Vụ kiện sẽ được xét xử vào ngày mười tháng mười một. En- đru có mặt ở luân Đôn trước một tuần. Anh đi một mình, yêu cầu Đen-ni và Hốp cứ để mặc anh. Với tâm trạng buồn rầu, cay đắng, En- đru đến ở tại khách sạn Miuđi-âm. Tuy bề ngoài có vẻ bình tĩnh song thực ra En- đru ở trong một tâm trạng tuyệt vọng, hết trải qua những lúc bi quan chán nản, chua xót, lại đến những lúc khắc khoải lo lắng không những vì không biết tương lai sẽ ra sao mà còn vì tất cả quãng đời bác sĩ của anh đã qua lại hiện lên rất rõ trong óc. Nếu như cơn khủng hoảng này xảy ra vào sáu tuần trước thì lúc ấy tâm trí anh còn tê dại sau cái chết của Cơ-ri-xtin, anh sẽ không cảm thấy gì hết, không chú ý gì hết. Nhưng nay đã hồi phục, sẵn sàng và háo hức trở lại làm việc thì anh cảm thấy đầy đủ sự tàn nhẫn của ngọn đòn choáng váng này.Lòng nặng trĩu đau buồn, En- đru biết rằng mọi hy vọng đã được nhen lại của anh lần này mà bị bóp chết nữa thì bản thân anh có còn sống cũng như chết rồi.Những ý nghĩ ấy cùng với những ý nghĩ đau đớn khác nữa luôn luôn ám ảnh En- đru, có những lúc làm đầu óc anh mơ hồ, hỗn độn. Anh không thể tin được rằng chính anh, En- đru Men-sân, lại rơi vào cảnh ngộ khủng khiếp này, vấp phải đúng cơn ác mộng ghê gớm mà người bác sĩ nào cũng khiếp sợ. Tại sao anh lại bị gọi ra trước Hội đồng kỷ luật? Tại sao họ lại muốn gạch tên anh khỏi ngành ỷ Anh không làm một điều gì ô nhục, không mắc một tôi phản nghịch nào, không có một hành động phi pháp nào. Anh chỉ làm có một việc là chữa cho Me- Ơ-ri Bâu-lân khỏi bệnh.Việc bào chữa cho mình, En- đru giao cho phòng luật sư “Hoóc-nơ và công ty” ở Linh-cơn In Phin mà Đen-ni đã nồng nhiệt giới thiệu với anh. Thoạt nhìn, To-mớt Hoóc-nơ không gây ấn tượng mạnh mẽ cho người tiếp chuyện ông. Ông có vóc người nhỏ bé, mặt mũi hồng hào, đeo kính trắng gọng vàng, dáng điệu kiểu cách. Do có một nhược điểm trong bộ máy tuần hoàn nên nét mặt ông hay bị ửng đỏ khiến ông có một vẻ ngượng nghịu lúng túng, nó chắc chắn không giúp ông gây lòng tin với người khác. Hoóc-nơ đã có ngay nhận định dứt khoát về chiều hường của vụ kiện. Khi En- đru trong cơn phẫn uất ban đầu định đến cầu cứu Ro-bớt Ép-bi, chỗ quen biết có thế lực duy nhất của anh ở Luân Đôn, thì Hoóc-nơ đã nhăn mặt, nhắc anh rằng Ép-bi chính là một thành viên trong Hội đồng. Cũng với thái độ không tán thành, nhà luật sư kiểu cách này đã gạt bỏ ý định điên rồ của En- đru đánh điện mời Xtin-men ở Mỹ sang. Họ đã có trong tay mọi bằng chứng mà Xtin-men có thể cung cấp và sự có mặt của người thầy thuốc không bằng cấp kia chỉ càng làm cho các thành viên Hội đồng kỷ luật thêm tức giận. Cũng vì lý do ấy mà Ma-lân, hiện là người trông nom bệnh viện Ben-lơ-vuy, cũng phải gạt ra ngoài, không được xuất hiện.Dần dà, En- đru bắt đầu hiểu rằng khía cạnh pháp lý của vụ này hoàn toàn khác với cách nhìn nhận của anh. Cách lập luận của anh, như lúc anh còn minh oan cho mình trong văn phòng của Hoóc-nơ, khiến người luật sư phải nhăn mặt. Cuối cùng, Hoóc-nơ buộc lòng phải bảo:- Bác sĩ Men-sân ạ, có một điều tôi phải yêu cầu ông là ông không được phát biểu những lời như vậy trong buổi xét xử hôm thứ tư này. Tôi quả quyết không có gì tai hại cho ông bằng những lời nói đó.En- đru im bặt, hai bàn tay nắm chặt lại, con mắt nảy lửa.- Nhưng tôi muốn vạch ra cho họ biết sự thật. Tôi muốn chỉ ra cho họ hiểu rằng chữa cho cô gái kia khỏi bệnh là việc làm tốt đẹp nhất của tôi từ bao nhiêu năm naỵ Sau bao nhiêu tháng trời làm toàn những chuyện bậy bạ để lấy tiền của thiên hạ, tôi đã thực sự làm được một việc đẹp đẽ thì... chính việc đó mà họ truy tố tôi.Con mắt Hoóc-nơ đằng sau chiếc kính trắng tỏ ra hết sức lo ngại. Cơn bực làm máu ông dồn lên mặt.- Tôi xin ông đấy, ông Men-sân ạ. Ông không hiểu hoàn cảnh của ông nghiêm trọng đến mức nào. Nhân đây, tôi phải nói thẳng với ông rằng giỏi lắm thì khả năng thắng của chúng ta cũng rất mỏng manh. Mọi tiền lệ đều hại ta: Ken năm 1909, Lâu- đen năm 1912, Phun-gơ năm 1919, đều bị gạch tên vì tội cộng tác đối với những kẻ không có bằng cấp. Cả vụ Hếch-xcơm nổi tiếng năm 1921 nữa. Hếch-xcơm đã bị khai trừ khỏi bác sĩ đoàn vì đã gây mê giúp Gia-vít, người làm nghề nắn xương. Bây giờ, điều mà tôi van nài ông là: ông chỉ trả lời các câu hỏi “có” hay “không” thế thôi, hoặc nếu không nói được như vậy thì trả lời càng ngắn càng tốt. Tôi trịnh trọng nhắc nhở ông rằng nếu ông lao vào những bài nói tràng giang đại hải lạc đề như vừa rồi ông nói với tôi thì ông sẽ bị trục xuất khỏi bác sĩ đoàn chắc chắn như tên tôi là To-mớt Hoóc-nơ vậy.En- đru lờ mờ hiểu rằng anh phải cố ghìm mình. Như người bệnh nằm trên bàn mổ, anh phải chịu đựng những sự mổ xẻ hình thức của Hội đồng. Thái độ thụ động ấy thật khó đối với anh. Chỉ nghĩ rằng anh phải từ bỏ mọi cố gắng tự bào chữa và chỉ được trả lời một cách tẻ nhạt “có” hay “không” đã là quá sức chịu đựng.Tối thứ ba, ngày mồng chín tháng mười một, bồn chồn đến cùng cực không biết ngày mai sẽ đem lại những gì, tự nhiên chân anh đưa anh tới phố Pét- đinh-tơn, đi về phía hiệu Vai-lơ, như bị một sự thúc đẩy kỳ lạ nào trong tiềm thức. In sâu trong trí óc anh không xua đi nổi là ý nghĩ bệnh hoạn tưởng tượng rằng tất cả những tai hoa. xảy ra với anh trong mấy tháng qua là sự trừng phạt về cái chết của Vai-lợ Đó là một sự suy diễn tự nhiên, thiếu suy nghĩ, song nó cứ tồn tại, bắt nguồn sâu xa từ những nguồn tin xa xưa nhất của anh. Anh cảm thấy bước chân cứ lôi kéo anh không cưỡng nổi về phía nhà người đàn bà goá Vai-lơ, tưởng như chỉ cần trông thấy bà ta là đã có thể làm dịu bớt nỗi đau khổ của anh một cách nhiệm màu.Trời tối đen, ẩm ướt, ngoài phố không còn mấy ai đi lại. En- đru có một cảm giác lạ lùng khi đi giữa những phố phường rất quen thuộc xưa kia mà không một ai nhận ra mình. Hình dáng tối sẫm của anh cũng trở thành một cái bóng đen giữa các bóng ma khác đang vội vã bước đi dưới trời mưa nặng hạt. En- đru đến hiệu Vai-lơ đúng vào lúc sắp đóng cửa. Do dự một chút rồi vừa lúc một khách hàng đi ra, anh vội bước vào.Bà Vai-lơ đứng một mình sau quầy giặt là, đang gấp một chiếc áo choàng phụ nữ khách vừa mới đem lại. Bà ta mặc một chiếc váy đen, chiếc áo cũ cũng nhuộm đen, hơi hở một tí ở cổ. Y phục màu tang này có phần nào làm người bà nhỏ đi. Bỗng bà ta ngẩng đầu và nhận ra En- đru.- A, bác sĩ Men-sân! – Gương mặt sáng lên, bà ta reo – Dạo này ông có mạnh khoẻ không?En- đru trả lời ngượng nghịu. Anh nhận thấy bà Vai-lơ không biết gì về những nỗi dằn vặt trong anh hiện naỵ Anh vẫn đứng ở ngang cửa, người ngay đơ, trong khi mấy giọt nước mưa từ từ rơi từ vành mũi của anh xuống đất.- Mời ông vào trong nhà. Ơ kìa, ông ướt hết cả rồi. Thời tiết tồi tệ quá... En- đru ngắt ngang lời bà ta, giọng lạc hẳn đi:- Tôi muốn đến thăm bà từ lâu, bà Vai-lơ ạ. Tôi vẫn thường tự hỏi không biết dạo này bà sống ra sao... - Cũng cố thu xếp mà sống thôi, bác sĩ ạ. Không đến nỗi khổ cho lắm. Tôi mới thuê được một anh thợ giày trẻ. Anh này được cái làm ăn tốt. Aáy, mời ông vào nhà để tôi pha trà... En- đru lắc đầu:- Tôi đi qua đây nhân tiện rẽ vào một tí. – Rồi anh nói tiếp, giọng gần như tuyệt vọng – Chắc bà thương nhớ ông nhà lắm nhỉ.- Ôi! Có chứ! Nhất là lúc đầu. Nhưng kể cũng lạ – Bà Vai-lơ thậm chí mỉm cười được với En- đru – người ta rồi cũng quen cả.En- đru nói nhanh, ấp úng:- Tôi tự trách mình mãi... trên một phương diện nào đó. Ồ, chuyện ấy xảy ra quá đột ngột với bà, tôi nhiều khi cảm thấy chắc bà phải oán trách tôi... - Oán trách bác sĩ ư? – Bà vai-lơ lắc đầu – Sao ông lại nói thế khi ông đã làm mọi việc, tìm cho cả bệnh xá, cả người phẫu thuật giỏi nhất... En- đru vẫn cố nói, giọng khản lại, toàn thân lạnh toát, cứng đờ:- Nhưng, bà biết không, nếu bà làm khác, có lẽ nếu ông nhà chịu vào bệnh viện công... - Chắc rồi cũng thế thôi, bác sĩ ạ. Ông Ha-ri nhà tôi đã được hưởng tất cả những gì tốt nhất mà đồng tiền có thể đem lại. Cả đám tang cũng vậy, giá ông được thấy các vòng hoa... Còn trách móc ông... ấy, đã bao nhiêu lần tôi nói ngay tại cửa hiệu này là ông nhà tôi không thể nào nhờ được một bác sĩ nào tốt hơn, tử tế hơn và tài giỏi hơn ông... Trong lúc bà Vai-lơ nói, En- đru đau đớn lần chót nhận thấy dù cho anh có công khai thú tội thì bà ta cũng sẽ chẳng bao giờ tin. Bà ta đã có những ảo tưởng về cái chết yên ổn, không tránh khỏi, và tốn kém của chồng. Lôi bà ta ra khỏi cái cột mà bà ta đang sung sướng bíu lấy là một điều nhẫn tâm. Ngừng một lát, En- đru nói:- Bà Vai-lơ ạ, tôi rất vui mừng được gặp lại bà và được biết tình hình sinh sống hiện nay của bà.Nói xong, anh bắt tay bà Vai-lơ, chúc bà ta ngủ ngon rồi ra về.Cuộc gặp gỡ này không làm anh khuây khoa? hoặc yên lòng mà chỉ làm tăng thêm nỗi đau khổ của anh. Tâm trạng anh thay đổi hẳn. Anh đã mong chờ cái gì? Sự tha thứ, theo nếp cổ truyền đẹp đẽ nhất chỉ có trong trí tưởng tượng của người ta chăng? Sự lên án? Anh chua chát nghĩ bây giờ có khi bà Vai-lơ lại quý trọng anh hơn bao giờ. Trở về nhà qua những đường phố ngập nước, En- đru bỗng tin rằng ngày mai thế nào anh cũng bị thua kiện. Cái điều tin ấy vững mạnh lên thành một điều chắc chắn đáng sợ.Trong một ngách phố yên tĩnh cách khách sạn anh ở không xa, anh đi qua một nhà thờ còn ngỏ cổng. Lại có một sức mạnh nào đó chi phối con người anh, bảo anh dừng chân, đi lộn lại và vào trong nhà thờ. Nhà thờ tối om, vắng vẻ và ấm áp, tưởng như buổi lễ vừa mới kết thúc không lâu. En- đru không biết nhà thờ này thuộc giáo phái nào, anh cũng không coi đó là điều quan trọng. Anh ngồi ngay xuống hàng ghế cuối cùng, đôi mắt lờ đờ nhìn lên gian hậu tối như bưng, màn buông kín. Anh nhớ lại, trong thời gian hai vợ chồng lạnh nhạt với nhau Cơ-ri-xtin đã trở về với tôn giáo. Xưa nay anh chưa đi lễ nhà thờ bao giờ nhưng bây giờ anh lại ngồi ở đây, trong nhà thờ xa lạ này. Những nỗi thống khổ đưa con người đến chốn này, đưa con người trở về với ý thức của mình, đưa con người đến ý nghĩ về Thượng đế.En- đru cứ ngồi đó, đầu gục xuống, như một lữ khách ngồi nghỉ sau một chặng đường dai. Ý nghĩ của anh bay đi không phải thành một lời cầu nguyện có suy tính nào, mà bay bằng đôi cánh do sự mong mỏi của linh hồn anh chắp chọ Hỡi Thượng đế! Xin Thượng đế phù hộ cho con, đừng bắt con bị khai trừ! Xin Thượng đế đừng bắt con bị khai trừ! En- đru cứ đắm mình trong sự suy tưởng lạ lùng ấy dễ đến nửa giờ, rồi anh đứng dậy về thẳng khách sạn.Sáng hôm sau, tuy đã ngủ được một giấc nặng nề, nhưng lúc dậy anh cảm thấy nỗi khắc khoải còn đau đớn hơn trước. Anh mặc quần áo mà tay cứ rung rung. Anh lại thầm tự trách mình đã đến ở khách sạn này làm anh nhớ lại thời gian thi vào Hội y học Hoàng gia. Tâm trạng anh hiện nay đúng như nỗi lo sợ trong những ngày trước kỳ thi dạo ấy, nhưng nhân lên gấp một trăm lần. Xuống nhà, anh không ăn sáng được miếng nào. Buổi xét xử anh bắt đầu vào lúc mười một giờ và Hoóc-nơ đã dặn anh phải đến sớm. Anh ước tính đi bộ từ đây đến phố Hem-lân chắc không mất quá hai mười phút nên anh ngồi lại phòng đợi của khách sạn, giở mấy tờ báo giả vờ đọc để che nỗi bồn chồn cho đến mười giờ rưỡi. Nhưng chiếc xe tắc xi của anh lại bị nghẽn đường ở phố Oc-xphớt nên lúc anh tới trụ sở Hội đồng y học trung ương thì vừa đúng mười một giờ.En- đru vội vã vào phòng Hội đồng, chỉ có một cnhững kẻ cùng trong ngành y mà lại đi bợ đỡ tên ngoài ngành đó? Mẹ kiếp. Tớ càng nghĩ càng tức. Tớ sẽ đi gặp Ghét-xbi ngay bây giờ. Nhỏ! Tìm xem bác sĩ Mo-ri-xơ Ghét-xbi tối nay có đến câu lạc bộ không. Nếu không có, ra bảo người gác cổng gọi điện thoại lại nhà riêng xem ông ấy có nhà không.Hem-tơn, ít nhất trong lần này, có vẻ khó chịu, ngần ngại. Hem-tơn không có điều gì thù hằn và cũng không có ác ý gì đối với En- đru mà xưa nay y vẫn ưa thích theo cách hời hợt và vị kỷ của y.Hem-tơn lẩm bẩm:- Chớ kéo tớ vào đấy nhé.- Đừng ngốc, Phrét- đi. Chúng mình cứ để cho thằng ấy nó trát trấu vào mặt mà ngồi yên được à?Người hầu bàn trở lại cho biết bác sĩ Ghét-xbi hiện đang ở nhà. Ai-vơ-ri cảm ơn.- Thế là tối nay tớ mất buổi chơi Brít-giơ, các cậu ạ. Trừ phi Ghét-xbi lại mắc bận việc gì thì không kể.Ghét-xbi không bận gì, và ít phút sau, Ai-vơ-ri đến nhà gặp Ghét-xbị Hai người không hẳn là bạn bè với nhau nhưng cũng khá quen biết nhau để Ghét-xbi có thể đem thứ rượu poóc-tô ngon thứ nhì và xì gà hảo hạng ra mời. Không biết Ghét-xbi có biết gì về tên tuổi của Ai-vơ-ri không, song ít nhất Ghét-xbi cũng biết địa vị của Ai-vơ-ri trong giới thượng lưu, địa vị ấy đủ để cho Ghét-xbi, kẻ lúc nào cũng muốn bắt thân với những người thuộc tầng lớp quyền quý giàu sang, đối xử với Ai-vơ-ri một cách thân tình thích đáng.Khi Ai-vơ-ri nói đến mục đích buổi đến thăm, Ghét-xbi không cần phải giả vờ chăm chú nữa. Ngả hẳn người về phía trước trong chiếc ghế bành, con mắt ti hí dán chặt vào Ai-vơ-ri, Ghét-xbi nghe như nuốt từng câu chuyện.- Hừ! Chết cha thật! - Ghét-xbi thốt lên với giọng hùng hổ ít thấy khi Ai-vơ-ri kể xong. – Tôi biết tay Men-sân này. Tôi với hắn đã có thời cùng làm việc tại Uỷ ban Lao động hầm mỏ. Và tôi xin quả quyết với ông rằng chúng tôi rất mừng khi tống khứ được hắn đi. Tên này không thể nào cho nhập bọn được, điệu bộ như một tên sai vặt. Này ông, có thực ông bảo rằng hắn đã tẩu một người bệnh khỏi Vích-to-ri- Ơ đem đến cho Xtin-men không? Chắc một bệnh nhân của Thơ-rơ-gút hẳn thôi. Ta sẽ xem Thơ-rơ-gút có ý kiến gì về chuyện này…- Còn hơn thế, hắn đã thật sự phụ giúp Xtin-men làm phẫu thuật.- Nếu đúng như vậy - Ghét-xbi dè dặt nói – trường hợp này sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Hội đồng y học trung ương.Cũng lấy vẻ ngập ngừng cho thích hợp, Ai-vơ-ri nói:- Ấy tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng tôi lại ghìm lại. Chả là có thời gian tôi có quan hệ chặt chẽ với hắn hơn ông, cho nên tôi không muốn đích thân đưa đơn khởi tố.Ghét-xbi nói dứt khoát:- Tôi sẽ khởi tố chọ Nếu như điều ông nói với tôi là sự thật thì tôi sẽ đích thân khởi tố. Tôi nghĩ tôi sẽ không làm trọn phận sự của mình nếu tôi không hành động ngay tức khắc. Đây là vấn đề hệ trọng, ông Ai-vơ-ri ạ. Xtin-men là một mối đe dọa, đối với dân chúng không nghiêm trọng bằng đối với những người trong ngành y chúng tạ Hình như tối hôm kia, trong bữa tiệc dự cùng với ông, tôi đã kể cho ông nghe những gì tôi được biết về lão ấy rồi nhỉ. Lão ấy là một mối đe dọa đối với địa vị của chúng ta, đối với học lực của chúng ta, đối với truyền thống của chúng tạ Lão ấy là một mối đe doa. đối với tất cả những gì mà chúng ta đại diện. Chúng ta chỉ có một cách tự vệ là tẩy chay lão ấy. Rồi thì sớm muộn thế nào lão ấy cũng vấp phải vấn đề cấp giấy chứng tử. Ông Ai-vơ-ri này, có điều này ông nên chú ý. May mà chúng ta giữ được riêng đặc quyền ấy cho ngành chúng tạ Chỉ có chúng ta mới có quyền ký giấy chứng tử. Nếu như Xtin-men và những kẻ khác như lão ấy được sự cộng tác của những người trong ngành y thì hỏng rồi! May thay, Hội đồng y học trung ương xưa nay bao giờ cũng rất mạnh tay đối với những sự việc như vậy. Ông còn nhớ vụ Gia-vít, tên thầy vườn chuyên nghề nắn xương, cách đây mấy năm đã nhờ được một tên bác sĩ vô lại nào gây tê cho hắn. Tên bác sĩ ấy đã bị gạch tên ngay tức khắc khỏi ngành ỵ Càng nghĩ đến thằng cha đùa dai Xtin-men này, tôi càng quyết đem vụ này ra làm gương răn kẻ khác. Ông chờ tôi một phút, tôi ra gọi điện thoại cho Thơ-rơ-gút. Rồi ngày mai tôi phải đến hỏi chị y tá ấy.Ghét-xbi đứng dậy ra máy nói gọi đến Thơ-rơ-gút. Hôm sau, có mặt Thơ-rơ-gút, Ghét-xbi nhận của chị y tá một bản khai chính thức có ký tên. Lời chứng của chị y tá rõ rệt đến nỗi Ghét-xbi đến gặp ngay các luật sư của ông ta là Bun và I-vớc-tơn ở quảng trường Blăm-xbơ-rị Ghét-xbi căm ghét Xtin-men, đó là điều cố nhiên. Song Ghét-xbi còn thích thú nhìn thấy trước được những cái lợi sẽ đến với người đứng ra công khai bênh vực đạo đức của ngành y.Khi En- đru, không hay biết gì cả, về sống tại Len-tơ-ni thì việc khởi án kiện En- đru đang được chuẩn bị ráo riết. Quả có một lúc Hem-tơn chợt đọc được một mẩu tin trên báo nói về việc điều tra trường hợp tai nạn của Cơ-ri-xtin, đã e ngại bèn gọi dây nói cho Ai-vơ-ri tìm cách đình lại vụ án nhưng khi ấy thì đã quá muộn. Đơn khởi tố đã gửi đi rồi.Ít lâu sau, Ban kỷ luật của hội đồng y học trung ương xét đơn kiện này và gửi giấy gọi đến En- đru yêu cầu anh phải có mặt tại phiên họp của Hội đồng trong tháng mười một để trả lời những điều cáo buộc anh. Đó là bức thư mà En- đru hiện đang cầm ở tay, mặt tái đi vì lo sợ trước những câu cú đầy hăm doa. của luật pháp.“Xét thấy ông En- đru Men-sân, ngày mười lăm tháng tám, đã chủ tâm và hữu ý trợ giúp một người không có thẩm quyền làm nghề y tên là Ri-sớt Xtin-men làm một việc thuộc lĩnh vực y học, như vậy ông En- đru Men-sân đã cộng tác nghề nghiệp với một người ngoài ngành y, và với việc ấy, ông En- đru Men-sân đã vi phạm quy chế của ngành nghề… ”.----------Chú thích: (1-) Một phố nổi tiếng ở Luân Đôn, trung tâm của giới báo chí.