Chương 29

Tôi sáng ra, mang tâm trạng thất thiểu tới sở làm. Đờ đững thiếu ngủ, không cách nào tập trung vào công việc nổi, cứ ngu ngơ, cơ hồ tựa kẻ mất hồn, tôi giống cái xác biết di động. Kỳ thực mọi chuyện tới giờ còn rất rối ren, mà tôi thì không biết phải tháo gỡ ra sao.
Bó hoa hồng sáng nay đã rụng cánh tả tơi và khô héo khủng khiếp, hoa hồng Ninh Tuấn tặng mang ý nghĩa thật đặc biệt trong ngày lễ tình nhân, cộng với lời nói quả quyết của Hàn My, tôi bắt đầu tin rằng Ninh Tuấn thật sự yêu tôi, chính vì yêu mới thành ra hận, đúng! đúng lắm! Chàng đâu hề muốn dày vò tôi chẳng qua là tôi tự tưởng tượng, tự nhạy cảm, giờ nếu có chàng ở đây thì chắc tốt biết mấy, tôi sẽ là người chủ động nói lời xin lỗi, nhưng không...không còn kịp nữa rồi, thực tế giờ chàng đã có vợ, tôi chua chát, lệ đọng vành mi. Tự nói với bản thân mình rằng " Bình, mi hãy thôi nhớ nhung về người ta, hãy xem người ta như một hồi ức đẹp" Nói thì dễ nhưng liệu có làm được không, khi hiện tại tôi mụ mẫm, tôi rơi vào trạng thái huyễn hoặc. Chính vì rơi vào trạng thái hư ảo mà tôi đếm sai không biết bao nhiêu lần bọc đầu kéo, khóa ép...Bà Quách soi mói hết mọi cử động của tôi, thấy tôi hôm nay chậm chạp khác thường bà đằng hắn nhiều lần, rồi buổi trưa giờ giải lao bà gọi riêng tôi tới gần hỏi chuyện, khiến tôi càng thêm bất ổn
- Ngồi xuống ghế đi!
Bà ra lệnh, khiến tôi không thể không ngồi. Bà lại tiếp sau cái tia nhìn khó chịu:
- Mặc váy tới sở làm bất tiện lắm đấy, dễ gây sự chú ý sẽ mất tập trung
Quả thật là có hơi bất tiện, vướng víu. Tôi cúi gầm đầu không dám nhìn vào mắt bà, bà Quách chậc lưỡi:
-Lần sau đừng vậy nữa. -Bà nắm chặt hai tay tôi, rồi cười bí hiểm- giờ dì nói tới công việc nhé! công việc hôm nay con không mấy linh hoạt, dì biết chắc con hiện có chuyện gì buồn, nên cân đo đong đếm, số lượng tới giờ chắc chẳng mấy đúng so với thực tại nhập về. Mà số liệu không đúng báo cáo sẽ sai phạm, chịu trách nhiệm là người kiểm kê...dì gọi con tới nói chuyện là mong con lưu ý hơn trong vấn đề này. Khi đi làm, khi bắt tay vào việc mọi chuyện tình cảm cá nhân gạt hết ra bên ngoài, có thế công việc mới hiệu quả
Bà nói một hơi không ngừng nghĩ, khiên tôi cũng lia lịa gật đầu, có phần yếu sinh lý, chắc do giọng bà quá đanh thép, và sự giám sát quá nặng nề, cặp mắt cứ lăm le rơi tứ phía khiến tôi mất hẳn tự nhiên. Trước mặt bà giờ là con bé ngồi khúm núm nghe diễn giải giáo huấn một vài kinh nghệm thương trường như chiến trường, một khi xông pha ra trận mạc là không thể ngoáy đầu về gia đình. Tôi thật khổ sở, còn bà Quách thì có vẻ lấn lướt, cuối cùng bà cũng đi tới vấn đề chính, đầu tiên là những lời phiền hà than trách. Mà tất cả mọi lời nói đều trút hết vào chú Mười, nào là chú làm việc chễnh mãng, sai quy tắc, đi làm trễ, hàng tồn báo cáo không chuẩn, phát hàng thì tứ lung tung chẳng biết đường nào mò, chú làm bà rất mệt mỏi, và giờ bà muốn thay đổi muốn người kỷ tính vào cương vị của chú, nhìn qua nhìn lại bà thật sự chỉ thấy mỗi mình tôi có khả năng...
Bà càng nói tôi càng cảm thấy sợ hãi, và khi bà Quách quyết định giao nhiệm vụ mới cho tôi, tôi còn đang dè dặt định phản bác thì Quốc Bảo không biết từ góc nào chui ra đã can ngăn:
-Không được! Bình không được nhận công việc ấy!
-Kìa Bảo chưa tới giờ vào làm, con không nên tùy tiện vô kho, ra ngoài đi
Bà Quách cố tình xua đuổi, nhưng Bảo là một anh chàng gàn, lườm bà một cái bén ngót:
-Dì không phân biệt được sức con gái và sức con trai kém nhau như thế nào à? Bảo Bình làm sao có thể trông coi kho vải, cây vải còn nặng hơn cả cô ấy...
Bảo nói, làm tôi rùng mình, bà Quách vẫn chưa từ bỏ ý định, nên vẫn lên tiếng, có điều hạ thấp giọng, hơi nhượng bộ, nhưng chưa hẳn bà sẽ lùi bước, bởi qua mấy tháng làm việc, có tiếp xúc lẫn nhau tôi nhận ra bà khá là độc doán, bảo thủ, lắm kỷ cương nhàm chán
-Dì đâu có bắt nó khiêng vác chỉ bảo nó làm hàng tồn và trông coi bù đổi của các chuyền thôi! việc khuân vác đã có mấy đứa phụ kho rồi, lo gì ngại đổ mồ hôi
Câu nói đầy xốc ốc, khiến Bảo gai góc mọc khắp người, miệng lưỡi Bảo cũng chẳng thua gì bà mấy:
-Vào kho vật tư mà không khuân vác mới là chuyện lạ, chỉ ngồi tán gẫu chưa đầy năm phút là đã bị dì sẵn giọng mắng rồi, kho mà không có việc, là dì lại lo chạy đi tìm mấy việc tầm xàm, đại loại là dọn dẹp đống rác rưởi mà mấy chuyền bày ra, làm việc chứ đâu phải đi làm khổ sai mà dì đày đọa, dì làm riết mà đám công nhân không xin chuyển công tác thì nghĩ ráo trội
-Học đâu ra cái giọng lưỡi ngang tàng ấy - bà nghiêm mặt, vẫn giọng ra lệnh- việc này đã quyết để Bảo Bình đảm nhiệm, nếu cậu có thể đảm đương nổi thì thay thế cho Bình đi, tôi sẽ để Bình làm phụ tá cho cậu
-Bà rõ là ép người thái quá
Bảo cuộn nắm tay đấm xuống bàn thật mạnh, lần đầu tiên tôi mới thấy khí phách của Bảo ở nhiệt độ nóng chảy khó hòa tan, bao bức xúc đều dồn cả cho nắm đấm, Bảo chắc là ê ẩm ở tay lắm nên thấy cậu ấy đưa lên xuýt xoa, tôi thành ra đứng giữa thật ái nái, trong khi bà Quách trơ mắt nhìn, bà cũng lộ vẽ giận dữ rất đặc thù, cái giận dữ của những người nắm quyền, tôi khiếp vía vội níu áo Bảo, tôi sợ mọi chuyện sẽ không hay, biết đâu chiều nay trên chiếc bảng đặt trước cổng bảo vệ có tên của Bảo thì khổ, tôi định nói là tôi chấp nhận nhiệm vụ đó, nhưng Bảo đã lẹ miệng hơn tôi và với cái nhìn thách thức đầy ngạo nghễ, Bảo nói lời đầy khiêu khích
-Được, tôi thế chỗ cô ấy, xem ai chết ai cho biết!
Bảo bắt đầu trông coi kho vải từ đó, sau khi được chú Mười bàn giao sổ sách, được bà Quách trong cuộc họp lãnh đạo bổ nhiệm, Bảo bắt đầu một chặng đường gay go khác.
Nội bộ kho ai cũng xầm xì to nhỏ, có kẻ cười mũi mĩa mai. Một kho vải to đùng do một thằng nhóc ốm yêu cai quản chẳng khác nào hành người ta tới chỗ chết. Vô tình chú Mười trút nhẹ gánh giang san, chú hí hửng ra mặt, chú trở thành phụ kho, và trách nhiệm chỉ là chuyện nhỏ. Kể ra con người bà Quách thật đáng sợ, tôi cũng từ đó sanh ra ác cảm với bà, chính vì ác cảm mà những tháng ngày sắp tới tôi và Bảo làm một cuộc cách mạng chống đối điên cuồng, có thể nói khoảng thời gian làm ở kho vải là khoảng thời gian sống trong "địa ngục trần gian"
Công việc trong đây càng lúc càng bù đầu bù cổ, tôi và Bảo có những thảo luận riêng về cách cộng tác, quản lý, mà để có thể quản lý tốt thì trước tiên phải có một không gian sạch sẽ, thoải mái. Chẳng thể tưởng tượng nổi khi đặt chân vào kho vải, cái mùi ẩm móc, dơ bẩn đã hắt ra, cái mùi được di chuyền từ bên kho dơi. Vâng! kho vải nằm sát vách kho dơi, và đối diện sát mí tổ Pha Cắt. Hai chúng tôi đã phải hì hục suốt mấy ngày để dọn dẹp, dọn dẹp cũng chẳng được yên phải lo chạy đi phát hàng và kiếm vải tốt bù đổi cho chuyền. Thỉnh thoảng có một số mặt hàng không biết tên gọi hay hình dạng là Bảo lật đật đi cầu cứu chú Mười. Chúng tôi những ngày đầu ở bên đây dường như không có thời gian nghĩ ngơi, hết dọn dẹp lo chỉnh đốn sổ sách, bởi sổ sách chú Mười giao chưa được rõ ràng mấy, có nhiều con số đáng ngờ, dĩ nhiên là không thể nhận ra ngay lỗ hỏng khi còn chân ướt chân ráo, nếu không nhờ vào số thông tin từ bà Quách với những vùng khoanh tròn bằng bút đỏ, có lẽ chúng tôi thật sự mù tịch.
Mệt mỏi trong công việc đã đành, tôi ra ngoài ái tình lại làm tôi khổ sở thêm. Nguyễn Văn Thắng dường như đã bắt đầu theo đuổi, không có ngaỳ nào chàng không trồng si trước cửa công ty, cứ mỗi độ tôi tan sở chàng vẫn lặng lẽ chạy rề rề theo sau, tôi thì cũng bắt đầu để tâm tới chàng, có điều là con gái tôi rất giữ kẻ, không thích tùy tiện, không thích dễ dãi, chính vì không có suy nghĩ thoáng nên tôi đánh mất Ninh Tuấn. Mà giờ Ninh Tuấn cũng ít làm tôi nhớ nhung, có lẽ do công việc chi phối, và cái đuôi quái ác cứ đeo sát không rời, cho tới khi tôi chui vô nhà, chàng chỉ tần ngần dựng xe nuối tiếc.
Hết ngày này kéo sang ngày nọ chàng vẫn kiên nhẫn đợi chờ tôi, có nhiều buổi tối tôi bận tăng ca chàng vẫn tới chờ, có lúc tôi bắt gặp chàng uống cà phê để giết thời gian ở mấy quán cóc bên đường, sự tấn công của chàng ngày càng cuống nhiệt, khiến người ta không khỏi nao lòng, mọi diễn tiến đúng trình tự và bày bản khó lọt khỏi bao ánh mắt hiếu kỳ từ phía mọi người, kể cả Bảo, chị Dung, người trong kho...đôi khi chàng công khai tặng hoa, tôi khổ sở ra cổng bảo vệ nhận quà, tưởng tôi ghét hoa hồng thiệt, nên chàng chỉ tặng mỗi hoa mimosa, loài hoa tượng trưng cho tình yêu chớm nở, hoa màu tim tím, màu tím buồn như đôi mắt của tôi
Lần nào nhận hoa của chàng là lần đó cả công ty điều biết, tôi thật khó xử lắm, nhưng dần dà rồi cũng quen, dù có chút dư luận, thậm chí khắp xưởng còn thêu dệt chuyện tình của tôi ví như "Lọ Lem thời đại mới", làm tôi khó lòng mà tập trung vào công việc, cứ tiến độ hiện giờ thật bất ổn, Bảo là người bạn tới phút này vẫn hiểu rõ về tôi nhất, Bảo không phản đối sự hiện diện của Thắng, tư tưởng Bảo cỡi mở rất nhiều trong sự giao tế, Bảo mong tôi hạnh phúc và có một kết cuộc đẹp, không vì chuyện dĩ vãng mà dằn vặt, nhưng tuyệt đối chớ cả tin vào ai.
Chính có sự tác động của Bảo, tôi bắt đầu đón nhận tình cảm nơi Thắng. Bắt đầu học cách trân trọng mọi thứ, tập cách đối diện yêu thương, nhưng khổ nỗi người ta không chịu nói năng gì cả, cứ âm thầm lặng lẽ dõi theo cuộc sống tôi, khiến tôi đâm bối rối, à...có lẽ người ta sợ tôi lại thêm một lần xua đuổi người ta, sợ tôi giận bất ngờ và cấm người ta đừng làm phiền, nhưng người ta nào biết trái tim tôi đang tập rung động vì người ta.
Tôi quay lại với internet cũng bởi vì người ta thôi. Tình yêu thật lạ lùng, khi gần nhau thì lúng túng ngượng ngịu, thế mà khi chạm mặt trên máy lời nói lại trơn tru, con người cũng mạnh dạng theo từng nhịp gõ bàn phím. Ở hai đầu Enter mọi tâm ý đều có thể bày tỏ, nỗi nhớ nhung đều có thể bộc lộ. Và chàng bộc lộ tâm tư mình rất chân thành, chúng tôi thường chat với nhau vào các buổi tối, một tuần lễ tôi dành cho chàng ba ngày, còn mấy ngày khác để chàng lên kế hoạch hẹn hò. Cuộc hẹn hò đầu tiên là vào ngày 10 tháng 3.
Tôi nhớ mãi cái lần hẹn hò ấy, nhớ mãi cái ánh mắt đa tình, từng cử chỉ ân cần nhã nhặn. Vì là buổi tối, vì biết tôi đi làm về chắc chưa có gì bỏ vô dạ dày, nên chàng đã chở tôi tới tiệm Phở Lệ nằm trên đường Nguyễn Trải. Tiệm phở này khá lớn, khách lại rất đông, mà mấy cô phụ việc thì gần cả chục người.
Khi chúng tôi bước vào trong tiệm, chàng chọn chiếc bàn ở ngay góc tường, vì chỉ ở góc đó là còn chỗ trống thôi, lịch sự chàng kéo nhẹ chiếc ghế mời tôi ngồi, ngoắc người phục vụ lại chàng gọi hai xuất phở tái nạm lớn, chu đáo hơn chàng soạn đủa muỗng, cho tương ớt vào chén vắt chanh, chàng thật tỉ mí từng chi tiết khiến tôi có cảm tưởng mình sắp trở thành đứa trẻ, và chàng là ông bố gương mẫu, so sánh ấy làm tôi không khỏi phì cười
-Em cười gì thế?
Chàng hỏi, nhìn chàng môi tôi lại cười rõ nét hơn, có lẽ đây là lần đầu tôi cười với chàng.
-Em cười em!
-Cười em...!
-Vâng, em thấy em giống đứa trẻ đang được bậc trưởng bối chăm sóc
-Trời đất! - chàng kêu lên, mặt xụ xuống- em chê anh già à?
-Hử - tôi há hốc mồm, Thắng đã hiểu nhầm ý tôi tai hại, nên vội khoát tay- em không có ý đó, em nghĩ mấy việc bày chén đũa này nên để em làm, anh giành làm hết em ngồi không coi sao được
-Hà tất phải câu nệ - chàng cười nụ- em chỉ cần ngồi ăn là anh vui rồi!
Vừa lúc người phục vụ bê khai tới, trên khai hai tô phở bốc khói thơm phưng phức, tôi hơi có cảm giác đói, nhanh nhảu tôi tiếp tay người phục vụ bê xuống, nhưng chàng con nhanh nhảu hơn giữ chặt tay tôi
-Coi chửng phổng!
Rồi chàng bê xuống luôn, cô phục vụ cười mỉm chi hành động của chàng, làm tôi đỏ mặt, lần đầu tiên lại có người đối xử đặc biệt với tôi,vừa vui, vừa xúc động, lần đầu tiên tôi được ăn tô phở ngon như thế, có lẽ vì tô phở đó có chứa tình cảm chàng, nên hương vị mới đậm đà.
Chúng tôi rời khỏi tiệm, chàng hỏi tôi còn muốn đi đâu không, tôi không biết, ngồi sau lưng chàng chỉ biết mỗi lắc đầu, chàng ngắm tôi qua kính chiếu hậu, tôi biết nhưng giả vờ ngó mông lung, phố xá ban đêm cũng có sức hấp dẫn của riêng nó, đẹp mê hồn với muốn sắc đèn ne-on, các cửa hiệu, siêu thị, tiệm áo cưới, thời trang làm thành phố thêm trẻ ra, chàng chở tôi chạy lòng vòng quận 5 sau đó không hiểu vì sao chàng trở đầu xe chạy về phía Tùng Thiện Vương, thẳng tiến lên cầu Nhị Thiên Đường, tôi định hỏi chàng sẽ đưa tôi đi đâu, nhưng tôi ngại hỏi vì làm thế sợ chàng nghĩ tôi hoài nghi lòng chàng, đành thôi im lặng.
Chiếc xe chạy xuống chợ Bình Đăng, biết bao nhiêu chổ chàng không dừng lại nhè ngay Karaoke Hàn Châu mà dừng, rõ khổ! tôi thú thật hết cả tâm trí vui vẽ, bởi nơi đây tôi từng đào huyệt chôn chặt mối tình mình, chàng chở tôi tới đây chẳng khác nào gợi khơi trong lòng tôi chuyện cũ xa xưa. Nhưng chàng chỉ vô tình chứ chẳng cố ý, cái chuyện cũ xa xưa tôi nào có kể cho chàng nghe đâu, chàng chỉ tình cờ tới đây, không mục đích, mà cũng chẳng chủ trương, tất cả ngoài ý muốn
-Vào thôi em!
Văn Thắng giục, tôi lúng túng, ái ngại nhìn cái biển hiệu, sau đó xét nét hỏi chàng:
-Phải vào đây thật à?
-Anh xin lỗi- chàng tiu nghĩu, lấp bấp nói, vội vả nói, vội vã phân trần- đáng lẽ anh phải đưa em tới một chỗ khác thơ mộng, thoáng mát, và an toàn, anh sẽ đàn và hát cho em nghe, tiếc là anh không có mang đàn theo trong lúc này, chỉ có vào trong đó mới có thể hát cho em nghe, tuyệt đối anh không có dụng ý nào khác ngoài việc hát cho em nghe
Thấy chàng hiểu lầm tới mức sâu sa quá, tôi vừa buồn cười, vừa tội nghiệp, mà cũng vừa xúc động, xúc động cho sự chân thành, trong giây phút ấy tôi chủ động nắm tay chàng kéo đi, bước chân tôi mạnh mẽ, và Ninh Tuấn đồng thời trong phút ấy là một hồi ức bốc hơi.
Băng ghế salon dài, phòng rộng, một chiếc bàn to tròn đặt ở giữa, chỉ mỗi hai người thôi thì thật phí. Vã lại Văn Thắng cố tình ngồi giữ khoảng cách với tôi, chàng muốn tôi có sự an tâm về chàng, mà tôi rõ ràng cũng có chút an tâm đó chứ, nên khi nghe chàng bảo chọn nhạc tôi đã hưởng ứng ngay, tôi chọn cho mình bản "Mặt Trời Bé Con" trong khi chàng lại chọn riêng bản "Khúc Hát Đồng Quê". Chúng tôi luân phiên chọn bài hát, dường như rất tiết kiệm câu nói, chúng tôi chẳng trao đổi với nhau gì nhiều, ngoại trừ chàng mời tôi uống nước suối, ăn trái cây lạnh ra, không gian còn lại chúng tôi dành để thưởng thức giai điệu lẫn nhau.
Tâm hồn chàng lúc bấy giờ một nửa đã thuộc về âm nhạc. Giọng chàng khi cất lên khiến người ta không khỏi suy gẫm về cuộc đời, về hồi ức, kỷ niệm chầm chậm hiện về trong tình yêu đánh mất, thất lạc. Chàng chọn cho mình dòng nhạc trước giải phóng, tôi chọn cho tôi dòng nhạc quê hương trữ tình, ánh mắt chàng đọng muôn nghìn giấc mơ, đôi mắt tôi ngàn ý thơ sáng loé. Cuộc đời qua cái nhìn của tầng lớp người lãng mạn là thơ, là nhạc, là tranh thủy mạc, là thiên đường của những nụ hôn
"Cao Cao bên cửa sổ
Có hai người hôn nhau
Đường phố ơi hãy im lặng
Để hai người hôn nhau
Chim ơi đừng bay nhé
Hoa ơi hãy tỏa hương
Và cây ơi lay thật khẽ
Cho đôi bạn trẻ
Đón xuân về
....
Ôi hạnh phúc cô đọng ấy
Đơn sơ mà thắm nồng
Tình yêu của người lính
Lắng sâu những cháy bỏng
Tạm biệt rồi vẫn đọng những nụ hôn"
Tình yêu đâu chỉ có oán hờn với khổ đau, đâu phải toàn nước mắt với ly biệt, mà tình yêu cũng có lúc ngọt ngào lắm chứ, ngọt ngào như khúc hát "Mùa xuân bên cửa sổ". Văn Thắng đã mở toang cửa lòng tôi để mùa xuân tràn vào, và không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rồi con người này có lẽ sẽ là mùa xuân cuối cùng của cuộc đời mình.