ách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 11 - b) có chép một mẩu chuyện xảy ra ở nước ta vào mùa thu năm Đinh Mùi (1187), dưới thời trị vì của vua Lý Cao Tông như sau:“Mùa thu, có một nhà sư người xứ Tây Vực đến (nước ta). Vua hỏi Nhà sư có biết làm phép gì lạ không. Nhà sư trả lời là biết làm phép giáng hổ. Vua sai tên chỉ hầu phụng ngự là Lê Năng Trường đem sư về nhà công quán ở rồi sai người bắt hổ để thử phép thuật của Nhà sư. Sau hơn một tuần, Nhà sư ấy nói với Năng Trường là đã có thể phục hổ được. Năng Trường tâu vua. Vua sai dựng chuồng cọp ở gác Vĩnh Bình rồi bảo Nhà sư vào chuồng, sư vừa ren rén đi vừa đọc thần chú rồi bước về phía hổ, lấy gậy đánh vào đầu hổ. Hổ chồm tới vồ lấy gậy. Sư nhân đó tâu vua rằng, có người ác đã giải mất phép thuật của thần, xin cho thần lại được lập đàn cầu Phật, sau sẽ thi hành phép thuật. Vua y lời. sư lập đàn cầu đảo khá lâu. Nhà vua cũng muốn thử phép thuật đến cùng, nên một hôm, Vua lại sai nhà sư vào chuồng hổ. Hổ nhảy chồm lên cào thét, sư sợ hãi lùi lại, rồi không biết thế nào, đã tựa vào chuồng mà chết”.