Chương 3

Sương mai mù mịt, chân trời rạng sáng. Những tòa nhà cao, lầu son gác tía xung quanh có cửa sổ chạm trổ hình long phụng của nhà họ Triển hiện lên khi mờ khi tỏ trong đám sương mai phủ kín chân trời. Mặt đất yên lặng như đang say sưa trong giấc ngủ. Khuôn viên nhà họ Triển lặng ngắt như tờ.
Thiên Hồng rón rén bước từ hành lang ra phía ngoài với vẻ lo âu, hồi hộp. Tuy chân bước thoăn thoắt về phía trước, thỉnh thoảng nàng vẫn quay đầu lại nhìn về phía sau như sợ có người đang theo dõi. Khi nàng đi qua cây cổ thụ, một con chim nghe tiếng động vỗ cánh bay, đánh thức cả bầy chim cùng bay lên bầu trời sương mù phủ kín, khiến nàng giật mình lo sợ. Thiên Hồng đứng lại, đảo mắt nhìn quanh. Thấy khuôn viên nhà họ Triển vẫn lặng yên, nàng mới thở phào, tiếp tục đi về phía trước.
Bước đến trước cửa sổ căn phòng của Vân Phi, Thiên Hồng dừng lại. Nàng thở ra, nín lặng một lúc, rồi đưa tay gõ nhẹ vào cửa sổ.
Vân Phi đang nằm trên giường, vắt tay lên trán, mở to cặp mắt nhìn lên trần nhà tư lự. Thật là một đêm dài dằng dặc! Những chuyện xảy ra hôm qua cứ lởn vởn trong đầu chàng. Bệnh tình của mẹ, niềm hân hoan của cha, thái độ ngông cuồng của Vân Tường... khiến chàng suốt đêm không chợp mắt được.
Nghe tiếng động ngoài cửa sổ, chàng lập tức trở mình, hỏi:
-Ai?
Thiên Hồng đáp khẽ:
-Em đây! Em là Thiên Hồng!
Vân Phi lập tức bước tới mở cánh cửa sổ, bất chợt bắt gặp ánh mắt nóng bỏng của nàng.
-Em phải xuống bếp giúp bà Trương làm đồ ăn sáng, nhân cơ hội này đến nói cùng anh vài chuyện. Nói xong em sẽ đi ngay!
Vân Phi kinh hoàng, chăm chú nhìn nàng:
-Ủa!... Chuyện gì vậy?
Thiên Hồng đăm đăm nhìn Vân Phi, như có muôn ngàn lời muốn nói với chàng nhưng không sao nói hết được, vì không đủ thì giờ! Trong chốc lát, nàng nói với chàng những điều suốt đêm qua đã sắp sẵn trong đầu:
-Trong mấy năm qua, điều em không thể quên được là tối hôm anh bỏ nhà ra đi, anh không hề nói cho ai biết, nhưng chỉ nói với em: “Anh sắp đi rồi!” Anh có còn nhớ tối hôm đó em cũng nói lại với anh: “Em sẽ chờ anh suốt đời!”...
Vân Phi hoảng hốt chặn lời Thiên Hồng, giọng chàng nghẹn ngào:
-Em đừng nhắc lại chuyện xưa nữa. Lúc đó anh cũng nói với em: “Đừng chờ anh trở về, dứt khoát đừng chờ anh trở về!”... Anh không oán trách gì em đâu!
Thiên Hồng đau khổ, cố nén xúc động trong lòng:
-Em biết anh không oán trách em, nhưng em lại muốn anh oán trách em. Em không có nhiều thì giờ nói chuyện với anh, sau này, tuy chúng ta cùng sống trong một khuôn viên, dưới một mái nhà, nhưng chúng ta không còn cơ hội nói chuyện với nhau. Cho nên em cần phải nói cho anh biết tại sao em phải lấy anh Tường. Thật ra là vì hai nguyên nhân sau...
-Thiên Hồng! Em không cần phải nói cho anh biết tại sao!
Thiên Hồng đảo mắt nhìn quanh:
-Cần chứ! Em đã mạo hiểm đến đây để nói với anh chuyện này, mong anh nghe em nói!
Vân Phi xiêu lòng:
-Cũng được!
-Nguyên nhân thứ nhất, quả thực anh Tường đã làm cho em cảm động. Mấy năm qua, anh ấy đã bỏ ra nhiều thì giờ vì em, khiến em tin rằng nếu không có em thì anh ấy không thể sống nổi! Bởi vậy, em lấy anh Tường là xuất phát từ tình thương, hơn nữa em cũng nghĩ là sau khi lấy chồng em sẽ quên anh đi!
Vân Phi lặng lẽ gật đầu.
-Nguyên nhân thứ hai, em cũng đã lớn rồi, ngoài việc kết hôn cùng con trai nhà họ Triển, em không còn có lý do gì để tiếp tục sống đàng hoàng trong nhà họ Triển! Để được sống mãi trong nhà này, em đã bằng lòng lấy...
Vân Phi lịm người. Chàng tin những lời Thiên Hồng nói đều chân thật, và cảm thấy ân hận vô cùng. Thiên Hồng cắn môi, thở dài nói tiếp:
-Em biết hoàn cảnh của anh và em ngày nay không cho phép chúng ta gặp nhau riêng rẽ, Đừng nói anh Tường là người hay ganh tỵ với anh, dù anh ấy không ganh tỵ, em cũng không thể làm điều gì sai trái, càng không muốn anh làm điều gì sai trái. Những lời em muốn nói cùng anh đã hết rồi, bây giờ em xin đi đây! Sau này em không dám đến quấy rầy anh nữa. – Nàng đăm đăm nhìn chàng, nói thêm – Còn một câu em ấp ủ trong lòng suốt ngày và đêm hôm qua mà chưa có cơ hội nói với anh, đó là “Em vui mừng chào đón anh trở về!” Em nói thật lòng đó anh Phi à!
Mắt Thiên Hồng đỏ hoe, sau đó nàng lập lại câu vừa nói với thái độ hết sức chân thành: “Em vui mừng chào đón anh trở về!” rồi nói thêm: “Thôi em xin đi!”
Vân Phi không nén được xúc động, bèn gọi:
-Thiên Hồng!
Nàng quay đầu lại.
Chàng muốn nói gì nhưng nghẹn ngào không nói được, cuối cùng chỉ nói:
-Em... hãy cố giữ gìn sức khỏe!...
Thiên Hồng gật đầu, mắt đỏ hoe, bước nhanh ra ngoài.
Vân Phi đưa mắt tiễn biệt bóng người thiếu phụ gầy yếu đang khuất dần trong vườn cây thưa thớt, rồi đưa tay lên cài cửa sổ. Bất giác chàng quay người tựa lưng vào khung cửa, lòng dạ chán chường, chứa chất trăm mối tơ vò không sao gỡ ra được!... Chao ôi!... “Nhà”!... Mình chỉ mới về nhà được một ngày đã xảy ra bao nhiêu chuyện rắc rối!
oOo
Vân Phi lại chạm trán với Vân Tường trong bữa ăn sáng của gia đình.
Mọi người đã ngồi quây quần xung quanh chiếc bàn tròn trong bữa ăn sáng. Viên quản lý họ Kỷ cũng đến ăn sáng cùng gia đình họ Triển. Ông ta làm công cho ông Vọng hơn ba chục năm nay, công việc chính của ông là quản lý chuyện kinh doanh của nhà họ Triển. Hai mươi năm trước, ông Vọng đã cho gia đình ông dọn vào ở hẳn trong khuôn viên nhà họ Triển. Mỗi khi ông Vọng cao hứng, thường sai người đi gọi ông Kyœ đến ăn uống.
Thiên Hồng trong vai vế nàng dâu, cùng mấy nữ gia nhân đứng hầu bữa ăn sáng. Nàng lặng lẽ dọn bàn, bày bát đĩa. Vân Phi bước vào, nàng không dám ngẩng đầu lên nhìn chàng.
Thấy Vân Phi bước vào, ông Vọng vui vẻ lắm. Ông nhìn Vân Phi, nói với viên quản lý:
-Cậu hai đã về nhà, ông cũng nên sắp xếp công chuyện, việc nào giao cho cậu trông coi, việc nào giao cho Vân Tường, cần phải phân chia rõ ràng! Ông là quản lý, không nên vì Vân Tường là con rể rồi thiên vị. Hiểu không?... Vân Phi! Trong nhà có bao nhiêu chuyện phải làm, con muốn làm công việc gì, trông coi cái gì, thì cứ nói thẳng ra!
Vân Phi hoảng hốt! Chàng muốn nói mình không muốn dính vào bất cứ công việc gì của nhà họ Triển, nhưng lại sợ làm tổn thương tình cảm của chạ Nhất là khi nhìn thấy vẻ hân hoan lộ rõ trên nét mặt của mẹ hiền, chàng càng không dám nói gì nữa! Viên quản lý họ Kỷ gật đầu lia lịa:
-Vâng!... Vâng!... Nhất định là phải như vậy! Vân Phi là cậu hai, tất nhiên phải làm chủ!
Bà Huệ đằng hắng một tiếng, nét mặt lộ vẻ ganh tÿ. Giữa lúc bà chưa kịp nói gì, Vân Tường đã từ ngoài chạy vào. Vừa bước vào hắn đã bô bô chào hỏi mọi người:
-Thưa cha! Thưa mẹ! Chào nhạc phụ, con xin chúc quý vị có một buổi sáng vui vẻ tốt lành!
Ông Vọng bực tức:
-Còn sớm sủa gì nữa mà chào với hỏi? Cả nhà đã đến đông đủ, con là người đến cuối cùng! Tối qua...
Vân Tường lập tức ngắt lời cha:
-Cha đừng nhắc đến chuyện tối qua nữa! Tối qua cả nhà vui vẻ uống rượu, còn con và Thiên Ngưu lại quá vất vả, suýt nữa thì toi mạng! Nếu ai còn trách móc con điều gì, con sẽ bỏ nhà đi ngay!
Ông Vọng hỏi:
-Thế tối hôm qua con bận đi làm chuyện gì?
Vân Tường mặt vẫn tỉnh bơ, trả lời câu hỏi của cha:
Đạ chúng con đi chữa cháy!
Bà Huệ lập tức gào lên:
-Chữa cháy? Con đi chữa cháy ở đâu? Có bị phỏng không? Mẹ đã nói với con trăm ngàn lần, những nơi nguy hiểm không nên lui tới! Mẹ chỉ có mỗi mình con!
Vân Tường bước tới chắp tay trước mặt ông Vọng:
-Thưa cha! Con xin chúc mừng cha!
-Chúc mừng cha cái gì? - Ông Vọng ngơ ngác, nhưng rồi nghĩ là mình đã hiểu ra - Phải rồi, anh hai trở về, mọi người đều vui mừng!
-Thưa cha! Đừng lúc nào cũng nghĩ đến anh hai đã về rồi có được không? Con chúc mừng cha vì con đã giải quyết xong đám đất ở bên Khê Khẩu. Tháng sau chúng ta có thể xây dựng xưởng dệt được rồi!
Viên quản lý họ Kỷ hết sức ngạc nhiên và vui mừng nhìn Vân Tường:
-Thật là chuyện vui lớn. Miếng đất này lão Tiêu khất đi khất lại hai năm trời nên vẫn chưa lấy được! Bộ lão đã dọn đi nơi khác ở rồi hay sao?
Vân Tường ngồi xuống ghế, giọng huênh hoang:
Đọn rồi!... Tôi đã làm rồi!
Thiên Hồng vội mang đồ ăn đến cho chồng, bỗng hắn đưa tay ra nắm lấy cổ tay vợ, bực bội nói:
-Trong nhà có bao nhiêu gia nhân, vú em, việc gì sáng sớm em đã phải xuống bếp, bây giờ lại phải đứng đây hầu hạ mọi người ăn sáng?
Thiên Hồng ngơ ngác! Nàng không hiểu tại sao chồng mình lại nói như vậy:
-Em?... Ngày nào em cũng làm công việc này mà!
Vân Tường giật mạnh tay vợ, Thiên Hồng lảo đảo ngồi xuống ghế.
-Từ nay trở đi em không phải làm những chuyện này nữa. Đã là vợ của Vân Tường này thì phải ra dáng bà chủ chứ! Ngồi xuống!
Viên quản lý họ Quản ngẩng nhìn con gái, không dám nói gì!
Vân Phi nghiến chặt răng, nhưng cũng im lặng.
Vân Tường húp một muỗng cháo, ngước nhìn Vân Phi:
-Chính anh đã đưa ra ý kiến xây dựng xưởng dệt, nhưng đáng tiếc, con người anh lúc nào cũng chỉ biết lý luận, không bao giờ hành động được. Anh làm bất cứ việc gì cũng suy nghĩ, đắn đo thế này thế nọ, cuối cùng chẳng nên cơm cháo gì!
Vân Phi chau mày nói:
-Tôi biết chú có nhiều thủ đoạn độc ác, không bao giờ phải đắn đo suy nghĩ, bởi vậy đã làm được bao nhiêu chuyện oanh liệt rồi!
-Tôi không dám nhận là oanh liệt đâu! Nhưng mà... khi anh ra đi, nó chỉ mới ở trên giấy tờ, bây giờ thì đâu ra đó rồi! Tôi không hiểu anh có xem bói xem tướng gì hay không mà trở về nhà thật đúng lúc? Có điều, tôi xin nói thẳng thừng trước mặt anh, việc gì thằng Tường này nhúng tay vào, anh không được đếm xỉa đến!
Vân Phi giận lắm! Chàng trợn mắt nhìn Vân Tường, nói rõ ràng mạch lạc:
-Tôi nói rõ cho chú biết, lần này tôi về nhà, không có ý tranh giành tài sản, đất đai với chú! Nếu tôi muốn chiếm đoạt tài sản nhà họ Triển, tôi đã không bỏ nhà ra đi! Tôi đã bỏ nhà ra đi được, thì cái gì tôi cũng không cần! Chú không nên lấy cái tâm địa hẹp hòi của mình ra để suy đoán lòng dạ người khác. Chú cứ yên tâm, những chuyện chú làm, tôi sẽ không nhúng tay vào!
Vân Tường ngẩng đầu, cười lớn. Hắn đưa mắt nhìn những người ngồi xung quanh, lại nhìn Vân Phi, rồi lấy ra một cái đồng hồ cũ rích, nói tràng giang đại hải:
-Ha ha!... Anh khá lắm! Tôi rất thích câu nói đó của anh! Cha, mẹ, mẹ lớn, vợ tôi và nhạc phụ đã nghe rõ anh nói câu đó. Họ đều là những người làm chứng cho tôi! Tôi mong anh không bao giờ hối hận về những lời anh đã nói ra... Bây giờ là 8 giờ 40 phút ngày mồng Năm tháng Tư! Xin mọi người nhớ kỹ cho tôi, nếu sau này có người giở quẻ...
Ông Vọng tức quá, quăng mạnh đôi đũa xuống bàn, quát to:
-Hai anh em chúng mày không cho tao một phút vui vẻ hay sao? Cho dù chúng mày đóng kịch trước mặt tao, cũng nên làm cho tao vui một chút mới phải! Tại sao hễ gặp nhau là lúc nào chúng mày cũng như kẻ thù không đội trời chung?
Cơn giận của ông Vọng khiến mọi người im phăng phắc.
Bà Nhàn vội đua mắt cho Vân Phi, ra hiệu khuyên chàng không nên nói gì nữa. Veœ mặt Thiên Hồng không lộ rõ điều gì, viên quản lý họ Kỷ mặt mày tươi tỉnh, bà Huệ ngồi yên lặng liếc mắt nhìn Vân Phị Trong khi đó chàng thở dài não ruột:
-Ối chao ơi! “Nhà”... Nhà là như vậy hay sao?
oOo
Thi hài ông Viễn được chôn cất hết sức sơ sài sau khi Ký Ngạo Sơn Trang cháy rụi được ba ngày. Cảnh tượng khi hạ huyệt thật vô cùng thê lương! Ngoài Vũ Phượng, Vũ Quyên, nhỏ Tư và cu Năm ra, chỉ có vợ chồng ông Đỗ là hàng xóm đến dự lễ mai táng. Thực ra hiện nay cũng chỉ có vợ chồng ông là người sống ở Khê Khẩu cùng với gia đình ông Viễn. Sau khi Ký Ngạo Sơn Trang bốc cháy, ông Viễn qua đời, ông bà Đỗ cho năm chị em Vũ Phượng đến ơœ tạm nhà mình. Bằng không, mấy ngày vừa qua, mấy chị em nàng không biết nương tựa vào đâu! Ký Ngạo Sơn Trang cháy rụi, mấy chị em Vũ Phượng không những mất nhà cửa và người cha thân yêu, còn mất hết tất cả. Ngay cả một bộ quần áo để thay đổi cũng không có. Bà Đỗ thấy cảnh ngộ mấy chị em nàng như vậy, bèn lấy mấy bộ quần áo của đứa con gái đã đi lấy chồng xa, cắt vá sửa chữa lại cho Vũ Phượng và các em thay đổi.
Chị em Vũ Phượng Vũ Quyên thuê người đào một cái hố ở bên cạnh ngôi mộ có tấm bia đá ghi dòng chữ “Thục Hàm Ái Thê Chi Mộ!” để người cha thân yêu được an giấc ngàn thu bên cạnh vợ hiền.
Hôm đưa đám, khi linh cữu ông Viễn hạ huyệt, không có người tụng kinh, cũng không ai cúng bái. Hạ huyệt xong, những người đến chôn cất vội thu hết dây thừng, xúc đất lấp đầy huyệt, đắp thành một nấm mộ nhỏ.
Vũ Phượng, Vũ Quyên, nhỏ Tư và cu Năm mặc áo sô gai đứng trước mộ. Đôi mắt sưng húp của chúng lặng lẽ nhìn chiếc áo quan bị đất lấp kín, trông thật tiều tụy!
Ông Đỗ thắp một nén nhang, đứng trước mộ khấn:
-Chú Viễn, bữa đó... khi nhìn thấy Ký Ngạo Sơn Trang bốc cháy, tôi vội chạy đến, nhưng chú đã ra đi mất rồi. Không được gặp chú trong giây phút cuối cùng của cuộc đời, tôi cảm thấy đau khổ vô cùng! Mấy con dê con bò còn sống sót, tôi đã bán đi lấy tiền lo chôn cất cho chú! Chú Viễn, tôi biết điều chú lo lắng nhất là năm đứa con sau này sẽ sống ra sao? Khổ thay, bà con hàng xóm của chúng ta cũng bị nhà họ Triển cưỡng bức dọn đi nơi khác hết rồi, chỉ còn lại vợ chồng lão Đỗ nghèo khổ này, không biết có thể giúp được gì cho chú đây...
Bà Đỗ đứng bên cạnh tiếp lời:
-Tuy vậy, hai chị em Vũ Phượng và Vũ Quyên rất thông minh lanh lợi, thế nào tụi nó cũng chăm sóc đàn em hết sức tử tế! Chú Viễn, chú cứ yên tâm ra đi!
Vũ Phượng nghe ông bà Đỗ nói vậy, trong lòng chua xót vô cùng. Nàng không cầm được nước mắt, khóc òa lên rồi ấp úng:
-Thưa ba! Bây giờ ba đã về bên cạnh má, chúng con mong ba má ở cõi niết bàn luôn luôn phù hộ cho chúng con, cho chúng con sức mạnh... Nhưng mà... thưa ba... Vũ Phượng không phải là đứa con gái kiên cường như ba nghĩ, con rất nhát gan... Sau khi Ký Ngạo Sơn Trang cháy rụi, em Út lúc nào cũng như người mất hồn, nên không thể đến tiễn chân ba về với má. Như ba đã biết, từ nhỏ, Út đã không được khỏe mạnh, nay trên người lại bị phỏng, lúc nào cũng kinh hoàng, con sợ em con không chịu đựng nổi... Thưa ba... thưa má... xin ba má hãy phù hộ cho Út, cho em con bình phục mau lẹ và khỏe mạnh! Xin ba má hãy cho con sức mạnh, để con kiên cường hơn, hãy chỉ bảo cho con một đôi điều... Từ nay về sau, con phải sống như thế nào?
Hồi nãy tới giờ cu Năm nén đau khổ, cố kìm không cho nước mắt trào ra ngoài, bây giờ cũng ngẩng lên:
-Chị hai, chị đừng lo, em là con trai duy nhất của nhà họ Tiêu, nay em đã lên 10. Bây giờ em có thể làm được rất nhiều việc rồi, em có thể làm được những việc nặng nhọc để nuôi các chị và em Út. Nghe nói mỏ than Đại Phong đang mộ phu, ngày mai em sẽ đến đó kiếm công ăn việc làm!
Vũ Quyên nghe cu Năm nói vậy, bực bội quá, vội bước đến túm lấy tay nó lắc đi lắc lại, rồi nghiêm nghị nói:
-Cu Năm! Hãy im cái miệng đi! Đừng nói những lời ngốc nghếch đó nữa!
Cu Năm bị túm quá mạnh, vung tay ra:
-Chị ba làm gì vậy?
Vũ Quyên mắt đỏ hoe, nói to:
- Đúng! Em là con trai duy nhất của nhà họ Tiêu, là dòng dõi của nhà họ Tiêu! Em hãy nhớ lại trước đây ba cưng em như thế nào? Cũng vì ba cưng em nên chị đã gây lộn với ba, nói ba trọng nam khinh nữ! Suốt ngày lúc nào cũng lẩm bẩm, phải cho em học hành đến nơi đến chốn, sau này sẽ cho em đến Bắc Bình học Đại học! Lúc này thi hài ba còn chưa nguội lạnh, em đã muốn đi làm phu mỏ. Em tài giỏi như thế sao? Hãy xin lỗi ba đi – Nói xong nàng giúi đầu cu Năm xuống mộ – Nói với ba em sẽ cố gắng học hành, sau này làm cho nhà họ Tiêu vẻ vang lên!
Cu Năm không chịu cúi đầu, cố ngẩng lên, bực tức nói:
-Học hành có ích lợi gì đâu? Như ba đó, học hành tài giỏi, cuối cùng cũng bị người ta đốt chết...
Vũ Quyên giận quá, đánh cu Năm một bạt tai, nó tránh được, Vũ Quyên chỉ đánh vào vai nó. Vũ Phượng hoảng hồn:
-Quyên! Sao lại đánh em Năm?
Thằng nhỏ bị đánh, vừa đau, vừa sợ, vừa giận! Nó ngẩng đầu nhìn Vũ Quyên:
-Chị đánh em à? Khi còn sống, ba chưa hề đánh em lần nào, bây giờ ba vừa mới chết, chị đã đánh em rồi!
Cu Năm nói xong, quay người chạy đi nơi khác. Vũ Phượng vội vàng chạy đếùn chặn lại. Nàng ôm chặt hai vai nó, nước mắt tràn trề, nức nở gào to:
-Em định đi đâu? Năm chị em tụi mình phải sống nương tựa vào nhau, không đứa nào được bỏ đi! Chị ba vì quá đau khổ không nói ra được, nên mới trút giận vào em. Em là con trai duy nhất của nhà họ Tiêu, chị ba thương em, lại nghĩ đến bạ Chị ba muốn thay mặt ba nhìn thấy em trở thành người tài giỏi!
Vũ Quyên nghe những lời Vũ Phượng nói y hệt như những điều nàng suy nghĩ, thì nước mắt tràn trề, khóc òa lên. Nàng bước tới, quỳ xuống, ôm chặt lấy cu Năm:
-Cu Năm, em hãy tha thứ cho chi... tha thứ cho chi...
Cu Năm quay lại, lặng lẽ ôm chặt lấy Vũ Quyên. Nhỏ Tư không cầm lòng được, chạy đến dang tay ôm lấy hai chị em, nức nở nói:
-Em muốn khóc! Em muốn khóc lắm rồi!
Vũ Phượng xúc động ôm chặt các em vào lòng, rầu rĩ nói:
-Các em khóc đi, chúng ta hãy khóc cho vơi hết mọi đau khổ trong lòng!
Bốn chị em Vũ Phượng ôm chặt nhau, khóc một trận thỏa thuê!
Vợ chồng ông Đỗ đứng bên cảm động quá, cũng không cầm được nước mắt!
oOo
Rốt cuộc thì ông Viễn cũng mồ yên mả đẹp!
Buổi tối hôm đó, năm chị em Vũ Phượng quây quần trong căn phòng ông bà Đỗ cho ở tạm. Trên bàn, ngọn đèn dầu le lói chiếu lên khuôn mặt của Út. Những vết phỏng trên trán nó đỏ tấy và sưng húp, có chỗ còn phồng lên. Tay chân nó chỗ nào cũng bị phỏng. Vũ Phượng và nhỏ Tư lấy thuốc trị phỏng bà Đỗ cho, thoa lên những vết phỏng trên người Út. Nhỏ Út hôn mê, miệng cứ lẩm bẩm cái gì đó. Vũ Quyên đi đi lại lại trong phòng như con thú bị nhốt trong chuồng.
Vũ Phượng lo lắng, chăm chú nhìn nhỏ Út, hốt hoảng nói:
-Quyên à! Em xem vết phỏng của Út như thế nào. Chị đã thoa thuốc cho nó rồi, không hiểu sao vẫn cứ phồng lên như thế này? Không hiểu rồi đây những vết phỏng này có thành thẹo không? Nhỏ Út rất thích làm đẹp, nếu thành thẹo, không biết rồi đây nó sẽ buồn khổ như thế nào?
Vũ Quyên chỉ cúi đầu, đi đi lại lại, không chú ý đến những lời Vũ Phượng vừa nói!
Nhỏ Út rên rỉ:
-Con thỏ con!... Con thỏ con!...
-Thật tội nghiệp cho Út, vì con thỏ con mà một lần rớt xuống nước, một lần chạy vào lửa, cuối cùng vẫn mất con thỏ đó!
Vũ Phượng đau khổ vô cùng. Nàng cúi xuống đưa tay sờ trán Út. Thấy em nóng như lửa đốt, nàng hốt hoảng kêu lên:
-Út ơi! Em mở mắt nhìn chị hai đây này! Em nói chuyện với chị hai có được không nào?
Nhỏ Út trở mình, ấp úng rên rỉ:
-Ba!... Ba! Con thỏ con... Con thỏ con... Ba hãy cứu lấy con thỏ con!
Nhỏ Tư thấy Út như vậy, hoảng hốt hỏi Vũ Phượng:
-Chị hai... liệu em Út có... em Út có...
Cu Năm đứng cạnh xúc động quá, đến đầu giường lấy tay lay mạnh nhỏ Út rồi gào to:
-Không! Không! Út sẽ khỏi! Ngày mai Út sẽ chạy nhảy tung tăng! Út ơi, Út hãy tỉnh dậy đi, anh sẽ làm ngựa cho Út cưỡi lên chùa xem người ta cúng! Anh sẽ làm con chó, hóa thành Tôn Ngộ Không cho Út xem! Bất cứ Út muốn cái gì, anh cũng chiều theo. Anh sẽ không bao giờ cáu kỉnh với Út nữa! Tỉnh dậy đi... Út ơi... em hãy tỉnh dậy đi.
Nhỏ Tư cũng chồm đến đầu giường, hốt hoảng nói:
-Chị cũng vậy, chị cũng vậy! Út ơi, em tỉnh dậy cùng nhảy lò cò với chị, vắt con giống bằng đất sét, chơi mẹ con... Em thích chơi trò gì, chị sẽ chơi với em. Chị không bao giờ ghét em đâu!
Vũ Phượng cảm thấy tê tái trong lòng, cúi đầu sờ vào người Út:
-Út ơi! Út đã nghe rõ chưa? Út phải giúp các chị và anh Năm vươn lên! Má đi rồi, nay ba lại đi theo má, các chị và anh Năm không thể mất Út được! Út ơi! Em mở mắt ra nhìn các chị và anh Năm xem nào!
Hình như nhỏ Út nghe được những lời kêu gào thảm thiết của các chị và anh Năm, nó mở mắt nhìn một cái rồi cười khẽ và ấp úng:
-Chi... hai!... Chị... h... a... i
Vũ Phượng vội cúi xuống:
-Chị hai ở đây! Chị hai ở đây! Út muốn cái gì?
Nhỏ Út mê man nói lung tung:
-Chim... chim... nhiều chim quá!
Vũ Phượng ngơ ngác:
-Chim? Chim ở đâu?
Út lại nhắm mắt, lúc này Vũ Phượng mới biết em Út của nàng chưa tỉnh! Nàng lại đưa tay sờ lên đầu và người của Út, rồi vội đứng dậy nói với Vũ Quyên:
Út đang lên cơn sốt, người nó nóng như lửa! Chúng mình nên đưa Út ra tỉnh nhờ y sĩ khám, cứ thế này mãi chưa chắc đã hay đâu! Có điều... chị em mình không có lấy một đồng xu, làm sao bây giờ? Mà ở đây làm phiền ông bà Đỗ cũng không được! Ông bà Đỗ cũng vất vả khổ cực lắm rồi, nay lại thêm năm chị em chúng mình, làm sao ông bà gánh vác nổi!
Vũ Quyên đứng yên! Trong khoảnh khắc, nàng đưa tay đập mạnh vào đầu mình một cái. rồi lẩm bẩm:
-Em thật là ngu ngốc! Ngay cả điều đó mà cũng không nghĩ ra! Tự hào là cái gì? Nó có thể giúp đỡ mình kiếm đủ cơm ăn hay sao? Có thể kiếm ra tiền mời y sỹ cho nhỏ Út hay sao? Có thể mua được quần áo giầy dép hay sao? Có thể kiếm ra chỗ ở hay sao? "Tự hào" không làm được việc gì hết! Tại sao em lại trả cái bịch tiền cho thằng khốn nạn đó? Em thật là vô dụng... vô dụng!...
-Bây giờ nghĩ ra thì cũng muộn lắm rồi! Nhưng mà... nói thật, chị cũng không muốn lấy số tiền đó. Em không còn nhớ tên cái trang trại của cha là “Ký Ngạo Sơn Trang” hay sao?
Vũ Quyên rảo bước loanh quanh trong gian buồng năm chị em nàng ở:
-“Ký Ngạo Sơn Trang”? “Ký Ngạo Sơn Trang”?... Nó đã biến thành tro rồi! Còn gì là ngạo với không ngạo? Em đã nghĩ nát óc rồi, nhưng không sao nghĩ ra làm thế nào vào nhà họ Triển châm một mồi lửa đốt sạch nhà cửa của chúng nó!
Vũ Phượng trợn tròn mắt nhìn Vũ Quyên rồi lắc đầu! Nàng bước đến ôm lấy hai vai em:
-Vũ Quyên! Em hãy tỉnh táo lên một chút nào! Nhỏ Út đang bị bệnh nằm mê man ở đó, em không chịu nghĩ cách cứu Út, lại cứ nghĩ đến những chuyện không thể làm được! Em điên rồi à? Chị chỉ muốn chị em mình chung lưng đấu cật chăm sóc các em nhỏ! Chị van em, mong em hãy từ bỏ ý nghĩ trả thù đó đi! Chuyện chúng ta cần làm bây giờ không phải là báo thù, mà là làm thế nào để sống qua ngày đoạn tháng! Em đã nghe rõ chị nói gì chưa?
Vũ Quyên như thức tỉnh! Nàng chăm chú nhìn Vũ Phượng rồi quay bước ra cửa.
-Em đi đâu đó?
-Lên Đồng Thành... kiếm...
-Em cố tình làm cho chị tức giận, hay ma quỷ đã lấy mất hồn em rồi? Từ đây đến Đồng Thành phải đi mất 20 dặm đường, đêm hôm khuya khoắt thế này, làm sao em đến đó được? Bây giờ đến Đồng Thành, mọi người đang ngủ say, em kiếm được cái gì nào?
Vũ Quyên bực bội vô cùng! Nàng nói bô bô:
-Cứ ngồi ở đây cũng không thể kiếm được cái gì! Em lên đó rồi sẽ liệu...
Vũ Phượng cũng lớn tiếng:
-Bây giờ chưa tìm ra được cách gì để cứu Út và chị em ta, một mình em mò đến Đồng Thành vào lúc nửa đêm, không may xảy ra chuyện gì, chị chỉ có cách đâm đầu chết quách đi cho rồi!
Vũ Quyên mắt đỏ hoe, giậm chân nói:
-Vậy thì... chị hai muốn em làm gì đây?
Bỗng cánh cửa phòng kêu ken két, vợ chồng ông Đỗ bước vào. Bà Đỗ đến cạnh Vũ Phượng, giúi hai đồng bạc vào tay nàng, rồi nói giọng từ tốn:
-Vũ Phượng, Vũ Quyên! Hai chị em đừng có gây nhau nữa. Dì biết chị em con bây giờ sốt ruột sốt gan lắm! Dì có 2 đồng bạc... Đây là khoản tiền vợ chồng dì dành dụm được để sắm 2 cỗ áo quan, nhưng người sống quan trọng hơn... Hai con cầm lấy đi chữa bệnh cho nhỏ Út! Sáng sớm ngày mai, các con lấy cái xe chở củi của nhà dì, chở em Út lên Đồng Thành chữa bệnh!
Vũ Phượng ngơ ngác:
-Bà Đỗ... Con... Làm sao con cầm được số tiền này?
-Ông Đỗ hết sức chân thành:
-Con cầm lấy đi! Cứu nhỏ Út là chuyện cần thiết! Trên Đồng Thành có Đông y và Tây y, lại có bệnh viện của người ngoại quốc. Hình như y sĩ ngoại quốc giỏi về khoa chữa phỏng. Trước đây thằng Ngưu con ông Trương bị phỏng ở nhà máy cũng đến bệnh viện đó điều trị, khi khỏi không có cái thẹo nào!
Ánh mắt Vũ Phượng lóe lên niềm hy vọng:
-Thật thế à? Ngay cả thẹo cũng không còn nữa sao?
- Đúngvậy! Bệnh tình của nhỏ Út không thể chần chừ thêm được nữa!
Vũ Phượng cầm lấy hai đồng bạc, hết nghĩ thế này lại nghĩ thế khác:
-Nhưng mà... nhưng mà...
Bà Đỗ nắm chặt bàn tay Vũ Phượng, nhét 2 đồng bạc vào:
-Con đừng cứng đầu cứng cổ nữa! Đừng có nói “nhưng mà” nữa! Khi nào các con làm ra tiền trả cho dì cũng chưa muộn. Vợ chồng dì còn khỏe mạnh lắm, chắc trong vài ba năm cũng chưa cần dùng đến đâu!
Vũ Phượng cầm lấy 2 đồng bạc cứu mạng, không nói được lời nào! Đột nhiên Vũ Quyên quỳ xuống trước mặt ông bà Đỗ, Vũ Phượng thấy thế cũng quỳ theo. Thấy chị hai chị ba quỳ xuống, nhỏ Tư và cu Năm cũng quỳ xuống nốt. Ông bà Đỗ kinh hoàng, dang tay ra... lúng túng không biết đỡ đứa nào dậy trước.
oOo
Sáng sớm hôm sau, chị em Vũ Phượng đặt nhỏ Út nằm lên chiếc xe chở củi, đẩy lên bệnh viện Thánh Tâm ở thị trấn Đồng Thành. Bệnh viện này do Giáo hội Công giáo xây dựng, các y sĩ và y tá làm việc ở đây ai cũng hiền từ vui vẻ. Bốn chị em Vũ Phượng đưa nhỏ Út vào bệnh viện, lập tức được các y sỹ khám ngaỵ Khám xong, bốn chị em nàng hết sức kinh hoàng khi nghe y sĩ nói:
-Các em đưa bệnh nhân vô viện quá muộn! Những vết phỏng trên người con nhỏ vốn không nặng lắm, nhưng bây giờ đã nhiễm trùng, cần phải ở lại bệnh viện điều trị. Còn phải chờ xem vết phỏng lành như thế nào mới biết được ngày xuất viện! Các em phải dè chừng, bệnh nó khá trầm trọng, chỉ còn khoảng năm chục phần trăm hy vọng mà thôi!
Vũ Phượng hoảng hốt! Nàng đứng không vững, ngã ngồi xuống chiếc ghế ở phía sau:
-Năm chục phần trăm?... Như vậy là tính mạng của em Út vô cùng nguy hiểm...
- Đúng thế! Con nhỏ bệnh nặng lắm!
Vũ Quyên hỏi:
-Như vậy thì... muốn nằm viện chữa bệnh phải trả bao nhiêu tiền?
- Đây là bệnh viện của Giáo hội, tiền nằm bệnh viện không tốn kém bao nhiêu! Nếu dùng loại thuốc trụ sinh mới, giá tiền rất đắt! Hay là chúng tôi dùng loại thuốc bình thường để trị cho con nhỏ, nhưng có khỏi hay không, phải trông vào số mạng hên xui của nó!
Vũ Phượng chưa kịp lên tiếng, Vũ Quyên đã nói với giọng cứng cỏi và dứt khoát:
-Thưa y sĩ, mong các ông cứu em chúng tôi! Xin các ông cứ dùng loại thuốc đắt tiền nhất, thế nào chúng tôi cũng trả được tiền thuốc!
Nhỏ Út được đưa vào một phòng bệnh rộng thênh thang. Trong phòng có rất nhiều bệnh nhân, toàn là những người bệnh nặng. Út được đặt nằm trên một giường bệnh có nệm trải trắng tinh. Thân hình nó gầy nhom và nhỏ xíu, trông thật đáng thương! Vũ Phượng và Vũ Quyên phải đi kiếm tiền về trả cho bệnh viện và lo cho cuộc sống của mấy chị em, không thể ở bên Út suốt ngày. Hai chị em đành phải để nhỏ Tư và cu Năm ở lại chăm sóc Út. Sau khi trả tiền viện phí, Vũ Phượng trao phần lớn số tiền còn lại cho nhỏ Tư cất giữ. Hai nàng hết nhìn nhỏ Út đang nằm mê man, lại nhìn nhỏ Tư và cu Năm, lòng dạ áy náy, không yên tâm chút nào! Đúng là trăm ngàn lần không yên tâm! Nhưng hai chị em nàng đang cần tiền mua thuốc chữa bệnh cho Út, tiền ăn, tiền quần áo, và những khoản tiền cần thiết khác, đành phải gác bỏ những điều băn khoăn lo lắng trong lòng, bước ra khỏi bệnh viện, kiếm cho được số tiền đang cần!
Đồng Thành là một thị trấn phồn thịnh. Khu trung tâm thị trấn cửa hàng mọc san sát, ngựa xe qua lại tấp nập. Đến Đồng Thành, chị em Vũ Phượng và Vũ Quyên không họ hàng thân thích, không một người quen biết, nhất là hai nàng xưa nay chưa hề đi kiếm việc làm, càng không biết cách kiếm việc như thế nào, thật là lúng túng! Mấy ngày đầu, hai chị em đi khắp nơi vẫn không kiếm được việc gì! Vậy mới biết hai mươi năm qua, hai nàng đã được sống những ngày vô cùng hạnh phúc! Chị em nàng như một đàn gà con mới nở, được ấp ủ dưới đôi cánh của gà mẹ, không biết gì đến “những chuyện thê lương” hay “không còn lối thoát” ở ngoài đời!
Vũ Phượng và Vũ Quyên đi hết tiệm này đến tiệm khác! Đến đâu hai nàng cũng hỏi: "Qúy ông quý bà có mướn người bán hàng không? Có cần người làm công không? Có mướn con ở hay không?"... Nhưng hai nàng chỉ nhận được những cái lắc đầu và nét mặt thờ ơ lãnh đạm.
Vũ Phượng và Vũ Quyên cứ thế đi liền trong ba ngày, đôi bàn chân của hai nàng sưng húp, có chỗ đã phồng lên, khắp người đau nhừ như vừa bị ai đánh. Sang ngày thứ tư, một bà tốt bụng thấy tình cảnh hai chị em thật đáng thương, bèn nói với giọng hiền từ:
-Mấy năm nay hàng họ ế ẩm, chúng tôi phải tự làm lấy công chuyện của mình, bởi vậy khó kiếm công ăn việc làm lắm. Trừ khi... hai chị em thử đến “Lầu xanh” xem!
Vũ Quyên vội hỏi:
-“Lầu xanh” ở phố nào?
-Ở phố Bố Đại đó mà!
Hai chị em Vũ Phượng không kịp hỏi thêm gì nữa, vội tìm đến “Lầu xanh”. Đến nơi, hai nàng được dẫn vào một gian phòng bài trí trang nhã. Một người đàn bà lứa tuổi trung niên ăn mặc diêm dúa ngắm nhìn hai nàng một lúc thì cảm thấy thích thú, bèn tươi cười hỏi:
-Hai con muốn kiếm việc làm à? Thiếu tiền ăn xài hay trong nhà có người bệnh?
Vũ Phượng vội gật đầu:
Đạ! Dạ! Công việc gì chị em chúng con cũng làm được!
Người đàn bà trung niên lại hỏi:
Đì có thể giúp các con kiếm ra tiền ngay! Các con cần bao nhiêu tiền?
Vũ Phượng ngơ ngác. Nàng cảm thấy có điều gì khác lạ!
-Thưa dì! Dì biểu chúng con làm công chuyện gì ạ?
Người đàn bà mỉm cười:
-Các con đến “Lầu xanh” của dì kiếm việc mà lại không biết “Lầu xanh” làm gì à? Thôi, dì nói thật với hai con, nếu không phải hết đường xoay xở thì các con cũng không đến kiếm dì! Còn dì? Dì là người chuyên giúp những người gặp khó khăn, các con đến kiếm dì là phải rồi! Làm ơœ chỗ cuœa dì vừa kiếm được nhiều tiền lại mau lẹ!...
Vũ Quyên vội hỏi:
-Kiếm bằng cách nào? Mau lẹ là bao lâu?
Đì trả cho mỗi đứa năm đồng bạc!
Đì trả ngay cho chúng con à?
-Trả ngay! Hơn nữa, sau này mỗi tháng mỗi con có thể kiếm được trên năm đồng. Chỉ cần các con chịu vâng lời là có tiền ngay!
Vũ Quyên gật đầu:
-Chúng con bằng lòng làm cho dì, nhất định làm...
Người đàn bà lấy ra một tờ giấy để trước mặt chị em Vũ Phượng, vui vẻ nói:
-Vậy thì hai con viết cho dì tờ văn tự, ghi rõ trong thời gian ba năm, hai con phải làm việc tại “Lầu xanh” của dì, không được chuyển sang nghề khác!
-Thưa dì... công việc này...
Vũ Phượng chưa nói hết câu, bỗng cánh cửa phòng mở toang. Một cô gái trẻ đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, hớt haœi chạy vào, hối hả nói:
Đì ơi!... Dì cứu con với... Dì...
Phía sau là một gã đàn ông mặt đểu cáng đang rượt theo! Hắn giận dữ gào to:
-Mẹ kiếp! Mày tưởng còn trinh khiết lắm à? Bảo làm việc này không chịu, việc khác cũng không bằng lòng! Hôm nay ông cho mày biết tay ông... Hãy quay trở lại ngay!
Gã đàn ông vươn tay chụp, cô gái tránh không kịp, một vạt áo trên người rách toạc. Cô gái thẹn thùng lấy tay che bụng, vừa khóc lóc thảm thiết vừa van xin:
Đì ơi! Dì... dì cứu con với... con không làm được việc này đâu!
Người đàn bà đang nói chuyện với chị em Vũ Phượng, bỗng dưng bị quấy rầy, giận dữ gào to:
-Không làm! Không làm thì trả lại tiền đây! Không biết “Lầu xanh” này là nơi nào à? Không phải muốn đến thì đến, muốn đi thì đi đâu!
Gã đàn ông lại chồm lên vồ lấy cô gái như con diều hâu vồ con gà mái, rồi kéo cô ta ra ngoài. Cô gái trẻ la hét ầm ỹ:
-Cứu tôi với... Cứu tôi với!
Ngoài cửa, mấy cô gái khác đang thập thò nhìn vào phía trong.
Vũ Phượng và Vũ Quyên đưa mắt nhìn nhau. Bỗng Vũ Quyên cầm lấy tay chị, nói nhanh:
-Chị hai, chúng mình đi lẹ lên!
Hai chị em quay mình hoảng hốt chạy lẹ ra ngoài phố, sau đó còn chạy thêm một đoạn nữa mới dám đứng lại. Hai nàng cùng vuốt ngực, một lát sau mới trấn tĩnh được. Vũ Quyên nói:
-Thật là hú vía, suýt nữa thì bán thân mất rồi!
Vũ Phượng vừa mệt vừa tê tái trong lòng:
-Chị cũng toát mồ hôi! Bà ta nói trả tiền ngay? Đúng là cạm bẫy! Sau này chị em chúng mình không thể liều lĩnh như vậy được. Có đi kiếm việc cũng phải biết rõ nơi đó làm công chuyện gì mới được.
Vũ Quyên than thở:
-Chị em mình đi suốt một ngày, không kiếm được công việc gì, vừa mệt vừa đói hoa cả mắt, lại bị một phen kinh hồn! Làm thế nào bây giờ, chị hai?
Làm thế nào bây giờ? Quả thật là hai nàng không biết làm thế nào cả!
Vũ Phượng nói:
-Không biết nhỏ Út ra sao rồi? Thôi, chị em mình trở về bệnh viện xem nhỏ Út ra sao? Ngày mai lại cố đi kiếm việc, thử xem số phận chị em mình ra sao!
Hai nàng cùng mệt mỏi, cùng tê tái cho cảnh ngộ đáng thương của mình! Không biết làm thế nào, hai chị em lại dìu nhau quay lại bệnh viện. Vừa vào đến phòng bệnh hai nàng đã nhìn thấy nhỏ Tư mặt mày ủ rũ từ phía trong đi ra:
-Sao hai chị đi lâu thế?
Vũ Phượng hoảng hồn, trống ngực đập thình thịch:
-Út thế nào rồi?
Nhỏ Tư vội đáp:
-Út ngoan lắm! Y sĩ nói hôm nay Út bớt nhiều lắm rồi! Giảm sốt, lại ngủ yên!... Có điều, không biết em Năm đi đâu mất rồi!
Vũ Phượng lại hoảng hốt:
-Em nói cu Năm đi đâu mất rồi là thế nào? Nó và em cùng ở trong bệnh viện đó mà?
-Sáng nay, khi hai chị vừa đi khỏi, cu Năm nói nó không thể ngồi yên trong bệnh viện được nữa, nó muốn đi ra ngoài coi! Một lúc sau thì nó đi, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy về!
Vũ Quyên ngơ ngác, vừa lo vừa giận:
- Đó là thói quen của cu Năm! Ít khi nó chịu ngồi yên một chỗ, nay bảo nó ở trong bệnh viện trông coi Út, làm sao nó chịu được. Thật là tức quá đi mất!
Vũ Phượng nhìn nhỏ Tư:
-Nhưng mà nó đi đâu? Nó chỉ mới đến Đồng Thành vài ba lần, lại không quen biết ai, vậy thì nó dám đi đâu?
-Không biết, tiền em vẫn cất ở đây!
Vũ Quyên càng nghĩ càng giận:
Đặn nó ở bên cạnh Út, nó lại đi ra ngoài xem phố xá! Chờ nó về, đánh cho nó què chân thì hết đi!
Ba chị em đang nói thì cu Năm về. Người nó nhếch nhác, quần áo nhơ nhớp, mặt mũi lem luốc, chân đi khập khiễng. Nó ngẩng lên, thấy ba chị đứng đó thì sợ quá, vội gượng đi thẳng người, làm ra vẻ không xảy ra chuyện gì:
-Chị hai! Chị ba! Hai chị đã kiếm được việc làm chưa?
Vũ Phượng kinh ngạc nhìn cu Năm:
-Em làm sao thế? Bị bọn côn đồ ăn hiếp à? Em không có một đồng xu trong túi, sao lại bị cướp?
Vũ Quyên càng nhìn cu Năm càng bực tức:
-Em trốn ra ngoài bệnh viện gây lộn với người khác phải không? Chị chỉ coi qua điệu bộ của em cũng biết rồi! Em không ở trong bệnh viện với Út, lại chạy đi gây lộn, có phải muốn làm cho các chị tức chết đi phải không?
-Em không gây lộn với ai cả!
Vũ Quyên đưa tay ra kéo cu Năm lại:
-Cho chị xem chân của em, sao lại đi cà nhắc?
Cu Năm vội né sang một bên:
-Không sao đâu! Chân em không sao đâu! Đàn bà các chị lúc nào cũng sợ hết cái này lo cái khác!
-Em nói thế là thế nào? Đàn bà các chị làm sao? Hai chị tất tưởi ngược xuôi đi kiếm việc làm, còn em thì chạy ra ngoài phố chơi, lại gây lộn bị thương! Em không nghĩ đến hai chị vất vả, thì cũng phải biết là hai chị lo cho em lắm chứ!
-Ai nói em đi gây lộn bị thương rồi về đây?
Vũ Quyên túm được người cu Năm rồi nhấc cái chân của nó lên:
-Không gây lộn? Tại sao chân của em lại thế này?
Bị chị ba túm mạnh quá, cu Năm kêu ầm lên:
-Úi chao ơi! Chao ơi... Chị ba đừng túm mạnh quá, em đau lắm, em đau lắm!
Vũ Quyên kéo ống quần của cu Năm lên thì sợ hết hồn! Nàng thấy đầu gối của nó máu me bê bết, lại toạc một miếng da to tướng, vội kêu lên:
-Chao ôi! Sao em lại bị thương thế này? May mà đang ở trong bệnh viện... Phải đi kiếm y tá nhờ thoa thuốc và băng bó cho nó...
Cu Năm vùng vẫy:
-Thôi... thôi, chân em không việc gì đâu, băng bó lại mất tiền, em không muốn nhờ y tá thoa thuốc và băng bó đâu!
Vũ Quyên quát to:
-Em biết tốn tiền, tại sao không ngoan ngoãn ở trong bệnh viện?...
Cu Năm không chịu đựng được nũa, lấy trong túi áo ra mấy đồng xu, nhét vào tay Vũ Quyên:
- Đây này! Tiền đây này, các chị cầm lấy trả tiền thuốc cho Út, em biết là chừng này chưa đủ, nhưng ngày mai em sẽ đi kiếm thêm!
Vũ Phượng, Vũ Quyên và nhỏ Tư đứng ngẩn người, nét mặt ba chị em ngơ ngác. Vũ Phượng lập tức ngồi xổm xuống, kéo tay cu Năm, rồi lật ngửa bàn tay nó ra coi. Nàng thấy ngón tay nào cũng toạc ra và rướm máu, trong lòng chua xót vô cùng! Vũ Phượng tái mặt:
-Em đi đâu về đó?
Cu Năm cúi đầu im lặng.
Suy nghĩ một lúc, nàng mới biết cu Năm đã đi đâu:
-Em đi đến mỏ than, em đi làm "phu con nít" phải không?
Cu Năm biết không thể giấu các chị được nữa, đành phải nói:
- Đáng lẽ trước khi trời tối em đã về đến đây rồi, ai ngờ cái mỏ than này ở tận trên núi, từ đó về đây xa lắm! Cái xe chở than đá trông thì nhẹ lắm, nhưng lúc đẩy thì nặng quá, em không cẩn thận té một cái, có điều... không can chi! Người ta nói trước lạ sau quen là vậy, ngày mai em lại đi, chắc dễ dàng hơn nhiều!
Vũ Phượng ôm chặt cu Năm vào lòng, nước mắt tràn trề!
Vũ Quyên biết mình đã mắng oan em trai, vừa hối hận, vừa đau khổ! Nàng không nói được gì, chỉ biết im lặng nhìn cu Năm! Cu Năm cố làm như không xảy ra chuyện gì, an ủi hai chị:
-Không hề gì! Trong mỏ than có đứa còn nhỏ hơn em nữa, mà cũng làm giỏi lắm! Ngày mai em lại đi!
Vũ Phượng nghẹn ngào:
-Còn nói ngày mai nữa à? Ngày mai em còn dám đi à?...
Bỗng Vũ Quyên buột miệng:
-Nếu vậy để chị đến “Lầu xanh” kiếm tiền còn nhiều hơn em ra mỏ than đẩy xe goòng!
Vũ Phượng hoảng hồn! Nàng buông cu Năm ra, túm lấy Vũ Quyên lắc đi lắc lại:
-Vũ Quyên, sao em lại nói vậy? Đừng có hù chị nữa! Chị không muốn em nghĩ đến chuyện đó! Vũ Quyên, em hứa với chị là không khi nào nghĩ đến chuyện đó nữa! Dù sao thì chị em mình cũng là con gái nhà họ Tiêu!
-Nhưng... biết làm thế nào bây giờ!
Vũ Phượng vươn vai, tự trấn tĩnh rồi bảo em trai:
-Ngày mai hai chị lại đi lần nữa! Hai chị sẽ cố gắng kiếm bằng được công ăn việc làm! Chị tin là đi khắp thị trấn Đồng Thành này thế nào cũng kiếm được việc làm! Năm à, em bị thương khắp người, không được đi ra mỏ nữa đâu! Nếu em còn đi nữa, thì... thì chi... chi...
Nàng nói chưa hết câu đã khóc òa lên!
-Chị hai! Chị đừng khóc nữa... em rất sợ nhìn thấy chị khóc! Em không đi... em không đi nữa, đừng khóc nữa chị hai!
Nước mắt Vũ Phượng trào ra đầm đìa. Quầng mắt của Vũ Quyên và nhỏ Tư cũng ướt đẫm! Bất giác bốn chị em xích lại gần nhau, cùng nhìn nhau khóc, cùng cố nén những đau khổ trong lòng!