ân làng Na Phô trong khu căn cứ du kích thường chèo thuyền đánh cá dọc sông Xê Ban. Hôm nào hiếm cá phải đi xa, đến một chỗ dốc mòn từ trên rừng xuống bến, họ nhìn nhau hất hàm: “Xẩm-nắc-ngan” (cơ quan). Chỉ biết thế, chứ cơ quan gì không rõ. Lắng tai nghe, có tiếng máy kin kít, xoèn xoẹt, có cả tiếng gì như tiếng ô tô kêu rù rù. Càng biết nhiều càng phải giữ miệng, nó ngứa ngáy khó chịu lắm, nên không ai muốn hỏi thêm, thấy thêm cái cơ quan ấy. Quãng bờ sông ấy rậm và vắng. Rừng vầu dài hơn chục cây số, đan ngọn cong vào nhau chằng chịt thành vô vàn cái cổng chào. Trần lá bịt kín trời, nhưng dưới đất quang quẻ dễ đi. Ủy ban kháng chiến mặt trận Tây Nam đóng tại đây. Ban chỉ huy Quân tình nguyện cũng ở gần bên. Dưới vòm lá xanh, bộ óc của mặt trận Tây Nam ngày đêm làm việc. Trong một cái lán nhỏ và cao lợp tranh, có hai người ngồi đối mặt cúi xuống tấm bản đồ trải trên bàn tre. Họ mặc giống nhau: phạ-xà-lùng 7 xanh đỏ, sơmi nâu. Một người dong dỏng cao, lưng hơi còng, râu lốm đốm bạc. Người kia béo lùn, tóc húi cua trắng gáy. Họ nói tiếng Lào, trầm ngâm như đang đánh cờ. - Cộng thử xem bao nhiêu mừn gạo? - Chín trăm mừn. Chưa đến mười một tấn. - Còn bao nhiêu thuyền chưa về nhỉ? - Tám chiếc. May lắm được ba tấn. Sợ không được. - Chết thật! Thông Phun gãi mớ râu nhọn, cứng. Ông chủ tịch Ủy ban kháng chiến có dáng dấp một nhà triết học. Nụ cười hiền, cử chỉ đắn đo, kiểu đi vắt tay nom ra người lận đận. Trái lại, trung đoàn trưởng Tuyên quen nói nhanh, đi vội, cười to, đứng nói trước bộ đội thì cứ mỗi câu kèm một tiếng khịt mũi. Cán bộ chung quanh thường gọi đùa đồng chí trung đoàn trưởng kiêm bí thư Đảng ủy Quân tình nguyện là “ông xã đội”. “Ông xã đội” đang nhăn nhó: - Kiếm đâu ra sáu tấn gạo nữa bây giờ? - Có thể rút bớt khẩu phần cơ quan... - Bốn lạng một ngày, rút xuống ba... Không ăn thua. Hay chúng mình nhịn quách vài tháng cơm? - Làm tội anh đi! Người ta lo cuống lên lại còn giỡn. Tôi gầy ăn hết mấy. Béo như anh, nhịn thừa khối gạo. Trung đoàn trưởng Tuyên cười phì phì híp mắt, cái cổ ngắn lắc lư. Tếu cho vui, chứ anh lo không kém Thông Phun. Trung đoàn 217 đang hành quân trên đất Lào. Những dấu mũi tên đỏ trên bản đồ cứ nhích dần về phía sông Xê Ban, mà gạo chiến dịch chưa kiếm đủ. Hai đại đội Itxala, một đại đội Tình nguyện đang tỏa đi mua thóc, giã gạo, tải về mặt trận bộ. Ngay trước lán, hai con voi lách qua giàn lá vầu như tàu thủy rẽ nước, trên bành chất ngập những giỏ tre lót lá mạy cung to bằng cái quạt. Rồi một đàn trâu mộng bám nhau kéo xe quẹt sồn sột diễu qua. Rồi tiếp đến bầy ngựa thồ lùn tè, mỗi con cõng hai bao tải trĩu lưng... Gạo! Rất nhiều gạo kìn kìn đổ về mặt trận bộ, như những dòng thác trắng chảy ngầm dưới lá xanh, từ các làng tuôn về đây. Vẫn chưa đủ. Tuyên quay lại gọi tham mưu trưởng Đặng đang nằm trên cái võng treo giữa hai cột lán, tờ báo che lấp nửa người: - Này Đặng, thiếu gạo to đấy. Dậy! Đặng buông tờ báo, ngáp dài: - Các ông nói tiếng Lào, tôi hiểu gì mà bàn góp... Gạo thiếu thế nào? - Ban cung cấp không báo cáo với cậu à? - Báo gì, có mà báo hại báo đời. Chỉ thấy mặt ông cung cấp nhăn như bị. Lần này hết khoe tài cơm áo gạo tiền nhé. Cứ nói đến “tham mưu chỉ đạo hậu cần” là cu cậu lu loa kêu bị động!. Tuyên cau mày, máy môi định nói gì, lại thôi. Thông Phun mỉm cười kín đáo. Anh không nói tiếng Việt, nhưng nghe hiểu cả, đọc cũng thạo. Đặng mới ở Việt Nam lên, đã hai lần cãi giằng co với Tuyên trước mặt anh vì ngỡ rằng anh không biết tiếng Việt. Đồng chí mật mã lẳng lặng đến cạnh bàn, trao cho Thông Phun hai mảnh giấy. Anh đọc lướt qua mảnh đầu, trên mặt thoáng một nét buồn: - Đội trinh sát chúng tôi lại hy sinh hai người. Vào đồn vấp mìn. Một trung đội trưởng bị thương nặng, e khó sống. Tuyên gõ gõ ngón tay trên bàn. Anh biết Thông Phun đau đớn lắm. Lần thứ ba rồi, đội trinh s&aacu!!!13453_7.htm!!!
Đã xem 25695 lần.
http://eTruyen.com