Chương XXII
SÁCH LƯỢC BIÊN CƯƠNG HÁN DI YÊN ỔN

    
ia Cát Lượng quyết định lựa chọn sách lược “Không lưu quân, không chuyển lương”, để dân tộc thiểu số Nam Trung tự mình quản ]ý mình; đã khiến vùng này trở thành khu tự trị “kỷ cương ổn định, Hán Di yên ổn”.
1. Sử dụng người có danh vọng
Sau khi bình định Nam Trung, Gia Cát Lượng kiên trì chính sách phủ dụ, lấy phương châm là sử dụng người có danh vọng, cũng tức là nói lợi dụng triệt để những nhân vật lãnh đạo có danh vọng ở đấy để làm những quan lại lãnh đạo hành chính, thậm chí lựa chọn những nhân vật quan trọng của Nam Trung làm quan chức của triều đình, ví như Mạnh Hoạch sau này làm quan đến Ngự sử, có cống hiến rất lớn đến sự ổn định chính trị của Thục Hán.
Sách lược này nghĩ đến cải cách triệt để tập tục mấy trăm năm người Hán áp bức dân tộc thiểu số, tự nhiên lập tức gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những phần tử bảo thủ, họ cho rằng chẳng thể dựa vào những lãnh tụ thiểu số, chính sách nhân sự phóng nhiệm này sẽ nguy hại đến quyền thống trị của triều đình.
Song Gia Cát Lượng lại kiên quyết phản đối, ông ta không nghĩ ngợi xa xôi, trái lại lấy lập trường thực tế để phân tích lợi hại. Ông ta cho rằng, vùng Nam Trung nếu lấy người Hán để quản lý sau chiến tranh thì sẽ có ba điều bất lợi.
Thứ nhất: Nếu như lấy người Hán làm Trưởng quan hành chính, ắt sẽ phải có quân đội để bảo hộ Nam Trung rất lớn. Số quân đóng ở đây nhiều sẽ hao phí quân lương của quốc gia, đối với quốc sách cơ bản của Thục Hán là kháng cự với Tào Ngụy, thì khá là bất lợi.
Thứ hai: Chiến sự bình Nam lần này Di tộc ở phương Nam bị chết chóc rất nhiều. Tuy đã có hoà bình, song mối thù cha anh bị giết chẳng dễ quên dược. Nếu để người Hán ở lại vùng đó, ngày đêm thấy mặt, sẽ khá nguy hiểm.
Thứ ba: Dân tộc thiểu sô Nam Trung có văn hoá và những giá trị riêng của mình. Nếu người Hán thống trị, ví như cầm cân nẩy mực, cũng không có được tín nhiệm, lại làm tăng thêm sự hiểu nhầm giữa hai bên, tạo thành rất nhiều rắc rối sau này. Bởi thế ông ta quyết định lựa chọn chính sách, không lưu quân, không chuyển lương, để dân tộc thiểu số Nam Trung tự mình quản lý mình, khiến vùng này thành ra khu tự trị kỷ cương ổn định, Hán Di yên ổn.
Tuy nói rằng Gia Cát Lượng vẫn làm việc cẩn thận, song ông ta dứt khoát không giữ chính sách đặc quyền. Chỉ cần có lợi cho đại cục, sách lược hợp lý mà thông suốt, Gia Cát Lượng sẽ quyết tâm cải cách.
Song sử dụng người có danh vọng cũng không có ý hoàn toàn không quản lý gì, sẽ không dễ bình định được phản loạn, sự việc sẽ lại phát sinh. Để duy trì cục diện ổn định, Gia Cát Lượng lựa chọn không ít sách lược thi hành nhằm tăng cường sự khống chế của triều đình Thục Hán với khu Nam Trung.
Một là: Về chế độ quận huyện hành chính ở Nam Trung khuyếch đại và kiện toàn cục diện chính trị thống nhất. Đổi Ích Châu làm quận Kiến Ninh, lại tách một bộ phận quận Kiến Ninh và Tang Ca thành quận Hưng Cổ, lại tách một bộ phận của Kiến Ninh và quận Việt Huề thành quận Vân Nam. Quận Ích Châu vốn phản loạn nghiêm trọng bị co nhỏ lại, cũng tức là bốn quận vốn có đổi thành sáu quận là Việt Huề, Kiến Ninh, Vân Nam, Vĩnh Xương, Tang Ca, Hưng Cổ, lại còn quận Chu Đề không tham gia phản loạn, nguyên là quận của Trù hàng đô đốc cai quản, cộng vào là bảy quận.
Lý Khôi bởi có công trong cuộc nam chinh từ Trù hàng đô đốc được đề bạt An hán tướng quân, kiêm Thái thú Kiến Ninh, và rời nhiệm sở về huyện Vỵ ở trung tâm (thuộc Vân Nam).
Chê độ quận huyện tăng cường sự giám sát của triều đình đối với các quan chức hành chính, để tránh thói bất lương truyền thống dễ dẫn tới sự bất mãn của các dân tộc thiểu số. Sự thu hẹp của quận cũng có lợi để giải quyết được thế lực địa phương quá lớn, dễ tạo thành tệ đoan cát cứ.
Thái thú các quận cơ hồ đều là những quan chức thông thuộc ở đấy, có ảnh hưởng lớn, lại hiểu được chính sách của Gia Cát Lượng ở Nam Trung. Những Thái thú mới được bổ nhiệm ở các quận như Vương Kháng ở Vĩnh Xương, Cung Lộc ở Việt Huề vốn đều là những quan chức cao cấp ở Nam Trung, Lý Khôi ở Kiến Ninh, Lã Khởi ở Vân Nam đều là những thủ lĩnh dân tộc thiểu số trung thành với triều đình. Họ sau này trở thành cầu nối giữa triều đình với dân tộc thiêu số về quan hệ và hoà hợp.
Hai là có kế hoạch làm yếu đi những Trưởng tộc, Di soái, cùng thu thập được những nhân tài tuấn kiệt. Ông hạ lệnh buộc di cư về Thục bắc những kẻ cứng đầu ở Nam Trung cùng với hơn một vạn hộ người Thành Khương. Như thế những cuộc phản loạn lớn ở Nam Trung cũng không thể xuất hiện song những cuộc phản loạn nhỏ vẫn xuất hiện không thôi, nhất ở quận Việt Huề thực là nghiêm trọng. Không lâu đến như Thái thú mới được bổ nhiệm ở Việt Huề là Cung Lộc cũng bị chết tại trận, may mà Tướng quân Trương Nghi dẫn quân đến mới dẹp yên được. Sự việc lại càng nghiêm trọng, cuối cùng lại phát sinh ở quận Kiến Ninh nơi Trù hàng đô đốc Lý Khôi đóng nhiệm sở. Tam quốc chí có chép: “Lý Khôi tự mình đến thảo phạt, tận diệt dư đảng phản loạn, lại bắt di chuyển về Thành Đô những kẻ cứng đầu”. Khá thấy Lý Khôi lần này đã không dùng chính sách phủ dụ mà dùng biện pháp cứng rắn, chẳng những dùng vũ lực tàn sát bè đảng phản loạn mà còn tăng cường không chế, khiến cho những cường hào và Di soái có ảnh hưởng lớn ở đấy đều phải chuyển về Thành Đô, để họ vĩnh viễn tách khỏi không khí chính trị ở Nam Trung.
2. Làm suy yếu họ lớn, trợ giúp cho kẻ yếu.
Thực ra, Gia Cát Lượng vốn tư lự cẩn thận, dứt khoát không có thể lơ là với các thủ lĩnh cường hào dân tộc thiểu số ở đấy. Ông ta sau khi đã buộc di chuyển về Thục những người Thanh Khương ương ngạnh ở Nam Trung, đặc biệt với các bộ lạc nhỏ, đã phân cho các trưởng tộc làm người đứng đầu bộ lạc như Ung, Tiên, Lâu, Mạnh, Lược, Mao, Lý, lại đặt thêm chức Đô uý ở năm quận để cai quản, đưa họ vào quân đội địa phương của triều đình.
Quân địa phương này như quân nhân hậu bị hiện nay, thời bình thì sản xuất, thời chiến thì phục dịch trong quân đội, cũng tức là chính sách “không lưu binh” của Gia Cát Lượng ở Nam Trung, song vẫn có binh lính để dùng. Đương nhiên cũng có không ít bộ lạc cự tuyệt bị sát nhập vào họ lớn hoặc di cư về Thục Trung, Gia Cát Lượng lại lệnh cho những họ lớn dùng vàng lụa mua chuộc họ, người mua chuộc sắp xếp được nhiêu có thể đời đời được hưởng quan tước mãi mãi.
Sách lược này chẳng những làm giảm thực lực kinh tế của những họ lớn lại dùng sức mạnh của tiền tài để hàng phục những dân tộc thiểu số rất không dễ khống chế, sắp xếp họ thành những bộ lạc Hán Di, tăng cường đồng hoá họ, ở mức độ lớn đã cải thiện được quan hệ giữa chính quyền người Hán và những dân tộc thiểu số.
Năm Kiến Hưng thứ 11 một kì lão Nam Di là Lưu Trụ làm phản, Trù hàng đô đốc Trương Dực dẫn quân Hán Di dẹp vên. Thái thú Việt Huề là Trương Nghi, bởi số binh lực hiện có không đủ cố thủ, bèn lấy những quân nhân hậu bị ở đấy sắp xếp thành hai đội xích giáp, bắc quân, để tăng cường quân lực.
Lại như quận Vĩnh Xương thường có bọn thảo khấu, Thái thú Hoắc Dặc phải trưng dụng “thiên quân” tức là những quân hậu bị ở đấy để thảo phạt.
Khá thấy đội hậu bị mai phục này, đối với an ninh của vùng Nam Trung sau này đích xác phát huy không ít tác dụng.
Đồng thời để tăng cường nắm giữ Nam Trung, Gia Cát Lượng đã đề bạt rất nhiều những trưởng họ lớn có danh tiếng ở đấy làm quan chức cao cấp của triều đình Thục Hán. Ví như một kì lão ỏ quận Kiến Ninh là Thoán Tập, vốn là chú họ của Lý Khôi, sau này theo Gia Cát Lượng bắc phạt, làm quan đến chức Lĩnh quân, thủ lĩnh Man tộc ở quận Chu Đề là Mạnh Đàn, cũng từng tham gia bắc phạt, làm quan đến chức Phụ Hán tướng quân, Hổ bộ giám. Mạnh Hoạch là lãnh tụ quân phản loạn lại làm quan đến Ngự sử, nắm đại quyền giám sát. Sách lược này đã giúp đỡ rất lớn cho việc bồi dưỡng đóng góp của Man tộc ở Nam Trung.
3. Tôn trọng tập tục địa phương, lựa chọn quan chức hành chính:
Gia Cát Lượng đối với văn hoá của dân tộc thiểu số rất xem trọng. Ông vẫn chú ý việc tuyển người làm Trù hàng đô đốc, đầu tiên là Đô đốc Lý Khôi bản thân là người Nam Trung, khi Lý Khôi từ trần năm Kiến Hưng thứ 9, Gia Cát Lượng lấy Thái thú Thục Quận là Trương Dực vốn người ở Kiện Vi kế nhiệm. Bởi Trương Dực điều hành nghiêm minh, thường ngăn cấm những tập tục tôn giáo của dân tộc Nam Trung, nên đã dẫn đến sự phản loạn của Lưu Trụ, tình hình không yên ổn ảnh hưởng đến các quận khác.
Gia Cát Lượng lập tức khẩn cấp triệu hồi Trương Dực, lại lấy Mã Trung vốn hiểu biết tình hình ở đấy làm Trù hàng đô đốc. Mã Trung mau chóng dẹp yên được Lưu Trụ, khôi phục trị an ở Nam Trung.
Mã Trung tên chữ là Đức Tín, người Ba Tây. Sau khi Lưu Bị thất bại ỏ Hồ Đình, Hoàng Quyền theo về với Tào Ngụy, Lưu Bị rất đau xót. Thái thú Ba Tây là Diên Chi phái Mã Trung dẫn đội quân thân tín tăng cường cho Lưu Bị, Lưu Bị sau khi chuyện trò với Mã Trung, đã chuyển lo thành vui nói với mọi người rằng, mất Hoàng Quyền lại được Mã Trung khá thấy trên đời không thiếu những người tài giỏi. Từ đấy coi Mã Trung là người thân tín. Khi Gia Cát Lượng mở phủ Thừa tướng lấy Mã Trung làm môn hạ, lúc nam chinh, Mã Trung được bổ nhiệm làm lãnh tụ đoàn quân chủ yếu đã lập được công lớn, sau khi chiến sự kết thúc, Mã Trung được lệnh thay mặt Gia Cát Lượng ở Hán Trung làm công việc phủ dụ chiêu hồi rất có ân huệ.
Năm Kiến Hưng thứ 3 được triệu về làm Tham quân ở phủ Thừa tướng, từng là thành viên hạt nhân trong chính quyền Gia Cát Lượng, được lĩnh chức Trị trung tòng sự ở Ích Châu. Bời cộng sự lâu dài với Gia Cát Lượng, hai bên thấu hiểu lẫn nhau, nên thấy thái độ chính trị của Gia Cát Lượng.
Ông ta sau khi kế nhiệm Trù hàng đô đốc, xử sự quyết đoán, có ân lại có uy, phù hợp với tinh thần chính sách của Gia Cát Lượng, có thể nói đã phát huy hết mức. Tam quốc chí có chép, người Man Di sợ mà tuân theo. Sau khi Mã Trung từ trần, các họ ở Nam Trung khóc lóc thương xót, lại xây miếu thờ phụng ông, khá thấy công tích của ông rất rực rỡ.
Hoắc Dặc sau này kế nhiệm, cũng giữ chính pháp và giáo hoá, cân nhắc nặng nhẹ, giữ yên ổn được ở đấy. Thành công của việc điều hành Nam Trung, có thể nói việc lựa chọn nhân sự cẩn thận là nguyên nhân rất chủ yếu vậy.
Thái thú Việt Huề là Trương Nghi, cũng là một trưởng quan hành chính rất hiểu rõ chính sách vỗ yên của Gia Cát Lượng. Thái thú trước đó là Cung Lộc đã bị chết trong cuộc phản loạn của người Di, viên Thái thú kế nhiệm sau đó, căn bán không dám đến đóng ở đấy mà đặt bản doanh ở quận An Thượng cách đấy 800 dặm. Quận Việt Huề chỉ có tên, còn hoàn toàn đã rơi vào tay quân phản loạn. Nhận lệnh giữa lúc lâm nguy như thế, chỉnh đốn lại quân Việt Huề chính là Trương Nghi.
Trương Nghi tên chữ là Bá Kì, người Ba Quận, thời trẻ bởi dũng cảm và mưu lược mà nổi tiếng, được phong làm Nha môn tướng, đã cùng với Mã Trung thảo phạt người Khương làm phản ở Vấn Sơn, bởi có nhiều mưu lược mà lập được công lao lớn.
Trương Nghi sau khi chính thức được bổ nhiệm Thái thú Việt Huề, dẫn quân trực thuộc vào sâu bên trong Việt Huề, dùng ân huệ mà chiêu dụ, khiến không ít thủ lĩnh bộ lạc đều đến qui hàng. Trương Nghi chủ động co hẹp phạm vi tấn công, lấy kẻ địch của Kỳ soái Lý Cầu Thừa (người đã giết Thái thú Cung Lộc) làm Hữu quân, khiến Lý Cầu Thừa mau chóng rơi vào cô lập, chẳng bao lâu phải chịu tử hình.
Trương Nghi vẫn phản đối dùng vũ lực để giải quyết sự phản loạn của dân tộc thiểu số, ông ta cho rằng điểu hành ở Nam Trung đầu tiên phải xem trọng ân huệ, nhất định phái tôn trọng văn hoá và tôn giáo của họ, đứng ở cùng một trận tuyến thì mới thu được sự vui vẻ qui phục của người Di.
Nhiệm vụ này ông ta làm rất thành công, nghe nói đương khi ông ta tu bổ thành quách cũ ở quận Việt Huề, các trai gái người Di không thể không đem hết sức mà làm, khiến công trình trong thời gian rất ngắn đã hoàn thành. Ngoài sinh hoạt tinh thần, Trương Nghi cũng rất xem trọng sự giàu có về vật chất, ba huyện Đinh Tạc, Đài Đăng, Ti Thủy trong quận, đều có kế hoạch khai thác muối, sắt và sơn, lại thiết lập ra chức quan chuyên môn để quản lý, khiến các bộ lạc các người dân tộc thiểu số đều có thể tham dự, nhằm cải thiện sinh hoạt của họ.
Thành tích rất quan trọng là Trương Nghi đã thành công trong việc khai thông con đường cũ từ Cung Đô qua Mao Ngưu đến Thành Đô, lại tu bổ các cổ đình, dịch trạm làm nơi khách buôn trú ngụ, chẳng những đã tăng cường việc quản lý hành chính của triều đình với vùng Nam Trung, cũng làm cho kinh tế phát triển hẳn lên, Trương Nghi làm Thái thú ở Việt Huề 15 năm, đương khi ông hết thời hạn làm việc theo đường Mao Ngưu về Thành Đô, già trẻ trai gái người Di đứng bên đường tiễn chân, không thể không nhớ thương rơi lệ, chẳng dứt ra được, thậm chí có hơn 100 người đi theo Trương Nghi đến tận Thành Đô. Sau này Trương Nghi theo Khương Duy bắc phạt, hy sinh ở nơi sa trường. Người Di ở Việt Huề được tin, đau đớn than khóc, lại còn lập miếu thờ phụng ông.
4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ Hán - Di.
Gia Cát Lượng rất xem trọng phát triển nông nghiệp ở Nam Trung, ông nói: “Bạc ở Chu Đề, vàng ở Hán Gia, chẳng đủ để tự nuôi sống”. Chỉ có phát triển nông nghiệp, mới có thể giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc của nhân dân, cơm áo không thiếu thốn, thì chính trị mới nói được là ổn định.
Cuốn “Điền khảo” của Phùng Tô có chép, Gia Cát Lượng lệnh cho người Hán bảo cho người Di cách dùng trâu cày ruộng để thay sức người, khiến hiệu suất và thành quả của cày bừa rất lớn. Đến nay người Thái ỏ vùng Đức Hoành thuộc tỉnh Vân Nam vẫn có truyền thuyết Gia Cát Lượng cho trâu cày, cải thiện kỹ thuật cày bừa ỏ vùng ấy, phát triển nông nghiệp phải chú trọng nhất là thủy lợi. Gia Cát Lượng đã cho làm những công trình thủy lợi dẫn nước tưới ruộng, khiến diện tích trồng trọt có được kế hoạch khuếch đại. Hiện nay ở trong vùng Bảo Sơn tỉnh Vân Nam còn có ba con kênh tưới nước mang tên Gia Cát Lượng, theo truyền thuyết Gia Cát Lượng đã cho xây dựng từ khi đó.
Theo sử sách ghi chép Gia Cát Lượng rõ ràng chưa từng đến Bảo Sơn, bởi thế kênh Gia Cát ở đấy chính là sản phẩm của việc Gia Cát Lượng đã chú trọng chính sách nông nghiệp, cho xây dựng các công trình thủy lợi. Trải qua cố gắng và tuyên truyền các dân tộc thiểu số ở đây vốn sông dựa vào sinh hoạt săn bắn đã dần dần rời khỏi sơn thôn, đến vùng bình nguyên lập ra thôn ấp theo sản xuất nông nghiệp xã hội được ổn định cơ cấu dần dần, đời sống được cải thiện ở mức độ lớn.
Gia Cát Lượng cũng rất chú trọng đến thủ công nghiệp, thương nghiệp ở Nam Trung. Ông đặt ra chức quan muối, sắt, lấy vai trò nhà nước để quản lý sản xuất giếng muối và mỏ sắt, đặc sản vải hoa ở quận Vĩnh Xương đều thu về Thành Đô, những đặc sản như đồng, thiếc, vàng và vải thổ cẩm bắt đầu có kế hoạch phát triển, lại nữa sau khi Trương Nghi ra sức cải thiện hệ thống vận chuyển ở Nam Trung những người buôn bán ở Thục Trung và Nam Trung qua lại rất đông, đối với kinh tế Nam Trung có ảnh hưởng phát triển rất lớn.
Trong ngôi mộ gần tấm bia Mạnh Hiếu Cừ ở Vân Nam thấy có những đồng tiền loại 100 đồng của nước Thục, khá thấy quan hệ mật thiết về kinh tế giữa Thục Hán và Nam Trung.
Vùng Vân Nam cho đến nay, vẫn có không ít dân tộc thiểu số gọi Gia Cát Lượng một cách tôn kính là “Khổng Minh lão gia”. Truyền thuyết của người Ngõa nói: Gia Cát Lượng dạy tổ tiên của họ lợp nhà, đan rổ rá, đến cả kỹ thuật cấy lúa cũng được Gia Cát Lượng mang đến mà phổ cập.
Lưu Vũ Tích trong cuốn “Giai thoại lục”, khi ghi chép việc Gia Cát Lượng nam chinh, từng cho trồng cây mạn tinh ở quận Việt Huề để làm lương thực cho quân đội, người sau gọi là “rau Gia Cát” đương nhiên có những truyền thuyết khiên cưỡng, song không nghi ngờ gì, Gia Cát Lượng trong công việc ỏ Nam Trung lại có ảnh hưởng rất lớn.
5. Cải tổ kết câu xã hội, tiêu trừ gốc rễ rối ren
Giao thông không thuận tiện, địa thế hiểm trở, lại thêm tổ chức kiểu bộ lạc, đối với bên ngoài cơ hồ toàn do thủ lĩnh và trưởng lão khống chế, đấy là nguyên nhân rất chủ yếu để vùng Nam Trung xảy ra phản loạn không ngừng, các bộ lạc tự ý cát cứ xưng vương.
Sau khi bình định Nam Trung, Gia Cát Lượng dựa vào những nhân vật nòng cốt gọi là “chiến quân" của bộ lạc ấy, có kế hoạch sát nhập vào hệ hành chính quan lại, đấy chính là xây dựng cái gọi là “chế độ bộ khúc”.
“Bộ khúc” nguyên là một chế độ quân sự của vương triều nhà Hán, sau thời kỳ Đông Hán, lại trở thành đội quân bán công của giới hào tộc địa phương, khi bình thường thì cày cấy khi có chiến sự thì phục dịch trong quân đội.
Gia Cát Lượng đầu tiên lấy những người kiên dũng nhất của Nam Trung sắp xếp thành quân đội, được gọi là “phi quân”. Lại đưa hơn một vạn hộ gia nhân liên quan rời về Thục Trung, phân biệt đóng trại ở các nơi. Những đội quân được sắp xếp từ Di tộc vào, sau này trở thành một quân đoàn tinh nhuệ của Thục Hán.
Như trên đã nêu, những người yếu đuối còn lại, được phân chia kết hợp với các họ lớn như Tiên, Ưng, Lâu, Thoán, Mạnh, Lượng, Lý thành các “bộ khúc”, thời bình sản xuất, thời chiến làm lính. Lại động viên các họ này dùng tiền thu mua các chiến binh bộ lạc thiểu số, để tổ hợp vào cơ sở mình, quân lính hỗn hợp với người Hán được gọi là bộ khúc Hán Di.
Chế độ này đã thoả mãn mong muốn chính trị và lợi ích kinh tế của những họ lớn ở Nam Trung, khiến quan hệ giữa họ và triều đình Thục Hán duy trì khá tốt, thành ra trụ cột của việc ổn định Nam Trung. Nếu như lại có bộ lạc nảy sinh phán loạn, Trù hàng đô đốc và Thái thú các quận sẽ tổ chức lực lượng vũ trang của những họ lớn và bộ khúc Hán Di, để tiến hành công việc bình định phản loạn.
Trong một ngôi mộ cổ thời Đông Tấn ở Vân Nam, thấy có một bức họa trên vách. Hình vẽ thứ nhất có 13 chiến sĩ, đều ăn mặc kiểu người Hán, tay cầm dao sắc, nhóm chiến sĩ thứ hai, thứ ba đều búi tóc trên đầu, đấy là “kiểu tóc như bồ tát nhà trời” trên người khoác da thú, ăn mặc kiểu người Di gồm có 27 người, đó là hình thức tổ chức bộ khúc Hán Di. Tuy là bức vẽ thời Đông Tấn song tin rằng vẫn có liên quan với “Bộ khúc Hán Di” của Gia Cát Lượng.
Bộ khúc Hán Di chẳng những phù hợp với người Hán và người Di, cải thiện tình cảm giữa các dân tộc, đồng thời về tăng cường tổ chức với chế độ xã hội ở Nam Trung cũng có quan hệ trực tiếp.
Chính sách vỗ yên ở Nam Trung của Gia Cát Lượng, đích xác khiến quan hệ giữa người Di và người Hán được cải thiện rất nhiều. Ví như gần đây những chuyện về Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền rộng rãi ở đấy. Ngoài việc lợp nhà, đan rổ rá, trồng rau Khổng Minh và cấy lúa đã nêu ở trên, dân tộc Thái cũng có truyền thuyết kể rằng, đỉnh nóc của đại điện phật tự Thái tộc của họ là mô phỏng cái mũ của Gia Cát Lượng mà làm ra. Những người ở Nam Trung cũng thường gọi trống đồng là trống “Gia Cát”, thể hiện tổ tiên họ rất tôn kính và tưởng nhớ Gia Cát Lượng.
Nghe nói năm đầu Dân Quốc người ở bộ tộc Lật Túc đã từng lưu truyền như thế này: Người truyền giáo phương tây để tuyên truyền cho đạo Cơ Đốc, cố ý muốn mọi người quên đi sự sùng bái Gia Cát Lượng, thế rồi đưa ra một thần thoại như sau: “Thượng đế có hai người con, con cả là Khổng Minh, con thứ là Gia Tô, quá khứ con cả cai quản, hiện nay thời đại đã biến đổi, tất cả phải do Gia Tô tiếp quản”.
Câu chuyện lưu truyền này, cũng cho thấy địa vị của Gia Cát Lượng trong lòng các dân tộc thiểu số.
Song bình tâm suy nghĩ, thành quả thực sự trong chính sách Nam Trung của Gia Cát Lượng, lại vĩ đại không như ông ta đã nghĩ suy.
Có thể Gia Cát Lượng và một số quan lại quan trọng có ý tốt điều hành Hán Trung, mà những quan lại hành chính thực sự chấp hành ở đấy, lại không thể có thể tiêu hoá được quan niệm điều hành của Gia Cát Lượng. Đi kèm với sự phát triển kinh tế, triều đình Thục Hán cũng bóc lột các dân tộc thiểu số Nam Trung nhiều hơn.
“Nam Dương quốc chí” có chép, những đặc sản Nam Trung như vàng, bạc, sơn đỏ, trâu cày, ngựa chiến không ngừng được chuyển về Thục Trung để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bởi thế những dân tộc thiểu số bị trực tiếp bóc lột không thể không đứng dậy phản kháng, sự kiện Cung Lộc làm Thái thú ở quận Việt Huề bị giết chính là bởi thế mà ra.
Thực ra, những quan lại Thục Hán đối với Di tộc ở Nam Trung, vẫn chưa có ấn tượng tốt. Đại học sĩ Tiến Chu từng công khai chỉ rõ:
Đất Di tộc phương nam xa xôi, bình thường đã không thuận theo, bởi nhiều lần phản loạn, Thừa tướng Gia Cát Lượng phải tự mình dẫn quân nam chinh, đem binh lực đến, may mắn thành công, thế rồi lại cho họ làm quan, lại cấp cho binh lính, gây ra oán thù chồng chất, thực là người gây ra tai họa vậy. Khá thấy các quan lại Thục Hán sau khi Gia Cát Lượng đã bình phục được Nam Trung, ra sức tiến hành chính sách vỗ yên, vẫn có sự xem thường và bất mãn rất lớn.
Chính bởi như thế sự ưu ái của Gia Cát Lượng đối với Di tộc phía nam, chẳng thể hoàn toàn phát huy hiệu quả, toàn tâm qui phục. Gia Cát Lượng trở về Thành Đô không lâu, người Nam lại làm phản giết cả quan tướng ở đấy. Lý Khôi phải thân chinh thảo phạt, dẫn dụ lợi hại mới khiến được sự bạo động tạm lắng xuống.
Quận Tam Ca, Hưng Cổ cũng có phản loạn. Trù hàng Đô đốc Mã Trung phải tự mình thảo phạt. Phản loạn ở quận Việt Huề lại càng nghiêm trọng. Tam quốc chí nói: “Gia Cát Lượng còn sống thì phương nam không dám lại làm phản” thực ra chỉ không có phản loạn lớn phát sinh mà thôi.
Song Gia Cát Lượng đích xác đã triệt để cải cách sách lược biên cương truyền thống người Hán uy hiếp người Di, thừa nhận quyền sống của Di tộc phương nam, tôn trọng văn hoá và tập tục của họ. Hàng nghìn năm lại đây, vẫn giành được sự tôn kính và tưởng niệm vĩnh viễn không ngừng của ngươi Di, Gia Cát Lượng đáng được xem là vĩ nhân nghìn năm chỉ có một vậy.
 
Lời bình của Trần Văn
Trong binh pháp Ngô Tử chỉ ra rằng, chiến tranh là thủ đoạn chính trị, sự sáng suốt chính trị mới là phương pháp duy nhất tránh khỏi chiến tranh:
“Đạo là các căn bản của nguyên tắc, khởi điểm đều trở về với tự nhiên. Nghĩa là hành vi chính đáng, lấy nghĩa làm khí chất, mới có thể thành được đại sự. Lễ là tiết chế dục vụng, tiến thoái đều có phân tấc, mới không thoái quá hoặc bất cập mới có thể trừ hại được lợi. Nhân tức là nhân ái, chỉ có thực sự yêu người, mới có thể giữ được thành tựu và phồn vinh đã có. Nếu như làm việc không hợp với đạo nghĩa, tự lấy làm cao ngạo, hoạ hại sẽ giáng vào mình.
Cho nên bậc vua chúa sáng suốt, ắt phải lấy đạo khiến thiên hạ yên định, lấy nghĩa để quản lý nhân dân, dùng lễ để bó buộc hành vi của quan lại, dùng nhân để phủ dụ thiên hạ, có được 4 đức ấy quốc gia ắt sẽ hưng thịnh, nếu không ắt sẽ nguy hiểm suy vong”.
Gia Cát Lượng khi tiến hành viễn chinh Nam Trung, xem trọng chính trị hơn quân sự, cho nên binh lực động dụng tuy không nhiều, lại tự mình dẫn quân, đã lấy lực lượng chính trị để bình định phương nam, tránh xung đột quân sự liên miên không thôi. Sau khi Nam Trung bình định, cách tân và chấn chỉnh cùng lúc xã hội chính trị, mặt bằng kinh tế mới là mục đích lớn nhất của việc ngự giá thân chinh lần này.
Sách lượccông tâm là đầu” của Mã Tắc rất được Gia Cát Lượng, khen ngợi. Chiến tranh là hành vi chính trị, chiến tranh chỉ là thủ đoạn của chính trị, Gia Cát Lượng tựa hồ sớm đã hiểu thấu được tinh thần cơ bản mà cuốn “chiến tranh luận” ở trên đã nêu ra.