Chương 7

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 42

     rong khi nạn đói đang lan đi dễ sợ, nạn tham nhũng, truỵ lạc trong đảng không giảm, thậm chí còn gia tăng hơn nữa. Đầu tháng 1-1960, vài ngày sau sinh nhật Mao, chúng tôi rời Hàng Châu đi Thượng Hải, nơi một hội nghị mở rộng của Bộ chính trị sẽ được tổ chức vào ngày 7-1-1960 Mao ở lại trên tàu hoả, còn những người tham dự hội nghị và đoàn tuỳ tùng ở trong khách sạn Tấn Giang sang trọng do Pháp xây dựng trước đây. Trong các cuộc họp của hội nghị, người ta đã đưa ra hết báo cáo tuyệt vời này đến đề nghị hay khác, Bộ Chính trị càng ngày càng ngả sang tả. Sản lượng thép được nâng lên 18 triệu tấn, người ta muốn thành lập những doanh nghiệp nhỏ trong phạm vi các tỉnh và công xã nhân dân. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng, các xí nghiệp chăn nuôi lợn cỡ lớn được thành lập.
Ban ngày, các nhà lãnh đạo đảng ngồi nghĩ ra những kế hoạch kinh tế không tưởng. Tối đến, họ lại vui chơi giải trí. Các nhóm biểu diễn nhào lộn, các đoàn ca múa nhạc, các đội khiêu vũ từ khắp đất nước cũng như những ngôi sao kinh kịch nổi tiếng của Bắc Kinh và của các nhà hát địa phương được đưa về đây trình diễn.
Người ta đổ xô đi mua sắm. Đến lượt Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, biểu diễn một màn kịch tốn kém để mê hoặc Mao và giới lãnh đạo cao cấp. Trong khi toàn dân đang lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực, hàng tiêu dùng khan hiếm trầm trọng thì các quầy hàng của khách sạn Tấn Giang đầy ắp đủ các mặt hàng có chất lượng cao với giá bán rất phải chăng như: xe đạp, giầy da, hàng len dạ, những mặt hàng không bao giờ người dân mua được trong những cửa hàng ở các địa phương khác.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, các nhân viên của Trung Nam Hải và chúng tôi, những thành viên của Nhóm Một thi nhau mua sắm như điên loạn. Cả tôi cũng bị hút vào cơn sốt mua hàng.
Một buổi chiều tôi gặp Dương Thượng Côn và Diệp Tử Long ôm một đống đồ ra khỏi cửa hàng. Diệp Tử Long bắt đầu sao nhãng công việc và đây là cơ hội đối với Lý Ẩm Kiều. Do tác động của Giang Thanh. Mao đã không cho Diệp quản lý tiền của ông, giao việc này cho Lý Ẩm Kiều.
Diệp Tử Long bực tức, một hôm phàn nàn với tôi:
- Đồ tồi! Tôi đã dàn xếp những chuyện bẩn thỉu của ông từng ấy năm, thế mà bây giờ tôi được trả công như thế đấy.
Tôi tìm cách an ủi:
- Theo tôi, Chủ tịch đối tốt với đồng chí lắm.
Diệp phản đối:
- Làm gì có chuyện đó. Ông ta tước hết chức quyền, lại còn tuyên bố tôi làm việc chẳng ra gì, chẳng qua muốn kiếm chuyện đuổi tôi, như thế khác gì giết người ta cơ chứ.
Sự thận trọng hàng ngày biến mất, bỗng nhiên ông ta phun ra hết những chi tiết về đời tư của Mao. Chính ông ta đã dẫn các tì thiếp của Mao trong đêm tối đến Mao như thế nào, cất giấu họ cho đến khi Mao sẵn sàng ra sao. Ông ta đã lấy tiền từ tài khoản của Mao để trả cho những người đàn bà này thế nào, đã bí mật đưa họ đi mà Giang Thanh không hề hay biết.
Từ giờ tôi không thể giả ngô giả ngọng được nữa mỗi khi Mao tiếp những vị khách nữ của ông. Diệp Tử Long đã giúp tôi xác nhận điều mà nhiều năm tôi còn nghi ngờ, chưa dám tin.
Sau khi xuất viện tôi trở lại Nhóm Một, Mao không tìm cách che đậy bê bối của nữa. Trong thời gian tôi nằm viện, Mao quen một cô nhân viên của Phòng bảo mật. Một thiếu nữ trẻ, trắng trẻo, có cặp mắt đen láy, đôi lông mày cong, đã gây ấn tượng mạnh đối với Mao bằng lời quả quyết, từ hồi còn đi học cấp I, cô đã bênh vực Mao trước những bọn phản động dám phỉ bang dám gọi ông là “tướng cướp”, tung tin đồn cộng sản là cộng vợ cộng chồng, vì thế cô đã bị các bạn học đánh.
Sau đó cô ta thường ở bên Mao, ai cũng biết mối quan hệ này. Cô đi Thượng Hải cùng ông, ban ngày cũng như ban đêm đều kè kè bên cạnh, thường nhảy với ông cho đến 1 hay 2 giờ sáng. Mao không biết mệt và chỉ quay về đoàn tàu khi cô đã kiệt sức.
Cô là người tình đầu tiên của Mao mà không cần giấu giếm Giang Thanh. Cô ta tỏ ra hãnh diện vì được làm tì thiếp, cư xử với bà vợ già của Chủ tịch như một người bạn gái. Giang Thanh tỏ vẻ đáp lại tình bạn đó. Theo tôi, hành động này chính là sự cáo lỗi của Giang Thanh đối với Mao – sau khi bắt quá tang ông ngủ với y tá của bà, và rõ ràng là tín hiệu bà đã chấp nhận những vụ bê bối của chồng.
Việc Bành Đức Hoài bị đi đày làm cho lòng tin của tôi đối với Mao giảm sút. Khi đã biết tường tận về đời tư của Mao, sự sùng kính của tôi đối với ông đã hết.
Việc Mao giao cho Lý Ẩm Kiều trách nhiệm quản lý những vấn đề riêng của ông cũng không làm cho tệ tham nhũng trong Nhóm Một giảm đi. Lý Ẩm Kiều cũng đồi bại như Diệp Tử Long.
Năm 1958, Lý Ẩm Kiều cặp bồ với một cô trong đám nhân viên của Mao. Cả hai vì đam mê sao nhãng công việc. Việc này đã không thoát khỏi mắt Mao. Một hôm, Mao bảo tôi, hai cô cậu này quấn nhau như dính keo, chẳng chú ý đến công việc.
Trong khi Mao đang ngủ trên tàu, Lý bí mật lẻn ra ngoài gặp gỡ cô bồ trong khách sạn Tấn Giang. Một hôm, khi Kha Thanh Thế tới đón Mao đi họp đảng chẳng thấy người hộ tống của Mao đâu. Mãi sau, Lý mới xuất hiện. Mao điên tiết nói:
- Lý Ẩm Kiều anh cứ ôm gái cả ngày lẫn đêm. Anh tự coi anh là cái thá cơ chứ?
Kha Thanh Thế rất lo. Lý Ẩm Kiều chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Chủ tịch mà bê bối thế này, nhỡ có chuyện gì không may xảy ra ở Thượng Hải, Kha Thanh Thế sẽ phải chịu trách nhiệm. Kha kể cho thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân và vài cán bộ cáo cấp khác trưng cấu ý kiến. Mọi người đồng ý phải làm một việc gì đó, bởi sự an toàn của Mao đang bị coi nhẹ.
Khi chúng tôi rời Thượng Hải đi Quảng Châu, sự việc trở nên rắc rối hơn. Ba ngày sau khi chúng tôi vừa đến nơi, cô tình nhân của Lý Ẩm Kiều hốt hoảng đến tìm tôi. Cô ta đã có thai, xin tôi giúp cô ta nạo thai ở Quảng Châu.
Tôi chần chừ, vì chúng tôi chỉ đến những cơ sở y tế địa phương trong trường hợp cực kỳ cấp bách. Do cô quả quyết đã có thai từ khi ở Bắc Kinh, tôi hỏi tại sao không trở về thủ đô nạo thai, lại đòi nạo ở Quảng Châu.
Hai ngày sau, Lý Ẩm Kiều mò đến chỗ tôi lạy lục xin giúp đỡ. Nếu để tình nhân phá thai ở Bắc Kinh sẽ “không tiện lắm”. Bởi vì ở đó có quá nhiều người biết cô ta, sự việc có thể vỡ lở. Diệp Tử Long đã đồng ý cho phép cô ta được nạo thai ở Quảng Châu.
Việc Diệp Tử Long đồng ý cho người tình của Lý Ẩm Kiều nạo thai ở Quảng Châu và sự im lặng của Lý Ẩm Kiều lại liên quan đến một chuyện khác. Sau khi chúng tôi vừa đến Quảng Châu, Diệp xin tôi kê cho ông đơn thuốc chống bệnh rụng tóc. Ông ta muốn thuốc do Nhật sản xuất, loại này nhập từ Hong Kong. Đơn tôi kê, tiền thuốc sẽ tính vào tài khoản chính phủ, nhưng lần ấy tôi kê đơn cho ông ta. Chắc hẳn Diệp Tử Long vẫn còn nhớ chuyện trước đây tôi đã từ chối không cho người em trai bị bệnh giang mai thuốc penicillin. Tôi hiểu, nếu một lần nữa tôi từ chối lời đề nghị, ông ta sẽ không để yên. Những chuyện tống tiền theo kiểu vặt vãnh này thường xảy ra trong Nhóm Một. Diệp Tử Long đồng ý cho cô gái kia nạo thai để Lý Ẩm Kiều không ton hót với Mao về thứ thuốc nhập ngoại trên.
Tôi còn lưỡng lự, tình nhân của Lý lại đến nài nỉ, cô bảo thai đã 2 tháng, không thể chờ lâu được nữa.
Tôi thoả thuận với giám đốc Bệnh viện Nhân dân ở Quảng Châu việc nạo thai sẽ được tiến hành trong bệnh viện. Tuy nhiên, tôi thấy không thoải mái khi phải dùng ảnh hưởng của mình với tư cách bác sĩ riêng của Mao. Buổi chiều, nhân tình của Lý vào viện.
Tối hôm đó, Giang Thanh hỏi tôi tại sao cô ta lại phải vào viện. Tôi trả lời, cô ta vào để nạo thai và chẳng cần nói cho Giang Thanh biết ai là cha đứa bé. “Thật là quá quắt!” bà kêu lên, đập bàn tay xuống mặt bàn.
Sau khi chúng tôi về Bắc Kinh. Lý Ẩm Kiều vẫn công khai chung chăn gối với nhân tình trong lúc vợ ông, Hàn Quí Tường đi vắng. Chồng của cô nhân tình, đạo diễn phim Hứa Tiêu Băng, biết chuyện định tự vẫn. Một buổi chiến. cô nhân tình của Lý hốt hoảng chạy vào nhà tôi kêu cứu một cách thảm thiết. Chồng cô sắp chết, vừa nói vừa khóc, giục tôi nhanh chân xem có cách nào cứu chữa được không.
Hứa Tiêu Bằng nằm trên sàn nhà, thở rất nặng nhọc. Anh ta phều phào: “Tôi chẳng thiết sống nữa. Nhục nhã quá!” Anh ta đã uống thuỷ ngân từ một chiếc nhiệt kế. Nhưng anh ta vẫn sống, chẳng cần phải đi bệnh viện.
Ngay việc người chồng tự sát cũng không thể làm cho người phụ nữ kia dứt bỏ khỏi cuộc tình phiêu lưu với Lý Ẩm Kiều.
Diệp Tử Long vẫn không vui, phàn nàn:
- Mao không nói thẳng ra muốn tôi thôi việc, nhưng cũng chẳng bảo tôi làm việc gì đó cho ông nữa?
Mao bắt đầu chỉ trích Diệp trước mặt các nhân viên. Diệp đến cầu cứu Bành Chân thu xếp cho Diệp một chức vụ nào đó. Diệp vẫn thường nói xấu Mao, chẳng bao lâu cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp như Bành Chân, Dương Thượng Côn đều biết những vụ bê bối của Mao. Tuy những vụ bê bối đó không còn là chuyện bí mật, bất cứ ai trong giới lãnh đạo cao cấp của đảng cũng biết, nhưng việc Diệp ngồi lê đôi mách vẫn vô cùng nguy hiểm.
Suýt nữa Diệp Tử Long toi mạng. Mao không hề biết Diệp nói xấu ông, tôi cũng không biết Mao sẽ phản ứng ra sao nếu như ông biết chuyện này. Uông Đông Hưng bảo tôi, việc này đã đến tai Lưu Thiếu Kỳ. Lưu bảo vệ Chủ tịch. Ông lo lắng cho sự an toàn của Chủ tịch, nhanh chóng thực hiện những biện pháp cứng rắn đối với Diệp. Lưu nói: “Đồng chí Diệp đã nói xấu đảng”. Lưu đòi bắt giam và xử tử viên bí thư của Mao. Đến khi Chu Ân Lai và Bành Chân can thiệp, Lưu Thiếu Kỳ mới tha cho Diệp Tử Long.
Những nhân viên trong Nhóm Một đều lấy cuộc sống tình dục của Mao làm gương, điều đó chẳng lấy gì ngạc nhiên. Đa số họ là thanh niên trẻ đẹp. Những đêm khiêu vũ có tất cả chúng tôi tham gia là dịp may để làm quen với những thiếu nữ xinh đẹp. Nhưng đối với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đất nước lại có một chuẩn mực khác với cấp dưới. Mao chẳng cần nghe lời ai, ông có thể làm bất cứ gì ông muốn. Nhưng các nhân viên của ông lại bị điều lệ khe khắt của đảng trói buộc. Tất nhiên chuyện gì đó sẽ phải xảy ra. Có thể Uông Đông Hưng sẽ giải quyết được vấn đề này, cho nên Mao triệu Uông trở lại Nhóm Một.

Truyện Chương 7 Lời nói đầu !!!14876_43.htm!!! Đã xem 147575 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 43

--!!tach_noi_dung!!--
     ông Đông Hưng quay về Trung Nam Hải tháng 10-1960. Uông đã tĩnh tâm suy xét sau những năm bị đầy ải khốn khổ và hoàn thiện thêm năng khiếu chính trị sắc bén vốn có, giờ đây ông nắm chặt nguyên tắc mới, sống còn về chính trị, “tuyệt đối phục tùng Mao bằng mọi giá”. Không bao giờ nói “không” đã trở thành quy tắc ứng xử của Uông. “Nếu Mao bảo một, nghĩa là một. Nếu Mao bảo hai, nghĩa là hai”. Từ nay trở đi, Uông tin Chủ tịch luôn luôn tuyệt đối đúng. Uông không muốn bị đi đầy lần nữa và cũng không muốn phạm phải thêm sai lầm một lần nữa.
Sự phục tùng Giang Thanh là sai lầm đầu tiên của Uông, lẽ ra ông có thể tránh được. Trước khi bị đầy đi Giang Tây, Uông thi hành mệnh lệnh của Giang Thanh như mệnh lệnh của Mao. Nhưng đòi hỏi Giang Thanh không có giới hạn, dù Uông thực hiện mọi ý muốn của bà. Giang Thanh vẫn phát biểu chống ông. Mao phê bình, bảo: “Nếu anh theo yêu cầu của Giang Thanh, hãy sang làm với bà ấy chứ đừng làm với tôi nữa”. Thế là Uông giờ đây chỉ nghe Mao. Giang Thanh không thể doạ nạt ông thêm được. “Tôi đã bị hạ cấp xuống 4 năm – ông nói – đã không chết. Giờ đây nếu tệ nhất cũng chỉ đến đi đầy như xưa là cùng. Như thế nếu nghĩ rằng có thể thúc ép tôi như cũ, bà ta sẽ nhầm, chỉ có trong giấc mơ thôi”.
Nhiệm vụ đầu tiên của Uông củng cố quyền lực trong Nhóm Một bằng cách thanh lọc kẻ thù, lựa chọn những người trung thành tuyệt đối. Chuyện tham nhũng trong Nhóm Một lùm xùm từ lâu, gia tăng đến mức Mao cũng không thể làm ngơ, nên ông đành tạo điều kiện cho Uông chỉnh đốn sai lầm trong chiến dịch thanh lọc nội bộ.
Trước đây, Uông Đông Hưng từng bị dính đến tham nhũng với Nhóm Một. Đầu những năm 50, khi đảng tuyên truyền cán bộ đảng viên trong sạch, Uông bị buộc tội tham nhũng, bê tha. Uông đã nhận phê bình thành khẩn và được biểu dương cán bộ gương mẫu.
Tuy nhiên năm 1952, khi bộ trưởng Bộ công an La Thuỵ Khanh bắt đầu chiến dịch “ba chống”, chống tham nhũng trong nội bộ, Uông lại dính. Một lần, La Thuỵ Khanh triệu tập thành phần lãnh đạo chủ chốt bộ công an, yêu cầu ai có lỗi đứng lên tự phê bình. Tất cả im lặng. Thời gian trôi qua, chẳng ai phát biểu.
- Uông! – cuối cùng La lên tiếng – Vì sao anh không nói? Chẳng lẽ anh không có vấn đề gì để nói cho chúng tôi hay sao?
Uông, một dòng họ khá phổ biến ở Trung Quốc. Đông Hưng cũng không phải là tên duy nhât của Uông trên hội nghị. Cả hai Uông liếc nhìn nhau, không nói gì.
- Uông Đông Hưng, Vì sao anh liếc nhìn người khác thế? – La rời ghế chủ tịch đoàn, đi xuống – Tốt nhất, anh nên tự phê bình, nếu không sẽ rất nguy hiểm về sinh mạng chính trị đấy!
Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe vụ việc.
- Anh ăn cắp một cái gì đó của Chủ tịch và bán nó, đúng thế không? – La hỏi.
Uông Đông Hưng không thể hiểu La định nói gì.
- Anh lại còn im lặng, thậm chí sau gợi ý của tôi? – La dồn – Hãy nhìn xem, cái gì đây? – La giữ trong tay tập giấy.
Đó là bức thư của cửa hàng xác nhận, Uông Đông Hưng lấy máy ảnh của Mao bán cho cô. Hoá đơn kèm theo có chữ ký của Uông Đông Hưng.
Nhưng Uông không lấy máy ảnh của Mao, cũng không biết gì về việc này. Tên trên hoá đơn là tên ông, nhưng chữ ký không phải. Cuối cùng Uông đã chứng minh rằng chữ ký là giả.
Thông thường Mao nhìn nhận sự tham nhũng bình tĩnh hơn Uông. Sự thật thà không làm Mao quá quan tâm. Nếu người có lỗi, nhưng thực sự làm được việc, hữu ích cho ông, chẳng may phạm tội dù lớn hay nhỏ, Mao sẽ bảo vệ. Nhưng khi người đó trở nên vô dụng, Mao trừng phạt không thương tiếc. Dù người đó là trợ lý hay đồng minh chính trị thân cận cũng có thể trở thành kẻ thù của lãnh tụ chỉ sau một đêm.
Mao cũng không còn hài lòng Diệp và Lý, nhưng hai người lại biết qua nhiều đời tư, nếu bị dồn tới chân tường, họ cũng thể liều lĩnh bung hết bí mật. Tuy nhiên, Mao tìm cách đáp trả họ một cách bí mật, khôn khéo.
Mục đích chính của Uông quay về Nhóm Một là thâu tóm quyền lực, tống khứ hai kẻ thù Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều ngay lập tức. Nhưng cả hai người tìm cách thông qua Mao để trừng phạt ông. Uông buộc tội họ làm ông bị đày ải 4 năm. Bây giờ trờ về Trung Nam Hải, đến lượt Uông trả đũa hai người.
Tuy nhiên tôi tin Uông không chỉ khát mộng trả thù, còn vì những cảnh đời thực tế ông đã trải qua. Tại vùng nông thôn Giang Tây, Uông thấy tận mắt sự khổ cực, sự vất vả của nhân dân và bản thân đã nếm mùi cay đắng như thế nào, trong khi đặc quyền, đặc lợi được dành cho Nhóm Một như đã xát muối vào vết thương cũ. Điều quan trọng hơn, nạn đói cuối cùng đã tràn vào Trung Nam Hải. Bên trong những bức tường màu châu sa, ngăn cách bao bọc nhóm người được hưởng đặc quyền đặc lợi cũng không tránh khỏi tình trạng đói kém trong cả nước.
Khẩu phần của chúng tôi giảm xuống còn 16 cân (một cân = 0,454 gram) ngũ cốc trong một tháng. Thịt, trứng, dầu rán nói chung không có. Nhà bếp được phép mua rau quả ở chợ, nhưng ở đó cũng thật hiếm hoi, không nhiều. Một số người tổ chức đi săn dê rừng, nhưng rồi chẳng bao lâu dê rừng cũng trở nên hiếm.
Nạn đói tấn công Trung Nam Hải, bệnh phù thiếu dinh dưỡng và viêm gan bùng phát. Gia đình tôi chịu nhiều tổn thất. Lý Liên có dấu hiệu suy dinh dưỡng, bắt đầu phù thũng nhưng lo cho các con hơn lo cho bản thân. Thỉnh thoảng tôi mang v5 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 31 Chương 32 Chương 34 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 46 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 nhà một ít hạt đậu tương, vợ tôi dành tất cho tụi trẻ. Những chuyến đi cùng với Mao tới các tỉnh thành, tuy làm nhà tôi buồn, nhưng bù lại, trở thành ngày vui của gia đình. Mỗi khi tôi vắng mặt, khẩu phần ăn gia đình khá hơn, vì vẫn được nhận 16 cân gạo tiêu chuẩn của tôi.
Mao, tất nhiên, không phải đương đầu với nạn đói, mọi người cố tình dấu nhẹm, nhưng rồi ông cũng đã biết sự nghiêm trọng của khủng hoảng lương thực. Các tài liệu ông nhận được hàng ngày giờ đây không cho phép ông tránh né sự thật. Khắp mọi miền đất nước tin tức đưa về, từ mùa hè năm 1960, tin xấu đã đè nặng Mao đến nỗi ông nằm bẹp dí gần như không ra khỏi giường. Ông cảm thấy không còn đủ minh mẫn để hiểu được làm thế nào chấm dứt nạn đói. Khi tôi báo cáo cho ông về bệnh phù thũng do thiếu dinh dưỡng và viêm gan lan rộng, Chủ tịch buộc tội tôi quấy rối, gây khó khăn cho người khác.
- Đồng chí là bác sĩ chẳng có việc gì hơn là doạ mọi người – Mao nói đốp vào mặt tôi – Đồng chí chỉ có mỗi việc là đi bới bệnh. Nếu người ta không đau ốm, chắc hẳn đồng chí sẽ thất nghiệp?
Tôi trả lời, bới bệnh không phải công việc của bác sĩ, nhưng chúng tôi đã phải đối mặt với những bệnh nhân do thiếu ăn đến khám bệnh hàng ngày. Mao bảo:
- Khác cái gì nảo? Chúng ta đang ở trong nạn đói. Còn các bác sĩ, chỉ làm người ta rối lên, toàn nói đến bệnh tật. Đồng chí tạo ra những khó khăn cho mọi người. Tôi không tin đồng chí.
Mao đưa tôi tập Bản tin Nội bộ, trong đó có những bài nhận định, đời sống nhân dân đã được cải thiện, lượng đạm và các thành phần chất bổ đang tăng lên chống nạn đói. Dương Thượng Côn bắt đầu đưa ra khẩu hiệu, “phát huy tinh thần Vạn Lý Trường Chinh”. Ông ta khuyên chúng tôi bình tĩnh chấp nhận khó khăn, phải biết tự tin, nên tham gia trồng rau và dưa hấu tự cải thiện đời sống gia đình.
Chẳng mấy chốc tất cả chúng tôi trồng những luống rau, nhiều người xin nghỉ phép chăm sóc vườn rau nho nhỏ quý giá. Dù vậy dạ dày của chúng tôi vẫn luôn luôn không đầy. Các vườn rau không làm giảm bệnh phù thũng do đói ăn và bệnh tật đang hoành hành.
Tôi nghĩ Mao thật vô lý, nhắm mắt không nhận ra bệnh tật đang lan truyền quanh ông. Nhưng tôi chấp nhận ảo tưởng của ông, không bao giờ đả động đến đề tài này và cũng không nói khi Chủ tịch có mặt, làm như nạn đói và bệnh tật đột nhiên đã biến mất một cách siêu thần. Mao vẫn tức một số cán bộ cao cấp của đảng, người mà ông gọi là “phía tiêu cực” của mọi vấn đề. Mao thường nhắc lại:
- Họ càng nói nhiều về phía đen tối của vấn đề, họ càng đến gần chỗ tối tăm.
Mao coi những người lãnh đạo hay nói về khó khăn để làm áp lực đè nặng lên vai ông.
Mao chỉ làm một sự nhượng bộ duy nhất đối với nạn đói, ông ngừng ăn thịt. Ông nói:
- Mọi người bị đói. Trong hoàn cảnh này tôi không thể ăn thịt được.
Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai sợ rằng việc này làm hại sức khoẻ Mao, khuyên tôi tác động đến lãnh tụ.
Khi một số tỉnh đông bắc gửi biếu các nhà lãnh đạo cao cấp đất nước thịt hổ và thịt nai, tôi khuyên Mao nên ăn. Ông từ chối.
- Đem cho bếp ăn tập thể – ông ra lệnh.
- Liệu chúng tôi để lại cho Chủ tịch một ít được không? – tôi hỏi.
- Giờ đây tôi không ăn thịt – Mao đáp – Chờ một thời gian nữa.
Việc từ chối không ăn thịt chẳng làm giảm sự đói kém. Chỉ có một số người trong Trung Nam Hải được ăn khá hơn, vì Mao chia xẻ phần thịt hổ, thịt nai còn người dân vẫn thế. Chủ tịch hy vọng mọi người trong giới lãnh đạo đánh giá cao cử chỉ và hành động này của ông.
Lợi dụng cảnh đói kém, Uông Đông Hưng ra tay phát động chiến dịch sắp xếp, cải tổ nội bộ Nhóm Một. Sự đặc quyền đặc lợi của Nhóm Một chưa bao giờ bị cắt giảm ưu đãi cho những đồng chí làm việc trong Trung Nam Hải. Ai cũng biết chúng tôi thường xuyên hưởng ưu tiên đặc biệt, được ăn uống miễn phí. Họ có thể nhìn thấy đồng hồ Rolex, máy ảnh Leica, tịch thu từ bọn gián điệp Đài Loan xâm phạm đất liền, của lực lượng an ninh bán cho chúng tôi. Họ cũng biết chúng tôi được quyền dùng đồ sa sỉ, sang trọng như com-lê dạ, áo lụa, giầy da những thứ người dân thường không thể mua được. Cuộc sống chúng tôi vẫn đầy đủ, rực rỡ đầy sang trọng ngay trong thời kỳ đói kém, chỉ gây lên sự tương phản trái chiều, xa cách giữa chúng tôi với các đồng chí khác.
Để tăng quyền lực Nhóm Một, Uông Đông Hưng tấn công vào đặc quyền đặc lợi này. Uông chĩa mũi dùi vào Lý Ẩm Kiều.
- Diệp Tử Long và tôi chức vụ ngang hàng nhau, nhưng Diệp làm việc cho Chủ tịch lâu hơn tôi – Uông giải thích – Nếu tôi phát biểu chống ông ta, tôi sẽ bị ông ta gây khó dễ.
Nếu Uông tấn công đồng thời cả hai, họ có thể liên kết với nhau. Chiến thuật của Uông cô lập Diệp, tập trung chĩa mũi dùi vào Lý Ẩm Kiều.
Mao đồng ý, Diệp Tử Long chưa cần phải đánh công khai. Tất cả lời buộc tội được xem xét kín đáo dưới dạng văn bản.
Khi Uông Đông Hưng chưa cần nhắc đến chuyện nhân tình Lý Ẩm Kiều cũng đã quá sợ hãi. Tình hình trở lên rất tế nhị. Hậu quả của việc đưa ra công khai chuyện phá thai ở Quảng Châu không thể nói trước được. Nếu lộ ra, Uông cũng sợ Lý do quá xấu hổ có thể tự sát.
Cuộc phê bình Lý Ẩm Kiều bắt đầu cuối tháng 10-1960, kéo dài hai tháng. Họp hành liên tục 2-3 giờ một ngày. Người ta tiến hành họp lúc Mao ngủ, khi các nhân viên rảnh rỗi không phải làm việc. Ít người biết về vai trò của Chủ tịch trong chiến dịch thanh trừng nội bộ, bởi vì những cuộc kiểm điểm chỉ xảy ra khi ông ngủ. Ông sử dụng các vệ sĩ của mình để điều khiển tất cả màn kịch bằng cách nhận tin tức hàng ngày và xúi ai nói và nói cái gì. Vệ sĩ Tiểu Chương kể về việc Lý Ẩm Kiều vào cửa hàng ở Thượng Hải và ngạc nhiên thấy Lý móc tiền ra mua hàng.
Việc huy động tất cả nhân viên chống Lý Ẩm Kiều thật dễ. Vì Lý có đủ các kẻ thù, người đã từng sợ hãi tính cách kiêu căng, lỗ mãng của Lý. Nhưng những chuyện đình đám nhất vẫn chưa nổi lên trên mặt nước. Ai cũng ngại làm mất danh dự Lý quá nhiều. Tôi cũng hạn chế phê bình, chỉ đề cập đến sự lạm đụng đặc quyền một cách chung chung mà chúng tôi ít nhiều được hưởng như khách sạn thanh lịch trong chuyến đi, thức ăn ngon lành, phục vụ miễn phí, được mua đồ xa xỉ. Còn về vụ nạo thai ở Quảng Châu tôi lờ tịt.
Nhưng cuộc thanh trừng nội bộ này có hậu quả không lường. Khi mà Diệp Tử Long tưởng rằng mình thoát khỏi phê bình, thì sự giàu có phi lý của ông đã lộ ra, trở thành yếu tố quan trọng chống lại ông. Ví dụ như ngôi nhà của Diệp ở Điền Trang, nơi thường được tổ chức ăn uống gặp mặt với các quan chức cao cấp, mà những người vạch tội, gọi “nhóm bạn nhậu”, dùng tiền công quỹ mở tiệc nhậu nhẹt. Diệp Tử Long lo ngay ngáy vì sợ chuyện này bị phanh phui.
Sau một đêm, Uông Đông Hưng đã trở thành vị anh hùng của Trung Nam Hải, ông dám thách thức, cả gan đấu tranh với những người có quyền lực, tiếng tăm của Uông nổi như cồn. Chu Ân Lai và Lưu Thiều Kỳ rất hài lòng.
Phán xét, kết luận thuộc thẩm quyền của Mao. Sắp sinh nhật 67 tuổi của ông, ngày 26-12-1960.
Hai ngày trước sinh nhật, Uông Đông Hưng trình Mao kết quả điều tra. Uông báo cáo, một số nhân viên làm việc lâu năm quanh lãnh tụ đã phớt lờ nỗi thống khổ của nhân dân, trở thành những người hưởng đặc quyền, đặc lợi. Trong khi nhân dân cả nước chịu khổ cực, họ tổ chức tiệc tùng hoang phí, đi lại, ăn uống bằng tiền ngân khố nhà nước, sử dụng chức vụ của mình để mua những hàng hoá quý hiếm không bán trên thị trường. Họ đã gây tiếng xấu cho Nhóm Một.
Ngày sinh nhật Mao, có mặt Diệp Tử Long, Lý Ẩm Kiều, Vương Kính Tiên, Lâm Khắc, thư ký riêng Quang Trị, y tá trưởng Ngô Tự Tuấn và Uông Đông Hưng. Lúc ấy, tôi ở Quảng Châu với Giang Thanh, nhưng Uông Đông Hưng sau này kể tôi nghe.
Vì Chủ tịch không ăn thịt nên bữa cơm đạm bạc. Trong bữa ăn, Mao bắt đầu kể chuyện lịch sử thời kỳ Chiến Quốc (403-221 trước công nguyên), Từ Thanh đến thăm bạn cũ Thương Ưởng, tể tướng triều Tần. Từ Thanh đang rất túng quẫn, hy vọng Thương Ưởng giúp ông xếp cho việc làm. Thương Ưởng cho người tiếp bạn vào một nhà khách sang trọng, (giống như khách sạn hiện đại Bắc Kinh ngày nay – Mao giải thích), tiếp đón rất ân cần, nhưng Thương Ưởng không ra gặp ông. Sau hai tháng sống trong nhà khách sa hoa, Từ Thanh cũng chẳng thấy tể tướng đến. Ông đành trở về, hoàn toàn tin tình bạn quý báu, ưu ái của hai người đã hết.
Sau khi về nhà, ông thấy nhà mình đã được sửa chữa lại, khang trang và đẹp hơn. Bếp đầy thức ăn. “Tể tướng Thương Ưởng chưa muốn tiếp ông, vì Tể tướng biết ông tài năng có thể thực hiện những kỳ công lớn” – Vị thượng thư giải thích – Tể tướng cử ông tham gia trong sứ bộ ngoại giao. Tể tướng muốn ông làm thuyết khách viếng sáu nước lân bang, khuyên họ đừng tấn công nhà Tần”. Từ Thanh sung sướng nhận nhiệm vụ thuyết khách, ông đã thành công cứu nhà Tần khỏi bị tấn công.
Mao cũng gửi nhân viên của mình làm sứ mạng ngoại giao. “Thậm chí những người bạn tốt không cần sống gần nhau – ông nói – Mỗi người phụ thuộc vào bản thân mình, chúng ta cần phải làm việc thực hiện kỳ công lớn. Nước ta đang chịu đựng thử thách lớn. Thực tế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu trầm trọng. Dân đang đói khổ”. Mao muốn, các bạn ông xuống làm việc chung với tầng lớp tận cùng xã hội, chia xẻ số phận với nhân dân, có thế họ mới thấu hiểu khó khăn của ông. Rồi sau đó họ sẽ báo cáo cho Chủ tịch tất cả cái gì họ biết.
Không một ai trong số những người có mặt trong bữa ăn muốn ra đi. Uông Đông Hưng, tất nhiên, được ở lại. Nhưng Mao muốn Diệp Tử Long, Lý Ẩm Kiều, Vương Kính Tiên và Lâm Khắc ra đi, kể cả thư ký riêng Quang Trị, vệ sĩ Phong Dân Chung. Đây là cách giải quyết công bằng, hợp lý. Phái hữu khuynh gồm Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều, phái trung hữu Vương Kính Tiên và phái tả khuynh Lâm Khắc phải ra đi.
Mao đề nghị có thể bổ nhiệm cho Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều về Sơn Đông và Hồ Nam. Đây là hai tỉnh năng động, đã tiến hành chính sách Đại nhảy vọt, nhưng giờ đây cả hai tỉnh trong tình trạng đói kém. Mao nghĩ, tình hình kinh tế Hồ Nam không xấu như Sơn Đông. Mao vừa nhận báo cáo từ vùng Thạch Ninh buộc tội bọn phản cách mạng và các phần tử phong kiến phá rối kinh tế. Tất cả vẫn chưa đủ năng lực tìm hiểu thực tế tình hình kinh tế xấu đến mứa độ nào và vì sao, Mao cho rằng chính bọn phản cách mạng gây suy yếu sản xuất. Ông tự coi mình như Thương Ưởng thời hiện đại, gửi những người bạn mình làm sứ giả quan hệ ngoại giao, để tránh cuộc tấn công của bọn phản cách mạng trong tương lai. Ông động viên Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều đi về Thạch Ninh:
- Hãy đến đó – ông vạch đường cho họ – Nếu việc được giao quá khó với các đồng chí, hãy quay lại. Đừng lo. Không ai chết đâu.
Mao quả là một nghệ sĩ tài ba. Ông tống khứ một số chủ chốt trong đám nhân viên bằng cách gửi họ xuống vùng khó khăn, vất vả, tuy ông ra tay thanh trừng nhưng vẫn muốn họ giữ lòng trung thành. Do đó, ông vờ vịt coi họ là những người bạn thân thiết, buộc phải cử họ đi là ngược lại sự mong muốn của ông, chỉ vì ông cần họ giúp đỡ mà bắt buộc phải làm như vậy.
Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều tin Mao. Họ cảm ơn ông đã tạo điều kiện tốt, dù thực lòng không muốn. Cả hai lần chần, dây dưa muốn ăn tết ở Bắc Kinh. Nhưng Mao ra lệnh họ phải đi cuối tháng 12. Ông muốn thấy công việc được tiến hành sớm.
Trước khi họ đi, Uông Đông Hưng tìm cách bổ xung vào danh sách một kẻ thù của ông, Lương Đào Sơn, người hộ tống tôi vào “Đại học lao động” năm 1949. Trong thời gian Uông bị đuổi, Lương Đào Sơn tạm thời thay thế giữ chức giám đốc Văn phòng Bảo vệ trung ương và tìm mọi cách để ngăn cản Uông quay lại. Uông phục đúng lúc để trả thù. Lương Đào Sơn trở thành nạn nhân của trò đùa chính mình.
- Nhiều người Nhóm Một được gửi xuống dưới để sửa khuyết điểm. Khi nào những người còn lại đợi cơ hội của chúng tôi?
Lương châm chọc Uông Đông Hưng khi công bố danh sách. Lời châm chọc dí dỏm này quả là đắt giá.
- Tôi sẽ nói chuyện với Chủ tịch xem liệu có thể để đồng chí đi bây giờ được không.
Uông trả lời, giả bộ không hiểu ý Lương. Cả Mao cũng gửi Lương Đào Sơn xuống nông thôn.
Bằng sự thuyên chuyển Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều, Uông kiểm soát hoàn toàn Nhóm Một. Một trong số phó của Lý Ẩm Kiều, Trương Tăng Bành được cử làm phó đội trưởng bảo vệ Mao. Mao Bắc Trung và Tiểu Chu làm phó giám đốc mới Văn phòng bảo vệ trung ương. Người tin cẩn của Uông, Ngô Giang Hoa, làm sếp văn phòng, Ngô Tự Tuấn làm y tá chính của Mao, hàng ngày cô thông báo Uông Đông Hưng về tất cả các hoạt động của Chủ tịch.
Khi thâu tóm xong tất cả quyền lực ở Nhóm Một, Uông Đông Hưng tiến hành chiến dịch chống Bành Đức Hoài, để khôi phục quyền kiểm soát Văn phòng Bảo vệ trung ương và đội cận vệ. Gồm hơn hai nghìn người lính đặc nhiệm được đào tạo và trang bị tốt, đảm bảo an ninh bên ngoài cho Mao, cho lãnh đạo cao cấp khác và bảo vệ các cơ quan then chốt của đảng. Bởi vì đa số những người thuộc hai cơ quan này là thuộc hạ Bành Đức Hoài khi ông còn nắm quyền, Uông tin rằng họ có thiện cảm với Bành, phái hữu khuynh. Viện cớ, Mao cần được bảo vệ, phải được tin tưởng tuyệt đối, Uông Đông Hưng đặt người phục tùng mình vào các vị trí then chốt Văn phòng bảo vệ trung ương, bằng cách giữ đồng minh của mình Trương Ưu Dự và Giang Đăng Trung ở vị trí tư lệnh và chính uỷ đội bảo vệ trung ương.
Dù quyền lực tăng lên, Uông không dẹp nổi sự tham nhũng. Đầu năm 1961, ngay sau cuộc thanh lọc, Mao dừng lại vài ngày ở Trường Sa gặp gỡ Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai trong đoàn tầu. Bí thư tỉnh uỷ mới của Hồ Nam, Trương Bình Hoa và trưởng ty công an tỉnh chịu trách nhiệm bảo vệ cuộc gặp của ba lãnh đạo. (Trương Bình Hoa được bổ nhiệm sau khi Mao cách chức Chu Tiểu Châu, người công khai đứng về phía Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn). Mọi chi phí về phục vụ Mao và người tháp tùng đều do chính quyền trung ương trả. Uông Đông Hưng thường ký thanh toán.
Lần này khi nhận bản thanh toán, Uông ngạc nhiên thấy tính vào tài khoản Chủ tịch là hai nghìn con gà. Con số này gây nên nghi ngờ. Hồ Nam ở trong vị trí tốt nhất hơn nhiều tỉnh khác, nhưng nạn đói đang dữ dội, món thịt gà vẫn thuộc món ăn xa xỉ ở Trung Quốc, hầu như không thể mua nổi. Dù có thu mua được, những người tháp tùng không thể ăn hết lượng gà nhiều đến thế trong một số ngày ở đó. Ngoài ra, Mao và nhân viên của ông không ăn thịt. Trương Bình Hoa đồng ý hoá đơn sai. Có thể chỉ hai mươi con gà, chứ không phải hai nghìn con.
Nhưng con số 2 ngàn hoàn toàn đúng sự thật, chẳng có gì sai cả. Đoàn tàu của Chủ tịch được 15 nghìn lính bảo vệ. Trời thì lạnh, lính đang chịu đói. Trưởng ty công an tỉnh đặt hai nghìn con gà để nuôi nhóm bảo vệ. Linh đặc nhiệm cũng chỉ là những người bình thường, không ai cho họ đặc quyền ăn gà, thậm chí Mao cũng phải từ chối ăn thịt.
Chính quyền tỉnh không khi nào được phép chi tiêu tốn kém đến như thế, nếu như phải trả tiền. Nhưng sếp công an tin rằng đây là lộc của Chủ tịch dành cho sự phục vụ của họ. Tương tự như Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều thường làm, lần này lãnh đạo tỉnh Hồ Nam cũng cứ tiền trảm hậu tấu. Uông Đông Hưng đành chấp nhận thanh toán, nhưng bực lắm.

*

Sau khi kết thúc tái tổ chức, Uông Đông Hưng hoàn toàn điều khiển Nhóm Một, Văn phòng bảo vệ trung ương và đội bảo vệ trung ương – ba cơ quan quan trọng chính ở Trung Nam Hải. Quyền lực và địa vị Uông tăng lên, ông trở thành nhân quan trọng trong nội chiến cung đình Bắc Kinh. Gần sáu năm trôi qua, từ khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, Mao yêu cầu được quân sự hoá một số đơn vị để chiếm các xí nghiệp quan trọng và các trường Đại học ở Bắc Kinh. Ông cho phép Uông Đông Hưng tăng thêm sức mạnh quyền lực.
Trong thời gian đó, Uông chăm sóc Chủ tịch nhiều hơn. Khiêu vũ trước đây mỗi tuần một lần vào thứ bảy, giờ đây hai lần – thứ tư và thứ bảy. Uông tăng số ban nhạc và “đội văn công” để đảm bảo giải trí trong buổi dạ hội được vui vẻ, nhưng thực chất tăng số phụ nữ đến với Mao.
Từ khi Uông trở lại, Lực lượng không quân, Quân khu Bắc Kinh, Tổng cục chính trị Giải phóng quân, Sư đoàn pháo binh II và Sư doàn công binh xây dựng đường sắt – tất cả phải đảm bảo có ban nhạc, dàn đồng ca, vũ nữ. Tại toà nhà Hội nghị Đại biểu toàn quốc mở cửa nhân ngày quốc khánh 1959, gian số 118 đẹp nhất, gian Bắc Kinh, được trang bị đặc biệt cho Mao và một số gái trẻ trong số nhân viên phục vụ thư giãn lãnh tụ. Mao không cần mối lái như xưa.
Khó mà nghĩ, hàng ngày xài nhiều cung nữ như thế, Mao vẫn tự giải quyết hết công việc mình. Ông đã 67 tuổi. Tháng 9-1961, khi gặp nguyên soái Montgomery, Mao lần đầu tiên đưa khả năng lý thuyết cái chết của mình. Cho rằng ông có thể chết vì bị ám sát, chết trong tai nạn máy bay, đổ tàu, chết đuối, nhưng khả năng gặp nhiều hơn cả là do bệnh tật.
Nhưng khả năng thèm muốn tình dục của Mao lại tăng theo độ tuổi. Đôi lúc ông cũng nghĩ đến Diệp Tử Long và Lý Ẩm Kiều.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 31 tháng 12 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--