rong khi nạn đói đang lan đi dễ sợ, nạn tham nhũng, truỵ lạc trong đảng không giảm, thậm chí còn gia tăng hơn nữa. Đầu tháng 1-1960, vài ngày sau sinh nhật Mao, chúng tôi rời Hàng Châu đi Thượng Hải, nơi một hội nghị mở rộng của Bộ chính trị sẽ được tổ chức vào ngày 7-1-1960 Mao ở lại trên tàu hoả, còn những người tham dự hội nghị và đoàn tuỳ tùng ở trong khách sạn Tấn Giang sang trọng do Pháp xây dựng trước đây. Trong các cuộc họp của hội nghị, người ta đã đưa ra hết báo cáo tuyệt vời này đến đề nghị hay khác, Bộ Chính trị càng ngày càng ngả sang tả. Sản lượng thép được nâng lên 18 triệu tấn, người ta muốn thành lập những doanh nghiệp nhỏ trong phạm vi các tỉnh và công xã nhân dân. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng, các xí nghiệp chăn nuôi lợn cỡ lớn được thành lập.Ban ngày, các nhà lãnh đạo đảng ngồi nghĩ ra những kế hoạch kinh tế không tưởng. Tối đến, họ lại vui chơi giải trí. Các nhóm biểu diễn nhào lộn, các đoàn ca múa nhạc, các đội khiêu vũ từ khắp đất nước cũng như những ngôi sao kinh kịch nổi tiếng của Bắc Kinh và của các nhà hát địa phương được đưa về đây trình diễn.Người ta đổ xô đi mua sắm. Đến lượt Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, biểu diễn một màn kịch tốn kém để mê hoặc Mao và giới lãnh đạo cao cấp. Trong khi toàn dân đang lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực, hàng tiêu dùng khan hiếm trầm trọng thì các quầy hàng của khách sạn Tấn Giang đầy ắp đủ các mặt hàng có chất lượng cao với giá bán rất phải chăng như: xe đạp, giầy da, hàng len dạ, những mặt hàng không bao giờ người dân mua được trong những cửa hàng ở các địa phương khác.Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, các nhân viên của Trung Nam Hải và chúng tôi, những thành viên của Nhóm Một thi nhau mua sắm như điên loạn. Cả tôi cũng bị hút vào cơn sốt mua hàng.Một buổi chiều tôi gặp Dương Thượng Côn và Diệp Tử Long ôm một đống đồ ra khỏi cửa hàng. Diệp Tử Long bắt đầu sao nhãng công việc và đây là cơ hội đối với Lý Ẩm Kiều. Do tác động của Giang Thanh. Mao đã không cho Diệp quản lý tiền của ông, giao việc này cho Lý Ẩm Kiều.Diệp Tử Long bực tức, một hôm phàn nàn với tôi:- Đồ tồi! Tôi đã dàn xếp những chuyện bẩn thỉu của ông từng ấy năm, thế mà bây giờ tôi được trả công như thế đấy.Tôi tìm cách an ủi:- Theo tôi, Chủ tịch đối tốt với đồng chí lắm.Diệp phản đối:- Làm gì có chuyện đó. Ông ta tước hết chức quyền, lại còn tuyên bố tôi làm việc chẳng ra gì, chẳng qua muốn kiếm chuyện đuổi tôi, như thế khác gì giết người ta cơ chứ.Sự thận trọng hàng ngày biến mất, bỗng nhiên ông ta phun ra hết những chi tiết về đời tư của Mao. Chính ông ta đã dẫn các tì thiếp của Mao trong đêm tối đến Mao như thế nào, cất giấu họ cho đến khi Mao sẵn sàng ra sao. Ông ta đã lấy tiền từ tài khoản của Mao để trả cho những người đàn bà này thế nào, đã bí mật đưa họ đi mà Giang Thanh không hề hay biết.Từ giờ tôi không thể giả ngô giả ngọng được nữa mỗi khi Mao tiếp những vị khách nữ của ông. Diệp Tử Long đã giúp tôi xác nhận điều mà nhiều năm tôi còn nghi ngờ, chưa dám tin.Sau khi xuất viện tôi trở lại Nhóm Một, Mao không tìm cách che đậy bê bối của nữa. Trong thời gian tôi nằm viện, Mao quen một cô nhân viên của Phòng bảo mật. Một thiếu nữ trẻ, trắng trẻo, có cặp mắt đen láy, đôi lông mày cong, đã gây ấn tượng mạnh đối với Mao bằng lời quả quyết, từ hồi còn đi học cấp I, cô đã bênh vực Mao trước những bọn phản động dám phỉ bang dám gọi ông là “tướng cướp”, tung tin đồn cộng sản là cộng vợ cộng chồng, vì thế cô đã bị các bạn học đánh.Sau đó cô ta thường ở bên Mao, ai cũng biết mối quan hệ này. Cô đi Thượng Hải cùng ông, ban ngày cũng như ban đêm đều kè kè bên cạnh, thường nhảy với ông cho đến 1 hay 2 giờ sáng. Mao không biết mệt và chỉ quay về đoàn tàu khi cô đã kiệt sức.Cô là người tình đầu tiên của Mao mà không cần giấu giếm Giang Thanh. Cô ta tỏ ra hãnh diện vì được làm tì thiếp, cư xử với bà vợ già của Chủ tịch như một người bạn gái. Giang Thanh tỏ vẻ đáp lại tình bạn đó. Theo tôi, hành động này chính là sự cáo lỗi của Giang Thanh đối với Mao – sau khi bắt quá tang ông ngủ với y tá của bà, và rõ ràng là tín hiệu bà đã chấp nhận những vụ bê bối của chồng.Việc Bành Đức Hoài bị đi đày làm cho lòng tin của tôi đối với Mao giảm sút. Khi đã biết tường tận về đời tư của Mao, sự sùng kính của tôi đối với ông đã hết.Việc Mao giao cho Lý Ẩm Kiều trách nhiệm quản lý những vấn đề riêng của ông cũng không làm cho tệ tham nhũng trong Nhóm Một giảm đi. Lý Ẩm Kiều cũng đồi bại như Diệp Tử Long.Năm 1958, Lý Ẩm Kiều cặp bồ với một cô trong đám nhân viên của Mao. Cả hai vì đam mê sao nhãng công việc. Việc này đã không thoát khỏi mắt Mao. Một hôm, Mao bảo tôi, hai cô cậu này quấn nhau như dính keo, chẳng chú ý đến công việc.Trong khi Mao đang ngủ trên tàu, Lý bí mật lẻn ra ngoài gặp gỡ cô bồ trong khách sạn Tấn Giang. Một hôm, khi Kha Thanh Thế tới đón Mao đi họp đảng chẳng thấy người hộ tống của Mao đâu. Mãi sau, Lý mới xuất hiện. Mao điên tiết nói:- Lý Ẩm Kiều anh cứ ôm gái cả ngày lẫn đêm. Anh tự coi anh là cái thá cơ chứ?Kha Thanh Thế rất lo. Lý Ẩm Kiều chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Chủ tịch mà bê bối thế này, nhỡ có chuyện gì không may xảy ra ở Thượng Hải, Kha Thanh Thế sẽ phải chịu trách nhiệm. Kha kể cho thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân và vài cán bộ cáo cấp khác trưng cấu ý kiến. Mọi người đồng ý phải làm một việc gì đó, bởi sự an toàn của Mao đang bị coi nhẹ.Khi chúng tôi rời Thượng Hải đi Quảng Châu, sự việc trở nên rắc rối hơn. Ba ngày sau khi chúng tôi vừa đến nơi, cô tình nhân của Lý Ẩm Kiều hốt hoảng đến tìm tôi. Cô ta đã có thai, xin tôi giúp cô ta nạo thai ở Quảng Châu.Tôi chần chừ, vì chúng tôi chỉ đến những cơ sở y tế địa phương trong trường hợp cực kỳ cấp bách. Do cô quả quyết đã có thai từ khi ở Bắc Kinh, tôi hỏi tại sao không trở về thủ đô nạo thai, lại đòi nạo ở Quảng Châu.Hai ngày sau, Lý Ẩm Kiều mò đến chỗ tôi lạy lục xin giúp đỡ. Nếu để tình nhân phá thai ở Bắc Kinh sẽ “không tiện lắm”. Bởi vì ở đó có quá nhiều người biết cô ta, sự việc có thể vỡ lở. Diệp Tử Long đã đồng ý cho phép cô ta được nạo thai ở Quảng Châu.Việc Diệp Tử Long đồng ý cho người tình của Lý Ẩm Kiều nạo thai ở Quảng Châu và sự im lặng của Lý Ẩm Kiều lại liên quan đến một chuyện khác. Sau khi chúng tôi vừa đến Quảng Châu, Diệp xin tôi kê cho ông đơn thuốc chống bệnh rụng tóc. Ông ta muốn thuốc do Nhật sản xuất, loại này nhập từ Hong Kong. Đơn tôi kê, tiền thuốc sẽ tính vào tài khoản chính phủ, nhưng lần ấy tôi kê đơn cho ông ta. Chắc hẳn Diệp Tử Long vẫn còn nhớ chuyện trước đây tôi đã từ chối không cho người em trai bị bệnh giang mai thuốc penicillin. Tôi hiểu, nếu một lần nữa tôi từ chối lời đề nghị, ông ta sẽ không để yên. Những chuyện tống tiền theo kiểu vặt vãnh này thường xảy ra trong Nhóm Một. Diệp Tử Long đồng ý cho cô gái kia nạo thai để Lý Ẩm Kiều không ton hót với Mao về thứ thuốc nhập ngoại trên.Tôi còn lưỡng lự, tình nhân của Lý lại đến nài nỉ, cô bảo thai đã 2 tháng, không thể chờ lâu được nữa.Tôi thoả thuận với giám đốc Bệnh viện Nhân dân ở Quảng Châu việc nạo thai sẽ được tiến hành trong bệnh viện. Tuy nhiên, tôi thấy không thoải mái khi phải dùng ảnh hưởng của mình với tư cách bác sĩ riêng của Mao. Buổi chiều, nhân tình của Lý vào viện.Tối hôm đó, Giang Thanh hỏi tôi tại sao cô ta lại phải vào viện. Tôi trả lời, cô ta vào để nạo thai và chẳng cần nói cho Giang Thanh biết ai là cha đứa bé. “Thật là quá quắt!” bà kêu lên, đập bàn tay xuống mặt bàn.Sau khi chúng tôi về Bắc Kinh. Lý Ẩm Kiều vẫn công khai chung chăn gối với nhân tình trong lúc vợ ông, Hàn Quí Tường đi vắng. Chồng của cô nhân tình, đạo diễn phim Hứa Tiêu Băng, biết chuyện định tự vẫn. Một buổi chiến. cô nhân tình của Lý hốt hoảng chạy vào nhà tôi kêu cứu một cách thảm thiết. Chồng cô sắp chết, vừa nói vừa khóc, giục tôi nhanh chân xem có cách nào cứu chữa được không.Hứa Tiêu Bằng nằm trên sàn nhà, thở rất nặng nhọc. Anh ta phều phào: “Tôi chẳng thiết sống nữa. Nhục nhã quá!” Anh ta đã uống thuỷ ngân từ một chiếc nhiệt kế. Nhưng anh ta vẫn sống, chẳng cần phải đi bệnh viện.Ngay việc người chồng tự sát cũng không thể làm cho người phụ nữ kia dứt bỏ khỏi cuộc tình phiêu lưu với Lý Ẩm Kiều.Diệp Tử Long vẫn không vui, phàn nàn:- Mao không nói thẳng ra muốn tôi thôi việc, nhưng cũng chẳng bảo tôi làm việc gì đó cho ông nữa?Mao bắt đầu chỉ trích Diệp trước mặt các nhân viên. Diệp đến cầu cứu Bành Chân thu xếp cho Diệp một chức vụ nào đó. Diệp vẫn thường nói xấu Mao, chẳng bao lâu cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp như Bành Chân, Dương Thượng Côn đều biết những vụ bê bối của Mao. Tuy những vụ bê bối đó không còn là chuyện bí mật, bất cứ ai trong giới lãnh đạo cao cấp của đảng cũng biết, nhưng việc Diệp ngồi lê đôi mách vẫn vô cùng nguy hiểm.Suýt nữa Diệp Tử Long toi mạng. Mao không hề biết Diệp nói xấu ông, tôi cũng không biết Mao sẽ phản ứng ra sao nếu như ông biết chuyện này. Uông Đông Hưng bảo tôi, việc này đã đến tai Lưu Thiếu Kỳ. Lưu bảo vệ Chủ tịch. Ông lo lắng cho sự an toàn của Chủ tịch, nhanh chóng thực hiện những biện pháp cứng rắn đối với Diệp. Lưu nói: “Đồng chí Diệp đã nói xấu đảng”. Lưu đòi bắt giam và xử tử viên bí thư của Mao. Đến khi Chu Ân Lai và Bành Chân can thiệp, Lưu Thiếu Kỳ mới tha cho Diệp Tử Long.Những nhân viên trong Nhóm Một đều lấy cuộc sống tình dục của Mao làm gương, điều đó chẳng lấy gì ngạc nhiên. Đa số họ là thanh niên trẻ đẹp. Những đêm khiêu vũ có tất cả chúng tôi tham gia là dịp may để làm quen với những thiếu nữ xinh đẹp. Nhưng đối với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đất nước lại có một chuẩn mực khác với cấp dưới. Mao chẳng cần nghe lời ai, ông có thể làm bất cứ gì ông muốn. Nhưng các nhân viên của ông lại bị điều lệ khe khắt của đảng trói buộc. Tất nhiên chuyện gì đó sẽ phải xảy ra. Có thể Uông Đông Hưng sẽ giải quyết được vấn đề này, cho nên Mao triệu Uông trở lại Nhóm Một.