Lượng rất bực tức với mình. Song kiểm thảo lại tự mình có việc làm thái quá, lại nhận ra sự bực tức của Gia Cát Lượng không có ác ý, tất cả vẫn là tại mình, vì thế viết một bài tự kiểm điểm, công khai nói rõ:
Lưu Đàm tôi bản tính trống rỗng, thao lược nông cạn, lại có bệnh rượu chè, từ thời tiên đế đến nay, thường gây phiền phức, thậm trí còn động đến sự an nguy của triều đình.
Nay Minh Công (chỉ Gia Cát Lượng) một lòng vì nước, không khinh bỉ sự uế tạp của tôi, vẫn tận lực giúp đỡ khiến tôi có được địa vị hôm nay. Song tôi thường vẫn u mê nói năng có sai phạm, gây ra không ít phiền phức, may mà Minh Công nhân từ nhường nhịn, không quá bắt bẻ trách cứ, khiến tôi dưới trăm sự sai lầm, còn miễn cưỡng giữ được tước lộc và tính mạng. Từ này về sau, tôi sẽ nghiêm khắc với mình, sửa lỗi đến chết, thể với thần linh không tái phạm nữa, nếu không sẽ chẳng có mặt mũi nào mà thấy người ta.
Lời văn kiểm thảo này khá sâu sắc, chân thành, xét thân phận của Lưu Đàm cũng khó phù hợp với thực tế quân đội, bởi thế Gia Cát Lượng tha thứ cho ông ta, cho ông ta trở về Thành Đô vẫn làm chức vụ Quân kỵ tướng quân. Từ đấy về sau, Lưu Đàm tự sửa lỗi lầm, giữ mình trong sạch. Chỉ tiếc sau khi Gia Cát Lượng mất, ông ta lại trở về bệnh cũ, không lâu sau bởi có lỗi với LưuThiện, bị tự xử mà chết.
Sự việc này cho thấy Gia Cát Lượng là một chính trị gia có tài, có thành tích điều hành nước Thục, các quan chức của Thục Hán, đại đa số đều từ bỏ lối sống xa hoa, lo lắng trung thành với chức vụ, cố gắng từ bỏ sự giả dối phù hoa, khiến cho Thục Hán thành ra một quốc gia chính trị trong lành, quan lại đoan chính nổi trội trong ba nước.
Trần Thọ khen ông ta có thể làm cho quan lại Thục Hán tự cố gắng không giả dối, chủ yếu là ông ta đối nhân xử thế, có thể triệt để làm được việc, tha cho kẻ biết hối lỗi, trừng phạt nặng kẻ giả dối. Công bằng nghiêm minh, tất cả vì việc công, cho người ta có cơ hội vươn lên, thành tích điều hành của Gia Cát Lượng đích xác là nghìn năm khó thấy.
5. Nước lấy quân đội để cậy, vua lấy bề tôi để nhờ.
Dẫu rằng Tam quốc diễn nghĩa coi thiên tài quân sự của Gia Cát Lượng là thần thông vô hạn, song lấy thực tế chiến đấu mà nói, biểu hiện của Gia Cát Lượng không đặc biệt kiệt xuất, Tam quốc chí của Trần Thọ cho rằng ông ta sở trường ở điều hành chính trị, sở đoản ứng biến kỳ mưu. Nói cách khác, Gia Cát Lượng giỏi chỉ ra kế sách chiến lược, định ra chế độ, có thể nói về quản lý việc quân còn có thể được, song về biến hoá kỳ diệu ở chiến thuật cũng tức là phương diện dùng binh, thực chẳng phải sở trường. Bước ra từ lều cỏ ở Long Trung, Gia Cát Lượng đã biết rõ, muốn thực sự sáng nghiệp được ở đời loạn, về quân sự chẳng có thực lực là chẳng thế được. Bởi thế ông đề nghị với Lưu Bị, thu nhập dân lưu vong Kinh Bắc để tăng cường số binh lính, tập hợp lương thảo, tích cực xây dựng quân đội. Gia Cát Lượng từ nhỏ đã đọc thuộc binh pháp, tuy là văn quan, song quan tâm với quân sự cơ hồ là không gián đoạn bao giờ. Từ mục lục cuốn “Gia Cát văn tập” mà Trần Thọ dâng lên Tấn Vũ đế, thấy có các thiên “binh yếu” và “quân lệnh”. Cuốn “Gia Cát Lượng tuyển tập” cũng có ghi trước tác liên quan với khoa học quân sự gồm 10 điều binh yếu và 15 điều quân lệnh, thấy rõ Gia Cát Lượng có dụng tâm về quân sự.
Yếu tố quân sự của ông lại thiên về quản lý, huấn luyện, ứng dụng vũ khí, phương pháp xây dựng doanh trại và bầy trận, tìm kiếm hiệu suất và chẳng có mưu lạ. Nước Thục vốn hẹp lại ít người, muốn đối chọi được với Tào Ngụy có lực lượng gấp bội, không thể không dựa vào tổ chức huấn luyện và công phu bố cục trên dưới, đặc biệt là vấn đề lương thảo, vẫn là điều Gia Cát Lượng đau đầu. Lưu Bị khi nội bộ chưa ổn định, phát động đại quan đánh Đông Ngô lại thảm bại, khiến cho lực lượng trong nước của Thục Hán bị một đòn nặng nề. Gia Cát Lượng thấy rõ tự nhiên ghi nhớ kỹ nỗi đau này. Bởi thế sau khi phụ tá Lưu Thiện cai trị nước Thục, lập tức khôi phục sớm mối bang giao với Đông Ngô, giữ gìn trạng thái hoà bình.
Tiếp đến đóng cửa bồi dưỡng sức dân, động viên tinh thần, nắm nội chính về kinh tế, tăng cường binh lính và lương thảo cho nhu cầu quân sự, đương nhiên bổ sung binh khí và huấn luyện là điều kiện quan trọng nhất để tăng cường sức chiến đấu.
Gia Cát Lượng về điều hành việc quân, xem trọng hai điểm giáo hoá (về tâm lý) và luyện tập (về sức chiên đấu). Ông dẫn lời Khổng Tử ‘‘Không dạy mà chiến đấu, ắt hẳn thất bại” để thuyết minh tinh thần chủ yếu của giáo hoá, lại cụ thể chỉ ra “Bảo ban lễ nghĩa, bồi dưỡng lòng trung thành, răn đe bởi hình luật, lập uy ở thương phạt, để mọi người biết mà cố gắng”. Nói cách khác, chẳng những phải có giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tâm lý, lại phải có luật lệ quân pháp cụ thể. Ông rõ ràng không giống Tào Tháo nói chung chỉ xem trọng việc kích động tinh thần binh sĩ, xây dựng thanh thế, mà xem trọng sự quản lý hợp lý trong quân đội, để nâng cao sức chiến đấu.
Đối với Gia Cát Lượng mà nói, trị quân cũng như trị quốc, quân đội giữ vững quốc gia làm yên xã tắc. Ông ta cho rằng “Nước lấy quân đội làm cậy, vua lấy bề tôi làm nhờ, cánh tay mạnh thì nước yên, cánh tay yếu thì nước nguy, xem đấy thì biết” Tào Tháo coi trọng sự ứng biến và kỹ xảo lãnh đạo của tướng lĩnh, Gia Cát Lượng thì xem trọng quản lý và nhân cách của tướng lĩnh. Ông ta cho rằng, tướng lĩnh phải đầu tiên là yêu dân, hoà đồng với dân, nếu không chỉ biết đánh đấm, lại không hiểu được việc nắm dân tâm, dứt khoát chẳng phải tướng lĩnh giỏi. Ông lại chỉ rõ: “Làm tướng không có dân, làm phụ tá không có nước, cũng như làm chủ soái mà không có quân”. Trị quân cũng như trị quốc, phải nên lựa chọn người có cả tài lẫn đức, mới là tướng lĩnh giỏi. Trong suy nghĩ của ông ta, tướng soái ưu tú, chẳng giống như mãnh tướng Ngụy Diên thiện chiến. Trong Xuất Sư Biểu ông đặc biệt khen ngợi và tiến cử Hướng Sủng; sau này trong thư gởi Trương Duệ và Tưởng Uyển, cũng đánh giá Khương Duy rất cao. So với người tinh thông quyền biến, giỏi cung kiếm, hiển nhiên đối với người trung thành với công việc, có tầm nhìn đại cục chí công vô tư, ông có phần xem trọng hơn.
6. Việc binh vốn chẳng lành, chẳng thể không lo không sợ.
Quân đội xem tướng soái là chủ, bởi thế lựa chọn tướng soái không thể không nghiêm minh. Trong trước tác binh pháp của ông, thiên “tướng uyển” chiếm một phần rất quan trọng.
Song về việc dùng binh, Gia Cát Lượng rất là cẩn thận, ông cho rằng việc binh là việc chẳng lành, bất đắc dĩ mới dùng vậy. Lại nói kẻ làm tướng, là tư lệnh của mọi người, là lợi khí của quốc gia. “Quân đội là người bảo vệ nhà nước và nhân dân, sự ưu tú của tướng lĩnh có quan hệ đến sự an toàn của nhà nước và nhân dân”.
Bởi thế, Gia Cát Lượng cho rằng, tướng lĩnh ắt phải “biết rõ đạo trời đất, hiểu lòng mọi người, luyện tập tốt binh khí, rõ được lễ thưởng phạt, hiểu được mưu đồ của địch, thấy được chỗ hiểm của đường đi, chiếm được tình cảm chủ khách, biết tiến lại biết thoái, thuận theo thòi cơ, biết chuẩn bị phòng thủ, tăng cường thế lực chinh phạt, đề cao được tinh thần binh sĩ, hiểu được kế sách thành bại, thấu rõ việc sinh tử”. Như thế mới có thể gọi được là tướng lĩnh cầm quân, cầm bắt được kẻ địch.
Đạo làm tướng của ông, có điểm giống với tướng đạo thời chiến quốc của Nhật Bản, dụng binh và trị quân đều xem trọng làm tướng lĩnh chẳng những cần dùng sức, lại càng cần dùng đầu não. Tướng lĩnh phải suy nghĩ lo lắng công việc, luôn quan tâm đến đòi sống tinh thần và vật chất của kẻ dưới. Ông cho rằng: Tướng không tư lự, quân không khí thế, không đủ tâm lực mà chuyên lo mưu mẹo, tuy có trăm vạn quân, mà kẻ địch lại không sợ vậy. Dẫn binh rất trọng yếu là ở tâm lực, trên dưới đồng tâm hiệp lực, mới phát huy điều kiện cơ bản tác chiến. Ông cũng cho rằng chỉ có nghiêm minh kỷ luật, luận công luận thưởng, xây dựng chế độ tốt lành, mới xứng được gọi là tướng soái hợp cách.
Trong binh pháp cổ đại, Gia Cát Lượng xem trọng không phải đạo ứng biến, mà là xây dựng kỷ luật quân đội. Ông cho rằng Tôn Vũ có thể đánh thắng thiên hạ, là do cách vận dụng sáng tỏ vậy. Ông lại nói cụ thể rằng, quân đội có kỷ luật tốt ví như sự chỉ huy của tướng lĩnh, kỹ xảo ứng biến có hơi sai lạc, cũng chẳng thể dễ bị đánh bại. Quân đội có kỷ luật không tốt, các tướng lĩnh năng lực tốt thì cũng ít khi giành được thắng lợi. Mã Tắc khi được ông ta xem trọng, trong chiến dịch ở Nhai Đình, do phạm phải sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến thất bại trong lần bắc phạt thứ nhất, Gia Cát Lượng phán xử tội tử hình. Tưởng Uyển cho rằng nay thiên hạ chưa định, giết mất Mã Tắc có tài năng siêu việt, là điều đáng tiếc. Gia Cát Lượng lại cảm thán rằng: “Bốn biển đang chia lìa, mới bắt đầu xuất binh, nếu vứt bỏ pháp luật, lấy gì để thảo phạt được quân giặc? Ví như phải hy sinh cả Mã Tắc gần gũi, cũng là để duy trì thực hiện pháp luật một cách triệt để vậy”.
Đê xây dựng pháp luật ổn định, việc thưởng phạt càng cần phải được chế độ hoá, lấy thưởng để thúc đẩy công lao, phạt để cấm làm bậy, thưởng không thể không công bằng, phạt không thể không xem đều. Ban thưởng đúng mức, thì dũng sĩ dám liều chết, hình phạt đúng mức thì tà ác phải sợ. Thưởng không thể bừa bãi, phạt không thể bừa bãi, thưởng sai thì người có công oán thán, phạt sai thì binh lính ôm hận. Khi tướng lĩnh điều hành pháp luật, ắt phải xem lòng mình như cán cân, chẳng thể xem người nặng nhẹ. Ý nói chẳng thể có ý thiên vị.
Bởi có thể sử dụng nhân tài ở mức tốt nhất, trị quân cũng như trị quốc, phải thấy được lương tướng làm việc công, là do người ta lựa chọn mà không tự mình chọn. Cũng tức là nhân tài cần dựa vào sự tiến cử của mọi người, theo pháp luật công không thể chỉ dựa phán đoán của mình để tránh sự chủ quan, dẫn đến nhân tài chân chính bị mai một.
Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam quốc chí có dẫn lập luận của Viên Chuẩn, khen ngợi Gia Cát Lượng thi hành pháp luật nghiêm minh mà người trong nước vui vẻ làm theo, dùng người đến hết sức mà kẻ dưới không oán, dùng binh xuất nhập chỉnh tề, hành quân không vội vàng, như đang ở trong nước, về phép dùng binh, khi dừng vững như núi, tiến thoái như ngọn gió, giữa ngày xuất binh thiên hạ chấn động, mà lòng người không rối. Khá thấy Gia Cát Lượng quản lý quân đội rất có tài. Tào Tháo dẫn binh tuy rất trọng quân kỷ, song Gia Cát Lượng so với ông ta lại hơn thế mà không sai sót. Viên Chuẩn cũng chỉ rõ, sau khi Gia Cát Lượng mất mấy chục năm, dân chúng nước Thục vẫn rất nhớ tiếc ông ta, giống như nhân dân đời Chu nhớ tiếc Chiến Công (quan phụ chính đời nhà Chu).
Bất luận vê chính trị hoặc quân sự, Gia Cát Lượng bố nhiệm hiền tài có nguyên tắc, khiến ông ta từ một văn quan trở thành người quản lý chuyên nghiệp ưu tú ở thời đại chiến loạn.

Lời bình của Trần Văn
Trong binh pháp Ngô Tử, ở phần thứ 3 “Trị binh thiên” có đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhăn răn bảo.
Ngô Khởi chỉ rõ, quản lý thuộc hạ ắt phải bắt đầu từ giáo dục huấn luyện.
Song một người không dạy được vạn người, bởi thế với tập thể đồng thời chịu giáo dục, không gì bằng lựa chọn cách khuếch tán lũy tiến theo cấp số nhân, để phát huy hiệu quả thiết thực.
Giáo dục huấn luyện quan trọng nhất là thuần thục động tác cơ bản, không đủ cơ sở sẽ không thể đáp ứng các loại biến hoá. Có dạy phương pháp biến hoá cũng không thiết thực dùng đến; chỉ có học thuộc lòng động tác cơ bản, mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn, phát huy uy lực chiến đấu thực tế chân chính.
Không đủ năng lực tác chiến, thường sẽ bởi thế mà mất mạng; kỹ thuật ứng dụng không thuần phục, thường sẽ thất bại; bởi thế cách dùng binh, dạy bảo là đầu. Song đường lối dạy bảo, cần phải chân chính hữu hiệu, nhất định phải nắm được tính giai đoạn. Một người học chiến thuật, dạy cho 10 người khác; mười người học chiến thuật, dạy cho 100 người khác; 100 người học chiến thuật dạy cho 1000 người khác; 1000 người khác dạy cho vạn người khác; vạn người học chiến thuật dạy cho ba quân.
Như thế nào là động tác cơ bản của học chiến thuật? Ở nơi gần đợi kẻ địch từ xa lại; nghỉ ngơi đầy đủ đợi kẻ địch mỏi mệt; lấy quân ăn no để đợi quân địch đang đói; hình thái trận biến hoá phải vận dụng nhuần nhuyễn; trận hình tròn có thể mau chóng biến thành trận hình vuông, khiến kẻ địch mò không được đường nét; nhìn tựa hồ như dừng lại, song lại mau chóng tiến lên, tựa như là đang tiến lên mà lại hoàn toàn dừng lại.
Nhìn như đang tiến quân về trái, có thể đột nhiên lại chuyển về bên phải; quân đang hướng phía trước cũng có thể chuyển lại phía sau; đội hình phân tán có thể lập tức tập hợp; quân như đang tập kết lại đột nhiên phân tán đánh các mục tiêu. Các loại biến hoá phải vận dụng thuần thục, phải có chế độ và phương pháp nhất định, đấy là sứ mệnh rất quan trọng của người chỉ huy quân đội.
Việc tiến cử hiền tài phải có chế độ, việc huấn luyện càng cần phải có chế độ. Vị tướng không hiểu được xây dựng chế độ. Ví có năng lực bản thân rất lớn, cũng rất khó làm cho quân đội hoàn toàn phát huy được năng lực tác chiến.