Mắt nhướng lên Phượng Duy cố đọc cho ra hàng chử viết hết sức cẩu thả trên trang giấy manh bôi xoa lung tung, trong khi đôi tay vẫn gõ liên tục trên phím chữ. Duy đang đánh máy bản thảo. Đó là công việc cô phụ mẹ rất nhiều năm nay và sẽ còn tiếp tục nữa, nếu người ta tiếp tục thuê. Duy không nhớ trong đời mình đã đọc va đánh máy bao nhiêu bản thảo rồi. Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, rồi chuyện dịch tới luận văn tốt nghiệp đại học vào bậc khó nhai, khó hiểu đều từng qua tay cô. Duy đánh máy thuộc loại giỏ. Nhanh nhưng ít sai sót, cô luôn hoàn thành tốt công việc được giao và ít sai sót, cô luôn hoàn thành tốt công việc được giao và rất yêu thích việc mình làm vì Duy vốn mê đọc. Chính sự mê say ấy khiến cô không ngán khi ngồi trước những chồng bản thảo dày, bôi xoá tùm lum. Cũng chính sự say mê ấy, khiến Duy cảm thụ được từng ý, từng lời, từng câu của tác giả nên đánh máy ít khi sai, dù họ có viết dối đến đâu. Đã có nhiều lúc Phượng Duy mơ mình sẽ là nhà văn, mơ được thả trí tưởng tượng của mình trên những trang giấy với các nhân vật đẹp như công chúa, hiên ngang như hoàng tử, cùng những cuộc tình thật làng mạn, nhưng chỉ để mơ thôi. Cô luôn đói thời gian. Một ngày sau khi họ Ở trường, học ở nhà,vật lộn với cái máy đánh chữ xong. Duy nằm xuống là ngủ. Ngũ rất say vì mệt. Cô không thể thành nhà văn được. Nghe đâu những nhà văn luôn mất ngũ vì bận trăn trở với đứa con tinh thần. Phượng Duy chưa bao giờ phải trăn trở, cô ăn ngon, ngũ dễ và thích chơi ngang hàng bình đẳng với tụi con trai. Người tầm thường như cô sao là nhà văn được. Bà nội bảo Duy thiếu nử tính lại bặm trợn. Cô không biết dịu dàng, e ấp, mộng mơ, lãng mạn là gì. Lời phê bình thẳng thắn đó ủa bà làm Duy vở mộng văn chương. Duy nghĩ ô không thể là nhà văn vì cô không biết tưởng tượng, suy tư. Thôi thì làm độc giả sướng hơn. Thế là cô thoải mái đọc, tâm trí chẳng vướng bận chuyện viết lách, dù rất nhiều lần vừa đọc vừ đánh máy bản thảo Phương Duy vẩn chắc lưởi tiếc sao tác giả không viết thế này mà lại viết thế kia. Nếu là Duy, cô đã giải quyết vấn đề theo cách của mình và chắc cách đó là hay nhất. Nghe tiếng huýt gió ngoài cổng, Duy vương vai đứng dậy. Chẳng hiểu thằng Trung kiếm cô làm chi. Vừa bước đi, cô vừa co duổi mười ngón tay đang mỏi nhừ Thấy Duy còn ngồi trên xe, Duy mở cổng: - Vào đi Nó lắc đầu: - Mình phải về liền nhà không có ai hết Đưa cho Duy mảnh giấy gấp tư, Trung nói: -Học thêm, thầy Cư cho biết sẽ kiểm tra những phần này. Duy chịu khó học đi. Rồi nó ngập ngừng: - Đừng bật mí với Lan Khuê đó. Duy hất hàm - Sao vậy? - Minh không thích nó Duy khinh khỉnh: - Nhỏ mọn như dàn bà. Trả lại ông nè. Vừa nói Duy vừ dúi tờ giấy vào tay Trung: - Ông phải nhớ Lan Khuê là chị tui, tụi tui chung một mái nhà mà. Trung kêu lên: - Ai không biết thế, nhưng Lan Khuê được học thêm nhiều món, nó thừa thời gian để ôn bài còn Duy thì không Duy nheo mắt: - Nhưng khuê đâu có học thêm thầy Cư để được biết trước như Trung. Tui thích một cuộc chơi công bằng giửa hai chị em. Cám ơn ông đã tốt với tui. Gía như ông cùng tốt với Lan Khuê thì hay biết mấy. Mặt Trung chảy dài ra. Nó không ngờ mình làm ơn lại bị chê "nhỏ mọn như đàn bà". Phượng Duy đúng là ác khẩu. Nó đã mắng đứa nào xem như đứa đó ngóc đầu hết nổi. Đường đường lớp trưởng như Trung mà bị nó nẹt, quê thật. Giá như Phượng Duy là đứa khác chắc Trung đã.. đã... Nuốt nghẹn xuống trung đấu dịu: - Duy muốn đưa cho Lan Khuê thì đưa nhưng đừng nói là của mình đó. Phượng Duy chộp lại tờ giấy: - Nói thế còn ra dáng đại trượng phu một chút. Cuối năm Lan Khuê mà được "học sinh giỏi" nó sè đời đời nhớ ơn ông. Trung càu nhàu: - Xì, mình chả muốn giúp nó chút nào, Duy đừng mỉa mai nửa. Duy bóp bả vai mỏi nhừ vì ngồi làm việc: - Sao Trung không vào nhà nhi? - Chuyện gì nói phứt cho rồi. Duy tựa lưng vào cửa: - Định nhờ Duy đọc bản thảo cho mình đánh. Người ta đòi phải giao gấp mình sợ không kịp. Trung ngần ngừ, Phượng Duy xua tay: - Thôi về đi. Lợi dụng lòng tốt của bạn bè là tồi. Mình sẽ cố gồng suốt đêm nay vậy, - Còn bài vở thì sao? Duy hấp háy mắt: - Thì liếc Trung chớ sao. Nhớ viết chử to đó. Trung ngao ngán lắc đầu: - Năm thi đấy Duy đừng ỷ y Phượng Duy vuốt nếp gấp tờ giấy: - Mình phải phụ mẹ kiếm cơm, mình chỉ cần điểm năm mổi lần kiểm tra thôi. Nè! sáng mai ghé ngang chở mình nghen. Trung gật đầu nhưng mặt vẩn một đống. Duy lại xua: - Thôi biến đi cho tôi còn làm việc. ĐÓng cổng lại Duy phe phẩy tờ giấy. Nhìn lên ô cửa sổ tò vò cô thấy Biên. Gã cười giơ tay lên chào cô. Duy bĩu môi, tiện chân đá trái khế dưới gốc vào ngay gốc của nó. Hư! Duy cố chấp lắm, đã ghét ai, cô khó mà ưa trở lại. Gã ở trên tổ tò vò đó thuộc hạng cô ghét. Dầu gã có ngày ngày cười, tháng tháng cười với Duy, cô vẩn ghét như đã ghét ngay phút đầu đụng mặt. Vào nhà Duy nấu một tô mì gói để bồi dưỡng, trước khi tiếp tục sự nghiệp văn chương của người khác. Chưa kịp ăn Duy đã thấy cô Trầm, chà! cô Trầm lại sổng nửa rồi. Nghĩ mà tội từ ngày có thằng cha Biên ở đây, cô Trầm bị nhốt suốt. Trong căn phòng tăm tối thiếu khoảng trời trong xanh, thiếu cỏ cây hoa lá của khu vường, chắc cô Trầm càng điên hơn. Lòng đầy bất nhẩn Duy dắt cô Trầm vào nhà mình.Như một đứa bé lên ba Trầm hồn nhiên bứớc theo Duy. Kéo ghế, ấn Trầm ngồi xuống Duy bảo: - Cô ăn mì với con nha. Sớt mì ra chén, dùng muổng dầm đứt những cọng mì ra cho ngắn, Duy đưa cho Trầm. - Ngon lắm đó cô phải thổi cho nguội mới ăn. Trầm chẳng nói tiếng nào. Cô lọng cọng múc từng muổng đưa lên miệng. Duy cười hỏi: - Ngon không cô? - Ngon Hai cô cháu cùng cười toét miệng. Khuôn mặt trắng xanh của Trầm lem luốt thấy mà thương. Phượng Duy xì xụp húp nước mì rồi xuống bếp mang một cái khăn ướt lên. Cô tẩn mẩn tỉ mỉ lau mặt cho Trầm, lau xong, cô chải đầu cho cô Út của mình một cách trìu mến. Nghiêng đầu ngắm, Duy khen: - Cô Trầm đẹp ghê! Trầm mân mê cái lượt trên tay, Duy hào phóng: - Con tặng cô đó nhớ cất nghen. Trầm tươi nét mặt: - Cám ơn Phượng Duy tròn mắt: - Cô Trầm lịch sự hết sẩy. Cô ngồi đó chơi cho con làm việc. Trầm ngoan ngoãn ngồi kế bên, cô nhìn không chán những con chử nhịp nhàng đưa lên gỏ xuống theo những ngón tay của Duỵ Gía như cô Trầm có thể đọc hộ cô nhỉ? tội nghiệp cô xinh đẹp nhưng lại không bình thường. Bà nội kể, hồi nhỏ, cô rất thông minh, nhanh nhẹ, nhưng sau một trận viêm não, cô đã trở nên như bây giờ:ngớ ngẩn thích lang thang, đến khi lên cơn cũng xé quần xé áo rồi la hét. Bởi vậy nhà Duy luôn kính cổng cao tường. Ai ra ngoài mà quên khoá trái cổng là sẽ bị mắng te tua. Đã một một lần cô Trầm đi lạc, cả nhà hồn vía lên mây đi tìm mất hai ngày sau mới gặp cô ở một cái chợ cách nhà mười mấy cây số. Lần đó, ba Thảo đã lơ lửng chép miệng: - May là nó không sao. Đành rằng cô Trầm không sao nhưng cho tới bây giờ, Duy vẩn chưa hiểu ý bà Thảo muốn gởi điều gi trong cái chép miệng đó. - Trầm ơi, Trầm! Nghe bà Nhu thảng thốt gọi mình, Trầm đứng lên. Tay cầm cái lược cô đi về nhà. Duy lại một mình với thế giới văn chương mà có lần Lan Khuê đã đọc thoáng qua rồi quệt mũi chê. - Đồ ba xu Hừ! cái con chị khinh người ấy cần được dại dỗ nhiều thứ. Nhưng ai sẽ cho Khuê những bài học để đời Duy chưa tìm thấy. Lại có tiếng huýt gió. Phượng Duy nhìn ra. Cái nón kết màu cam của đội tuyển Hoà Lan chỉ thằng Ân mới dám đội vì nó là fan của David bốn mắt. May quá Duy sẽ nhờ nó đọc bản thảo giùm. Thằnng cốt đột này cũng khoái văn vẻ lắm. Hớn hở cô chạy ùa ra cổng: - Ông vào đây tôi có chuyện nhờ - Đọc bản thảo chứ gì! Duy ngạc nhiên: - Sao ông biết? An tỉnh queo: - Thần giao cách cảm. Duy cần gì Ân cũng biết hết, vì lúc nào Ân cũng nghĩ tới Duy. Phượng Duy khịt mũi: - Vừa xạo vừa sến. Ân vừa cười, vừa lách cái xe leo núi vào khoảng cửa, Duy mới hé mở Nó xa xôi: - Đôi khi người ta hạnh phúc nhờ ba cái sến đó em. Phương Duy xoa cầm: - Hình như câu này tui đọc ở đâu rồi. Ân nheo nheo mắt: - Trong những bản thảo Duy từng đánh máy chớ đâu. Trong đó ức tỷ câu very good. - Vậy ông ráng nhớ để ứng dụng vào việc cua đào. -Không cần nhớ như học bài, câu nào hay tự nhiên mình nhậm tâm hà. Phượng Duy lắc đầu, mắt tình cờ hướng về cửa sổ tò vò. Biên đang chống cầm và đang cười với cô. Sao lúc nào hắn cũng ở đó để cười nhỉ? "Đọc ngang nào viết trên đầu có ai". Duy quơ tay lấy cái nón cơn lốc màu da cam của Ân chúp lên đầu mình. Vào tới nhà rồi, cô vẫn không hiểu tại sao mình làm thế. Thằng Ân hí hửng: - Mình còn một cái y chang cái này. Duy giử lấy đội cho hai đứa giống nhau. Duy vứt phịch cái nón lên bàn: - Hổng dám giống Ân đâu. Nào Bắt đầu làm việc. Ân cười nhắm híp mắt.Nó tằng hắng giọng và đọc rõ từng chử. Duy gõ lia gõ lịa trên bàn phím, những đầu nón tay cô đã tê buốt, nhưng cô không thể nghĩ khi chưa xong việc. Giọng Ân chợt hạ thấp xuống: -"Anh vuốt mái tóc con trai của cô bé. Đôi môi ngây thơ biết buồn. Đôi mắt hồn nhiên đã biết khóc và bảo: Anh yêu em"... Phượng Duy đánh xong rồi mà vấn chưa nghe Ân đọc tiếp. Cô hối nó: - Tiếp đi! - Anh yêu em. Yêu thiệt đó Phượng DUy đưa tay lên định gõ tiếp, nhưng sao cô nghe gịong thằng Ân kỳ kỳ. Duy quay sang nhìn và bắt gặp ánh mắt rực sáng của Ân. Phượng Duy ngỡ ngàng khi nó lập lại: - Anh yêu em. Thiệt mà Duy Lấy lại vẻ tự nhiên thật nhanh, Duy khô khan bảo: - Câu này không có trong bản thảo. Chắc Ân mệt rồi nên đọc sai. Thôi mình nghĩ. Dứt lời cô đẩy ghế bước nhanh ra sân và đưa tay lên xoa gương mặt nóng bừng. Thằng quỷ này hôm nay đùa dai thật. Đã vậy, còn ngồi ly không chịu về nữa chứ. Duuy cắn môi, nói vọng vào: - Ngày mai kiểm tra Ân về học bài đi. - Duy vẩn chưa đánh máy xong mà. - Tối nay me, mình sẽ đánh tiếp. GIờ mình oải quá rồi Dứt lời, Duy đi ra phía cổng. Mở khoá cô lầm lì khoanh tay chờ tống tiển Ân lúng túng dắt xe ra: - Đừn giận nghẹn Mặt Duy tỉnh như ruồi: - Mình cám ơn ông không hết sao lại giận, cho dù Ân cố tình đọc sai để được về. Ân gan cùng mình: - Anh cố tình nói thế để Duy hiểu là... anh yêu em. Phượng Duy nổi khùng lên: - Cái gì? Ông tin tui tui... bụp ông không? Đừng có mà bậy bạ. Hừm! Anh cái con khi? Bỏ mặt Ân đứng như cột đèn, Duy đùng đùng trở vào. Ngồi phịch xuống ghế rồi, nhưng tim cô vẩn đập thình thịch. - Cái thằng trời đánh. Duy tức tối rủa thành lời. Cô không ngờ Ân trở chứng dám biến tình bạn vô tư thành tình yêu đôi lứa với cô. Nó có tửng không nhỉ? Lâu nay Ân luôn là đứa nghe lời cô nhất. Thằng Trung đôi khi còn trái ý cô chớ Ân thì không. Nó rất chiều Duy và cô rất khoái được chiều. Nhưng đâu phải vậy rồi nó có quyền tỉnh tò với cô. Ối giời ơi! nhớ tới đôi mắt của Ân lúc này, Duy gai cả người. Nó vừa rực cháy vừa khờ dại thế nào ấy. Duy không thể diển tả được. Chỉ biết cái nhìn của thăng Ân không hề làm cô xúc động, trái lại nó khiến Duy bị xúc phạm. Cái thằng quỷ ấy đã phá vở tình bạn trong sáng của hai đứa suốt mấy năm ròng thời đi hạc. Sao nó không cứ như thằng Trung hay thằng Hòang cho khoẻ khoắn cuộc đời nhỉ. Ối trời! Sao Duy buồn thế này. Cô gục đầu vào đôi tay đang rả rời và nghe giọng bà Thảo oang oác: - Đứa nào lại không khoá cổng? Con Duy đâu rồi? Nó chứ không ai vào đây. Đồ con gái đoảng! Nhổm dậy Duy bỏ chân không chạy ra đóng cổng. Như một thói quen, mắt Duy lại nhìn về ô cửa tò vò. Biên không có đó. Nhún vai, cô ngồi xuống cái ghế đá dưới gốc khế già. Dầu chẳng muốn nhgĩ tới, như sự việc nóng hổi vừa xẩy ra vẫn quay mòng mòng trong tâm trí Duy. Sao nó dám nói thế chớ? Đã bao giờ cô lẳng lơ ởm ờ với nó đâu? và cũng có ai ghép Duy với nó như từng ghép thằng Hoàng với Lan Khuê, thằng Trung với Kim Tú đâu. Sao thằng Ân lại lộn xộn thế nhỉ? và sao Duy ghét nó thế. Giận dỗi mà cũng chẳng biết giận dỗi ai. Phượng Duy leo tuốt lên tót lên cây khế. Hái một trái, cô há môm cắn một miếng thật to và chảy nước mắt vì chua. Bỗng dưng trong đầu Duy ngân nga hai cau thơ: "Hãy là hoa xin hãy khoan là trái Hoa nồng hương mà trái lắm khi chua" Bà nội bảo dù chua cỡ nào, khế cũng không làm người ta ê răng. Vậy thì Duy phải xơi hêt trái này như đế phi tang lời lỏ tình non èo của thằng Ân mới được. Mắt mũi bận nhăn nhó, nhắm híp vì chua nên Duy không thấy một con thằn lằn đen xì đang phóng về phía mình. vốn rất sợ loại máu lạnh này, nên Duy hét lên kinh hoàng. Quên mình đang trên cây, cô vừa phủi vừa nhẩy... và rơi đánh ầm xuống đất, chân trúng ngay con thằn lằn khiến nó mình bò một nơi, đuôi lại nằm giẩy tê tê sát bên Duy, trông thật kinh dị. Người đau điếng như cô vẩn cố sức đứng dậy, mắt không rời cái đuôi thằn lằn. Ngay lúc đó cô nghe giọng Biên: - Ơn Chúa em vẩn không sao. Vừa quê vừa cáu, Duy hất hàm: - Anh thích người khác có sao lắm à? Biên từ tốn: - Tôi đâu có ác dử vậy. Này! tay em trầy hết cả rồi kìa. Phượng Duy nhìn cùi chỏ nó bị rướm máu một khoảng khá lớn, nước vàng chảy ra, cô bắt đầu rát. Không nói với Biên thêm lời nào, Duy khập khểnh bước về nhà. Hư! chân cô không trầy xước nhưng nó lại nhức khi đi. Cầu trời nó đừng bị trặc trẹo gì. Nhón taylấy chai alcool trên đầu tủ, Duy la trời khi chai thì còn nhưng alcool đã bốc hơi khô queo. Họa vô đơn chí là thế đấy. Không khéo Duy bị nhiểm trùng máu mà chết vì vết thương nầy lắm. Chỉ tượng thượng thôi mà cô đã run. Nhiễm trùng máu đâu phải chuyện đơn giản, mà cô thì không muốn chết một chút nào. Dù Biết thế nào cũng bị bà Thảo chì chiết, Duy cũng phải lên nhà lớn nhờ tủ thuốc ở đó cứu mạng. Nhưng mới bước khỏi cửa cô đã thấy Biên. Chắc anh ta vừa chạy lên gác xép rồi chạy xuống ngay nên mặt mày xanh mét. Biên nói trong tiếng thở: - Em sát trùng vết thương rồi bôi thuốc đi. trong đây có oxy gì, dầu mù u và băng cá nhân. Duy chớp mắt, cô không ngờ Biên lại quan tâm đến mình. Nhớ tới những lời vừa nói lúc nẩy Duy thấy ngượng. Cô cầm cái bịch nilông anh đưa và ấp úng cám ơn. Biên cười. Cái miệng rộng đàn ông mới quyến rủ làm sao. Phượng Duy ngở ngàng với nhận xét của mình. Một con bé nhiều nam tính như cô mà cũng biết xử dụng từ quyến rủ nửa sao? chắc Duy lậm tiểu thuyết rồi. Giọng Biên vang lên: - Để tôi giúp em. Duy từ chối giọng dịu dàng hơn: _ Tụi tự làm được. Cám ơn anh Biên dặn dò: - Em rửa vết thương bằng oxy già. Chắc là sẽ rát đấy. Sau đó, bôi dầu mù u vào, vết thương sẽ rất mau lành. Đợi Biên... khuất dạng. Duy mới bắt đầu làm theo lời anh ta. Cô mím chặt môi để không phải xuýt xoa kêu đau. Hữ! nổi đau này do thăng Ân gây ra. Ngày mai vào lớp nhất đình Duy sẽ mắng nó một trận ra hồn. Nhưng mà mắng nó tội gì đây? Phượng Duy khựng lại, ánh mắt Ân cùng những lời quỷ quái của nó làm Duy rối trí. Đã thế, cô sẽ nghĩ nó ra luôn cho khỏi phiền phức. Cầm mảnh giấy để kiểm tra của Trung lúc nảu Duy vào nhà lớn, leo cầu thang với đôi chân còn ê ẩm tới phòng Lan Khuê và gõ cửa. Con nhỏ Khuê thò đầu ra: - Nhờ vả gì đây? Duy... sôi máu vì giọng điệu xách mé của nó. Nhưng cô đang làm ơn chớ đâu có nhờ vả gì nó đâu. Đã làm ơn thì phải dịu dàng một chút. Xoè tờ giấy ra, Duy bảo: - Chị đọc thử xem làm được những câu này không? Trán hơi nhíu lại, khuê lướt mắt trên tờ giấy. Đọc xong nó không trả lời mà hỏi: - Những câu này là gì vậy? Phượng Duy từ tốn nói: - Đề kiểm tra ngày mai đó Lan Khuê vẩn không rời mắt khỏi tờ giấy: - Ở đâu ra thế này? Duy gãi đầu: - Thằng nhải thầm yêu chị nhờ em đưa đấy. Nó muốn chị được điểm mười. Lan Khuê liếc Duy một cái thật bén: - Vớ vẩn! Duy liền nói: - Em đùa. Nhưng đây là đề kiểm tra thật đấy. Khuê nhúng vai: - Cám ơn. Chị đã học hết rồi. - Cả những câu này sao? - Dĩ nhiên. Chị thừa sức đạt điểm mười nên đâu cần cái đề của thằng mắc dịch nào đó. Phượng Duy cút hứng. Lẽ ra cô phải tính tới việc bị rơi vào tình thế này chứ. Lan Khuê đúng là tự cao. Cô đã lo cho nó một cách vô ích đế bị nghe những lời phách lối dể ghét. Lấy lại tờ giấy Duy mệt mõi bước xuống lầu. Về nhà Duy ngáng ngẩm ngồi vào bàn và thèm được ngủ hơn bao giờ hết. Trên ô cửa tò vò cao tít, Duy nghe có tiếng nhạc. Cô thả hồn mơ mộng và quên bẳng cảm giác đau rát ở tay. Ngoài kia, chiều bắt đầu xuống. Chiều xuống dần theo những nốt nhạc ngân vang từ chiếc chuông gió treo trên ô cửa sổ. Sáu giờ sáng Duy khá tha thướt trong bộ áo dài trắng. Cô đi ra đi vào trứớc nhà miệng không ngớt nguyền rủa - Cái thằng quỷ này ngủ quên hay sao mà tới giờ vẩn không thấy bóng dáng đâu hết. Hừ! mai nốt không thèm đi chung với nó nửa. Nhìn vẻ nóng nảy của con gái bà Hiệp nói: - Ngồi một chổ chờ vẩn hơn đi tới đi lui với cái chân cà nhắc. Nhìn con, mẹ chóng mặt quá. Duy nhăn nhó: - Ngồi chờ con không chịu nổi. Bà Hiệp bỗng nói: - Cái nón màu cam của đứa nào? Mang vào lớp trả nó Nghe nhắc tới cái nón, Duy nổi nóng: - Đem vứt luôn chớ con không trả? - Sao lại thế? Con gái gì mở miệng cứ như thằng lưu manh. Phượng Duy di di đầu mũi giày trên mặt sân, giọng hơi dổi: - Ai biểu mẹ không sinh con là con trai làm chi, rồi bây giờ cứ mắng con giống thằng lưu manh. Bà Hiệp cao giọng: - Chớ không phải sao? mẹ chỉ con được một nửa dịu dàng, thùy mị của Lan Khuê thôi là đủ mừng rồi. - Dịu dàng, thùy mị kiểu giả dối như nó con ứ thèm. Thà cứ là một thằng nghịch quậy nhưng tâm hồn thanh thản, bạn bè quý mến. - Bạn bè nào ngoài mấy thằng đực rựa hay tới đây. Nhưng cái nón của đứa nào, sao con lại muốn vứt? Phượng Duy nói: - Của thằng Ân ạ. Nó còn một cái y chang như vậy, cái này nó đưa con để đội cho giống nó... Xí ai mà thèm... giống nó. Ngay lúc đó, có tiếng kèn xe ngoài cổng. Duy vội chào mẹ rồi ào ào ôm cặp bước ra Giọng Duy hầm hừ: - Làm gì tới trể dử vậy.. lớp trưởng? Vẩn thái độ trầm tỉnh ung dung của lảnh đạo lớp, Trung từ tốn: - Trể đâu mà trể tại mấy người ham đi học sớm, nên mới thấy trể. Mà Duy đã học xong những câu hôm qua chưa? Duy tỉnh bơ: - Chưa, đã bảo trăm sự nhờ Trung rồi mà... học làm chi nữa. Trung kêu lên: - Đành rằng vệy, nhưng ít ra Duy phải học sơ sơ Trung mới nhắc được chứ. Phượng Duy thở dài: - Ngày hôm qua, Duy đánh máy suốt. Tới bây giờ hai vai còn ê ẩm. Đã vậy còn bị té nửa chứ. Trung nhíu mày: - Sao lại té? té ở đâu? Duy khựng lại rồi nói dối: - Làm việc tối tăm mặt mũi, vấp té ở bậc thềm cửa chứ ở đâu nửa. - Hôm qua Ân không tới đọc bản thảo cho Duy sao? - À thì ra Trung bảo nó tới. Vậy mà... Trung tò mò: - Vậy mà thế nào? Phượng Duy phẩy tay: - Không nhắc tới nó nửa. Trung càng tò mò hỏi: - Nhưng sao kỳ vậy? Nó nói gì làm Duy giận? Phượng Duy ậm ự: - Không Rồi cô trớ đi: - Sợ Ân không học kíp bài vì... vì mình - Duy không phải lo. Nó cùng lò thầy Cư với trung cơ mà Vào lớp, Duy vội lấy tập ra dò bài chớ không huyên thuyên với bọn con trai như thường ngày. Lớp Duy vỏn vẹn có chín... mống con trai, còn bao nhiêu là gái hết, nhưng chỉ vài đứa chơi được, khổ là trong số chơi được ấy không có bà chị Lan Khuê, nên dù muốn Duy vẩn chơi thân với chín thằng đực rựa hơn. Ngoài chúng ra Phương Duy chỉ còn thân được với Tú Nhi, con bé quê tận Quảng Bình vừa chuyển vào học năm vừa rồi. Bọn con gái xảnh xẹ của lớp chê Tú Nhi quê mùa, nói tiếng trọ trẹ khó nghe, nên không thèm chơi, thế là Duy chơi với nó vì cô vốn hào hiệp mà. Mẹ vẫn nói: - Đời người ta bạn bè thì nhiều, nhưng tri âm tri kỷ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều ấy quá không sai. Chẳng hiểu thằng Ân có phải là tri âm tri kỷ cúa Duy không? Sao bẩng dưng nó trở chứng như thế? Lớp bỗng ồn ào hẳn lên. Bọn con gái vây Lan khuê đòi khao náo nhiệt cả một dãi bàn. Mà chúng đòi khao về chuyện gì nhỉ? Tò mò nhìn, Duy thấy Hải My, Hà Giang, Thu Mai rồi thằng Hoàng, thằng Ân đang giành giựt nhau tờ mực tím mới còn Lan khuê đang cười tít mắt gần đó. Khuê vổ tay như để thuyết lập trật tự rồi hùng hồn tuyên bố: - Các bạn đừng giành nhau nữa. Ngày mai mình sẽ mua tặng mỗi bạn một quyển mực tím kèm theo chữ ký của mình hẳn hoi. Cả lớp trừ Duy vỗ tay rầm rầm. Nghiêng đầu về phía Tú Nhi, cô hỏi: - Có gì hay mà tụi nó giành nhau thế? Tú Nhi lơ lửng: - Không những hay mà còn đặc biệt nữa. Rồi nó thắc mắc: - Răng mị lại hỏi tau? mi là em con khuê răng mi chẳng biết mô tê chi rứa? Phượng Duy nổi cáu vì cái giọng nặng trịch của Tú Nhi: - Mà chuyện gì mày nói đại đi. Mô tê răng rứa hoài tao mệt quá. - Nhỏ khuê có bài đăng báo. Một truyện ngắn và lời giới thiệu của trưởng nhóm Me Xanh đàng hoàng. Duy buột miệng: - Lạ à nghe. Đúng là tao chả biết mô tê gì thiệt. Tú Nhi trầm trồ: - Lan Khuê đẹp, lại có tài văn chương bọn con trai chết mệt với hắn mi hè. Phượng Duy làm thinh: Chuông vào học. Giờ kiểmtra đã tới, cả lớp im phăng phắc khi thầy bước vào. Chắp tay sau lưng, thầy đảo mắt nhìn cả lớp rồi đưa tay chỉ: - Em, em, em, em... Đổi chổ Tim Duy muốn rớt ra khi Trung đứng dậy lên tận bàn nhất. Tàn đời rồi, phen này chắc xơi trứng. Người ngồi xuống chỗ của Trung là Ân. Chẳng biết Duy nên mừng hay nên tiếp tục giận nó nữa đây. Giọng Ân thì thầm: - Có mình Duy không phải lo l Cô nuốt nghẹn xuống. Hữ! Nó biết Duy đang lo, giỏi lắm... Thầy cho hai đề khác nhau, mỗi đứa làm một đề, khỏi đứa nào dòm liếc hoặc làm chung với đứa nào. Duy đổ mồ hôi hột. Cô gằm đầu vẽ đủ thứ hoa trên giấy nháp. Thầy đi tới đi lui như duyệt binh. Sao hôm nay thầy làm găng thế nhỉ? Đã đổi chổ, cho hai đề lại còn gác cho thật chăm nữa. Chắc Duy tiêu rồi. Ân cắm cúi viết. Thầy vừa quay lưng là nó đẩy qua cho Duy tờ giấy ngay. Nhớ tới trò "tỉnh tò" hôm qua của nó Duy thấy bực nên đẩy ngược trở lại với vẻ ta đây không cần. Thằng Ân lại đùa tờ giấy qua. Thầy quay xuống bắt gặp liền quát: - Hừ! mổi đứa một đề mà còn trao đổi. Hai em đứng lên xem. Người Duy nóng bừng vì mấy chục cặp mắt đang hướng về phía mình. Thằng Ân lên tiếng: - Lổi tại em em hỏi bài bạn ấy. Thầy cầm tờ giấy bằng chứng lên: - Anh hùng cứu mỹ nhân! ai hỏi bài ai tôi biết mà. Nhưng em muốn làm anh hùng, tôi sẽ cho hai con zero chia ra cho mỗi em một con làm kỷ niệm. Cứ đứng đó... chơi, khỏi làm bài tiếp. Phượng Duy rầu rỉ nhìn bàn tay mình. Nó chai ở những đầu ngón. Người ta bảo đánh máy dễ bị đau tim, hôm nay cô thấy đúng như vậy. Cô đang đau tim, lẩn đau khổ vì công việc đánh máy để kiếm sống của mình. Vì nó, cô không thuộc bài, vì nó mà Duy và Ân phải đứng suốt tiết học, khi cả lớp cậm cụi làm bài kiểm trả. Liếc Ân Duy thấy mặt nó chảy dài chắc không thua gì cô. Hừm! dù chẳng muốn hai đứa cũng rơi vào hoàng cảnh giống nhau rồi. Duy nghe thằng Ân thì thào: - Đúng là ý trời. Có họa cùng chia... Phượng Duy muốn cãi lại... ý trời... đánh của nó, nhưng sợ thầy mắng nên đành làm thinh. Hết giờ, Trung trở về chổ. Nó chép miệng: - Duy đúng là xui. Cả thằng Ân cũng vậy. Lẽ ra hai đứng nên thận trọng một chút. Bỗng dưng Duy giận dỗi: - Lổi tại tui. Ông khỏi lên lớp nữa. Rồi Lặng lẽ khoanh tay nhìn Lan Khuê đang khua môi múa mép với lũ con gái thường ngày hay nói sau lưng nhưng hôm nay lại xum xoe tưng bốc nó. Duy cũng không ngờ Khuê lại viết truyện và lại được đăng báo. Nó đúng là một tiểu thư đáng được ái mộ chứ không phải như Duy. CÓ chút gì tủi thân chận ngang cổ Duy, cô muốn bỏ ra hành lang cho đở ngột ngạt một chút, nhưng cô không nhất nổichân, thôi thì ngồi đây vậy. Tú Nhi quan tâm tới cô: - Mi mần răng trông nhợt nhạt rứa Duy. Chuyện qua rồi đừng thèm buồn nửa. Duy gượng gạo: - Tao có chuyện gì đâu, chỉ có cái hơi mệt. Nhi gật gù: - Mi chắc đánh máy suốt đêm qua hỉ? - Ờ! sao mày biết - Tau nghe Ân nói, hắn nói mi cực lắm, không có thời gian học bài. Duy chớp mắt. Tú Nhi lại trọ trẹ: - Nhìn mi và Lan khuê khó ai biết rằng tụi bây là chị em. Đứa sướng như tiên, đứa cực như ở đợ, lạ thiệt đó. Nó bũi môi: - Lan Khuê rảnh rổi tới mức thừa thời gian mơ mộng, thừa thời gian tưởng tượng để viết truyện. Ní chắc chắn là đứa chưa bao giờ biết cực khổ là chi. Bởi rứa tao dám cá truyện của nó dở ẹc Duy lại bênh Lan Khuê như một thói quen: - Sao mày lại nghĩ vậy, khi Khuê có tài mà. Tú Nhi tài khôn: - Nhà vănn phải chịu nhiều đau khổ mới rức ruột cho ra tác phẩm. Sướng như Khuê mần răng viết hay được. Duy ngập ngừng: - Khuê có thể đau bằng sự cảm thông nổi đau của người khác. Tú Nhi gân cổ lên: - Xì! mi nói đứa mô tao còn tin chớ con Khuê ấy hỉ? còn lâu! Nó khinh người tực cao răng mà biết thông cảm với ai. Trong lớp ni được mấy đứa thích nó. Tụi đó giả vờ khen, nó hỉnh to mũi tưởng thiệt. Nghĩ mà tội! mà không nghĩ mà đáng đời. Chuông vào học. Trung là đứa vô lớp với vẻ thắc thỏm: - Thầy phê tiết C trong sổ, đã vậy còn nêu đích danh Duy và Ân nữa. Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời phụ huynh vào. Nghe Trung nói thế Duy nẩu cả người. Mấy tiết học còn lại Duy chả típ thu được chử nào. Cô buồn chán chưa từng thấy. Cũng một này Lan Khuê lên chín từng mây của sự tán dương, còn cô rơi xuống chín từng địa ngục của chê trách. Mà cô đáng trách thật chứ bộ. Phải như hôm qua cô chịu khó học thuộc cái đề Trung đưa thì đỡ khổ rồi.Thầy đổi chổ, cho hai đề, nhưng thật ra là cái đề đó thầy cắt làm hai. Ôi thầy ơi là thầy! Con sợ thầy thật rồi. Ra về, Duy lầm lũi ôm cặp ra sau chót. Cô tưởng tượng cảnh mẹ giận dữ thế nào khi nhận được giấy mời của cô chủ nhiệm mà rầu. Rồi bà Nội nữa. Lan Khuê ở cùng bà dể gì nó không méc... moi cho bà lên máu vì tức. Từ nhỏ Lan Khuê đã là người mang vinh quan về cho giòng họ. Nó được cữ đi thi văn giỏi cấp thành, cấp quốc gia và lần nào cũng mang giải về. (Giờ Duy mới nhớ ra giỏi văn như Khuê, viết truyện đăng báo là đúng sở trường rồi) Duy không bao giờ quên năm vào lớp mười, Lan Khuê được giải nhì giỏi văn toàn quốc (mà trong lớp bọn nhiều chuyện bảo là giải giỏi văn toàn nước). Truyền hình đã cử phóng viên tới làm một phóng sự về "con ngoan trò giỏi Lê Lâm Lan Khuê" Lần đó, Lan Khuê đã diển xuất sắc vai con ngoan, cháu hiếu thảo của minh. Nó đã cầm chổi quét hết cái sân rộng, ngồi nhặt rau muốn, rửa chén, nấu cơm và nhổ tóc sâu, đấm lưng cho bà nội. Ai nhìn cũng phải cảm động. Nếu lần đó nó chịu khó nhúng khăn lau mặt, chải táo cho cô Trầm chắc vai diển của nó càng thuyết phục hơn, nhưng vì nội không muốn nên vai ngoan của nó chỉ ở mức độ đó. Còn vai "trò giỏi" thì công phu hơn. Người ta vào tận lớp quay cảnh nó quét lớp (cảnh này hơi bị lập lại cảnh nó quét hết cái sân rộng ở nhà). Cảnh nó giơ tay phát biểu ý kiến liên tục. Rồi cuối cùng đoàn làm phim cũng trở về với gốc học tập của nó. Lan Khuê trình bày phương pháp học của minh, trình bày cách giúp các bạn yếu kém trong lớp tiến bộ hơn, và đứa ngu dốt được nó giúp học tốt lại chính là Duy. Giờ nhớ lại, Phượng DUy vẫn còn tức sao mình lại chịu nhập vai học dốt. Có lẽ lúc ấy cô muốn giúp đoàn làm phim quay cho nhanh cảnh này, chớ cô không nghĩ xa xôi. Đến khi ngồi vào bàn nghe Khuê lép nhép hướng dấn cách giãi một bài toán, Duy mới thấy mình ngu vì Khuê đang dạy trật lất, nhưng cô vẫn phải vờ gật đầu ra vẻ hiểu rất hiểu Phóng sự ấy đã làm nội vui mấy năm luôn. Bao giờ có khách tới nhà, bà cũng lôi Khuê ra khoe. Cũng may lúc chiếu lên TV khuôn mặt Duy chỉ thoáng qua nên chả ai để ý tới cô. Dù vậy Duy vẩn không thế nào quên, và lúc này, cảm giác khó chịu ấy cứ lớn dần, lớn dần trong cô vi bây giờ cô đúng là một học trò dốt cần được giúp đở để tiến bộ hơn. Giọng Trung vang lên khi nghe Duy thở dài: - Duy đừng lo, nếu cô chủ nhiệm gởi giấy mời, Trung sẽ nhờ mẹ vào thay bác Hiệp. Cô chủ nhiệm chưa gặp mẹ Trung lần nào. Phượng Duy lắc đầu: - Vào là để cô mắng vốn, Duy không muốn phiền bác gái. Với lại, thế nào mẹ cũng biết. Trung gật gù khen: - Duy... chì lắm. Chỉ có tội thằng Ân, ba nó cực kỳ khó. Nó bảo sẽ nhờ ông xe ôm nào phong độ một chút đóng vai ba nó. Duy kêu lên: - Trời đất! nó dám à? Và Trung ăn cắp ý tưởng của nó để định giúp Duy, đúng không? Trung ấp úng: - Nhưng Trung... Trung nhờ mẹ ruột của mình chớ đâu nhờ ông xe ôm. Phượng Duy chớp mắt: - Hai bạn tốt với mình quá, làm mình ngại. Trung lập lại một câu cũ rích: - Có gì đâu. Tụi mình là bạn thân mà. Trung nập ngừng: - Duy nên dành thời gian học một chút. Phượng Duy nói: - Biết rồi. Hết đợt bản thảo này, công việc không dồn dập nữa. Duy sẽ học. Trung hớn hở: - Vậy thì tốt rồi. Nó bổng ngập ngừng: - Ân và Duy không có gì chứ? Duy cáu kỉnh: - Có gì là có gì? Trung nói nhanh: - Mình thấy hai bạn sao sao ấy. Tú Nhi nói tại hai bạn đùn qua đẩy lại tờ giấy nháp nên thầy mới trông thấy. Duy thảng nhiên: - Mình không thích xem bài của nó. - Lý do? Duy lấp liếm: - Tại mình không chuẩn bị tinh thần. Trung bật cười: - Trời! Đúng là cãi chày cãi chối, Duy không thành thật thì thôi, mình sẽ hỏi Ân nó chắc đang cần người tâm sư. Duy chuyển tông hình sự: - Tui cấm ông hỏi nó những gì có liên quan tới tui. - Kể cả chuyện thầy cho đôi uyên ương trứng để chia sầu cho hai người à? - Ông giỏi nói bậy lắm. - Trung đùa một chút mà. Sao bửa nay Duy quạu thế? -Trước những chuyện vừa xẩy ra, được mấy người không quạu chứ? Trung xua tay: -Thôi bỏ qua đi. Ngày mai cóo thể kiểm tra mười lăm phút môn anh văn. Duy nhớ xem bài nha. - Ừ Trung ngừng xe trước cổng. Duy luồn tay vào trong nhấn chuông. Người ra mở cửa cho cô là Biên. Anh mỉm cười: - Chào Duy Cô chớp mi: - Cám ơn anh đã mở hộ cửa Biên bước song song với Duy: - Vết thương thế nào rồi? Duy nhúng vai: - Chỉ là vết trầy thôi. Anh gọi đó là vết thương nghe buồn cười quá. Biên lơ lững: - Hình như lúc nào Duy cũng đi học về trể hơn Khuê, dù đi một mình hay hai mình. Phượng Duy nói: - Tại tôi thích lêu lỏng, la cà chớ không ngoan hiền, tan học là về nhà ngay như chị Khuê. Biên nheo nheo mắt: - Trông Duy không giống một người lêu lỏng, la cà tí nào. Duy cười khấy: - Tại anh chưa biết về tôi đó thôi. Tôi và chị Khuê là hai thái cực. Nếu chị Khuê là thiên thần thì tôi trái lại. Ngay lúc đó Khuê xuất hiện ở hàng hiên nhà lớn. Với gương mặt rạng rở sáng như trăng. Khuê nghiêng người điệu hạnh gọi: - Mời anh Biên vào xơi cơm ạ. Phượng Duy bước nhanh: - Chúc anh ngon miệng Biên nhìn theo vẻ vội vàng như biến chạy của cô rồi bước vào nhà lớn. Lan Khuê nghiêm giọng: - Mai mốt anh đừng mở cổng cho Duy nửa. - Tại sao vậy? - Đó không phảilà việc của anh. Anh là khách kia mà. Nội mà thấy sẽ rầy bọn em đấy. Biên lắc đầu: - Đừng nghĩ như vậy tôi luôn mong được Khuê và mọi người xem là người nhà. Khuê vui vẻ: - Vâng, xin mời người nhà vào xơi cơm Biên ngạc nhiên vì thái độ hơi khác thường của Khuê. Mới ở đây khoảng nửa tháng nhưng Biên cũng nhận ra hai cô gái ở trong ngôi nhà này, cô nào cũng rất có cá tính và đẹp. Nếu bàn về sắc thì Lan Khuê đẹp hơn, song khiến người khác muốn chinh phục thì chính là Phượng Duy, một cái tên là lạ. Cô bé này trông bướng bỉnh gai góc hơn cô chị họ với điểm mạnh là lúc nào cũng có con trai vây quanh. Trái lại, Lan Khuê thì kính cổng cao tường, suốt ngày rút rong phòng, cô bé mơ mộng lắm thì phải. Đã đôi ba lần Biên bắt gặp Khuê chống cằm xa vắng ở balcon tầng một thật lâu. Với quyển sổ màu đỏ trên tay Khuê hý hoáy viết rồi hý hoáy bôi xoá. Chắc cô nàng làm thơ. Không biết ai là nhân vật chính trong thơ của Khuê đây? Dù là ai Biên tin mình có cơ hội là nhân vật mới của Khuê. Anh tin như vậy. Vào bàn ăn Biên lịch sự mời một dọc từ ba Nhu, ông thân, bà Thảo Lan Khuê rồi mới cầm đủa. Bà THảo gắp cho Biên miếng thịt gà rôti: - Con trai phải ăn mạnh bạo vào. Bác thấy ngại nếu cháu cứ khách khí mãi. Biên nói: - Cháu không làm khách đâu ạ. Ông Thân bổng nói: - Trưa nay con Duy ăn cơm một mình à? Bà Thảo thản nhiên: - Hầu như trưa nào nó cũng một mình. Dạo này thiếm Hiệp ở lại cơ quan buổi trưa. Ông Thân càu nhàu: - Lạ thật! từ chổ đó về nhà có xa xôi gì. Sao lại bỏ con nhỏ một mình như vậy chứ. Ngày mai bà gọi nó lên đây ăn cùng cho vui. Lan Khuê lể phép: - Dạ con đã gọi rồi, như Duy không chịu nó bảo..bảo... THấy Khuê ngập ngưng bà Nhu hỏi: -Nó bảo sao? - Duy không thích ăn chung với người lạ ạ. Bà Nhu ngừng đủa: - Con nhỏ buồn cười thật. Trước lạ sao quen chớ có gì đâu. Đây không giống tánh của nó chút nào. Lan Khuê thoáng bối rối một chút, nhưng bà Thảo đã kịp dãi vây cho cô: - Ối dào! cái con mưa nắng ấy thì nói làm gì. Suốt ngày toàn chơi với con trai. Đã không có bố mẹ nó lại bỏ bê không quản lý, rồi chả biết đi tớ đâu. Bà Thảo định bêu rếu tiếp nhưng thấy chồng lừ mắt, nên thôi. Lan Khuê lên tiếng phá bầu không khí coo phần nặng nề: - Bửa nay ở lớp con vui lắm Bà Thảo hỏi ngay: - Được điểm mười hả? Khuê thủng thà thủng thỉnh: - Dạ chưa, nhưng con làm bài kiểm tra rất tốt, chắc sẽ được điểm mười. Con vui chuyện khác kìa. Bà Nhu tò mò: - Chuyện gì vậy? Lan Khuê liếc về phía Biên: - Báo mực tím giới thiệu về con... Bà Nhu buông đủa: - Thật à? họ vẩn còn nhớ con là "con ngoan trò giỏi" sao? Lan Khuê khoe: - Con viết truyện ngắn, gởi cho họ xem coi thế nào. Không ngờ được đăng kèm theo lời giới thiệu. Ông Thận cũng cười tít mắt: - On gái tôi thành nhà văn cơ đấy. Biên cũng cười: - Chúc mừng em, phiến lá mới. Khuê hảnh diện: - Anh cũng biết từ phiến lá mới nữa sao? Biên nói: - ANh cũng thường đọc Mực Tím. Nhưng số mới này anh chưa mua. Lan Khuê cao giọng: - Em sẽ tặng anh một quyển. Biên đẩy đưa: - Kèm với chữ ký đấy. Khuê hỉnh mũi: - Đương nhiên Bà Thảo phấn khởi ra mặt: - Bạn con có đòi khao không? - Dạ có chứ. Con hứa sẽ tặng mỗi đứa một quyển. Tụi nó vổ tay quá trời. Ông Thân gật gù: - Phải tặng chứ. Ba cũng cần vài quyển tặng bạn bè nửa. Lan Khuê bổng thở dài: - Niềm vui của con sẽ thật trọn vẹn nếu Phượng Duy không bị thầy phạt. Bà Nhu nhíu mày: - Sao cơ? Nó bị phạt vì chuyện gì? Khuê buồn hiu: - Quay cóp trong giờ kiểm tra ạ. Bà Thảo chép miệng: - Ữ hự! đúng là nhục. Lan Khuê nhỏ nhẹ: - Cũng tội nghiệp, hôm qua nó bận đánh máy suốt. Ý là con đã đoán trước phần thầy cho, chép sẳn vào giấy bảo nó học, nhưng nó vẫn không học nổi, đến khi làm kiểm tra, nó giật bài của thằng Ân, khiến thằng nhỏ cũng bị thầy bắt đứng hết giờ vì tưởng hai đứa trao đổi. Lớp bị phê tiết C, hai đứa bị ghi tên vào sổ đầu bài. Thế nào cô chủ nhiệm cũng gởi giấy mời phụ huynh. Bà Nhu nói như than: - Con không cha là thế đó. Ông Thân vổ bàn: - Không cha vẩn còn bác mà... Bà Thảo bỉu môi: - Thím Hiệp bênh con chầm chập. Anh đừng đụng vào con gái vàng gái ngọc của người ta. Tâm trí để lo cho con Lan Khuê kìa. Ông Thân xìu xuống: - Lan Khuê đâu có gì đâu để lo - Sao lại không? Ông... Ông... Lan Khuê kêu lên: - Mẹ... Bà Thảo kịp nín lại. Ngượng ngập nhìn Biên bà giả lả: - Chuyện nhà bác chắc làm cháu ăn mất ngon? Biên nói: - Gia đình nào cũng có chuyện vui lẩn với những chuyện không vừ ý mình nhưng được như gia đình... chúng ta đây là quý lắm rồi ạ. Nếu phải ở nhà trọ đơn thuần của sinh viên hoặc ở ký túc xá, cháu sẽ rất lẻ loi, cô độc, chớ đâu được ấm áp tình cảm gia đình như thế này. Giằng lấy cái chén trên tay Biên, Khuê nói: - Vậy anh phải ăn thêm chén nửa. Biên mĩm cười: - Anh đâu dám từ chối. Cơm xong, Biên không rút lên căn gác của mình mà lang thang quanh vườn râm ran tiếng gió. Anh lắng nghe cái phong linh trên của sổ lanh canh reo vui và thấy chổ trọ này quá lý tưởng. Bước gần tới căn nhà nhỏ của Phượng Duy, chân anh bổng ngại ngần. Biên không tin lắm về những gì Khuê nói lúc nẩy, nhưng lòng anh vẩn có một nổi buồn. Nổi buồn ấy rất mơ hồ, song Biên vẩn biết anh buồn vì nghĩ tới Phượng Duy. Biên vẩn nghe bạn bè ngâm nga: Trăm năm Kiều vẩn là Kiều Học trò quay cóp là điều hiển nhiên Đó là lời nguỵ biện khi sợ rớt nên phải làm liều. Đó cũng nói lên rằng quay cóp là chuyện phổ biến trong giới còn đi học. Nhưng giật bài của người khác thì là hành động quá ư... xấu. Đáng sợ hơn người có hành động đó lại là một cô gái như Phượng Duy. Biên ngồi dưới gốc khế và nghe tím ngắt một màu thất vọng.