Chương 22

Sáng ra, sau bữa điểm tâm, tôi lại ngồi thơ thẩn, tôi lại viết về con người ấy Phạm Ninh Tuấn. Đang viết dở dang bài "Không Đề" thì mẹ tôi từ nhà duới đi lên, cười baỏ:
-Hôm tối qua, thằng Bảo có tới tìm con, nhưng con không có nhà.
-Bảo tìm con à? tôi chau maỳ- hơn tuần rồi không gặp Bảo, mà Bảo tìm con có việc gì không mẹ?
-Nó nhờ đưa con mẩu giấy này...
Mẹ thọc sâu tay vào túi áo, lấy ra mẩu giấy đưa tôi. Tôi đón nhận, lãnh đạm mở ra xem trước đôi mắt dò xét của mẹ. Lặng lẽ thừ người, lặng lẽ thở dài, tôi lặng gấp mẩu giấy. Tôi bối rối nói:
-Bảo muốn con đi làm
-Thiệt vậy sao?- mẹ lộ vẻ vui mừng- ý con thế nào?
-Con...- tôi mím chặt môi, tôi vòng tay ôm ngang người mẹ, áp sát đầu vào mình mẹ, mẹ cũng ôm chặt đầu tôi, tay không ngừng vuốt tóc tôi
-Bình con tiều tụy hơi quá rồi, mẹ không biết rốt cuộc con gặp phải chuyện gì, nhưng mẹ có hể hiểu được lòng con đầy ưu tư.Chuyện con thi hỏng mẹ nói thật, mẹ rất buồn, nhưng nếu cả chuyện tình cảm của con cũng hỏng thì mẹ thật sự thất vọng
-Kìa...Mẹ! tôi chua chát - mẹ đang nói gì thế? mẹ trách con đúng không?
-Phải, con thì vô tâm với mọi thứ trong ngôi nhà này, con cứ hết chạy theo hoang tưởng, thì đi đào sâu những cái phi lý, tới bao giờ con mới nhìn cuộc sống bằng tầm nhìn thực tế. Con hãy đi làm đi, con hãy một lần nữa đặt chân ra xã hội đi. Biển cứ phẳng lặng một ngày cũng nổi sóng, đường gập ghềnh mới tạo nên nghị lực phi thường, chui rèn một con người từ trong khắc nghiệt của cuộc sống, con hiểu tâm ý mẹ không Bình. Con cái có thể bỏ cha mẹ, nhưng lòng cha mẹ thì cứ mãi mãi dõi theo con. Con đau là mẹ đau.
Tôi ngẩn đầu nhìn sâu vào mắt mẹ, mây mù che mắt tôi, mẹ hiểu rõ tâm can tôi thật rõ ràng, chẳng lẽ mẹ mong mỏi tôi phải đối diện với những thử thách khác. Buông mẹ ra, tôi đau khổ nhìn bài thơ dang dỡ trước mặt, không dằn được xúc động, tôi vò nát tờ giấy. Phạm Ninh Tuấn! xin thứ lỗi cho em! tôi xé tan hoang mảnh giấy, linh hồn Phạm Ninh Tuấn theo sự tan hoang, vụn vặt, theo cơn gió bay tứ tung.
-Vâng! con sẽ đi làm, còn làm được việc hay không con cũng sẽ cố gắng!
Mẹ hơi an tâm trước lời tôi hứa. Nhưng tôi biết ý chí tôi không mạnh mẽ hơn tôi nghĩ đâu. Bao lần tự quyết là bấy nhiêu lần tự xìu. Còn lần này thì sao? đoạn tuyệt với thế giới mộng mơ, với Phạm Ninh Tuấn, nhưng không có nghĩa là suốt đời không cầm bút viết thơ. Thơ văn là niềm đam mê cháy bỏng cơ mà!
Cũng trong buổi sáng hôm ấy, tôi ra tiệm tạp hóa gần nhà mua một hồ sơ xin việc làm, kê khai bản thân với tôi thật chán, trình độ văn hóa thì thấp lè tè, nhưng qua lời ghi trong thư của Bảo, công ty Đài Loan này không mấy quan tâm tới tri thức, họ chỉ cần có sức khoẻ để lao động thôi. Sức khoẻ ư? chắc họ sẽ phải lắc đầu nếu biết tôi thường hay ốm đau, cái thần hình gầy, cái khuôn mặt lúc hồng lúc xanh đã minh chứng điều đó. Cơ hội mong manh lắm, con gái thì sức khoẻ bao nhiêu? ấy vậy mà trong hoàn cảnh bây giờ tôi không còn chọn lựa nào khác hơn là phải đi làm. Trong tất cả những chấm lững trước mắt tôi phải điền đầy đủ hết mọi thứ cần thiết từ tên cha mẹ, tên tôi, ngày sinh và nghê nghiệp ra thì còn kể lại hóa trình của mấy năm trước sống và sinh hoạt ra sao? trời ơi, anh tôi thì học giỏi, việc làm thì lương cao, em gái tôi cũng học giỏi lại là một cô bé có nét, mấy bà cô tôi thường khen nó có tương lai sau này lấy chồng ngoại, không chắc là siêu mẫu tầm cỡ thế giới. Ông bố tôi cũng đặt niềm tự hào vào đứa em gái tôi. Câu cửa miệng ông thường dùng mỗi lúc say xỉn " Bích Trâm con cầu con khẩn, một trăm cây vàng cũng không đổi" Thế đấy, quay lại với hồ sơ đã ghi hết những thông tin yêu cầu, tôi tới tiệm chụp gấp mấy tấm hình thẻ, rồi đem hết tự tin xua tan rụt rè tôi đi khám sức khoẻ. Trời đất tôi như thế này mà chỉ mỗi bốn chục ký, huyết áp có hơi thấp ngoài ra tất cả cơ quan trong người hầu như đều tạm ổn.
Lại thu hết can đảm tôi đem hộ khẩu nhà, và tất cả giấy tờ ra phường chứng nhận. Đi làm đối với tôi thật khó khăn, nhưng không đi làm thì lại là gánh nặng của mọi người. Sau một buổi sáng long nhong ngoài đường, tôi hơi mệt về nhà là nằm ngủ say mê như chưa được ngủ bao giờ.
...............
Tôi đạp xe, trong giỏ xe là bộ hồ sơ xin việc. Công ty mà Bảo giới thiệu là công ty sản xuất túi xách, va li, công ty tư nhân Đài Loan.Tôi chạy lên Cầu Nhị Thiên Đường rồi thẳng hướng xuống chợ Lò Than, qua nhà thờ Bình Thái, tôi chợt nhớ nhà Nam cũng ở gần đây, nhưng không biết bây giờ cuộc sống cậu ấy như thế nào rồi, vẫn còn giữ ý định làm bác sĩ chứ? thời gian rõ vô tình với mọi thứ nhưng kỷ niệm thì cứ nguyên vẹn ở trong lòng, qua nhà Nam chạy thêm một khoảng đường dài nữa là tôi đã tìm được cái công ty ấy, mặc dầu trong lúc đạp xe đi tôi đã nhìn thấy không ít mấy công ty bé nằm rãi rác khắp phố. linh tính bao giờ cũng làm người khác bất ngờ, quan sát địa hình tôi nhận ra ở đối diện công ty có một cái chợ nhỏ tên Bình An. Nắng vàng in chiếc bóng tôi ngã dài trên nền si măng. Rụt rè lẫn lưỡng lự tôi tiến tới cúi thấp đầu nhìn vào ô cửa kính nhỏ ở phòng bảo vệ, tôi nói với anh bảo vệ trong ấy mấy tiếng nhờ vã:
-Anh làm ơn nhắn giúp em, bạn Bảo làm bên vật tư có người cần gặp.
Anh ta nhìn tôi soi mói, nhưng rồi cũng gật gù, anh ta quay số điện thoại, nói gì đó tôi nghe không rõ, lúc sau trở ra anh ta bảo tôi:
-Cô vào đây ngồi chờ, Bảo xuống xưởng rồi, nhưng tôi có nhờ người nhắn lại, cô yên tâm đi nhé!
Tiếng tôi dạ thật nhỏ, anh ta mở cổng cho tôi vào, và chỉ tay lên mấy chiếc ghế trống sắp dài dài bên kia tường ở phòng bảo vệ
-Cô có thể ngồi đó!
Tôi cảm ơn thật khẽ rồi từ tốn dắt chiếc xe dựng bên ngoài, lại từ tốn khép nép ngồi xuống chiếc ghế gỗ. Anh ta cứ nhìn tôi chuyên chú quan sát làm tôi bất mãn và hơi khó chịu
-Cô xin việc làm à?
Thật rõ ngớ ngẩn cầm hồ sơ xin việc thì để đi làm, chứ không lẽ đi chơi? tôi bức bối, nhưng ngày đầu tiên thì không nên để ấn tượng xấu, dù với người bảo vệ này, tôi cười lấy lệ:
-Vâng!
Anh ta chợt lắc đầu, thở dài thườn thượt:
-Mong cô sẽ may mắn nếu không lọt vào đây
Trời đất, hắn đang trù ẻo mình đây mà, hắn không muốn mình vào làm việc ở đây. Chắc anh ta cho rằng ta yếu ớt chứ gì. Tôi hơi tự ái, tôi không thèm trả lời trả vốn, dường như ở anh cũng chẳng biết nên nói gì thêm, giữa chúng tôi giờ là khoảng trời yên lặng.
Nữa giờ trôi qua tôi ngồi chờ sốt ruột, bực cả mình bởi thái độ bàng quang của gã bảo vệ, thỉnh thoảng hắn đảo mắt ngó quanh tôi, khi không hắn lại cười khó hiểu. Thây kệ, đâu liên quan gì tới tôi, hắn làm gì mặc hắn. Chờ đợi rồi Bảo cũng xuất hiện, cái dáng cao gầy đang bước nhanh vế phía tôi. Mặt Bảo lấm tấm mồ hôi, bơ phờ đượm mệt mỏi, nhưng trên môi vẫn để lộ một nụ cười tình cảm.
-Bình đợi có lâu không, tại tôi bận kiểm hàng nãy giờ mới xong!
Tôi bông đùa:
-Không sao đâu, chờ đợi là thói quen của Bình mà
Vâng, tôi luôn là người đặt giờ giấc thời gian lên hàng đầu, trong mọi cuộc hẹn với bạn bè tôi luôn tới sớm hoặc vừa đúng giờ, chứ chưa hề đi trễ. nhưng khổ nổi người hẹn tôi lại hay xuất hiện vào đúng những phút chót vô vọng. Những lúc thế tôi chỉ cười giả lã và trách yêu "lúc nào cũng xài đồng hồ dây thun".
Bảo chộp lấy bộ hồ sơ xin việc của tôi, anh chàng bốc ra xem rồi hỏi:
-Điền đầy đủ hết thông tin cần thiết rồi à?
-Ừ có điều còn xót tên công ty, ngay phần Kính Gởi...
-Không sau, lát nữa vào Bảo bổ sung cho, Bình chờ Bảo thêm tí nữa nhé
Dứt câu, Bảo quay người chạy nhanh, tôi trông theo tới khi bóng bóng Bảo khuất dần nơi cua quẹo, tôi mới lại ngồi yên trên ghế, tâm trạng vẫn cứ phập phồng xét nét. Độ khoảng mười phút Bảo quay ra, nắm lấy tay tôi, giục giã:
-Đi, đi thôi Bình
-Đi đâu?
-Lên phòng nhân sự
Nhịp tim tôi đập mạnh, sự hồi hộp đong cứng tế bào, đôi chân ngoan ngoãn bước trong cái thân mình cứng đơ
Chúng tôi dạo ngang hoa viên nhỏ. Bấy giờ tôi mới chú ý tới cái mái hiên che, trên tấm che có dòng chữ in hoa bằng sơn trắng "CONG TY CONG CHYUAN. VIET NAM" Tấm che cũ kỹ và bạc màu, vừa đi Bảo vừa đưa tay chỉ trỏ: Cái nhà đó là đơn vị Vật Tư, đối diện là Kho Vải, kế cạnh bồn nước to là tổ Chuẩn Bị, phía trước mặt là cửa ngoài của tổ Tán Nút nơi đây dùng để xuất hàng. Rẽ sang tay phải tôi bắt gặp hai dãy nhà gửi xe, một bên là xe đạp, còn bên kia toàn xe máy. Tai tôi nghe nhiều tiếng động của máy may, máy khoan lẫn máy tán vọng ra, chúng tôi tiến vào xưởng, một bức tranh lao động hiện ra, hình ảnh cặm cụi của mấy cô, hình ảnh chuyên chú của mấy anh, họ làm việc miệt mài, thấy chúng tôi họ nhìn theo máy móc, Bảo lại giới thiệu
Căn phòng kính phía trước là văn phòng xưởng, căn phòng nhỏ cạnh bên là phòng nhân sự, trên gác là nơi dùng để in lụa, bao bì. Tôi nhìn theo hướng tay Bảo chỉ bất giác phát hiện mình đứng trước phòng nhân sự tự bao giờ. Bảo tự nhiên xoay tay nắm cửa, cười nói:
-Bình vào trong đi, tự tin lên, Bảo phải đi làm việc của Bảo rồi
Tôi gật gù, cánh cửa tôi nhẹ nhàng khép lại. Một người đàn ông đứng tuổi, tóc bạc le hoe vài sợi đen, chỉ chiếc ghế đối diện mời tôi ngồi (tôi đoán ông ta chắc là trưởng phòng nhân sự, tôi lễ phép chào ông, biểu lộ sự tôn trọng
-Chào chú!
Ông ta chuyên chú vào các chứng từ tư liệu trong bộ hồ sơ của tôi, chợt nhiên hỏi:
-Cháu biết may không?
-Dạ...Tôi lắc đầu, đáp gọn lõn- không, thưa chú!
-Thế cháu muốn làm việc ở bộ phận nào? Bảo có nói về công việc ở đây cho cháu biết chưa?
-Dạ... Tôi thành thật - Bảo hiện làm việc ở bộ phận Vật Tư, cháu muốn làm chung việc có được không chú
-Vật tư à? ông trưởng phòng chau mày- hơi khó khăn đấy, hôm qua vừa tuyển hết mấy người rồi- quay sang bàn cô thư ký kế bên ông ta dọ ý- Cô thấy sao hả cô Hoa?
Người phụ nữ tên Hoa này nhìn trông thật dữ, cặp mày thì xếch lên, đôi mắt thì lạnh lùng, thiếu thiện cảm, khuôn mặt có nhiều tàng nhan, chiếc môi hơi rộng, chất giọng thật đanh thép, tiếng nói thì sang sảng:
-Chú Long, chỉ sợ sức cô ấy chịu không nổi, vài ngày lại trốn việc mà chuồn về nhà thôi, bao nhiêu người vào bộ phận này rồi lại trở ra, không chuyển đơn vị khác thì về quê cắm câu
Tôi hơi nóng mũi, cô ta xem tôi thật yếu đuối như vậy sao? tự ái làm tôi phải xốc nổi:
-Cháu tin mình sẽ khắc phục được hoàn cảnh, không dành cho họ cơ hội thì làm sao rõ được thực lực của họ hở chú
Chú Long cười nụ
-Ứng xử khá lắm. Suy nghĩ một chút, chú Long tiếp- tạm thời cháu cứ về nhà, có gì chú sẽ liên lạc sau nhé. Đồng ý chứ?