rong khi một vài nhân vật này của cuốn tiểu thuyết tin rằng có thể chờ đợi ít lâu, thì một số nhân vật khác thì lại cho rằng phải hành động ngay lập tức, rằng thời gian không chờ đợi ai. Tiếp sau tháng năm bụi bặm ở Mátxcơva là tháng sáu bụi bặm. Ở thị trấn N, chiếc xe Nhà nước N
o1 bị hỏng vì sa ổ gà, đã đứng chết dí hai tuần nay ở góc quảng trường Staropan và đường phố mang tên đồng chí tỉnh trưởng. Nó đứng đây và chỉ thỉnh thoảng lại xịt khói mù mịt ra xung quanh. Từ trại giam Stargorot, các hội viên “Lưỡi kiếm và lưỡi cày” rụt rè bước ra đường từng người một, sau khi đã viết giấy cam đoan không rời khỏi thành phố. Chị gái góa Gritsasueva (người phụ nữ hăng hái, niềm mơ ước của thi nhân) đã trở về với hiệu tạp hóa của mình, bị phạt mười lăm rúp về tội không treo bảng giá (xà bông, ớt, bột màu và các mặt hàng không có thể nhìn rõ) – đấy là cái tính hay quên của một người đàn bà có trái tim lớn mà ta có thể bỏ qua cho họ.
– Đây rồi! – Ostap nói, giọng khản đi – Này, cầm lấy!
Ippolit Matveevich đưa hai bàn tay run run đỡ lấy một cái hộp gỗ nhỏ nhẵn nhụi. Ostap tiếp tục thọc tay vào ruột ghế trong bóng tối. Cây đèn chỉ đường trên bờ sông nhấp nháy. Một dải ánh sáng màu vàng in xuống mặt nước và chạy theo con tàu.
– Quái nhỉ! Tại sao chẳng có gì nữa? – Ostap nói.
– Khô-ông thể như vậy được! – Ippolit lắp bắp.
– Thì ông thử tìm xem!
Ippolit nín thở, quỳ hai gối xuống và thọc một tay sâu đến tận khuỷu vào ruột ghế. Ngón tay ông ta đã sục tận gốc lò so. Không thấy vật gì cưng cứng cả. Từ ruột ghế chỉ xộc ra mùi bụi khô hăng hắc.
– Có không? – Ostap hỏi.
– Không.
Ostap bèn bưng cái ghế lên và ném thật mạnh xuống sông. Một tiếng “tùm” nặng nề. Đoạn cả hai bán tín bán nghi quay về buồng của mình. Ostap nói:
– Nào, thử xem ta tìm thấy cái gì nào?
Ippolit lấy cái hộp gỗ ở trong túi ra và nhìn nó một cách thờ ơ.
– Mở ra, mở ra xem nào! Sao ông cứ giương mắt ếch lên thế!
Cái hộp nhỏ được mở ra. Dưới đáy hộp đặt một miếng đồng đã rỉ xanh, với mấy dòng chữ khắc như sau:
CHIẾC GHẾ NÀY
MỞ ĐẦU LOẠT GHẾ MỚI
CỦA THỢ CẢ
HAMBX
Năm 1865. Saint Peterbourg
Ostap đọc thành tiếng mấy dòng chữ ấy.
– Thế kim cương và ngọc đâu nhỉ? – Ippolit hỏi.
– Ông sáng trí thật đấy, ông thợ săn ghế ạ! Làm gì có kim cương và ngọc!
Ippolit lúc này trông thật thảm hại. Bộ ria mới mọc khẽ ngọ nguậy, mắt kính kẹp mũi mờ mờ. Có cảm giác trong lúc tuyệt vọng ông ta sắp cụp vành tai vào má.
Giọng nói lạnh lùng, hợp lý của vua mánh lại phát huy ma lực quen thuộc của nó. Ippolit đặt nghiêm hai tay ở đường chỉ quần và im lặng nghe.
– Không việc gì phải buồn, nghe chưa, Kisa! Rồi sẽ đến lúc chúng mình cười nhạo chiếc ghế thứ tám, bên trong chứa một hộp gỗ ngớ ngẩn. Hãy vững vàng lên. Ở đây còn ba cái ghế nữa – chín mươi chín khả năng thành công trong số một trăm!
Sau một đêm, trên má của nhà quý tộc tuyệt vọng mọc bao nhiêu là mụn trứng cá. Mọi nỗi đau khổ, mọi thất bại, toàn bộ nỗi gian truân của cuộc săn vàng tìm ngọc tựa hồ vào các thứ mụn nhọt ấy, làm cho cái thì đo đỏ, cái thì tim tím, cái thì đen đen.
– Ông cố ý tạo ra mụn nhọt đấy à? – Ostap hỏi.
Ippolit thở dài não ruột, rồi còng còng lưng như một cái cần câu, đi lấy thuốc vẽ. Việc chuẩn bị băng biểu ngữ chạy bắt đầu. Hai họa sĩ làm việc trên boong thượng.
Ngày thứ ba trên tàu thủy cũng bắt đầu.
Nó bắt đầu từ sự va chạm giữa dàn nhạc khí và tốp nhạc công của đoàn kịch để tranh nhau chỗ diễn tập.
Sau khi ăn sáng, các tay lực sĩ thổi kèn đồng và tốp nhạc công gầy còm chuyên sử dụng ly Esmarkh điện lĩnh tiền được kia – Ostap nói.
– Vậy thì lúc ấy ta sẽ nói chuyện với nhau – lão thợ điện ngang bướng kết luận – còn bây giờ thì tạm biệt hai vị, moa đi đây, cái máy ép của moa luôn đòi hỏi người trông nom. Simbievich nó gớm lắm. Sức moa đã yếu, mà chỉ uống nước suối không thì sống sao được?
Và Mechnikov bỏ đi trong ánh nắng ban mai rọi vào người lão ta.
Ostap nghiêm nghị nhìn Ippolit, nói:
– Thời gian mà chúng ta đang có chính là khoản tiền mà chúng ta không có. Ta phải hành động thôi. Trước mắt ta là một trăm năm mươi ngàn rúp không hào không xu. Chỉ cần có hai mươi rúp là đống tiền kia vào tay chúng ta. Giờ thì phương tiện gì cũng đều là tốt. Được ăn cả, ngã về không.
Ostap trầm ngâm đi quanh Ippolit một vòng.
– Ông hãy cởi áo vét ra, lẹ lên – đột nhiên hắn nói.
Cầm lấy cái áo trước con mắt ngạc nhiên của Ippolit, hắn ném ngay xuống đất và dùng gót giày bẩn thỉu chà đạp lên.
– Anh làm gì thế? – Ippolit cao giọng – Cái áo này tôi mặc đã mười lăm năm nay mà vẫn mới nguyên.
– Đừng lo! Nó sắp sửa hết mới rồi! Đưa mũ đây! Bây giờ ông hãy vẩy nước vào quần và trát bụi đất vào đó! Nhanh lên!
Mấy phút sau, Ippolit trở thành một kẻ lem luốc dễ sợ.
– Bây giờ thì ông đã có đầy đủ khả năng để kiếm tiền bằng lao động chân chính.
– Tôi phải làm gì đây? – Ippolit dở khóc dở mếu, hỏi.
– Tôi hy vọng ông biết tiếng Pháp chứ?
– Hỏng quá, chỉ trong chương trình trung học ngày xưa.
– H... ừm! Thì sử dụng vốn liếng ấy cũng được. Liệu ông có thể nói nổi bằng tiếng Pháp câu sau đây không: “Các ngài ơi, đã sáu ngày nay con không được ăn miếng gì...”?
– Mơxiơ... – Ippolit ấp a ấp úng – mơxiơ, hưm, hưm, giơ nơ, hình như giơ nơ măng-giơ pa... sáu, gì nhỉ, oong, đơ, troa, cát, xanh,... sít... sít giua. Nghĩa là giơ nơ măng-giơ pa sít giua.
– Phát âm của ông chán mớ đời! Nhưng cũng chả đòi hỏi gì hơn ở kẻ ăn mày được nữa! Đương nhiên kẻ ăn xin ở nước Nga châu Âu phải nói tiếng Pháp tồi hơn Milleran. Này, thế ông biết tiếng Đức đến trình độ nào, Kisa?
– Tôi cần tất cả các trò này để làm gì? – Ippolit ngơ ngác.
– Để – Ostap nói cứng rắn – bây giờ ông đến Vườn Hoa, đứng dưới bóng cây và dùng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga mà xin ăn, viện cớ ông nguyên là ủy viên Đuma thuộc phái Kađét. Toàn bộ số tiền xin được sẽ nộp cho lão thợ điện Mechnikov. Ông hiểu chưa?
Ippolit thay đổi hẳn. Ngực ông ta ưỡn thẳng như cây cầu Đvorsovưi ở Leningrat, mắt tóe lửa, còn hai lỗ mũi thì Ostap thấy hình như đang xả khói. Bộ tia từ từ ngọ ngoạy.
– Ái chà chà – vua mánh không chút sợ hãi, nói – nhìn ông ta kìa. Không phải là người nữa, mà y như một chú ngựa non.
Ippolit nói không mấp máy môi:
– Không đời nào, không đời nào thằng Ippolit thuộc dòng họ Vorobjaninov này chịu ngửa tay ăn xin.
– Thì chết thẳng cẳng, đồ con lừa! – Ostap rít lên – Ông chưa bao giờ ngửa tay ăn xin thật chứ?
– Chưa bao giờ.
– Giỏi quá nhỉ! Ba tháng nay hắn ăn bám vào tôi. Ba tháng nay tôi cho hắn ăn uống, dạy dỗ hắn, bây giờ cái giống ký sinh trùng ấy còn mở miệng tuyên bố rằng hắn... Được lắm, ông bạn ạ, thế là đủ rồi! Cho phép ông lựa chọn: hoặc ngay bây giờ ông phải đến Vườn Hoa và tối nay mang mười rúp về đây, hoặc tôi sẽ gạch tên ông ra khỏi danh sách cổ đông tham gia hợp đồng. Tôi sẽ đếm đến năm. Có chịu hay không? Một...
– Chịu – Ippolit lắp bắp.
– Thế thì nhắc lại câu ăn xin đi.
– Mơxiơ, giơ nơ măng-giơ pa sít giua. Heben di mia bit te ết vat côpếch a-úp đem stus brot. Xin các ông các bà bố thí đôi chút cho kẻ nguyên nghị viên viện Đuma này.
– Nhắc lại! Nói cho thảm thiết hơn!
Ippolit nhắc lại.
– Được đấy. Ông có tài bẩm sinh đi ăn mày đó. Giờ thì đi đi. Hẹn nửa đêm gặp nhau ở đây. Và nhớ rằng không phải hò hẹn để tình tự đâu nhé, vì ăn xin buổi tối dễ được người ta bố thí hơn.
– Còn anh đi đâu? – Ippolit hỏi.
– Ông khỏi lo. Bao giờ tôi cũng nhận hành động ở nơi gay go nhất.
Đôi bên chia tay nhau.
Ostap chạy đến ki-ốt bán giấy, dùng đồng mười côpếch cuối cùng mua một cuốn hóa đơn, rồi ngồi trên ghế đá gần một giờ để đánh số thứ tự và ký tên trên từng'>
Đứng trên bờ, hai thành viên hợp đồng nhìn xuống dưới. Tấm băng transparant sáng rực giữa khoảng trời tối sẫm.
– Ừ – Ostap nói – trình bày hơi xí. Không đạt thật.
Con la bướng bỉnh dùng đuôi vẽ tranh mà đem so với bức vẽ của Ostap, vẫn còn ăn đứt. Thay vì vẽ người tung các phiếu công trái ra xung quanh, Ostap lại vẽ một con vật cụt đuôi, chân tay loằng ngoằng chả ra hình thù gì cả.
Đằng sau hai thành viên hợp đồng là ánh sáng, là con tàu xập xình tiếng nhạc, còn trước mặt, trên bờ sông cao, là bóng tối, là tiếng chó sủa và tiếng đàn ắc-cóoc-đê-ông xa xa.
– Xin tổng kết tình hình như sau – Ostap nói với vẻ lạc quan yêu đời – Chỗ yếu: không một xu dính túi, ba cái ghế vuột mất khỏi tay, chẳng có nơi ngả lưng. Chỗ mạnh: một tài liệu địa phương chí về sông Volga xuất bản năm một ngàn chín trăm hai mươi sáu (tạm mượn ở buồng ngài Simbievich trên tàu thủy). Thật khó lên bảng cân đối thu chi. Ta đành ngủ đêm ở bến tàu vậy.
Hai người bước vào một cái quán bỏ không. Dưới ánh sáng vàng ệch của cây đèn đường thắp bằng dầu hỏa, Ostap đọc một trang trong cuốn tài liệu địa phương chí:
“Trên bờ phải sông Volga là thành phố Vasiuki. Từ đây người ta chở đi các loại gỗ, nhựa thông, sợi vỏ cây, vải gai, và chở đến đây các mặt hàng tiêu dùng, phục vụ cho một vùng cách xa tuyến đường sắt 50 kilômét.
Thành phố có 8000 dân, một nhà máy làm bìa các-tông có 320 công nhân, một xưởng đúc gang, một nhà máy bia và một xí nghiệp thuộc da. Ngoài các trường phổ thông, có một trường trung cấp nông nghiệp”.
– Tình hình nghiêm trọng hơn tôi dự kiến – Ostap nhận xét – Kiếm tiền của dân chúng Vasiuki còn là vấn đề tôi chưa biết giải quyết ra sao. Mà chúng mình cần có ít ra ba chục rúp. Thứ nhất là để ăn uống, thứ hai là để đuổi theo con tàu quay số, đón nhà hát Kolumbo ở thành phố Stalingrat khi họ biểu diễn tại đó.
Ippolit co tròn người lại như con mèo già sau cuộc đối đầu với một con chuột cống khổng lồ, chủ nhân của các thứ cống rãnh và xó xỉnh.
Ostap vừa đi dọc dãy quán chợ, vừa suy nghĩ phương án hành động. Đến nửa đêm thì kế hoạch đã phác xong. Vua mánh nằm xuống cạnh Ippolit và ngủ thiếp đi.